Gt_mo_dun_01_chuan_bi_thiet_bi_dung_cu_8251_400950_20180801_124050

Với thời lượng 94 tiết nội dung mô đun được thiết kế gồm 03 bài:

Bài 1. Lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật tư vi nhân giống.

Bài 2. Lựa chọn vật liệu và cây giống gốc để lấy mẫu vi nhân giống.

Bài 3. Tổ chức, sắp xếp dây chuyền vi nhân giống

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài

liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Vi nhân giống hoa”. Các

thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức

giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp

với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy h

pdf49 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Gt_mo_dun_01_chuan_bi_thiet_bi_dung_cu_8251_400950_20180801_124050, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân giống kết hợp với làm sạch virus: mẫu thường là đỉnh sinh trưởng. 36 + Nhân giống để thu được hệ số nhân giống cao: mẫu thường là mảnh cắt ngang lá, lát mỏng tế bào thân, đoạn rễ, 3.2. Tuổi của mẫu cấy: Mẫu càng non trẻ thì phản ứng với điều kiện nuôi cấy càng nhanh, dễ tái sinh. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng của cây non dễ dàng hơn cây trưởng thành, tỷ lệ ra rễ trong trường hợp này đạt 83%, trong khi với cây trưởng tthành chỉ đạt 63%. Mặt khác, mẫu đưa vào nuôi cấy đảm bảo độ chín sinh lý thì khả năng phát sinh chồi cao. Mẫu quá non dễ bị chết sau khi khử trùng còn nếu quá già thì khả năng tái sinh lại kém. Nhưng độ chín sinh lý mẫu nuôi cấy cần phải xác định qua thực nghiệm vì đối với mỗi loại cây trồng thì giai đoạn lấy mẫu tốt nhất thường là khác nhau. Thí dụ người ta tiến hành nuôi cấy trên cùng môi trường các mẫu cây thông đỏ lần lượt có tuổi sinh lý là 12, 13 và 18 tháng và nhận thấy rằng mẫu 18 tháng tuổi là tốt nhất về khả năng tái sinh cũng như chất lượng chồi; cây cẩm chướng thì giai đoạn lấy mẫu tốt nhất là 3 tháng sau trồng, đồng tiền mẫu tốt nhất là hoa chưa nở. 3.3. Kích thƣớc và vị trí lấy mẫu: Nhìn chung, kích thước mẫu nuôi cấy càng lớn tỷ lệ tái sinh và sống sót của mẫu càng cao và kích thước càng nhỏ thì càng khó nuôi. Vì trong quá trình khử trùng mẫu có thể các hoá chất khử trùng như HgCl2, Javen, cồn thấm sâu vào tế bào, phá vỡ cấu trúc và một phần chức năng của tế bào. Tuy nhiên mẫu nhỏ thì khả năng sạch bệnh virus lại cao hơn. Trên cùng một vị trí càng cao càng ít bị bệnh. 3.4. Thời điểm lấy mẫu: Nên lấy mẫu vào thời điểm cây sinh trưởng và phát triển mạnh nhất (thường là vào mùa xuân). Tránh lấy mẫu vào những ngày mưa, ngày có độ ẩm không khí cao mà nên lấy vào ngày nắng, khô ráo. 37 Hình 1.28: Củ lily Ngồng hoa lan B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Xác định vật liệu đạt tiêu chuẩn để tiến hành vi nhân giống cho hoa lan, hồng môn, hoa cúc, lily và đồng tiền? - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ xác định vật liệu đạt tiêu chuẩn cho 1 loại hoa - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: vấn đáp + thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Xác định đúng vật liệu đạt tiêu chuẩn, nêu đúng lý do lựa chọn vật liệu - Bài tập 2: Thực hành lựa chọn cây giống gốc đúng tiêu chuẩn? - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm lựa chọn cây giống gốc cho 1 loại hoa - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Chọn chính xác cây giống gốc đạt tiêu chuẩn 38 C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Bộ phận thích hợp nhất để nuôi cấy của mỗi loại hoa - Tiêu chuẩn lựa chọn cây giống gốc và vật liêu nuôi cấy. 39 Bài 3: Tổ chức, sắp xếp dây chuyền vi nhân giống Mã bài: MĐ 01 - 03 Giới thiệu: Bài học này giúp cho học viên có thể tổ chức, sắp xếp dược dây chuyền vi nhân giống. Mục tiêu: - Trình bày được vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức, sắp xếp dây chuyền vi nhân giống. - Biết tổ chức, sắp xếp các phòng thiết bị, dụng cụ vi nhân giống hợp lý, khoa học - Tiết kiệm nguyên liệu và bảo đảm an toàn lao động. A. Nội dung chính: 1. Phòng pha chế và xử lý môi trƣờng Hình 1.29: Phòng pha chế môi trường Mục đích: rửa, sấy dụng cụ, xử lý, pha chế và thanh trùng môi trường để nhân giống Yêu cầu: Phòng phải được xây 40 dựng kiên cố, sạch sẽ, có diện tích tương đối rộng, thông thoáng, tiện cho việc đi lại, thao tác trong khi làm việc. Có hệ thống điện nước đầy đủ an toàn, có đường thoát nước tốt. Cấu tạo: gồm 3 khu vực - Khu vực chuyên rửa dụng cụ, nguyên liệu - Khu vực chuyên pha chế, phối trộn nguyên liệu - Khu vực bố trí các thiết bị dùng cho sấy dụng cụ và thanh trùng môi trường nhân giống, khu vực này yêu cầu hệ thống điện đầy đủ và an toàn. 2. Phòng cấy Hình 1.30: Phòng cấy giống 41 Mục đích: Phòng đệm: dùng để chứa môi trường sau khi đã khử trùng Phòng cấy: dùng cho nhân giống và cấy chuyển. Thường thiết kế phòng cấy ở bên trong phòng đệm Yêu cầu: Phòng đệm: phải kiên cố, sach sẽ, kín nhưng thông thoáng và đảm bảo vô trùng trong quá trình lưu giữ môi trường, phòng các ít cửa ra vào, cửa sổ càng tốt, đầy đủ ánh sáng. Phòng cấy: Thường thiết kế trong phòng đệm, phòng có cửa lùa lệch với vị trí của cửa phòng đệm để khỏi gió lùa vào phòng cấy. Xung quanh có thể lắp đặt hệ thống kính hoặc áp gạch men để tiện lợi cho công tác vệ sinh khử trùng. Trong phòng cần lắp đặt hệ thống quạt thông gió, máy điều hòa nhiệt độ đảm bảo môi trường cấy khô thoáng, vô trùng. Phòng cấy cần lắp hệ thống đèn tử ngoại đảm bảo vô trùng cho phòng. Phòng cấy thường được bố trí liền kề phòng pha chế môi trường. 3. Phòng nuôi Hình 1.31: Phòng nuôi Mục đích: dùng cho việc nuôi cây. 42 Yêu cầu: Được thiết kế nối tiếp với phòng cấy. Phòng phải kiên cố, sạch sẽ, trong phòng cần lắp đặt hệ thống quạt thông gió, máy điều hòa nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định. Trong phòng bố trí các giàn giá để các bình nuôi cấy. 4. Khu vực huấn luyện cây con Huấn luyện cây: Các cây con trong bình hoàn chỉnh trong môi trường tạo rễ, được đưa ra môi trường bên ngoài phòng nuôi cấy với nhiệt độ 30-350C, cường độ ánh sáng 2000-3000lux, trong thời gian 14 ngày Ƣơm cây: Sau huấn luyện, cây khoẻ mạnh, không nhiễm khuẩn, đen rễ, cụt ngọn, cong queo, thì được đưa ra ươm. Tức đổ thạch ra, cây cắt rễ mầm còn 1cm rồi trồng vào bầu. Bầu ươm cây là hỗn hợp gồm đất và cám dừa (mùn dừa) theo tỷ lệ là 3/2 đã được xử lý bằng Viben C nồng độ 0,3%. Trong điều kiện nhiệt độ 30-35 0C, ánh sáng che phủ 50%, ẩm độ 80-85%. Sau 14 ngày thì cây bén rễ. Sau đó 4 ngày thì tháo dỡ màn che phủ và chăm bón theo đúng quy trình kỹ thuật. Đến khi cây cao 25-30cm thì đem trồng. 43 5. Khu vực vƣờn ƣơm Hình 1.32: Khu vực huấn luyện cây con Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của vi nhân giống hoa. Cây sau khi được huấn luyện sẽ được đưa ra ngoài vườn ươm để thích nghi dần với điều kiện môi trường bên ngoài; sau đó cây giống đủ tiêu chuẩn mới được xuất vườn. 44 5.1. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm Khi chọn địa điểm thành lập vườn ươm, cần chú ý một số yêu cầu sau đây: - Điều kiện khí hậu: Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây giống - Điều kiện đất đai: Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 5o và tiêu thoát nước tốt. - Nguồn nước tưới: có nguồn cung cấp đủ nước tưới tất cả các tháng trong năm, bảo đảm yêu cầu về chất lượng. Ngoài ra, vườn ươm phải đặt ở nơi có vị trí thuận lợi về giao thông, gần thị trường yêu cầu cây giống. 5.2. Các loại vƣờn ƣơm Tuỳ theo nhiệm vụ và thời gian sử dụng mà có thể chia thành 2 loại vườn ươm: - Vườn ươm cố định: là loại vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài, thực hiện cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt - Vườn ươm tạm thời: Vườn ươm này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp giống cho sản xuất. B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Tổ chức, sắp xếp các phòng thiết bị, dụng cụ vi nhân giống hợp lý, khoa học - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp các thiết bị dụng cụ của 1 phòng, 1 khu vực thuộc dây chuyền vi nhân giống hoa - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Xác định đúng chủng loại và vị trí sắp xếp các thiết bị, dụng cụ của các phòng, các khu vực trong dây chuyền vi nhân giống hoa Bài tập 2: Thực hành lựa chọn vị trí thích hợp và xây dựng vườn ươm? - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm thực hiện một công đoạn trong quy trình xây dựng vườn ươm cho cây hoa sau vi nhân 45 giống - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. - Kết quả cần đạt được: + Xây dựng được vườn ươm đạt tiêu chuẩn C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Dây chuyền vi nhân giống phù hợp - Địa điểm thích hợp để xây dựng vườn ươm 46 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu và điều kiện vi nhân giống là mô đun độc lập, bắt buộc học trước trong chương trình đào tạo. - Tính chất: Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề vi nhân giống. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được phương pháp lựa chọn các thiết bị, dụng cụ và vật liệu cho vi nhân giống; phương pháp lấy mẫu để vi nhân giống; + Xác định được danh mục các thiết bị, dụng cụ, vật liệu dùng trong vi nhân giống; + Trình bày được phương pháp lựa chọn được cây giống gốc để lấy mẫu vi nhân giống theo đúng tiêu chuẩn; - Về kỹ năng: + Lựa chọn được các thiết bị, dụng cụ và vật liệu cho vi nhân giống; phương pháp lấy mẫu để vi nhân giống; + Sắp xếp các thiết bị, dụng cụ và vật liệu cho vi nhân giống theo đúng vị trí + Lựa chọn được cây giống gốc để lấy mẫu vi nhân giống theo đúng tiêu chuẩn; + Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ và vật liệu cho nghề vi nhân giống đảm bảo chất lượng và hiệu quả; - Về thái độ: + Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động, và bảo vệ môi trường; + Có ý thức và trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình làm ra. 47 III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-01 Lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật tư vi nhân giống. Tích hợp Lớp học/ phòng thí nghiệm 30 5 24 1 MĐ01-02 Lựa chọn vật liệu và cây giống gốc để lấy mẫu vi nhân giống. Tích hợp Lớp học/PTN/ vườn cây 32 5 25 2 MĐ01-03 Tổ chức, sắp xếp dây chuyền vi nhân giống Tích hợp Lớp học/ phòng thí nghiệm 28 6 21 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 94 16 70 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Nguồn lực cần thiết: Các loại dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu dùng trong vi nhân giống Vườn cây mẹ để lấy mẫu vi nhân giống Cây giống gốc đủ tiêu chuẩn lấy mẫu Các loại hóa chất dùng trong vi nhân giống Bảo hộ lao động. - Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng tên các loại thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu Lựa chọn được các loại hóa chất dùng trong vi nhân giống Lựa chọn được cây giống đủ tiêu chuẩn Sắp xếp các loại dụng cụ, thiết bị hợp lý, khoa học V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật tƣ vi nhân giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 48 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thiết bị, dụng cụ dùng trong phòng vi nhân giống Lắng nghe và đối chiếu với bảng kết quả đã chuẩn bị trước Độ vô trùng phòng cấy giống và nuôi sợi giống nấm Quan sát, chú ý thứ tự các bước thao tác, mức độ an toàn đối với người trực tiếp làm công việc khử trùng và đối chiếu với bảng yêu cầu Cách vận hành nồi áp suất, nồi autoclave Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện vận hành của học viên để đánh giá mức độ đạt được của học viên. 5.2. Bài 2: Lựa chọn vật liệu và cây giống gốc để lấy mẫu vi nhân giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vật liệu đạt tiêu chuẩn để tiến hành vi nhân giống Lắng nghe và đối chiếu với bảng kết quả đã chuẩn bị trước Cây giống gốc đúng tiêu chuẩn Quan sát, lắng nghe và đối chiếu với bảng kết quả đã chuẩn bị trước 5.3. Bài 3: Tổ chức, sắp xếp dây chuyền vi nhân giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tổ chức, sắp xếp các phòng thiết bị, dụng cụ vi nhân giống Quan sát, chú ý thứ tự các bước thao tác, mức độ an toàn đối với người trực tiếp làm công việc và đối chiếu với bảng yêu cầu Lựa chọn vị trí và xây dựng vườn ươm Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện vận hành của học viên để đánh giá mức độ đạt được của học viên. VI. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Đức Thành (2000): Vi nhân giống tế bào thực vật - Nghiên cứu và ứng dụng Nhà xuất bản Nông Nghiệp [2]. Đỗ Năng Vịnh (2005): Công nghệ tế bào thực vật - ứng dụng. NXB Nông nghiệp [3]. Trần Văn Minh (1999), Công nghệ tế bào thực vật, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường ĐH Nông Lâm. [4]. Nguyễn văn Uyển (1993), Nuôi cấy mô tế bào thực vật. Nhà xuất bản nông nghiệp. [5]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo (2005) Giáo trình Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp.NXB Nông nghiệp. 49 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thƣ ký: Bà Kiều Thị Thuyên - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Thao, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ông Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện sinh học nông nghiệp./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bà Đoàn Thị Chăm - Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Thân Ngọc Hoàng - Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_mo_dun_01_chuan_bi_thiet_bi_dung_cu_8251_400950.pdf
Tài liệu liên quan