Hệ thống cơ quan tư pháp của Trung Quốc

Bất kỳ vụ án nào khác mà bản án hoặc quyết định của Toà án có ảnh hưởng đến vị thành niên, theo quy định của Luật giáo dục tiểu học, Luật về giám sát trẻ em hoặc các Luật khác có quy định những thủ tục tố tụng đó phải được tiến hành tại các Toà án vị thành niên. Đây là điểm khác biệt so với các Toà án khác. Ví dụ, bất kỳ trẻ hoặc vị thành niên nào bị bắt giam do phạm tội hình sự đều phải được đưa đến trung tâm giám sát tư vấn và bảo vệ trong vòng 24 giờ kể từ khi bị bắt và phải được tạm giam cách biệt với những bị cáo thành niên đang bị tạm gia chờ xét xử. Thậm chí ngay cả trước khi việc xét xử bắt đầu, việc nghiên cứu về nhân thân, hoàn cảnh gia đình của bị can vị thành niên bao gồm thể chất, tâm sinh lý và việc giám định về thần kinh, cảm xúc phải được tiến hành nhằm giúp Toà án (ở giai đoạn sau) trong việc đưa ra phán quyết phù hợp trong trường hợp trẻ em đó bị kết án. Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và hai chuyên gia giúp Thẩm phán, trong đó có một chuyên gia là nữ. Việc xét xử phải được tiến hành kín (không công khai) và thông tin về trẻ em phạm tội đó phải được giữ bí mật.

 

doc64 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hệ thống cơ quan tư pháp của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các địa phương, 76 Học viên chính trị và pháp luật hoặc các lớp đào tạo cán bộ đã được thành lập. Cuỗi năm 1984, hai trăm nghìn cán bộ quản lý tư pháp đã được đào tạo qua các khóa đào tạo ngắn hạn tại các trường đào tạo cán bộ các cấp. Tháng 12/1983, Bộ Tư pháp và Bộ giáo dục (bay giờ gọi là Uỷ ban giáo dục Nhà nước) đã mở Hội nghị toàn quốc về công tác giáo dục pháp luật. Tại Hội nghị đã thảo luận về môi trường giáo dục pháp luật ở Trung Quốc, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu trong chính sách giáo dục pháp luật và các kế hoạch tạm thời về tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục pháp luật đã được đề ra. Các đại biểu cũng nêu rõ sự cần thiết hiện đại hóa công tác giáo dục pháp luật ở Trung Quốc để phù hợp với thực tế hiện nay nhằm thực hiện việc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và xây dựng một hệ thống pháp luật tương xứng. Một số đại biểu khác cho rằng Trung Quốc cần phải tăng cường khả năng tài chính, số lượng và chất lượng giáo viên và phải ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng các học viện chính trị và pháp luật cũng như các trường đào tạo cán bộ vì có như thế mới đề ra được các phương pháp giáo dục khoa học, nâng cao trình độ quản lý và hiệu quả đào tạo cán bộ. Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, trước khi kết thúc năm 1990, các phương tiện cơ bản phải được chuẩn bị xong để đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục pháp luật và đào tạo cán bộ để sau năm 1990 Trung Quốc có được có được đội ngũ cán bộ đủ năng lực đảm đương được các nhiệm vụ khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế nhảy vọt. Gần đây nhất, ngoài việc xây dựng các trường và học viện pháp luật cũng như tăng việc tuyển sinh, các vấn đề sau đây cần được chú ý: Tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp và các khóa đại học; Phát triển giáo dục pháp luật ở các trường phổ thông trung học, qua vô tuyến truyền hình, thư từ, các lớp ban đêm, tự học sau trả thi và các hình thức giáo dục pháp luật khác; tập trung nỗ lực vào việc đào tạo cán bộ chuyên môn nhằm phát triển công tác quản lý Nhà nước một cách hài hoà và hợp lý. Phổ biến kiến thức pháp luật: Kiến thức pháp luật được phổ biến thông qua cơ quan lập pháp, tư pháp, Viện kiểm sát, các cơ quan Chính phủ và tổ chức xã hội. Các cơ quan quản lý tư pháp và lãnh đạo các cơ quan đó phải nỗ lực hơn nữa trong công tác phổ biến kiến thức pháp luật. Năm 1950, các cơ quan quản lý tư pháp đã lamf tốt công tác phổ biến Hiến pháp cho nhân dân. Nhưng từ năm 1957 trở đi và đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng văn hóa cùng với sự suy yếu của chế dộ xã hội chủ nghĩa, công tác phổ biến pháp luật trong nhân dân gặp vô vàn khó khăn. Từ năm 1978 trở đi, đã có sự phát triển vượt bậc của hệ thống pháp luật làm cơ sở vững chắc để điều chỉnh xã hội. Chỉ trong một vài năm, việc hướng dẫn pháp luật đã phát triển từ việc dạy luật cho cá nhân đến việc thành lập hệ thống giáo dục pháp luật quốc gia để mọi công dân có ý thức tốt hơn về hệ thống pháp luật. Tiến hành phổ biến pháp luật trong mọi lĩnh vực. Gần đây Trung Quốc đã ban hành Hiến pháp và nhiều đạo luật quan trọng khác. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến pháp luật, các cơ quan quản lý tư pháp đã hoạt động tích cực và áp dụng nhiều biện pháp giới thiệu pháp luật khác nhau. Ngày 10/12/1982, Bộ tư pháp đề nghị các cơ quan quản lý tư pháp các cấp tổ chức ngay một chương trình đào tạo cán bộ ngắn hạn. Học viên tốt nghiệp của chương trình này sẽ đi đến nhà máy, hầm mỏ, doanh nghiệp, làng quê và trường học để dạy các kiến thức chung về pháp luật và hệ thống pháp luật cho nhân dân. Trong công tác giảng dạy này, các giảng viên từ các cơ quan quản lý tư pháp phải chú ý đến tính hiện thực và tình hình thực tế để làm sao học viên nằm được kiến thức tốt nhất về hệ thống pháp luật và quan điểm dân chủ. Từ nửa cuối năm 1979 đến 1982, các cơ quan quản lý tư pháp Trung Quốc đã hướng sự chú ý vào Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự. Trong giải quyết các vấn đề hình sự, họ yêu cầu mỗi địa phương phải sử dụng các loại vụ án điểm hình để hướng dẫn có tính đến các vấn đề hiện đang đạt ra. Về mặt giới thiệu pháp luật cho công chúng, mỗi địa phương phải sử dụng các phương pháp và tổ chức các hoạt động dễ tiếp thu đối với nhân dân. Để làm tốt công tác giới thiệu pháp luật, một số thành phố và khu vực phải được liên kết hoặc tổ chức lại với tính ổn định cao. Cùng thời gian đó, Luật hôn nhân gia đình, Luật tô tụng hình sự, Luật hợp đồng kinh tế, Luật nghĩa vụ quân sự và các Luật điều chỉnh các khu tự trị dân tộc phải được xây dựng lại. Phổ biến kiến thức chung về pháp luật cho nhân dân: Trung Quốc đã từng trải qua hàng ngàn năm của chế độ phong kiến. Thiếu một truyền thống dân chủ và quan điểm về một thực hiện pháp luật, rất nhiều công dân Trung Quốc xa lạ với pháp luật và chưa có ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Tháng 6 năm 1984, Phòng tư pháp ở Benxi một thành phố trung bình tại tỉnh Liao ninh đã tổ chức một hội thảo về phổ biến một cách hệ thống kiến thức chung về pháp luật. Mục đích của cuộc hội thảo này là vạch ra phương pháp hệ thống hơn trong việc giới thiệu pháp luật tại Trung Quốc. Cuộc Hội tảo đã đề nghị là sau một năm chuẩn bị và trong vòng năm năm sau đó tất cả công dân Trung Quốc phải nắm được các kiến thức sơ đẳng về pháp luật. Tháng 6/1985, Một cuộc hội thảo tầm quốc gia đã được tổ chức tại Bắc Kinh về chủ đề phổ biến và giáo dục pháp luật. Hội tảo đã đề ra một chương trình về giới thiệu các chủ đề pháp luật cơ bản cho nhân dân. Chương trình này giới thiệu cơ bản và hệ thống về Hiến pháp. Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật thừa kế, Luật hợp đồng kinh tế, Luật nghĩa vụ quân sự, các quy định về xử phạt hình sự, Luật về trật tự và an ninh xã hội và các đạo Luật khác liên quan đến đời sống của nhân dân. Chương trình này được tiến hành từ năm 1985 đến năm 1990 và yêu cầu phải đề ra được mục tiêu chủ yếu của công tác phổ biến pháp luật. Nhằm đề ra mục tiêu đó, chương trình cho rằng phải xem xét sự khác biệt của các vùng trong nước, công tác cán bộ và nhu cầu của nhân dân. Tất nhiên, các biện pháp và phương pháp cơ bản khác cũng phải được xem xét cẩn thận. Đưa các môn luật vào các trường học: Từ năm 1982, một số trường tiểu học đã bắt đầu chuẩn bị các chương trình giảng dạy và dạy thí điểm các môn học về pháp luật. Tháng 7/1985, Uỷ ban giáo dục Nhà nước cùng Bộ Tư pháp đã tổ chức một hội thảo về giáo dục pháp luật tại các trường tiểu học trong cả nước để bàn về chương trình giảng dạy pháp luật tại các trường tiểu học. Hội thảo đã đi đến rằng giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh sẽ là cơ sở cho giáo dục pháp luật tại các trường tiểu học. Song song với giảng dạy kiến thức pháp luật, các giáo viên phải xây dựng được ở học sinh một ý thức về tư tưởng, đạo đức, văn hóa và kỷ luật vốn dĩ rất cần thiết cho sự ổn định lâu dài của đất nước. Trừ đối với một số ít vùng xa xôi hẻo lánh, tất cả các trường phổ thông trung học ở Trung Quốc từ năm 1982 trở đi đã giảng dạy các môn Luật đại cương. Trong những năm gần đây, các trường đại học, đặc biệt là các trường văn hoá và sư phạm đã bắt đầu mở các khoá học về luật và hệ thống pháp luật. Ra báo cáo pháp luật và tập san: Cuối năm 1979, Bộ Tư pháp quyết định thành lập tờ báo “hệ thống pháp luật Trung Quốc”, số đầu tiên được xuất bản trong nước ngày 1/8/1980 và sau đó được xuất bản tại HongKong - Macao và ở nước ngoài từ tháng 1/1981. Với lượng phát hành trên 10 nghìn tờ, báo “hệ thống pháp luật Trung Quốc” đã có lượng độc giả ngày càng tăng. Từ 1980 trở đi, mỗi tỉnh, mỗi khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương đã dần dần ra các báo pháp luật và 12 thành phố với số dân trên 1 triệu người ra tờ báo pháp luật. Bộ Tư pháp ra hai tờ báo: “Xây dựng thực hiện pháp luật” và “Pháp luật và đời sống”. “Xây dựng hệ thống pháp luật” là tạp chí chuyên ngành dành cho các chuyên viên làm cơ sở nghiên cứu pháp luật, trong khi đó báo “Pháp luật và đời sống” nhằm mục đích mở rộng kiến thức pháp luật cho cán bộ Nhà nước cũng như nhân dân nói chung, đặc biệt giúp thanh thiếu niênhiểu được các khía cạch chung của pháp luật. đưẻc xuất bản dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý tư pháp, các ấn phẩm ra thường ký nói trên đã có lượng phát hành hàng trăm ngàn tờ mỗi lần xuất bản vào năm 1985. Cùng với việc tái thiết và phát triển hệ thống pháp luật, nhiều Viện và tổ chức nghiên cứu pháp lý đã được thành lập. Đẩy mạnh công tác xuất bản sách báo pháp luật: Trong thời gian sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân, Trung Quốc chưa có các cơ quan xuất bản chuyên môn. xuất bản pháp luật được giải quyết thông qua một cơ sở biên tập đặt tại nhà xuất bản nhân dân. Năm 1954, Nhà xuất bản pháp lý được thành lập và năm 1956 nó bắt đầu trực thuộc Bộ Tư pháp. Từ năm 1954 đến 1960, nó đã xuất bản hơn 400 loại sách, trong đó quan trọng nhất phải kể sách dịch từ các tác phẩm của luật gia nước ngoài “Luật và các quy định dưới luật của nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa” cũng như các tài liệu pháp lý khác. Sau đó ít lâu nhà xuất bản pháp lý bị giải thể nhưng lại được khôi phục vào năm 1980. Trong những năm gần đây, nhà xuất bản pháp lý đã in các Đạo luật và các quy định pháp luật khác, xuất bản mọi loại tư liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy pháp luật gồm rất nhiều các công trình khoa học và các bài dịch cũng như sách báo pháp luật cung cấp cho độc giả nói chung. Tuy nhiên, mặc dù công tác xuất bản pháp luật có những thành công bước đầu đó, người ta vẫn rất khó khăn mới có được các sách pháp luật, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. đây là vấn đề cấp bách cần phải có biện pháp giải quyết càng sớm càng tốt. Việc hợp tác với nước ngoài trong các cơ quan quản lý tư pháp: Trong những năm vừa qua, các cơ quan quản lý tư pháp đã tích cực trong lĩnh vực hợp tác với nước ngoài. Nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, họ tăng cường trao đổi sách báo với các cá nhân và các đoàn khách từ các tổ chức quản lý tư pháp quốc tế. Công tác này giúp cho việc xây dựng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. nề kinh tế đất nước và củng cố hoà bình và tiến bộ trên thế giới. Các lĩnh vực hợp tác với nước ngoài của các cơ quan quản lý tư pháp Trung Quốc chủ yếu bao gồm: + Tham gia các hoạt động quốc tế liên quan đến của quản lý tư pháp; + Tham gia các cuộc Hội nghị của Liên hợp quốc về nhân quyền và phòng chống tội phạm; + Cử các cán bộ hoặc đoàn cán bộ đến các tổ chức quản lý tư pháp quốc tế để học tập kinh nghiệm của họ; + Đàm phán và thảo luận các vấn đề trong lĩnh vực quản lý tư pháp với nước ngoài hoặc tổ chức đại diện của họ; + Cử cán bộ, đoàn cán bộ quản lý tư pháp các nhóm ra nước ngoài khảo sát; + Mời và tiếp các đoàn cán bộ quản lý tư pháp trong và ngoài nước; các đoàn đại biểu và các tổ chức; + Cử các chuyên gia và giáo viên ra nước ngoài giảng bài hoặc nghiên cứu chuyên sâu; + Làm việc với các cơ quan hữu quan của nước ngoài để giới thiệu về hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa; + Tiến hành nghiên cứu về hệ thống pháp luật và quản lý tư pháp của các nước trên thế giới; + Làm việc với nước ngoài để trao đổi và phát triển sách báo, tư liệu pháp luật và thông tin trong lĩnh vực quản lý tư pháp; Quan hệ và hợp tác với các tổ chức quản lý tư pháp quốc tế: Trong những năm qua, Trung Quốc đã tài trợ và tham gia nhiều Hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc. Ví dụ, năm 1980, đoàn đại biểu quản lý tư pháp của Trung Quốc đã tham gia Hộ nghị lần thứ 6 của LIên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm và đối xử với người phạm tội tổ chức tại Caracát thủ đô của Venezuela. Lần đầu tiên vào năm 1984, Bắc kinh đã tài trợ tổ chức cuộc họp trù bị cho Hội nghị khu vực lần thứ 7 của LIên Hợp quốc về phòng ngừa tội phạm và đối xử với người phạm tội. Đoàn đại quản lý tư pháp Trung Quốc đã tham gia Hội nghị của Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm và đối xử với người phạm tội tổ chức tại thành phố Milan, Italia và năm 1982, Bộ Tư pháp Trung Quốc đã cử đại diện đến tham dự cuộc Hội nghị lần thứ 38 về nhân quyền của Uỷ ban nhân quyền Liên hợp quốc. Năm 1983, đoàn đại biểu Trung Quốc đã tham gia 7 Hội nghị quốc tế, trong đó có 3 Hội nghị về nhân quyền và phòng ngừa tội phạm do Liên hợp quốc tổ chức, và 4 Hội thảo quốc tế khác về các vấn đề liên quan đến quản lý tư pháp. NĂm 1984, Đoàn đại biểu Trung Quốc đã tham dự Hội nghị lần thứ 40 của Liên hợp quốc về nhân quyền, Hội nghị lần thứ 8 của Liên hợp quốc về phòng ngừa và kiểm soát tội phạm, cuộc họp trù bị lần thứ 5 cho Hội nghị lần thứ 7 của LIên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm và đối xử với người phạm tội và nhiều Hội nghị quốc tế khác về các vấn đề quản lý tư pháp. Trung Quốc đã tham gia và tiến hành các hoạt động trong các tổ chức quản lý tư pháp quốc tế. Ví dụ, lần đầu tiên vào năm 1982, đoàn đại biểu Trung Quốc đã đăng ký tranh cử tại Uỷ ban phòng ngừa và kiểm soát tội phạm của Liên hợp quốc, và tại cuộc họp đầu năm của Uỷ ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội, Đoàn đại biểu Trung Quốc đã được bầu. Năm 1982, các đại diện của Trung Quốc đã chiếm được cương vị báo cáo viên tại Hội nghị về phòng ngừa tội phạm của Liên hợp quốc. Năm 1983, đoàn đại biểu Trung Quốc đã tham dự cuộc Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Hiến pháp để giới thiệu Luật Hiến pháp Trung Quốc, đồng thời nắm vững Luật Hiến pháp quốc tế và xu thế phát triển của nó. Tài liệu tham khảo và các công trình nghiên cứu khoa học đã được trao đổi tại Hội nghị. Năn 1983, Trung Quốc cũng tham dự cuộc Hội nghị quốc tế về dữ liệu thông tin và tài liệu cho công tác quản lý tư pháp nhằm nắm được những thông tin mới nhất cũng như các tài liệu và số liệu gần đây nhất trong công tác quản lý tư pháp. Năm 1984, Trung Quốc tham gia hội thảo quốc tế về Luật hình sự.... Quan hệ và hợp tác với các nước: Sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, các cơ quan quản lý tư pháp đã tổ chức một đoàn cán bộ quản lý tư pháp ra nước ngoài để thúc đẩy sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước. Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường hơn nữa sự hợp tác và quan hệ với các nước trên thế giới. Ví dụ, năm 1981, Trung Quốc đã cử một đoàn cán bộ đến Thái Lan và Srilanca; năm 1982, Trung Quốc cử một đoàn cán bộ quản lý tư pháp tới Rumani, Nam Tư và Nhật Bản, và mời Bộ trưởng tư pháp của các nước đó đến viếng thăm Trung Quốc, năm 1984, các đoàn đại biểu đã đến thăm Thái Lan, úc, Angieri và Omen. Từ năm 1985 trở đi ngày càng có nhiều đoàn của Trung Quốc được cử đi thăm nước ngoài. Trong các cuộc đi thăm đó, các đoà của Trung Quốc đã khảo sát và nghiên cứu các hệ thống quản lý tư pháp của các nước chủ nhà để hiểu hơn về hệ thống quản lý tư pháp, công tác luật sư và hệ thống giáo dục pháp luật của họ. Qua học tập các kinh nghiệm của nhiều nước khác nhau trong quản lý tư pháp và thu nhận từ các nước đó tài liệu và số liệu, Trung Quốc có thể xây dựng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của riêng mình một cách có hiệu quả hơn. Năm 1981, Trung Quốc đã tiếp 11 đoàn tới thăm từ các nước Singapore, Thái Lan, Mỹ Nhật Bản, Pháp, Anh, Thuỵ sỹ, Canada và úc, và năm 1982 tiếp 23 đoàn từ Thái Lan, Nam tư, Rumani, Ecuvador, úc, Srilanca, Omen, Nhật Bản, Philipin, ấn độ, Bỉ, Thuỵ sỹ, Thụy Điển và Mỹ. Năm 1983, Trung Quốc đã tiếp các đoàn quản lý tư pháp từ ấn Độ, Thái Lan, Zimbabê, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Rumani, Bắc Triều Tiên, Srilanca, Bỉ và Mỹ cũng như các đoàn tư vấn về quản lý tư pháp khu vực từ tổ chức Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm và các vấn đề hình sự... Trong mấy năm qua, do quan hệ và hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới, sự trao đổi qua lại được mở rộng hơn trước rất nhiều. Khách và bạn bè từ khắp nơi trên thế giới, những người đã đến thăm Trung Quốc để tăng cường sự hiểu biết của họ về hệ thống pháp luật Trung Quốc đã thể hiện sự khâm phục của họ đối với những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được. Họ đồng thời đánh giá cao công tác hoà giải, công tác cải tạo và tái hoà nhập người phạm tội ở Trung Quốc. Tăng cường hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục pháp luật và nghiên cứu pháp luật: Gần đây, Trung Quốc bắt đầu gửi các chuyên viên và học giả ra nước ngoài để giảng dạy và tham gia nghiên cứu các lĩnh vực pháp luật liên quan đến Trung Quốc. Các chuyên viên và học giả này phổ biến kiến thức về hệ thống pháp luật của Trung Quốc trong thời gian họ lưu lại ở nước ngoài. Hình thức trao đổi này rất hiếm hoi trong những năm trước đây. Ví dụ, năm 1983 đã đánh dấu mốc đầu tiên Bộ tư pháp và các trường luật đã cử sinh viên ra nước ngoài học nâng cao. Một số sang Mỹ, Bỉ, số còn lại tham gia chương trình nghiên cứu phòng ngừa tội phạm cho các nước Viễn Đông Châu á của Liên hợp quốc. Một số người nhận được học bổng nhân quyền của LIên hợp quốc để học nâng cao tại Pháp. Các học giả pháp lý Trung Quốc cũng đã tới trường luật Colombia và Viện nghiên cứu luật so sánh Nhật Bản để học nâng cao. Năm 1984, hơn 10 giáo sư và các nhà nghiên cứu có tiếng đã được các cơ quan quản lý tư pháp cử đến 13 cơ quan khác nhau của Mỹ, Bỉ và Tây Đức để tiếp tục học hỏi và nghiên cứu. Công tác trao đổi về giáo dục pháp luật và nghiên cứu pháp luật có hai mục đích: Thứ nhất là giới thiệu hệ thống pháp luật Trung Quốc và công cuộc xây dựng kinh tế cũng như các thành tựu khoa học kỹ thuật mà Trung Quốc đã đạt được; Thứ hai là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống pháp luật các nước có liên quan đến Trung Quốc, thúc đẩy trao đổi khoa học và tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc cũng đã tiếp nhận các chuyên gia pháp luật nước ngoài đến Trung Quốc . Năm 1984, bốn giáo sư nổi tiếng của Bỉ và Một giáo sư người Mỹ đã giảng bài tại Trường đại học Chính trị và pháp luật Miền Đông Trung Quốc. Mặc dù hình thức trao đổi này vừa mới bắt đầu, nhưng hy vọng trong tương lai có nhiều chuyên gia, giáo viên và tổ chức nước ngoài tới Trung Quốc giảng bài hoặc tham gia học tập và nghiên cứu khoa học. Phụ lục hệ thống tổ chức Toà án ở úc Hệ thống tổ chức Toà án ở úc gồm: 1. Toà án địa phận Toà án đại phận (local court) hay còn được gọi là Toà án Magictrate là Toà án cấp thấp nhất ở úc. ở một hoặc một vài khu phố đều có một Toà án địa phận. Thẩm quyền của Toà án này là xét xử những vụ án hình sự nhỏ (đó là: các vụ án về giao thông, gây thương tích nhỏ, gây mất trật tự nhỏ...), những vụ kiên dân sự có giá ngạch thấp. Chỉ một Thẩm phán xét xử vụ án, không có bồi thẩm tham gia xét xử. Toà án địa phận gồm có hai bộ phận: Toà chung và Toà đòi món nợ nhỏ (Luật sửa đổi Luật về Toà án địa phận 1990 có hiệu lực kể từ ngày 1/9/1991). Những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà chung thì do một Thẩm phán (magistrate) xét xử. Những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà đòi nợ nhỏ thì có thể do một Thẩm phán (magistrate) hoặc có thể do một chuyên gia xét xử. Chuyên gia xét xử (assessor) là người được Bộ trưởng tư pháp bổ nhiệm với nhiệm kỳ là 7 năm (có thể được tái bổ nhiệm) trong số luật sư bào chữa, luật sư tư vấn tại Toà án tối cao Bang Newsouth Wales hoặc tại Toà án tối cao Liên bang hoặc Toà án nào khác của bang khác. Chuyên gia xét xử xst được bổ nhiệm với tư cách chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư. Ngoài ra, ở Toà án địa phận còn có Chánh thư ký (registar) với chức năng: + Ra quyết định liên quan đến vụ kiện, nếu các bên tranh chấp đồng ý; + Ra bản án với sự đồng ý của các bên; + Ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; + Ra quyết định về án phí. lệ phí đối với những quyết định mà Chánh thư ký ra; Những quyết định của Chánh thư ký có thể bị kháng cáo và Toà án địa phận giải quyết kháng cáo đó. Chấp hành viên (sheriff) ở Toà án có chức năng sau đây: + Tống đạt các loại giấy tờ; + Tổ chức việc thanh lý tài sản của vụ án; + Thi hành các nghị định, chỉ thị của Chánh án; ở Toà án địa phận còn có Uỷ ban chế định (Rule Committee) gồm các thành viên là: + Chánh án; + Từ 1 đến 6 Thẩm phán; + 1 luật sư bào chữa; + 1 luật sư tư vấn; + 1 người đại diện tiêu dùng; + 1 người do Bộ trường tư pháp cử. Uỷ ban này có thẩm quyền ra những quyết định liên quan đến: + Trình tự, thủ tục giải quyết tại Toà án và thủ tục giải quyết bởi Chánh thư ký; + Việc chuyển giao vụ án giữa các Toà án trong Toà án địa phận đó; + Chức năng của Chánh thơ ký; + Thời hạn giải quyết vụ án này hay vụ án khác; + Thủ tục kiện trở lại; + Thủ tục xét xử; + Chuyển giao vụ án từ Toà án địa phận lên Toà án quận; + án phí; + Trình tự, thủ tục thi hành án; + Việc quy định những trường hợp, tinhg huống mà ở đó Toà án bác đơn kiện, chấp nhận đơn kiện... 2. Toà án quận Toà án quận, có thẩm quyền xét xử phần lớn các vụ án hình sự và dân sự, trừ những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án tối cao bang. Khi xét xử vụ án hình sự ở Toà án quận, có Bồi thẩm tham gia, thông thường, đoàn bồi thẩm gồm 12 người. Đoàn bồi thẩm quyết định vấn đề bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, Quyết định buộc tội bị cáo phải được 100% số phiếu của đoàn bồi thẩm thông qua, có nghĩa là nếu chỉ cần 1 bồi thẩm cho rằng bị cáo không phạm tội thì Toà án không thể đưa bản án kết tội và áp dụng hình phạt với bị cáo. Trong trường hợp này, công tố viên có thể hoàn chỉnh hồ sơ, chứng cứ mới... và tiếp tục truy tố bị cáo ra trước đoàn bồi thẩm với thành phần khác. Nếu đoàn bồi thẩm với 100% phiếu thuận quyết định bị cáo có phạm tội thì sau đó Thẩm phán chủ tọa xét xử sẽ quyết định việc bị caó phạm tội gì và phải chịu mức hình phạt như thế nào. Về nguyên tắc, công tố viên và đương sự chỉ có quyền kháng cáo về mặt áp dụng pháp luật (tội danh và hình phạt) lên Toà án tối cao của bang. 3. Toà án tối cao bang Mỗi bang đều có một Toà án tối cao. Toà án tối cao của Bang gồm Chánh án và các Thẩm phán, chuyên viên giúp việc, Chánh án và các Thẩm phán của Toà án tối cao do thống đốc của Bang bổ nhiệm. Người được bổ nhiệm làm Chánh án hoặc Thẩm phán Toà án tối cao phải là người trong số những người là Uỷ viên ban công nghiệp, luật sư bào chữa trong thời gian ít nhất là 5 năm hoặc luật sư tư vấn trong thời hạn ít nhất là 7 năm. Trong Toà án tối cao Bang các Toà án sau: + Toà pháp luật Common law (Pháp luật Anglosaxong); + Toà Equity (bình đẳng); + Toà chứng nhận di chúc; + Toà hành chính; + Toà hải sự; + Toà gia đình; + Toà bảo vệ sức khoẻ; + Toà hình sự; + Toà phúc thẩm; + Toà thương mại. 4. Toà án Liên bang Căn cứ vào Điều 71 Hiến pháp úc, năm 1976 Nghị viện úc đã thông qua Đạo Luật về Toà án Liên bang úc trong đó quy định việc thành lập và thẩm quyền của Toà án Liên bang úc. Tổ chức: Toà án Liên bang có hai phận Toà; Toà chung và Toà công nghiệp. Toà công nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp theo quy định của Luật về quan hệ công nghiệp 1988. Tất cả những tranh chấp còn lại thuộc thẩm quyền của Toà án Liên bang do Toà chung giải quyết. Thẩm quyền: Thẩm quyền chính của Toà án Liên bang là thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về phá sản và công nghiệp trước đâythuộc Toà án phá sản và công nghiệp mà trước đây thuộc Toà án phá sản và công nghiệp của Liên bang. Tuy nhiên từ 1/7/1988, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phá sản và thuế đã chuyển giao cho Toà án gia đình úc. Thẩm quyền khác của Toà án Liên bang là giải quyết các tranh chấp về hành nghề thương mại, theo Đạo luật hành nghề thương mại năm 1974, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, thẩm quyền giải quyết phúc thẩm các quyết định của thủ trưởng Uỷ ban phát minh và của người có thẩm quyền cho đăng ký nhãn hiẹu, kiểu dáng công nghiệp. 4.1. Toà án gia đình Liên bang Toà án gia đình Liên bang được thành lập nhằm mục đích xét xử những vụ án về hôn nhân và gia đình. Từ 1/7/1988, Toà án gia đình có thẩm quyền xét xử những vụ án về phá sản và thuế. 4.2. Toà án tối cao của Liên bang Điều 71 Hiến pháp úc quy định Toà án tối cao Liên bang gồm có 1 Chánh án và một số Thẩm phán nhưng ít nhất là 2 Thẩm phán do NGhị viện quy định. Nghị viện thông qua Đạo luật về Toà án tối cao úc năm 1979 quy định Toà án tối cao úc gồm một Chánh án và 6 Thẩm phán, do Thống đốc cử bằng một Hội đồng. Người được bổ nhiệm làm Thẩm phán tối cao phải là người đã làm Thẩm phán của một Toà án Liên bang hoặc Toà án bang hoặc luật sư bào chữa, luật sư tư vấn hoặc người hành nghề pháp lý tại Toà án tối cao của Liên bang hoặc của bang với thời hạn không dưới 5 năm. Thẩm phán tối cao được bổ nhiệm với nhiệm kỳ cho đến khi về hưu (70 tuổi). Trong suốt thời gian làm Thẩm phán tối cao, họ không thể bị thuyên chuyển công tác, cách chức Thẩm phán, trừ hai trường hợp: + Có hành vi sai trái (misbehacity); + Không có khă năng (incapacity); Khái niệm “có hành vi sai trái” chưa được giải thích cụ thể và chính thức, nhưng thường được hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Khái niệm “không có khả năng” được hiểu đó là khả năng về sức khoẻ hay khả năng khác mà người Thẩm phán từ phía chủ quan của mình không thể đảm nhận nổi công việc của người Thẩm phán. Thẩm quyền sơ thẩm theo Hiến pháp. Điều 75 Hiến pháp úc quy định Toà án tối cao úc có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án liên quan đến: + Công ước quốc tế; + Người đại diện, lãnh sự của nước ngoài; + Một trong các bên tranh chấp là người thay mặt Chính phủ úc; + Giữa các bang của úc hoặc giữa công dân của các bang khác nhau hoặc giữa bang này với công dân bang khác. + Quyết định tư pháp về việc bắt giam, ngăn cấm hoặc cấm không được thực hiện một số hành vi nhất định đối với hành vi công chức c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docjhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (21).doc
Tài liệu liên quan