Khái quát lịch sử phương tây - Chương 3: Văn học ánh sáng Pháp

Thế kỷ XVIII, xã hội Pháp tồn tại ba đẳng cấp: tăng lữ là đẳng cấp thứ

nhất, quý tộclà đẳng cấp thứ hai và đẳng cấp thứ ba, chiếm đại đa số trong

nhân dân, bao gồm các tầng lớp còn lại như tư sản, nông dân, công nhân,

thương nhân, dân nghèo thành thị trong đó các đẳng cấp quan hệ với nhau

theo kiểu: “tăng lữ phục vụ nhà vua bằng những lời cầunguyện, quý tộc

bằng lưỡi kiếm, đẳng cấp thứ ba bằng của cải”. Hai đẳng cấp có đặc quyền

đặc lợi là tăng lữ và quý tộc, bọn chúng ra sức áp bức, bóc lột đẳng cấp thứ

ba trên cả hai phương diện kinh tế lẫn chính trị. Mâu thuẫn giữa tăng lữ, quý

tộc với những người thuộc đẳng cấp thứ ba ngày càng trở nên gay gắt, quyết

liệt, hình thành trong lòng xã hội hai trậntuyến: trận tuyến phong kiến bao

gồm nhà vua, tăng lữ, quý tộc; trận tuyếnchống phong kiến gồmnhững

người thuộc đẳng cấpthứ ba. Đến cuối thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển

của công thương nghiệp, giai cấp tư sản ngày một lớn mạnh, trở thành

những người đại diện quyền lợi của đẳng cấp thứ ba,

pdf32 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khái quát lịch sử phương tây - Chương 3: Văn học ánh sáng Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Thiện, Aùnh sáng và lòng nhân ái. Khi nhìn “Những người khốn khổ” với góc độ luận đề xã hội, tiểu thuyết đã nêu ba vấn đề lớn của thời đại cần giải quyết: vấn đề người đàn ông sa đoạ vì bán sức lao động, vấn đề người phụ nữ truỵ lạc vì đói rét và vấn đề trẻ em khổ sở do tối tăm chưa được giải quyết (ông nêu lên trong lời tựa tiểu thuyết). Thế giới nghèo khổ ấy được thể hiện sinh động bằng những mảng tối của hiện thực thông qua số phận những Jean Valjean, Fantine, Cosette, Eùponine, Gavroche, những con người ở đáy cùng của xã hội. Họ phải được cứu vớt, nhưng cứu vớt bằng cách nào? Khi đề cập những vấn đề xã hội lớn lao ấy Victor Hugo đã đi xa hơn: tìm kiếm giải pháp đưa con người thoát ra khỏi tình trạng cùng khổ. Ôn hoà hay bạo lực, bác ái hay cách mạng là con đường nước Pháp và nhân loại sẽ đi? Ở đây ta có thể nhận ra ước mơ của nhà văn lãng mạn, những suy nghiệm chủ quan về con đường tiến hoá của lịch sử và cả những dằn vặt đau đớn khi ông nhận ra tính Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 53 - chất không tương ứng giữa những kì vọng tốt đẹp của chủ quan nhà văn và những giới hạn lịch sử của hiện thực. Vừa trữ tình, vừa sử thi anh hùng ca, “Những người khốn khổ” đề cập cả hai công lí thần thánh là Bác ái và Cách mạng. Điều đó được toát ra từ chính kết cấu song trùng và các cặp nhân vật song trùng của tác phẩm: Myriel (bác ái tuyệt đối) và ông già G. của uỷ ban quốc ước (người chủ trương cách mạng), Jean Valjean (người thừa hành bác ái) và Enjolras (thủ lĩnh của chiến luỹ cách mạng ở khu phố Saint Denis). Tuy nhiên, trước sau Victor Hugo là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Dù được chứng kiến nhiều sự biến lớn của thế kỉ, tỏ lòng kính phục những tấm gương hi sinh trên chiến luỹ của những người khởi nghĩa, mô tả nhiệt tình và trìu mến cái chết của cậu bé đáng yêu Gavroche, Jean Valjean cuối cùng vẫn hướng về chiến luỹ khi khởi nghĩa nổ ra, nhưng xu hướng chung của tiểu thuyết vẫn là sự xiển dương tinh thần bác ái, có điều đó không phải thuần tuý bác ái của kinh phúc âm mà có sự hoà trộn với tinh thần cách mạng và lí tưởng tự do-bình đẳng-bác ái thế kỉ Khai sáng. Thái độ băn khoăn, ngập ngừng của Victor Hugo khi thừa nhận giải pháp cách mạng không làm tổn hại đến tính nhân đạo của tiểu thuyết mà trái lại, tạo cho tiểu thuyết một giá trị kép: một mặt thể hiện kiên trì của nhà văn trong việc thực hiện hoài bão thực hành điều thiện, mặt khác sự nhạy cảm cho phép ông nhận ra sự bất lợi của tình thế hiện thực đối với những ước vọng lãng mạn cao cả của nhà văn (cụ thể hoá bằng sự tan vỡ của xã hội Montreuil, tính phi hiện thực của hạnh phúc Cosette, cuộc đời đầy bi kịch và cái chết cô đơn của Jean Valjean). “Những người khốn khổ” là “một trái núi”, bao hàm ở đó sự kết hợp nhiều thể loại, đan chéo nhau nhiều chủ đề nhân sinh rộng lớn, được thể hiện bằng những hình thức và những thủ pháp nghệ thuật cao cường (đặc biệt là kết cấu và thủ pháp đối lập). Với một tác phẩm như thế ta không thể xác quyết lời cuối cùng về nó. André Maurois đã nói: “Khi 15 tuổi tôi đã hoàn toàn kinh ngạc về tác phẩm. Tất cả cuộc đời về sau này tôi vẫn tiếp tục khám phá những nét tươi mới của thiên tài Victor Hugo”. 2. Văn học hiện thực: Manh nha từ thế kỷ XVIII với sự xuất hiện của tiểu thuyết phong tục – một xu hướng tiểu thuyết hướng vào trình bày những bức tranh phong tục, đạo đức trong văn học Anh (tiêu biểu là Henry Fielding), nhưng từ những năm 30 của thế kỷ XIX trở đi yêu cầu tôn trọng sự thực khách quan mới thực sự trở thành một khuynh hướng chủ đạo và có ý nghĩa như một qui chế nghệ thuật. Năm 1857, khi nhà văn Pháp Jules Champfleury (1821-1869) viết Tuyên ngôn “Chủ nghĩa hiện thực” (réalisme) thì những quan niệm về văn học đã từng được Balzac nêu lên trong lời tựa bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” được khẳng định và nâng lên thành chủ thuyết. Tráo lưu hiện thực là một trong hai chủ lưu, bên cạnh trào lưu lãng mạn, qui định bộ mặt văn học phươmg Tây thế kỷ XIX. Như sự phản ứng lại Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 54 - với nghệ thuật lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực hướng đến mô tả đời sống không lí tưởng hoá và tránh xa đề cao tính chất trữ tình. Trong hình thức ban đầu của nó, chủ nghĩa hiện thực là sự trình bày đời sống con người và những điều kiện xã hội một cách chính xác, không tô vẽ. Với cái nhìn tổng quát, chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi thể hiện đời sống như nó vốn có, quan tâm một cách tập trung đến những việc bình thường của đời sống hàng ngày của các tầng lớp trung lưu và hạ lưu, ở đó các nhân vật là những sản phẩm của các nhân tố xã hội và môi trường, họ được nhận thức như những chỉnh thể trọn vẹn và hiện lên trong vô vàn sự kết hợp đầy kịch tính. Chủ nghĩa hiện thực phát triển song hành với những thành tựu của khoa học hiện đại mà ở đó nguyên tắc cơ bản là lòng tin vào kết quả của sự quan sát, sự ghi chép chính xác các hiện tượng của thế giới tự nhiên. “Đó là lúc con người hiểu rằng: hành vi, tình cảm của họ không phải vì hậu quả của dục vọng hay ý đồ thần linh mà bị qui định bởi những nguyên nhân hiện thực” (Boris Souchkov). Nó cũng gắn liền với thời đại mà trách nhiệm xã hội của nhà văn được lay động một cách mạnh mẽ trước sự bành trướng những mặt trái của xã hội và họ muốn có tiếng nói kêu gọi những sự thay đổi. Cuối cùng, chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu nghệ thuật có phổ của nó hết sức rộng rãi, bao gồm nhiều lĩnh vực, cả văn học (tiểu thuyết và kịch là chủ yếu), hội hoạ, và sau này là điện ảnh. Trong văn học, mặc dù không bị giới hạn bởi một thời gian hay một nhóm nhà văn xác định, nhưng chủ nghĩa hiện thực phương Tây ít nhiều có liên hệ với văn học hiện thực Pháp, đặc biệt với các nhà tiểu thuyết như Standhal, H. Balzac, G. Flaubert, G. Maupassant George Eliot đã giới thiệu văn học hiện thực Pháp với các nhà văn Anh (Charles Dickens, Thackeray, nhóm Bronte), William Dean Howells đã dịch và phổ biến văn học hiện thực Pháp tới công chúng và các nhà văn Mỹ (Mark Twain, Stephen Crane, Jack London, Theodore Dreiser), Dostojevski say mê Standhal và Balzac Chủ nghĩa hiện thực đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần phương Tây suốt thế kỷ XIX với những biến thái khác nhau. Honoré de Balzac (1799-1850): là nhà báo và nhà văn của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX, một trong những tác gia hàng đầu của văn học hiện thực châu Âu và thế giới. Khối lượng tác phẩm khổng lồ của Balzac ở cả tiểu thuyết lẫn truyện vừa được tập hợp trong bộ sách có tên “Tấn trò đời” (La comédie humaine) với 137 quyển, gồm cả những tác phẩm đã hoàn thành và những tác phẩm mới nằm trong dự kiến. Trước khi trở thành một nhà văn nổi tiếng, Balzac đã viết một ít vở kịch và tiểu thuyết với các bút danh khác nhau không thành công. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 55 - H. Balzac sinh tại Tours. Bố ông, Bernard Francois Balzac, một người bình dân ngoi lên tầng lớp trung lưu, cưới Anna Charlotte Laure Sallambier kém 31 tuổi, con của một người quản lí cấp trên. Ông đã từng làm một viên công tố tại toà án quốc gia nhưng đã chuyển về Tours vì sự phát ngôn những tư tưởng Bảo hoàng trong thời kì cách mạng Pháp nổ ra. Năm 1814 gia đình Balzac trở lại Paris. Balzac đã trải qua 4 năm đầu tiên của cuộc đời với thân phận một đứa con ít được bố mẹ quan tâm như những đứa trẻ thông thường. Trong những năm học phổ thông, cậu bé Balzac cũng không phải là một học sinh xuất sắc cho đến khi trở thành một sinh viên ở trường Vendome và Sorbone. Tốt nghiệp đại học, ông làm việc ở các văn phòng luật sư. Năm 1819, khi gia đình Balzac phải trở về thành phố nhỏ Villeparisis vì lí do tài chính, ông tuyên bố mình muốn trở thành một nhà văn. Ông chuyển về Paris và sống trong một căn phòng tồi tàn cạnh thư viện De L’Arsenal. Mấy năm sau này ông mô tả căn phòng đó trong cuốn “Miếng da lừa”, một câu chuyện về bước đường tha hoá của chàng sinh viên Raphael de Valentin. Câu chuyện chứa đựng đầy màu sắc tưởng tượng học theo phong cách của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann (1776-1822), ở đó pha trộn giữa mộng và thực, thần kì ma quái và những chi tiết đời sống hàng này. Năm 1822 Balzac viết một số tiểu thuyết không mang tên thật, nhưng chẳng ai quan tâm ông với tư cách nhà tiểu thuyết. Chống lại những hi vọng của gia đình muốn ông theo nghề luật để giàu có, Balzac vẫn tiếp tục theo đuổi nghiệp văn với ý nghĩ đó là con đường dễ dàng giúp người ta nổi tiếng. Đồng thời ông cũng cố gắng trong nghề kinh doanh: điều hành xưởng in, mua nhà in..nhưng có điều ông liên tiếp thất bại. Khi những hoạt động kinh doanh này đổ bể, Balzac rời bỏ nó với gánh nợ chồng chất, đeo đẳng ông suốt những năm còn lại trong nghề cầm bút. Từ đó, tiền bạc với ông trở thành một ám ảnh và xã hội tiền bạc cũng trở thành một đề tài quan trọng trong tiểu thuyết của Balzac với những sắc thái khác nhau. Đến năm 1829, sau những năm tháng không đưa lại kết quả tốt đẹp gì trong văn chương lẫn kinh doanh, chấp nhận lòng hiếu khách của viên tướng Pommereul, ông chuyển về Bretagne một thời gian ngắn để tìm kiếm chất liệu địa phương cho cuốn tiểu thuyết của mình. Năm ấy ông viết cuốn “Những người Chouen” (Les Chouens), một tiểu thuyết lịch sử theo phong cách ông học được ở nhà văn Anh Walter Scott. Đó cũng là cuốn sách đầu tiên mang tên Balzac. Từ đó, dần dần ông gây được sự chú ý ở mọi người với tư cách nhà tiểu thuyết. Từ năm 1832-1834, Balzac cho xuất bản 6 tiểu thuyết ngắn với cái tên “Những cảnh đời tư”. Giữa thời gian đó, năm 1833 ông hình thành ý định liên kết với nhau các cuốn tiểu thuyết với hi vọng sẽ thâu tóm được toàn bộ xã hội, mà trong đó mỗi tiểu thuyết sẽ là một chương Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 56 - của nó. Ý định cuối cùng đã thành hiện thực với 91 tiểu thuyết và những chuyện có tính chất tường thuật (novella). Tất cả những tác phẩm đó nằm trong một sự kết dính bền vững, có chủ đích, với một khối lượng nhân vật khổng lồ (trên 2000 con người với đủ loại thành phần xã hội khác nhau). Kế hoạch khổng lồ và đầy tham vọng của Balzac đã giúp ông vẽ lên được một bức tranh chân dung về những phong tục, không khí xã hội chính trị và những thói quen của một nước Pháp hãnh tiến. Một lần Balzac đã nói vui “tôi không sâu, nhưng rộng”. Thực ra, đó là một cách nói. Để thực hiện được dự kiến đồ sộ của mình ông đã phải lao động với một cường độ hiếm thấy ở một nhà văn (mỗi ngày làm việc 14-18 giờ và tiêu thụ cả “suối café”). Trong bộ “Tấn trò đời” của Balzac có nhiều kiệt tác: “Gobseck”, “Người cha Goriot” (Le Père Goriot), “Eugénie Grandet”, “Aûo mộng tiêu tan” (Illusions perdues), “Nông dân” Trong những cuốn tiểu thuyết của mình, dường như Balzac đã bao quát cả một thế giới, từ Paris cho đến tỉnh lẻ, ở đó có tất cả từ giới quí tộc, giới tài chính, sự làm ăn của tầng lớp trung lưu đến những con người với các nghề nghiệp khác nhau, những người hầu, các nhà trí thức trẻ, những viên thư kí, những tội phạm Trong bức khảm xã hội ấy, Balzac đã sáng tạo những nhân vật tái xuất hiện (515 nhân vật trong toàn bộ bộ tiểu thuyết), tiêu biểu như Eugène de Rastignac, một người từ một gia đình sa sút ở tỉnh lẻ đến Paris, pha trộn những đức tính tốt với tham vọng thành đạt nhiều khi tàn nhẫn, đã làm quen với nhiều phụ nữ quí tộc, cờ bạc và cuối cùng leo lên địa vị một chính khách. De Rastignac xuất hiện trong 23 tác phẩm. Ở mỗi tác phẩm con người này có một dáng vẻ riêng, nhưng khi liên kết lại thì đó là một chân dung trọn vẹn về một con người hãnh tiến, muốn bằng mọi giá phải thực hiện được giấc mơ thành đạt. Ngoài de Rastigac, trong bộ “Tấn trò đời” còn nhiều nhân vật khác, như trùm cướp Vautrin, chủ ngân hàng Nucingen, chàng công tử bột Henri de Marsay (Henry de Marsay xuất hiện trong 25 tác phẩm). Nhân vật tái xuất hiện là một sáng tạo độc đáo của Balzac, góp phần làm cho bộ “Tấn trò đời” trở thành một công trình kiến trúc toàn vẹn, phản ánh hết sức đa dạng các mặt khác nhau của một hiện thực xác định – xã hội tư sản Pháp thời kì Trung hưng và Quân chủ tháng Bảy. 3. Văn học theo xu hướng hiện đại cuối thế kỷ Bên cạnh sự tiếp tục truyền thống của văn học hiện thực với nhiều biến thái mới, tiêu biểu là chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) của Émile Zola, một xu hướng văn học theo hướng hiện đại, tiền thân cho chủ nghĩa hiện đại (modernism) có những manh nha và dần khẳng định chỗ đứng. Xu hướng này nở rộ ở Pháp, sau đó lan rộng ra châu Âu suốt những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 57 - Gustave Flaubert (1821-1880) trong nhận thức phổ biến, đó là đại biểu của trào lưu hiện thực (pha tự nhiên chủ nghĩa) nửa cuối thế kỷ XIX. Tiếp tục những gì thế hệ đi trước (Standhal, Balzac) làm được, Flaubert quan tâm tới thân phận con người trong giai đoạn xã hội tư sản Pháp bước sang thời đại đế quốc chủ nghĩa, chủ nghĩa thực dụng có xu hướng lấn át và tiêu diệt những ước vọng tinh thần thanh cao của tâm hồn. Ông viết nhiều tác phẩm nổi tiếng, như “Giáo dục tình cảm” (1846), “ Bà Bovary” (1857), “Salambo” (1872), “Sự cám dỗ của Thánh Antoine” (1874), trong đó một mặt phản ánh những vấn đề của thời đại, nhưng mặt khác cũng nêu lên và thực hành những quan điểm nghệ thuật mới vượt qua khuôn khổ nghệ thuật truyền thống. Tiểu thuyết “Bà Bovary” quen thuộc thể hiện khá rõ sự kết hợp yếu tố truyền thống và sự cánh tân táo bạo của ông. Đó là câu chuyện về một người phụ nữ –cô Emma- chịu đựng đau khổ vì chính tính cách và tình cảm của mình. Cô tự phá huỷ mình và làm đau khổ những người chung quanh (cha, Charles – chồng cô và Berthe - cô con gái) vì những khát vọng vượt lên trên những tầm thường của cuộc sống hàng ngày. Nhưng mặt khác, bi kịch mà cô đối diện chính là do cuộc đời có quá nhiều tồi tệ, vượt ra khỏi khả năng chịu đựng của một cô gái nhỏ bé có tâm hồn tế nhị, nhạy cảm. Dường như chưa có ai trên đời phải trải qua và chịu đựng nhiều đau khổ như Emma, con người chưa bao giờ tìm thấy một khoảnh khắc bình yên. Từ số phận nhân vật, tác phẩm đưa lại cho người đọc nỗi ám ảnh về bi kịch của sự tan vỡ đau đớn của những giấc mộng đẹp. Chủ đề vỡ mộng mà Standhal và Balzac thể hiện khá sâu sắc trong các tiểu thuyết “Đỏ và Đen” hay “Aûo mộng tiêu tan” nửa đầu thế kỷ đã xuất hiện trở lại ở đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều nét nghệ thuật mới cũng lộ ra: sự tôn vinh văn bản để văn bản tự nói lên ý nghĩa, tiểu thuyết mở ra khả năng có nhiều cách tiếp cận khác nhau, sự hoà trộn nhiều phong cách nghệ thuật, khai thác nội dung đời sống từ kí ức thông qua những ấn tượng ám ảnh Trong lĩnh vực thơ, thi phái Parnasse, khởi đầu là Théophile Gautier, sau đó là Leconte de Lisle, Sully Prudhomme xuất hiện và âm ỉ trong thập niên 60 của thế kỷ thể hiện rõ xu hướng đi vào nghệ thuật thuần tuý. Mang trong mình sự bất bình với thực tế xấu xa đầy những toan tính phàm tục và sự chán ngán với cái sướt mướt của lãng mạn, các nhà thơ phái này chủ trương rút vào tháp ngà của nghệ thuật thuần tuý. Leconte de Lisle đi vào gọt rũa những hình tượng thơ trang trọng, ngôn ngữ mĩ lệ. Théophile Gautier thì chú trọng hình thức hoàn mĩ hơn là gắn cho thi ca thông điệp nhân sinh, quan niệm nhà thơ phải “tuôn ra những câu thơ, những giọt nước mắt bằng vàng thần thánh”. Khước từ những chủ đề nhân sinh, chuyên chú luyện kim ngôn từ, chạm trổ tỉ mỉ kích thước, hình dáng sự vật đã khiến các tác giả phái Parnasse đi gần với tinh thần thực chứng của thời đại. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 58 - Chủ nghĩa tượng trưng (symbolism) là hướng đi thứ ba của thơ, giữa lãng mạn và Parnasse. Người khởi đầu chủ nghĩa tượng trưng là Charles Baudelaire (1821-1867), với tập thơ “Hoa của nỗi đau”. Đến thập niên 80, với sự khẳng định một thế hệ nhà thơ mới nhiều tài năng, ưa sáng tạo như Stéphale Mallarmé, Arthur Rimbaud, Paul Verlaine, Jean Moréas , những tìm tòi mới của Baudelaire từng được thể hiện trong tập “Hoa của nỗi đau” tiếp tục được các nhà thơ này triển khai và nâng lên thành chủ nghĩa. Nhận thức được giới hạn của chủ nghĩa hiện thực chỉ dừng lại mô tả “cái nhìn thấy” (nhiều nhà phê bình cho rằng chủ nghĩa hiện thực chú trọng quá nhiều đời sống bên ngoài và quá ít đời sống bên trong), ở thơ Parnasse là tính vô cảm và ở thơ lãng mạn là sự dễ dãi trong cảm xúc, các nhà thơ tượng trưng muốn tìm một hướng đi mới với mong muốn đưa thơ thoát ra khỏi chức năng mô tả, kể lể dài dòng, tạo cho thơ một khả năng diễn đạt thế giới trong tính thống nhất giữa hiện hữu và tinh thần bằng những phương tiện nghệ thuật hữu hiệu: biểu tượng, cảm quan tương ứng, nhạc tính Tuy thơ tượng trưng có một số cực đoan (có những bài thơ khó hiểu, thần bí hoá năng lực nghệ sĩ), nhưng đó là một thi phái có nhiều sự sáng tạo, có những gợi ý bổ ích đối với văn học cả hai bình diện làm thơ và thưởng thức thơ. Đặc biệt, sự ra đời của chủ nghĩa tượng trưng đã mở ra nhiều hướng mới mẻ cho tư duy thơ hiện đại, có tác động tích cực đến quá trình hiện đại hoá thơ của nhiều nền thơ trên thế giới. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 59 - Phần IV. NHỮNG CUỐN SÁCH CẦN ĐỌC Tác phẩm 1. Lịch sử văn học Pháp, tuyển tác phẩm thế kỷ XVII (sách song ngữ), Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Nxb Thế giới, H., 1995. 2. Lịch sử văn học Pháp, tuyển tác phẩm thế kỷ XVIII (sách song ngữ), Phùng Văn Tửu (chủ biên), Nxb Thế giới, H., 1995. 3. Bi kịch cổ điển Pháp (Hoàng Hữu Đản, Vũ Đình Liên, Huỳnh Lý dịch, Tôn Gia Ngân giới thiệu), Nxb Văn hóa, H.,1978. 4. Lão hà tiện, Molière, (sách song ngữ-bản dịch của Đỗ Đức Hiểu), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1986. 5. Julie, J.J.Rousseau, (bản dịch của Hướng Minh), 2 tập, Nxb Văn học, H., 1981. 6. Robinson Crusoe, Daniel Defoe, (sách song ngữ-bản dịch của Hoàng Thái Anh), Nxb Văn học, 2001. 7. Gulliver du ký, Jonathan Swift, (bản dịch của Hoàng Hưng), Nxb Văn nghệ, Tp.HCM., 2000. 8. Zadig, Voltàire, (bản dịch của Vũ Đức Phúc, Lê Tư Lành), Nxb Đà Nẵng, 2001. 9. Faust, J.W. Goethe, (bản dịch của Quang Chiến), Nxb Văn học, H., 2001. 10. G.G.Byron tuyển tập tác phẩm, G.G.Byron, (Thái Bá Tân tuyển chọn và dịch),Nxb Văn học, H., 1997. 11. Nhà thờ đức bà Paris, V. Hugo, (Nhị Ca dịch), Nxb Văn học – Hội văn nghệ Nghĩa Bình,1985. 12. Những người khốn khổ, V. Hugo, (Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu dịch), Nxb Văn học, H., 1987. 13. Eùugnie Grandet, H. de Balzac, (Huỳnh Lý dịch), Nxb Văn học, H.,1996. 14. Người cha Goriot, H. de Balzac, (Ngô Tú giới thiệu), Nxb Văn học, H.,1994. 15. Bà Bovary, Gustave Flaubert, (Bạch Năng Thi dịch), Nxb Văn học, H.,1978. 16. Hoa của nỗi đau, Charles Baudelaire (Lê Trọng Bổng dịch), Nxb Thế giới, H., 1999. Tài liệu nghiên cứu 1. Xavier Darcos, Lịch sử văn học Pháp (bản dịch của Phan Quang Định), Nxb Văn hóa thông tin, 1997. 2. Lương Văn Hồng, Lược sử văn học Đức, từ khởi thủy tới 1830, Nxb Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh, 2000. 3. Nhiều tác giả, Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, 1997. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 60 - 4. Nguyễn Thành Thống, Lịch sử văn học Anh (trích yếu), Nxb Trẻ, 1997. 5. C. de Ligny, M. Rousselot, Văn học Pháp, (bản dịch của Trịnh Thu Hồng, Đỗ Phương Mai), Nxb Giáo dục, 1998. Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 61 - MỤC LỤC PHẦN I. VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVII................................................ 2 Chương 1. VĂN HỌC CỔ ĐIỂN PHÁP ..................................................................... 3 I. Khái lược về chủ nghĩa cổ điển và văn học cổ điển chủ nghĩa ............................. 3 1. Thuật ngữ “chủ nghĩa cổ điển” ........................................................................... 3 2. Cơ sở xã hội và tư tưởng chi phối quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cổ điển ở Pháp ............................................................................................... 3 3. Một số đặc điểm mỹ học của văn học cổ điển chủ nghĩa ................................. 4 II. Các giai đoạn phát triển của văn học cổ điển Pháp ............................................. 5 III. Các tác gia tiêu biểu.............................................................................................. 7 1. Pierre Corneille (1606-1684)............................................................................... 7 2. Jean Baptiste Racine và bi kịch “Andromaque” ................................................ 9 3. Molière (1622-1673).......................................................................................... 11 Chương 2. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC ANH THẾ KỶ XVII ............ 17 I. Tình hình xã hội:..................................................................................................... 17 II. Đời sống văn học .................................................................................................. 17 PHẦN II. VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVIII........................................... 22 Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THẾ KỶ XVIII .......................................................... 23 I. Bức tranh khái quát về xã hội Tây Âu thế kỷ XVIII............................................ 23 II. Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0027_p2_9303.pdf
Tài liệu liên quan