Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Thái Hòa - Tỉnh Nghệ An

Mục đích của bài viết này là tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý thuế các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Bài viết tập trung vào hai vấn đề

chính gồm: Đánh giá thực trạng quản lý thuế hộ kinh doanh dựa trên kết quả điều tra, và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Thái Hòa - Tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÁI HÒA - TỈNH NGHỆ AN IMPROVING TAXATION MANAGEMENT FOR BUSINESS HOUSEHOLDS AT THAI HOA TAXATION BRANCH – NGHE AN PROVINCE Nguyễn Ngọc Trường1, Hồ Huy Tựu2 Ngày nhận bài: 28/4/2014; Ngày ph ản biện thông qua: 20/5/2014; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015 TÓM TẮT Mục đích của bài viết này là tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Bài viết tập trung vào hai vấn đề chính gồm: Đánh giá thực trạng quản lý thuế hộ kinh doanh dựa trên kết quả điều tra, và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Từ khóa: Quản lý thuế, hộ kinh doanh, Chi cục thuế Thái Hòa, tỉnh Nghệ An ABSTRACT The paper’s purpose is to understand the reality of and suggest solutions to improve the taxation management for business households at Thaihoa taxation Branch, Nghean province. The paper focuses on three main problems: Evaluating the reality based on survey results and suggesting solutions to improve taxation management for business households at Thaihoa taxation Branch, Nghean province. Keywords: Taxation management, Thaihoa taxation Branch, Nghean province 1 Nguyễn Ngọc Trường: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Hồ Huy Tựu: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi cục Thuế thị xã Thái Hòa được thành lập kể từ ngày 03 tháng 04 năm 2008 sau khi chia tách địa giới của một huyện miền núi Nghĩa Đàn thuộc Tỉnh Nghệ An, được giao nhiệm vụ thu ngân sách chủ yếu cho địa phương. Sau khi điều chỉnh, thị xã Thái Hòa có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 4 phường: Hòa Hiếu, Quang Tiến, Quang Phong, Long Sơn và 6 xã: Nghĩa Hòa, Tây Hiếu, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thuận, Đông Hiếu, Nghĩa Tiến [4]. Do thời gian thành lập bộ máy cơ quan Chi cục thuế ngắn, lại phải quản lý thuế một địa bàn rộng, các hộ kinh doanh không tập trung, trình độ dân trí thấp. Công tác quản lý thu thuế nói chung hiện tại chưa hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc bất cập, tình trạng hộ kinh doanh không đăng ký kê khai thuế, trốn thuế, không chấp hành pháp luật thuế ngày càng nhiều đã làm thất thoát nguồn thu không nhỏ cho địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thuế. Làm thế nào để tăng thu cho ngân sách địa phương, nâng cao năng lực quản lý thuế? Làm thế nào để góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG đáp ứng được yêu cầu về công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế trong khi sự mất công bằng về mức thu, đối tượng thu đang thực tế diễn ra tại Chi cục thuế Thái Hòa. Đó là: Cùng một ngành nghề, địa điểm kinh doanh, đối tượng để quản lý thuế nhưng áp dụng mức thuế khoán chênh lệch giữa các hộ kinh doanh khác nhau. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào các cơ chế, chính sách thuế, thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế thị xã Thái Hòa và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hệ thống hoá tư liệu, phương pháp khảo sát, thống kê mô tả sử dụng dữ liệu điều tra thông qua phỏng vấn các hộ kinh doanh trên địa bàn. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Qua nghiên cứu và khảo sát điều tra hộ kinh doanh để lấy ý kiến đánh giá về mức độ đồng tình đối với công tác quản lý thuế, từ đó rút ra kết luận mức độ chấp hành pháp luật thuế bao gồm các nội dung: Đăng ký, kê khai doanh thu tính thuế; Thu nộp, nợ tiền thuế; Kiểm tra thuế và công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Nghiên cứu đã dùng phương pháp thu thập số liệu tại Chi cục thuế Thị xã Thái hòa, phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp 350 hộ kinh doanh làm thí điểm trên 05 địa bàn kinh doanh Chợ Hiếu, Phường Hòa Hiếu, Quang Tiến, Quang phong và xã Nghĩa Tiến thuộc thị xã. 1. Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế Số liệu điều tra, khảo sát có 225 hộ/350 hộ chiếm 64,2% hộ kinh doanh đồng ý đối với các nội dung quy định của Luật quản lý thuế. So với trước đây, thủ tục đăng ký thuế đã có nhiều cải cách quan trọng. Đó là việc thống nhất áp dụng mã số thuế giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế, tiếp đến thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành một mã số, sau cùng là gộp cả 3 thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, ...được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Hiệu quả nổi bật của việc cải cách về thủ tục hành chính này là thời gian thực hiện 3 thủ tục (trong đó có thủ tục đăng ký thuế) đã rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 5 ngày, nhưng việc quản lý mã số thuế của mỗi cá nhân kinh doanh và cá nhân có thu nhập là yếu tố bắt buộc: “Mã số thuế đã cấp cho người nộp thuế là chủ hộ kinh doanh hoặc một cá nhân không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá nhân đó, kể cả trường hợp đã ngừng hoạt động kinh doanh sau đó kinh doanh trở lại” [1]. Bảng 1 đã phản ánh chi tiết tình hình thực trạng hộ kinh doanh đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế, sự thất thu về số lượng hộ kinh doanh và số tiền thuế qua các năm theo ngành nghề. Bảng 1. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát hộ kinh doanh đã lập bộ quản lý so với hộ kinh doanh đang thực tế kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 TT Năm Số hộ thực tế kinh doanh (hộ) Số hộ lập bộ (hộ) Số tiền thuế lập bộ (triệu đồng) Chênh lệch số hộ (hộ) Bình quân số tiền thuế 1 hộ/ 1 tháng (triệu đồng) Số tiền thuế thất thu 1 năm (triệu đồng) 1 2 3 4 5 6 = 3-4 7 = 5/4/12 tháng 8 = 7x6x12 tháng 1 2011 1.669 1.547 8.760 122 0,471 690 2 2012 1.958 1.850 9.450 108 0,426 552 3 2013 2.311 2.175 10.350 136 0,397 648 Cộng 5.938 5.572 28.560 366 1,294 1.890 (Nguồn: Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129 Như vậy, giai đoạn 2011-2013 ý thức tự giác đến cơ quan thuế khai thuế, đăng ký thuế nghĩa vụ thuế của các hộ kinh doanh có phát triển. Nhưng vẫn còn một số hộ kinh doanh đang cố tình trốn thuế, không chấp hành nghĩa vụ thuế. Từ đó, dẫn đến kết quả thất thu cho Chi cục số tiền thuế không nhỏ qua phép tính: - Năm 2011, bỏ sót 122 hộ, số tiền thuế 471.000 đ/tháng/hộ, 01 năm thất thu: 690 triệu. - Năm 2012, bỏ sót 108 hộ, số tiền thuế 426.000 đ/tháng/hộ, 01 năm thất thu: 552 triệu. - Năm 2013, bỏ sót 136 hộ, số tiền thuế 397.000 đ/tháng/hộ, 01 năm thất thu: 648 triệu. 2. Quản lý doanh thu và thuế Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế, cần quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các hộ cá thể, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế. Tùy theo phương pháp nộp thuế của các hộ cá thể, cơ quan thuế sẽ có biện pháp quản lý doanh thu khác nhau. Bảng 2 thể hiện kết quả thực trạng công tác điều tra điểm về doanh thu qua 3 năm 2011 - 2013. Bảng 2.Thực trạng quản lý doanh thu hộ kinh doanh qua điều tra thí điểm 2 năm 2012 - 2013 TT Ngành nghề kinh doanh 2012 2013 Số hộ điều tra (hộ) DT khoán (triệu đồng) DT điều tra (triệu đồng) Chênh lệch +_ (triệu đồng) Tỷ lệ khoán/ điều tra (%) Số hộ điều tra (hộ) DT khoán (triệu đồng) DT điều tra (triệu đồng) Chênh lệch +_ (triệu đồng) Tỷ lệ khoán/ điều tra (%) 1 Sản xuất 10 76 83 7,0 91,6 15 114 123 9,0 92,7 2 T. Nghiệp 30 1.072 1.182 109,6 90,7 30 1.311 1.432 121,1 91,5 3 Ăn uống 10 82,6 85,3 2,7 96,8 15 123,9 132 8,1 93,9 4 Dịch vụ 8 86 89,1 3,1 96,5 10 107,5 110 2,5 97,7 5 Vận tải 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,0 Cộng 58 1.317 1.439 122 91,5 70 1.656 1.797 140,7 92,2 (Nguồn: Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa) Kết quả điều tra thí điểm điển hình: - Năm 2012: Chênh lệch 122.000.000 đồng/58 hộ, doanh thu khoán đạt 91,5% - Năm 2013: Chênh lệch 140.700.000 đồng/70 hộ, doanh thu khoán đạt 92,2% Kết quả điều tra điển hình ở các ngành nghề khác nhau cho thấy chênh lệch giữa doanh thu khoán và doanh thu điều tra là tương đối lớn. Như vậy, tình trạng thất thu doanh thu khoán trên địa bàn thị xã vẫn còn nhiều và phổ biến ở tất cả các ngành nghề. 3. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế Xem xét về Luật thuế:“Đội thuế liên xã, phường, thị trấn ngoài nhiệm vụ hướng dẫn, quản lý việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của ủy nhiệm thu thuế còn phải thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đôn đốc thu tiền thuế nộp của ủy nhiệm thu và thực hiện đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế đối với người nộp thuế qua ủy nhiệm thu” [3]. Báo cáo số liệu về nợ thuế của các hộ kinh doanh có tại Chi cục thuế, qua các năm tại Bảng 3 tổng số nợ thuế trên tổng số thu có chiều hướng tăng 2 năm, năm 2011 là 15,3%; năm 2012 là 16,6%, năm 2013 giảm chỉ còn 13,4%. Tuy nhiên, nợ thuế vẫn ở mức cao, đặc biệt tỷ lệ nợ có khả năng thu so với tổng nợ có chiều hướng tăng qua các năm, năm 2011 là 70,9%; năm 2012 là 69,8%; năm 2013 là 78,8%. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 4. Công tác kiểm tra thuế Công tác kiểm tra thuế đối với hộ kinh doanh chủ yếu là kiểm tra hộ kinh doanh có đơn tạm nghỉ kinh doanh. Hộ nghỉ kinh doanh là việc không tránh khỏi song nhiều trường hợp dựa vào đó để trốn thuế.Quản lý hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn thị xã Thái hòa là rất phức tạp đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và am hiểu về địa bàn, địa chỉ thực hộ kinh doanh. Hàng năm, qua theo dõi của Chi cục thì số lượt hộ cá thể xin nghỉ kinh doanh là tương đối lớn, năm 2011 con số lượt hộ nghỉ kinh doanh là 1.800 lượt, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 110 hộ, năm 2012 con số lượt hộ nghỉ kinh doanh là 2.500 lượt, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 210 hộ, năm 2013 con số lượt hộ nghỉ kinh doanh là 2.820 lượt, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 270 hộ. Phần lớn các hộ nghỉ kinh doanh là có lý do chính đáng nhưng có một số đối tượng kinh doanh có đơn xin nghỉ kinh doanh trình nộp cho cơ quan thuế nhưng thực tế lại vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Thực tế này đã gây ra thất thu cho ngân sách Nhà nước, mặt khác gây lên tình trạng mất công bằng trong kinh doanh. Một số hộ xin nghỉ kinh doanh một thời gian, sau đó lại tiếp tục kinh doanh nhưng không đăng ký lại với cơ quan thuế. Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận thì còn bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận [2].Qua khảo sát về ý kiến để hộ kinh doanh tự giác nộp tiền thuế qua xử lý phạt hành chính đúng thời gian quy định chiếm 62,7%, đây cũng là nguyên nhân chính gây tăng số nợ đọng, thể hiện ý thức chấp hành luật thuế còn kém. 5. Về Công tác tuyên truyền “Tổ chức thành công các Hội nghị tập huấn, đối thoại hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã. Dự hội nghị có lãnh đạo Thị ủy, Chi cục, các hộ kinh doanh. Nội dung Hội nghị tập huấn, đối thoại chủ yếu tập trung ở công tác tuyên truyền chế độ chính sách thuế mới và giải đáp thắc mắc của NNT và trả lời trực tiếp tại Hội nghị. Tất cả câu hỏi đều được trả lời trực tiếp, đầy đủ tại hội trường, đúng trọng tâm và được người nộp thuế đồng tình, không có ý kiến gì khác”. [6]. Ngoài các hình thức tiếp xúc tại cơ quan thuế, Chi cục thuế còn cử cán bộ trực tiếp quản lý đến tận cơ sở để hướng dẫn, giải đáp khi có yêu cầu; thực hiện trả lời trên điện thoại, trả lời bằng văn bản để hộ kinh doanh hiểu và thực hiện. Cập nhật văn bản luật thuế mới và công khai tại bảng tin Chi cục, hướng dẫn trực tiếp tại bộ phận giao dịch một cửa để người nộp thuế biết thực hiện. 6. Các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thị xã Thái hòa 6.1. Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế; quản lý doanh thu và thuế giá trị gia tăng Xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Phòng cấp đăng ký kinh doanh), Phòng thống kê thị xã, Ban kế hoạch thống kê Bảng 3. Bảng phân loại nợ thuế qua ba năm 2011-2013 ĐVT : Triệu đồng Năm Tổng số thu Tổng số nợ Nợ có khả năng thu Tổng số nợ/ Tổng số thu (%) Nợ có khả năng thu/Tổng nợ (%) 1 2 3 4 5= 3/4 6 = 4/3 2011 7.597 1.163 825 15,3 70,9 2012 8.103 1.347 940 16,6 69,8 2013 9.125 1.225 965 13,4 78,8 Cộng 24.825 3.735 2.730 15,0 73,0 (Nguồn: Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131 phường xã tiến hành thống kê, đối chiếu và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch giữa số lượng hộ kinh doanh. Phối hợp với Đội quản lý thị trường, Ban trật tự công an phường xã tiến hành kiểm tra, xác minh và lập bộ những hộ kinh doanh bán buôn hàng hóa lưu động không kê khai thuế, cần thiết có thể đề xuất lãnh đạo Cục, Tổng cục thuế xây dựng quy chế phối hợp cơ quan quản lý thị trường lập biên bản tạm giữ hành chính số hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Có thể điều tra, xây dựng định mức doanh thu tối thiểu cho mỗi loại nhà hàng, cửa hàng làm tham khảo, đối với hoạt động xây dựng cơ bản tư nhân cán bộ thuế quản lý địa bàn cần phối hợp với hội đồng tư vấn, thanh tra xây dựng để nắm rõ từng công trình xây dựng trên địa bàn phụ trách để đấu tranh, tính thuế với các trường hợp hợp đồng xây dựng cố tình ghi thấp hơn thực tế hoặc chủ thầu không khai báo đúng giá nhận thầu. Đối với hoạt động vận tải tư nhân cần phối hợp với cán bộ khối xóm, phường xã để rà lập thông báo, giấy mời làm việc hoặc trực tiếp yêu cầu chủ hộ khai thuế. Đối với các ngành nghề khác: Thương nghiệp, dịch vụ...hàng tháng bám sát địa bàn, theo dõi doanh thu, mức độ phát triển kinh doanh của hộ để đưa vào lập bộ quản lý thuế tháng, số lượng thất thu phổ biến là các hộ kinh doanh làm dịch vụ cắt tóc, gội đầu, rửa xe, sửa xe máy, xe đạp. Mặt khác, đối với diện phải nộp thuế TNCN khi quy định tạm nộp thuế TNCN đối với những hộ có doanh thu lớn, diện giảm trừ hẹp, hiện tại “chỉ mang tính kiểm soát các nguồn thu nhập mà chưa chú trọng đến yếu tố sát thực và khả năng của người có thu nhập....... thu nhập phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau và hình thức trả thu nhập cũng rất đa dạng, khó kiểm soát trong điều kiện ý thức tuân thủ của người nộp thuế chưa cao” [5]. Vì vậy, công tác cấp mã số thuế cá nhân của người nộp thuế và người thuộc diện giảm trừ gia cảnh phải khẩn trương và đồng bộ để quản lý kịp thời. 6.2. Hoàn thiện công tác quản lý thu nộp và quản lý nợ thuế Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.”[7]. Tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 đã quy định rõ: “ Đối với việc nộp thuế bằng tiền mặt, chuyển khoản cho cơ quan, tổ chức thu tiền thuế: Ngày nộp tiền thuế là ngày cơ quan, tổ chức thu tiền thuế xác nhận trên chứng từ người nộp thuế đã nộp thuế. Đối với hình thức nộp thuế qua hình thức giao dịch điện tử: Ngày nộp tiền thuế là ngày người nộp thuế thực hiện giao dịch trích tài khoản của mình tại ngân hàng để nộp thuế và được hệ thống thanh toán của ngân hàng phục vụ người nộp thuế (CoreBanking) xác nhận giao dịch nộp thuế đã thành công”.[8]. Đối với Ủy nhiệm thu thuế: “... Bên được ủy nhiệm thu thuế có trách nhiệm: Thông báo và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo hợp đồng ủy nhiệm thu; cấp chứng từ thu tiền cho người nộp thuế khi thu tiền thuế; nộp tiền thuế đã thu được vào tài khoản của cơ quan quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước; quyết toán số tiền thuế thu được và chứng từ thu tiền thuế với cơ quan quản lý thuế; theo dõi và báo cáo với cơ quan quản lý thuế các trường hợp phát sinh người nộp thuế mới hoặc có thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn ủy nhiệm thu”.[8]. Vì vậy, để kịp thời nộp thuế vào ngân sách đầy đủ, khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc. Kết hợp với khối xóm, UBND các phường xã tuyên truyền, vận động, thông báo trên phương tiện loa FM danh sách hộ kinh doanh đã gần hết hạn ngày nộp thuế nhưng vẫn chưa nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, mục đích là đôn đốc các hộ kinh doanh nộp thuế kịp thời, đúng thời gian quy định. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hộ kinh doanh chây ỳ nộp thuế, thường xuyên nộp muộn, cán bộ thuế trực tiếp nhắc nhở hoặc gửi giấy mời hộ lên trụ sở UBND phường xã làm việc. Công tác quản lý nợ cần: Phân loại nợ chính xác (chi tiết nợ ngày tháng...), tính chất nợ. Đối chiếu, điều chỉnh ngay số nợ sai sót do nhầm mục, tiểu mục để tránh nợ sai, nợ ảo; đối với số nợ không còn đối tượng thu (bỏ trốn, mất tích) thì lập hồ sơ để báo cáo lãnh đạo Đội, Chi cục có biện pháp cụ thể trình cấp thẩm quyền khoanh hoặc xoá nợ khi có chính sách. Xây dựng kế hoạch cưỡng chế nợ thuế, giao chỉ tiêu thu nợ ít nhất là 80% trên tổng số nợ có khả năng thu đến từng Đội, từng cán bộ thuế quản lý địa bàn và gắn kết quả thu nợ làm căn cứ bình xét thi đua. 6.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm Công tác kiểm tra hộ kinh doanh chủ yếu là kiểm tra hộ xin nghỉ kinh doanh đặc biệt là số hộ xin nghỉ tạm thời có đơn xin miễn giảm. Cho nên, kiểm tra phải xác định rõ nguyên nhân và thường xuyên nắm bắt tình hình. Hiện tượng xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh là một cách trốn thuế hết sức phổ biến. Điều này không chỉ xuất phát từ ý đồ của người nộp thuế mà không loại trừ có sự liên quan của cán bộ thuế. Vì vậy, đối với những hộ này ngoài nội dung phải làm đơn xin miễn giảm theo mẫu quy định tại Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính, phần nội dung lý do, thời gian nghỉ phải ghi cụ thể, rõ ràng. Nếu hộ kinh doanh vận tải nghỉ kinh doanh cần bổ sung phải ghi rõ biển số xe, địa điểm xe đậu kể cả xe không kinh doanh và xe đang sửa chữa...(số điện thoại chủ hộ) nhằm mục đích để cán bộ kiểm tra tính trung thực của hộ kinh doanh làm cơ sở xét miễn giảm. Sau khi nhận được danh sách tổng hợp hộ kinh doanh có đơn tạm nghỉ kinh doanh, Đội kiểm tra nội bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải lên kế hoạch kiểm tra ngay vì hiện tại thời gian cho phép kiểm tra rất ngắn, số lượng cán bộ ít, số lượng hộ tạm nghỉ nhiều. Kế hoạch kiểm tra sớm mới đảm bảo tiến độ kiểm tra được tất cả các hộ kinh doanh. Để tiện cho việc kiểm tra, khi hộ báo nghỉ kinh doanh, Chi cục Thuế có thể cấp biển “Nghỉ kinh doanh” để hộ đó treo trước cửa, vừa tiện kiểm tra vừa hạn chế tiêu cực. Phải chủ động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, bất ngờ tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thu nộp thuế của các đối tượng kinh doanh. Khi phát hiện vi phạm phải lập biên bản xử lý nghiêm minh và dứt điểm nhằm thể hiện tính nghiêm khắc và răn đe. Từ đó, hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm của hộ. 6.4. Công tác tuyên truyền và giáo dục việc thực hiện nghĩa vụ thuế Tình trạng trốn thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa không đảm bảo công bằng xã hội và đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp. Nguyên nhân trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chưa hiểu được quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp. Do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao nên cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của hộ kinh doanh về thực hiện nghĩa vụ thuế, mục tiêu cụ thể là: - Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. - Tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải. - Lập mối quan hệ thân thiện, thường xuyên giữa cơ quan Thuế với hộ kinh doanh, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Để thực hiện được các yêu cầu đó cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế. Giải đáp thắc mắc cho các đối tượng nộp thuế không nhất thiết tại trụ sở cơ quan thuế mà phải gắn trách nhiệm cán bộ thuế quản lý địa bàn là 01 tuyên truyền viên có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích khi hộ kinh doanh có yêu cầu trả lời Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chi cục Thuế thị xã Thái Hòa thực hiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh theo mô hình “quản lý theo chức năng”. Tình trạng hộ kinh doanh không đăng ký kê khai nộp thuế; nợ đọng thuế kéo dài; kê khai doanh thu không đúng thực tế; tình trạng gian lận, trốn thuế còn diễn ra. Cơ quan thuế còn thiếu biện pháp chống thất thu thuế. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn đối với người nộp thuế còn chưa đạt được yêu cầu thực tế, chưa có nhiều biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả. Lực lượng kiểm tra, kế hoạch kiểm tra còn chưa hiệu quả, chưa toàn diện, chưa đủ mang tính chất răn đe để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Từ các nguyên nhân và tồn tại, đề ra các giải pháp cụ thể, để hoàn thiện công tác quản lý thuế hộ kinh doanh đạt hiệu quả, một số kiến nghị sau đây cần thực hiện: Đối với Tổng cục thuế, văn bản hướng dẫn chính sách thuế phải nhất quán, đồng bộ, rõ ràng; Xây dựng các quy trình quản lý thu thuế theo mô hình chức năng, tránh chồng chéo. Hạn chế thấp nhất khi Quốc Hội ban hành Luật, Chính Phủ ban hành Nghị định trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể thì Tổng Cục thuế phải có văn bản, công văn chỉ đạo kịp thời tránh cách hiểu khác nhau ở các Cục thuế địa phương khi cùng giải quyết 01 sự việc. Cục Thuế, Chi cục Thuế cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về thuế cho các đối tượng nộp thuế, cung cấp dịch vụ thuế cho hộ kinh doanh một cách tốt nhất, thực sự coi người nộp thuế là người bạn đồng hành. Tăng cường công tác đối thoại, gặp gỡ hộ kinh doanh để thông qua đó nắm bắt được những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh nhằm tìm biện pháp tháo gỡ cho hộ. Tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách thuế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ tài Chính hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế, Hà Nội. 2. Chính phủ (2007), Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ “Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội. 3. Tổng cục Thuế (2011), Quy trình quản lý nợ thuế- Ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Hà Nội. 4. 5. 6. Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa, (2013), Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-Ttg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ - Về việc thực hiện quy chế một cửa, quy chế liên thông giai đoạn 2007-2013. 7. Quốc Hội (2012), Luật số 21/2012/QH13 ”Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, Hà Nội. 8. Chính phủ (2013), Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2013,Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_doi_voi_cac_ho_kinh_doanh_t.pdf