Khó khăn, thách thức khi áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam và lộ trình thực hiện

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như

toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số quốc gia ở khu vực

Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong

cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự

quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng

như cộng đồng doanh nghiệp (DN) đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán -

những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng

IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020. Bài viết này, đề cập đến những khó khăn, thách

thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ đó, bài viết tiến hành phân tích lộ trình và những

việc mà DN Việt Nam cần thực hiện.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khó khăn, thách thức khi áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam và lộ trình thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 113 KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) TẠI VIỆT NAM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN # Ths.NCS Đường Thị Quỳnh Liên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Vinh Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN) đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán - những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020. Bài viết này, đề cập đến những khó khăn, thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ đó, bài viết tiến hành phân tích lộ trình và những việc mà DN Việt Nam cần thực hiện. Từ khóa: Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế,... IFRS được Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) biên soạn và ban hành, nhằm hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo kế toán có tính thống nhất cao và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa này, là để giúp tạo ra sự phù hợp đối với quá trình chuẩn bị lập BCTC trong một môi trường toàn cầu. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập BCTC theo IFRS ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 131 nước và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập BCTC của các công ty niêm yết trong nước. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên. Tại Việt Nam, CMKT Việt Nam (VAS) bao gồm 26 chuẩn mực, được xây dựng dựa trên các CMKT quốc tế (IAS) theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các DN tại Việt Nam. Đến nay, lập BCTC theo IFRS đang trở nên ngày càng phổ biến hơn theo yêu cầu của các tập đoàn mẹ, các bên cho vay cũng như phát sinh từ sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang trong quá trình ban hành chuẩn mực mới tiếp cận gần hơn với IFRS. Năm 2014, với việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán DN thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 và đặc biệt là Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất, đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Theo đó, Thông tư 202/2014/TT-BTC đã căn cứ trên chuẩn mực IAS 27/ n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 114 IFRS 10, trong việc hạch toán những thay đổi về tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ tại công ty con nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát. Có thể thấy rằng, việc áp dụng các CMKT quốc tế trong lập BCTC (BCTC) giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của DN, đặc biệt là các DN niêm yết. Đồng thời, còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Những khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam Ở Việt Nam, những khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS là không nhỏ. Bao gồm thị trường hoạt động, vấn đề nội tại của IFRS, hạ tầng cơ sở thông tin, rào cản ngôn ngữ, năng lực nguồn nhân sự,... Thực tế cho thấy, chỉ một số ít DN niêm yết trên HOSE - chủ yếu là các DN có giao dịch với các đối tác quốc tế - là có thực hành IFRS. Các DN khác còn khá xa lạ với chuẩn mực quốc tế này. Điều này đang cản trở kinh tế Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy kinh tế thế giới, trong đó có dòng chảy rất quan trọng về nguồn vốn. Thứ nhất, chi phí cho việc áp dụng các CMKT quốc tế (IFRS): Mặc dù IFRS làm tăng tính minh bạch tài chính cho người sử dụng BCTC trên toàn thế giới, một số DN cho rằng hệ thống kế toán IFRS là quá phức tạp. Ngoài ra, đối với một số DN vừa và nhỏ, việc đầu tư vào hệ thống kế toán IFRS khá tốn kém, bao gồm chi phí đào tạo nhân viên, tuyển chuyên viên kế toán có trình độ, cũng như các chi phí nâng cấp công nghệ nhằm hỗ trợ với các tiêu chuẩn BCTC mới. Tuy nhiên, DN không nên xem những vấn đề này là bất lợi khi hướng đến phát triển kinh doanh lâu dài. Thứ hai, một số khác biệt cơ bản giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế IFRS: Nguyên nhân chính khiến các DN không sẵn sàng áp dụng IFRS là do những điểm khác biệt cơ bản giữa CMKT Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Ví dụ, kế toán VAS dựa trên nguyên tắc giá gốc, trong khi đó IFRS dựa trên nguyên tắc giá trị hợp lý. Mặc dù xác định giá trị hợp lý không phải điều dễ dàng trong một số trường hợp, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường Việt Nam, khái niệm giá trị hợp lý đang được ủng hộ rộng rãi. Ghi nhận dựa trên cơ sở giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của DN, đặc biệt là đối với danh mục tài sản, phần mà giá trị hợp lý thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như nhà đất, trang thiết bị, Nhìn chung, các DN tại Việt Nam khi áp dụng IFRS cần phải áp dụng song song cả hai hệ thống CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế. Thứ ba, thiếu quy định hạch toán kế toán cho một số khoản mục trong CMKT Việt Nam: Theo Deloitte, các CMKT Việt Nam được dựa trên CMKT quốc tế (IAS) được ban hành từ năm 2003 trở về trước và CMKT Việt Nam vẫn chưa thông qua những CMKT IFRS mới hoặc những sửa đổi cho CMKT IAS. Chuẩn mực BCTC IFRS đã đặt ra những chuẩn mực hạch toán kế toán cho một số hạng mục mà CMKT Việt Nam chưa đặt ra. Cho ví dụ, CMKT Việt Nam vẫn chưa giải quyết vấn đề thanh tóan trên cở sở cổ phiếu (IFRS 2) mặc dù các công cụ tài chính này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều công ty. Ngoài ra, nhiều DN lớn cũng thường đầu tư vào các dự án riêng hoặc các công ty con trên cơ sở đầu tư tạm thời và giữ để bán, nhưng hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực dành cho tài sản dài hạn nắm giữ, để bán và hoạt động không liên tục (IFRS 5). Ngoài ra, VAS chưa đề ra chuẩn mực đối với công cụ tài chính như IFRS 9 hiện có. Thứ tư, việc chuyển đổi thuật ngữ kế toán từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng là một thách thức. Bên cạnh đó, như các CMKT IAS, các chuẩn mực BCTC IFRS cũng có thể được n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 115 sửa đổi hoặc ngưng áp dụng. Do vậy, các DN cần phải cập nhật thường xuyên để nắm bắt những thay đổi này. Thứ năm, các cơ sở đào tạo (các trường đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và các đơn vị đào tạo trong nước) tại Việt Nam hiện chưa có chương trình đào tạo về IFRS một cách hệ thống. Hiện mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán công chứng Australia (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) có chương trình đào tạo IFRS cho một số ít học viên. Thứ sáu, bản thân cơ quan Thuế cũng như các cán bộ Thuế cũng chưa nắm rõ về các chuẩn mực của IFRS, nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ quan thuế và DN khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các DN. Thứ bảy, thông số của thị trường khi đánh giá giá trị hợp lý thì phải có thị trường thích hợp để đánh giá. Ví dụ, khi muốn đánh giá giá trị hợp lý của một sản phẩm loại A thì chúng ta phải có thị trường để xác định giá trị của sản phẩm đó, trong khi đó trên thực tế, chúng ta vẫn chưa có đủ thị trường để xác định giá trị. Ngoài ra, hệ thống đánh giá tín nhiệm, xếp hạng DN của Việt Nam cũng chưa mạnh vì khi áp dụng IFRS thì phải xác định các yếu tố như là lãi suất hiệu lực. Muốn xác định lãi suất hiệu lực thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố xác định rủi ro, hệ thống quản trị cũng như xếp hạng DN để xác định lãi suất hiệu lực đối với từng DN. Còn với thị trường vốn, vì quy mô DN Việt Nam còn nhỏ nên thị trường trái phiếu chuyển đổi chưa phát triển, dẫn đến công cụ vốn và công cụ nợ nếu muốn tính theo chuẩn mực quốc tế còn gặp khó khăn, do chưa có đầy đủ các thị trường để chúng ta đo lường và xác định giá trị. Những việc cần thực hiện khi áp dụng IFRS tại Việt Nam Thông qua áp dụng IFRS, các DN Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế như: Tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, thách thức, khó khăn khi áp dụng IFRS cũng không nhỏ. Mặc dù, có rất nhiều lợi ích trong việc áp dụng IFRS, nhưng để áp dụng được IFRS, các DN Việt Nam phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ nhân lực đến vật lực. Thứ nhất, không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được nhân sự có trình độ cao để có thể hiểu và áp dụng IFRS ngay lập tức. Thứ hai, hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN chưa đủ mạnh, để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ. Thứ ba, cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam hiện vẫn chưa hoàn thiện, do vậy một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, ví dụ như việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học, đều chưa được hướng dẫn. Lộ trình thực hiện IFRS tại Việt Nam Theo IASB, IFRS phù hợp với toàn bộ các công ty có trách nhiệm giải trình đại chúng. Điều này bao gồm các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và theo đó có trách nhiệm báo n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 116 cáo tới các cổ đông. Các công ty này cũng bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tương hỗ và các tổ chức tương tự có nhận vốn từ công chúng. Tuy nhiên, đối với các DN vừa và nhỏ (SMEs) không có trách nhiệm BCTC ra công chúng, họ thấy chi phí để hiểu và áp dụng IFRS cao hơn lợi ích thu được, do vậy IASB có các IFRS riêng cho SMEs. Một trong những câu hỏi lớn dành cho Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đang cần cập nhật các CMKT, là liệu có nên áp dụng IFRS hay điều chỉnh để phù hợp với những yêu cầu trong nước? Hầu hết các quốc gia đều cân nhắc trước vấn đề này, và đại đa số chọn áp dụng IFRS và không điều chỉnh gì. IASB rất khuyến khích Việt Nam tham gia cộng đồng các quốc gia áp dụng IFRS bằng việc áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS bởi những lợi ích mà IFRS đem lại cho nền kinh tế quốc gia và cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong từng giai đoạn triển khai áp dụng IFRS. Cần có lộ trình phù hợp, để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS, bên cạnh đó cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn áp dụng IFRS trên toàn cầu, một số tổ chức nghề nghiệp quốc tế và các công ty kiểm toán cam kết hỗ trợ Bộ Tài chính, thông qua Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, gây dựng lộ trình và triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam, đồng thời sẽ tư vấn, trợ giúp các DN có nhu cầu lập BCTC theo IFRS. Về vấn đề này, cần có sự hợp tác hiệu quả, bài bản và sâu rộng hơn nữa giữa các bên để việc áp dụng IFRS được hiệu quả hơn. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã nhận được một số bản diễn giải chuẩn mực quốc tế và sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế, trong việc tư vấn DN áp dụng IFRS. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS kỳ vọng sẽ mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong CMKT, là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC. Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Đối với TTCK, việc lập và trình bày BCTC theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi BCTC được lập theo VAS sang IFRS đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ các DN và những người làm công tác tài chính kế toán. Như vậy, con đường tiến tới IFRS là con đường tất yếu của Việt Nam. Việc nhìn nhận được những khó khăn, thách thức sẽ giúp các cơ quan hữu quan cùng tìm ra giải pháp hiệu quả để sớm đưa IFRS vào áp dụng tại Việt Nam. Với sự chung tay của các thể chế tài chính, cơ quan, ban ngành, như Bộ Tài chính, các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, các trường Đại học, các tổ chức tiên phong áp dụng, cùng sự phối hợp với tổ chức quốc tế có kinh nghiệm và uy tín chuyên môn cao, Bộ Tài chính có thể cơ bản đưa CMKT Việt Nam đến gần hơn và sớm tiệm cận với các CMKT quốc tế. Mặc dù trong quá trình tiến tới IFRS còn có nhiều trở ngại và thách thức đặt ra, nhưng hơn ai hết, với những lợi ích to lớn của nó mang lại, nó sẽ vượt qua những trở ngại đó và đi đến thành công, đó là việc hình thành nên IFRS áp dụng chung cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.‡ ------------------------------- n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 117 Tài liệu tham khảo 1. Art Berknoits and Richard Reanpell (2002), “The Accounting Debate: Principle vs. Rules”. 2. Benston, G.B.(2006), “Principles-versus rules-based accounting standards: the FASB’s standard setting strategy”, Abacus. 3. Gill, L. (2007), “IFRS: Coming to America. What CPAs need to know about the new global GAAP”, Journal of Accountancy. 4. Thông tin DN (2015), “Chuẩn mực BCTC Quốc tế: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, tháng 11/2015. 5. Trần Thúy Tiên (2015), “Thích nghi với toàn cầu hóa kinh tế: Từ chuần mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuần mực kế toán quốc tế (IFRS)”, tháng 11/2015. 6. Ths Nguyễn Thị Kim Chung (2016), “Chuẩn mực BCTC quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016. 7. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2016), ”Những thách thức và kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế”, tháng 6/2016. 8. Lê Doãn Hoài (2016), “CMKT toàn cầu – xu thế đi lên tất yếu của các quốc gia”, Trường Đại học Tài chính – Marketing. 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkho_khan_thach_thuc_khi_ap_dung_chuan_muc_bao_cao_tai_chinh.pdf