Khóa đào tạo cho giảng viên nông dân về cây có múi, khai thác & tiếp thị sản phẩm lâm nghiệp - Phần 1: Nhân giống, trồng, chăm sóc cây có múi

PHẦN 1 NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI . 1

I. Nhân giống cây có múi bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ . 1

1.1. Khái niệm . 1

1.2. Dụng cụ . 1

1.3. Những ưu điểm của phương pháp ghép . 1

1.4. Cây làm gốc ghép . 1

1.5. Thời vụ ghép . 3

1.6. Các bước tiến hành ghép . 3

II. Quy trình trồng và chăm sóc . 5

2.1. Thiết kế vườn trồng . 5

2.2. Kỹ thuật trồng . 5

2.3. Kỹ thuật chăm sóc . 6

III. Phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính . 9

3.1. Sâu hại . 9

3.2. Bệnh hạ

pdf30 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa đào tạo cho giảng viên nông dân về cây có múi, khai thác & tiếp thị sản phẩm lâm nghiệp - Phần 1: Nhân giống, trồng, chăm sóc cây có múi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc chu đáo để cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp. • Kiến lửa, kiến cao cẳng, kiến hôi là những loài kiến sống cộng sinh với rệp, chúng ăn chất đường mật do rệp tiết ra đồng thời bảo vệ rệp xua đuổi các loài thiên địch và tha rệp đến những nơi có thức ăn mới, vì thế để hạn chế rệp lây lan từ cây này sang cây khác, từ cành này sang cành khác thì cùng với việc diệt rệp bạn cần diệt kiến bằng cách thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi cư trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả thân cành để trừ kiến. Nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hạt rải xung quanh gốc để diệt kiến. 20 • Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là một loại thiên địch có khả năng tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây cam, quýt rất tốt, vì thế nếu có điều kiện bạn nên nuôi nhân kiến vàng trong vườn cam, quýt để chúng diệt sâu hại, rầy rệp giúp bạn. Nếu vườn đã nuôi kiến vàng thì phải cần hết sức thận trọng khi phun thuốc hoá học, vì loại kiến này rất dễ chết bởi thuốc hoá học • Kiểm tra vườn cam, quýt thường xuyên để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái non. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP, Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC- Tron Plus 98,8EC, Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP; Mospilan phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám. Trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài, để khi xịt thuốc thì thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rệp, hiệu qủa diệt rệp của thuốc sẽ cao hơn. Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp để làm trôi bớt rệp. Rệp muội xanh (Aphis spiraecola Patch) và rệp muội nâu đen (Toxoptera aurantii B) - Phòng trừ: Dùng thuốc Sherpa 25EC nồng độ 0,15% hoặc Regent 800 WG nồng độ 0,15% phun 1-2 lần ở thời kỳ lộc non. Nhện đỏ: (Panonychus citri) -Phòng trừ: Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch trong vườn phát triển. Trừ nhện khi cần thiết, dùng thuốc: Comite 73EC nồng độ 0,25 %, hoặc Abatimex 3.6EC nồng độ 0,25%, phun ướt mặt lá. Nếu đã bị nhện phá hại nặng phải phun kép 2 lần (lần hai cách lần một 3 ngày) phun đổi các loại thuốc tránh hiện tượng nhờn thuốc đối với nhện đỏ, mỗi lần phun cách nhau 5-7 ngày. Nhện rám vàng (Phyllocoptruta oleivora) - Phòng trừ: Phun thuốc trừ nhện rám bằng Comite 73EC nồng độ 0,25 %, hoặc Abatimec 3.6EC nồng độ 0,25% khi quả còn non có đường kính nhỏ hơn 1cm 21 3.2. Bệnh hại Bệnh loét cam: Xanthomonas campestris citri - Triệu chứng: Trên lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Trên cành vết bệnh thành từng đám sần sùi mầu vàng hoặc nâu. - Phòng trừ: - Không chiết nhánh ở cây đã bị bệnh để làm giống, không trồng cây con đã nhiễm bệnh. - Thiết kế liếp trồng hình mai rùa để thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế ẩm ướt trong vườn. - Không trồng quá dày, để vườn luôn thông thoáng. 22 - Bón cân đối giữa đạm, lân và kali, bón nhiều phân hữu cơ hoai mục để tăng cường sức chống đỡ bệnh cho cây. Khi cây đã bị bệnh nên bón thêm kali. - Thường xuyên cắt bỏ và thu gom những bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy. - Áp dụng những biện pháp thích hợp để phòng trị côn trùng gây hại trên cây cam, quýt, đặc biệt là sâu vẽ bùa. - Khi cây đã bị bệnh, tránh tưới nước theo kiểu phun mưa để hạn chế bệnh lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của - Trị bệnh loét bằng cách phun boocdo 1% hoặc Kasuran: 0,2%. (Phun phòng vào đầu mùa mưa hoặc phun phòng bảo vệ các đợt lộc non.) Bệnh chảy gôm: Phytophthora sp -Triệu chứng Nấm P.parasitica phân bố rất rộng gây hại trên cây cam quýt hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh thường xuất hiện và tấn công trên các vườn cam quýt trồng trên nền đất thấp, kém thoát nước, triệu chứng lúc đầu là vỏ của thân cây bị sủng nước ở xung quanh gốc hay ở chán hai, chán ba của cây, sau đó vỏ cây bị thối có màu nâu hợp thành những vùng bất dạng, kèm theo là ứ nhựa ra màu nâu đen và có mùi hôi. Triệu chứng xì mủ thân do nấm Phytophthora spp 23 Vào mùa mưa ở các vườn trồng mật độ dầy, kém thoát nước, ẩm độ không khí cao thì nấm Phytophthora dễ tấn công và gây hại nặng. Mật số nấm Phytopthora trong đất thông qua việc nhiễm trên bộ rễ mềm, khi gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao thích hợp, những nang bào tử sẽ phóng thích bào tử động có hai roi, bào tử này thường bị hấp dẫn bởi những chất tiết ra từ những rễ non. Chúng nhiễm vào chóp rễ, nhiễm dần vào vỏ rễ và từ từ sẽ nhiễm toàn bộ Biện pháp phòng trừ Giống cây có múi như chanh tàu, chanh giấy, cam mật rất mẫn cảm với bệnh do Phytophthora. Chanh Volkamer không có khả năng chống chịu bệnh Phytophthora. Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như Troyer, Carrizo citrange, Trifoliata hoặc Cleopatra. Hạt gieo làm gốc ghép nên được xử lý với nước nóng 52oC trong 10 phút. Vườn ươm cần sử lý thuốc trừ nấm trước khi gieo hạt như Copper zinc, Ridomyl MZ-72, Aliette 80WP. Vườn ươm ngoài đồng và nhà lưới sản xuất nên tránh nhiễm Phytophthora thông qua việc sử dụng mắt ghép sạch bệnh. Nếu có thể dụng cụ nên được giữ sạch, không nhiễm bệnh, trước khi lọt vào vườn ươm nên được khử trùng, đường đi nên có khử trùng bằng thuốc gốc đồng. Nguồn nước tưới từ kinh rạch, sông, ao phải được quản lý và xử lý bệnh. Đất trồng phải được lên mô cao ráo, tơi xốp, thoát nước tốt, trồng với khoảng cách hợp lý (khi cây cho thu hoạch không giao tán với nhau), tránh độ ẩm cao ở phần gốc và nên sử lý thuốc trừ bệnh trước khi trồng. Kết hợp với việc tỉa cành tạo tán giúp cho cây được thông thoáng để hạn chế bệnh phát triển. Khi trong vườn có cây bị bệnh, ta dùng dao cạo bỏ phần vỏ bị nhiễm và dùng thuốc Ridomyl Gold hoặc Aliette pha với liều lượng 20 g/lít nước rồi dùng cây cọ sơn bôi thuốc lên chổ đã cạo nhiều lần đến khi vết bệnh khô hẳn. Trong giai đoạn cây cho trái cần phun ngừa định kỳ 10-15 ngày một lần để tránh bệnh xâm nhiễm làm trái bị thối bằng các loại thuốc như trên theo liều lượng khuyến cáo. Đối với cây bưởi hay nhóm cây có múi có gốc tương đối lớn, chúng ta có thể sử dụng thuốc Phosphonate (Agri phos) để bơm vào trong thân cây cũng có 24 tác dụng phòng ngừa bệnh rất tốt. Sau mỗi 3 tháng bơm một lần, tuy nhiên trong mùa mưa do lượng nước trên cây nhiều nên tốc độ bơm rất chậm. Vườn cây có múi nên bón nhiều phân hữu cơ và cung cấp nấm đối khángTrichoderma vào trong đất xung quanh gốc cây để nấm hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh là nấm đất còn tồn tại trong đất hay xác bã thực vật nằm trong đất. Gốc cây cũng nên được quét vôi mỗi năm từ 1 đến 2 lần, vào cuối mùa nắng hay đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, chiều cao của vết quét ít nhất là 50 cm kể từ gốc cây, xung quanh gốc nên rải vôi. Vôi có tác dụng làm hạn chế sự nẩy mầm của bào tử nấm - Triệu chứng: Bệnh thường gây hại ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 20cm. Khi bệnh mới phát sinh vỏ cây bị nứt và chảy nhựa. Khi bệnh nặng lớp vỏ ngoài thối rữa, phần gỗ bên trong màu đen xám. - Phòng trừ : Dùng Boocđô 1% quét 2 lần/năm vào thân cây hoặc cành cấp 1. Những cây bị nhiễm bệnh nhẹ phun Aliette 0,3% lên toàn cây. Đối với vết bệnh cục bộ: cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette 0,5 % quét vào vết bệnh. Bệnh vàng lá Greening: (bệnh vàng lá gân xanh) - Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là lá bị vàng lốm đốm nhưng gân vẫn còn xanh, gân bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài, lá phía trên ngọn nhỏ và hẹp biểu hiện triệu chứng thiếu kẽm, cây thường cho bông và trái nghịch mùa nhưng dễ rụng, trái nhỏ, méo mó và có nhiều hạt lép đen. Cây bị bệnh hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Thường cây bị bệnh thì trên các lá non có triệu chứng thiếu kẽm, thiếu Mangan và thiếu Magesium. 25 – Tác nhân: do vi khuẩn Liberobacter asiaticus, rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm môi giới truyền bệnh, mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy và hạt giống. – Phòng trị: + Trồng cây sạch bệnh. + Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh để tiêu hủy mầm bệnh, tránh chiết, tháp và lấy mắt trên các cây nghi ngờ có mầm bệnh. + Khử trùng dao kéo khi cắt tỉa cành. + Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với vùng nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới. + Khi cây bị nhiễm nhẹ, cắt tỉa và tiêu hủy các cành, cây bị bệnh để tránh lây lan. Khi cây bị nhiễm nặng cần loại bỏ toàn bộ cây ra khỏi vườn. + Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non như: Applaud- Bas, Butyl, Bascide, fenbis, Secsaigon Bệnh ghẻ lõm Triệu chứng : Bệnh gây hại nặng trên quýt Tiều, cam Sành, cam Mật và hiện nay bắt đầu gây hại trên quýt đường (xiêm). Bệnh nhiễm rất sớm trên trái nhưng thường đến lúc trái đạt kích thước tối đa hoặc trái bắt đầu vào giai đoạn chín (lên da lươn) bệnh mới thể hiện triệu chứng. Đầu tiên vết bệnh lá những chấm nhỏ màu nâu, sau đó lớn dần, có viền màu nâu. Trên trái quýt Tiều, bên trong vết bệnh có màu trắng xám, đôi khi có những chấm nhỏ màu đen. Trên trái cam Mật vết bệnh có màu nâu, viền nâu đậm; nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau thành vết bất dạng. Bệnh thường gây hại nặng ở những vườn cây già, trái ở tầng trên hoặc trái phơi ra ngoài nắng. Bệnh làm trái cam mật rất dễ bị rụng. Tác nhân : Do nấm Phyllosticta citricarpa, Phoma citricarpa, Phyllostictina citricarpa (Guignarda citricarpa) gây ra 26 Phòng trị + Thu gom những trái bị bệnh đem tiêu hủy. + Những vườn thường bị bệnh xảy ra phun ngừa định kỳ từ khi trái được 2 tháng tuổi cho đến trước khi thu hoạch 15 ngày. Giai đoạn đầu phun 30 ngày/lần, giai đoạn chuẩn bị lên da lươn đến thu hoạch phun 10 ngày/lần bằng các loại thuốc sau: Manzate-200 80 WP, Benomyl 50 WP, Copper B 75 WP, Polyram 80 DF, Topsin M 70 WP, Fusin M 70 WP liều lượng 20-30g (cc)/8 lít nước và phun đều lên tán cây. Triệu chứng ghẻ lõm trên cây có múi Bệnh nghẻ nhám Triệu chứng : Bệnh gây hại trên lá, trái, cành; bệnh nhiễm rất sớm trên các bộ phận còn non của cây. Bệnh gây hại nặng trong lúc có ẩm độ và nhiệt độ cao hoặc trên vườn cây gìa thiếu chăm sóc. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, tròn, màu xanh nhạt. Sau đó vết bệnh nhô lên, khi vết bệnh gìa trên đỉnh vết bệnh có màu vàng nhạt đến vàng nâu nhạt. Ở lá vết bệnh thường nhô lên ở phía mặt dưới của lá làm lá cong lại hoặc bị vặn vẹo, lá bị biến dạng. Trên trái và cành vết bệnh nhô lên giống như trên lá. Bệnh nặng làm lá nhỏ lại hoặc vàng và rụng, cành bị khô chết, trái sượng, méo mó. Bệnh nhẹ làm da trái, cành bị sần sùi màu vàng nhạt, có các vảy màu vàng cạo nhẹ sẽ tróc ra, vết bệnh giống như rắc cám lên vỏ trái nên còn được gọi lá bệnh “da cám”. 27 Triệu chứng ghẻ nhám trên cam sành và chanh Tác nhân : Do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Nấm lưu tồn trên cành, lá, trái bị bệnh và tạo bào tử khi lá, trái bị bệnh già hoặc cành khô chết. Nấm lây lan nhờ mưa, gió và côn trùng. Phòng trị : Bệnh này rất khó phòng trị Thường xuyên vệ sinh vườn cây, cắt tỉa và thu gom các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy. Phun ngừa khi cây ra đọt non hoặc khi hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng như Copper Zinc 85 WP, Coc 85 WP với liều lượng 20-30g/8 lít. Phun thuốc Benlate 50 WP, Derosal 60 WP, Polyram 80 DF, Kumulus 80 WP, Top plus 70 WP với nồng độ 0,2 - 0,5 %, phun 7-10 ngày/lần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_duoc_chuan_bi_boi_truong_cao_dang_nong_nghiep_va_ph.pdf
Tài liệu liên quan