Khóa luận Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

HỮU HÌNH

1.1 Khái niệm-đặc điểm tài sản cố định hữu hình:

1.1.1 Khái niệm- đặc điểm:

Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái

vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ HH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh

nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết

bị, phương tiện vận tải (theo thông tư 45 của BTC-Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và

trích khấu hao TSCĐ)

Tài sản cố định hữu hình có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh

doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và vì tham gia vào nhiều chu kỳ sản

xuất kinh doanh nên TSCĐ HH còn có đặc điểm là hao mòn dần và giá trị của nó chuyển

dần vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan.

Do đặc điểm của TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài nên yêu cầu phải quản

lý TSCĐ về cả 2 mặt hiện vật và giá trị từ quá trình hình thành (kế toán tăng TSCĐ), quá

trình sử dụng (kế toán khấu hao TSCĐ), quá trình bảo quản (kế toán sửa chữa TSCĐ) và đến

khi không còn dùng ở DN (kế toán giảm TSCĐ).

1.1.2 Yêu cầu quản lý:

Tổ chức hạc toán, ghi chép, phản ánh tình hình TSCĐ hiện có của toàn đơn vị và sự

biến động của các loại TSCĐ HH, vô hình, thuê tài chính thuộc đơn vị quản lý theo nguyên

giá, giá trị đã hao mòn, giá trị còn lại và các nguồn vốn hình thành từng TSCĐ. Phân loại

các TSCĐ hiện có trong đơn vị theo đúng qui định của Nhà Nước;

Phản ánh được tình hình sử dụng TSCĐ trong các đơn vị: TSCĐ đang sử dụng,

TSCĐ chưa cần dùng, TSCĐ không cần dùng; TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, quản

lý dự án đầu tư, Sự nghiệp và Phúc lợi; TSCĐ đưa ra SCL, TSCĐ hư hỏng trước thời gian

quy định hoặc TSCĐ đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn còn dùng được Từ đó có kế

hoạch sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả;2

Tổ chức hạch toán TSCĐ phải đảm bảo thực hiện được việc tính, trích và hạch toán

chính xác kịp thời số khấu hao vào đối tượng chịu chi phí và giá trị hao mòn TSCĐ, giám sát

việc sử dụng vốn khấu hao trong quá trình tái đầu tư và đầu tư mở rộng, nhằm không ngừng

nâng cao năng lực sản xuất, hoàn trả các nguồn vốn vay (nếu có) và đảm bảo hiệu quả trong

sản xuất kinh doanh;

Đối với TSCĐ đưa ra SCL, các đơn vị phải thực hiện đúng quy định của Nhà Nước

và Tập đoàn về công tác quản lý chi tiêu sửa chữa lớn: đảm bảo hạch toán kịp thời, chính

xác giá thành và quyết toán công trình SCL hoàn thành.

Lập hồ sơ, tổ chức thanh xử lý TSCĐ và hạch toán kịp thời kết quả về thanh xử lý TSCĐ

theo qui định của Tập đoàn.

Thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ và kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của

Nhà Nước.

Thực hiện chế độ báo cáo kế toán TSCĐ.

Việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ phải được thực hiện bằng phần mềm máy

tính, nhằm phục vụ kịp thời và chính xác những yêu cầu quản lý, hạch toán TSCĐ của các

đơn vị và toàn Tập đoàn.

pdf103 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Khóa luận Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư TSCĐ HH. + Về mặt hiện vật: gồm một số TSCĐ như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, các loại máy biến áp, đồng hồ đo điện, máy tính, máy in, thiết bị quản lý Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam ngoài việc tăng cường công tác quản lý TSCĐ HH và còn đảm bảo chất lượng thông tin kế toán, công tác quản lý và hạch toán TSCĐ HH, còn thực hiện đúng theo quy định của Tổng Công ty điện lực miền Nam đề ra. Việc quản lý và tổ chức hạch toán được thực hiện bằng phần mềm máy tính FMIS với dữ liệu chạy trên hệ điều hành Windows. Việc quản lý tốt TSCĐ có mục đích giúp kế toán TSCĐ quản lý chặt chẽ TSCĐ. 2.2.2 Kế toán tăng giảm tài sản cố định hữu hình: 2.2.2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình:  Kế toán tăng TSCĐ HH: o Tăng do đầu tư, xây dựng Khi công trình đầu tư và xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng thì đơn vị sử dụng phải hạch toán tạm tăng giá trị TSCĐ tính hao mòn hoặc trích khấu hao theo thông tư 45. 37 Kế toán căn cứ vào Biên bản nghiệm thu bàn giao TSCĐ (có đầy đủ thành phần các bên ký nhận theo quy định) và các tài liệu do Bên A cung cấp (Biên bản xác định nội dung liên quan đến TSCĐ mới tăng) để xác định giá trị TSCĐ tạm tăng, lập chứng từ hạch toán, ghi vào thẻ TSCĐ và các sổ sách để theo dõi quản lý và tính trích khấu hao TSCĐ. Khi có Thông tri phê duyệt quyết toán (hoặ quyết định phê duyệt quyết toán), Phòng tài chính kế toán (kế toán TSCĐ) hạch toán điều chỉnh đồng thời ghi vào sổ sách theo dõi. o Tăng do mua sắm TSCĐ: Khi TSCĐ được mua sắm về, Công ty tiến hành lập các hồ sơ: - Hợp đồng mua sắm TSCĐ (nếu có); - Biên bản nghiệm thu TSCĐ; - Hóa đơn mua sắm TSCĐ; - Phiếu nhập kho TSCĐ (nếu có); - Phiếu xuất kho TSCĐ (nếu có); - Quyết định sử dụng nguồn vốn để mua sắm TSCĐ; - Biên bản bàn giao TSCĐ cho đơn vị sủ dụng. Căn cứ vào các hồ sơ kế toán trên, kế toán TSCĐ lập chứng từ hạch toán tăng TSCĐ đồng thời ghi vào thẻ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, tính hao mòn hoặc trích khấu hao theo quy định. o Tăng do điều chuyển: Căn cứ vào quyết định của Tổng công ty về việc điều chuyển TSCĐ, hai bên tổ chức giao nhận và lập Biên bản giao nhận TSCĐ: Bên giao TSCĐ chịu trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền để ra quyết định tăng, giảm vốn (trường hợp tăng, giảm vốn); Bên nhận TSCĐ căn cứ vào hồ sơ giao nhận TSCĐ để hạch toán tăng TSCĐ, lập thẻ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, tính hao mòn hoặc trích khấu hao theo quy định. 38 o Tăng do đánh giá lại TSCĐ: Khi TSCĐ đánh giá lại thoe chủ trương Nhà Nước (như cổ phần hóa), căn cứ vào quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, kế toán hạch toán tăng nguyên giá phần chênh lệch tăng và ghi chép bổ sung phần chênh lệch tăng thêm vào thẻ và sổ theo dõi TSCĐ. o Tăng do nâng cấp TSCĐ: Khi nâng cấp TSCĐ (như trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ,), căn cứ quyết định phê duyệt chi phí nâng cấp TSCĐ, kế toán hạch toán bổ sung phần chênh lệch tăng thêm nguyên giá TSCĐ. o TSCĐ tăng do phát hiện thừa trong kiểm kê: Khi TSCĐ được phát hiện thừa trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý kết quả kiểm kê, kế toán hạch toán tăng TSCĐ đồng thời ghi vào thẻ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, tính hao mòn hoặc trích khấu hao.  Kế toán giảm TSCĐ HH: o Giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý: TSCĐ đưa ra nhượng bán, thanh lý là những TSCĐ không cần dùng hoặc không còn sử dụng được hiện Công ty đang theo dõi quản lý. Khi đưa ra thanh xử lý, Công ty lập đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo quy định của EVN về công tác xử lý tài sản, hồ sơ gồm: - Quyết định nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Biên bản kết quả nhượng bán, thanh lý TSCĐ của Hội đồng thanh xử lý; - Hóa đơn xuất kho nhượng bán, thanh lý TSCĐ (đối với TSCĐ phải viết hóa đơn). Căn cứ vào hồ sơ nhượng bán thanh lý TSCĐ của Hội đồng thanh xử lý, kế toán TSCĐ tiến hành hạch toán giảm TSCĐ và các nghiệp vụ có liên quan. o Giảm TSCĐ do điều chuyển: Để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, EVN thực hiện điều chuyển tài sản không cần dùng từ đơn vị trực thuộc này sang đơn vị trực thuộc khác. Việc điều chuyển tài sản ra ngoài tập đoàn được thực hiện theo quyết định hoặc ý kiến của Chính Phủ. 39 Các đơn vị có thể thực hiện việc điều chuyển TSCĐ trong nội bộ đơn vị của mình theo phân cấp. Hồ sơ gồm: - Quyết định điều chuyển của cấp có thẩm quyền; - Phiếu xuất kho TSCĐ được điều chuyển (nếu có); - Biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào hồ sơ điều chuyển TSCĐ, kế toán TSCĐ tiến hành hạch toán giảm TSCĐ. o TSCĐ giảm do phát hiện thiếu trong kiểm kê: Hồ sơ giảm TSCĐ do phát hiện thiếu trong kiểm kê gồm: - Biên bản kiểm kê; - Quyết định xử lý kết quả của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào hồ sơ giảm TSCĐ phát hiện thiếu trong kiểm kê, kế toán hạch toán giảm TSCĐ và các nghiệp vụ có liên quan. o Di chuyển TSCĐ trong nội bộ đơn vị: TSCĐ trong đơn vị đã được thủ trưởng đơn vị phân giao trách nhiệm quản lý và sử dụng cho trưởng các bộ phận trong đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi có yêu cầu phải chuyển TSCĐ của bộ phận này sang bộ phận khác trong nội bộ đơn vị thì Thủ trưởng đơn vị phải có quyết định điều động. Bộ phận quản lý TSCĐ sẽ lập phiếu di chuyển TSCĐ và thông báo cho các bộ phận có liên quan tiến hành công việc giao nhận TSCĐ theo quyết định. Khi TSCĐ di chuyển trong nội bộ đơn vị, kế toán không hạch toán tăng, giảm TSCĐ mà chỉ theo dõi về sự thay đổi bộ phận sử dụng TSCĐ. Căn cứ vào phiếu di chuyển này các bộ phận sử dụng TSCĐ và các bộ phận có liên quan trong đơn vị thực hiện điều chỉnh sổ sách theo dõi ở đơn vị và ở các bộ phận; đồng thời xác định lại việc phân bổ tiền khấu hao TSCĐ theo tình hình TSCĐ đã được điều động giữa các bộ phận trong đơn vị. 2.2.2.2 Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình: 2.2.2.2.1 Tài khoản sử dụng: 40 Kế toán sử dụng tài khoản 211 “tài sản cố định hữu hình” để hạch toán, các TK cấp 2: TK 2111: nhà cửa, vật kiến trúc TK 2112: máy móc thiết bị TK 2113: phương tiện vận tải truyền dẫn TK 2114: thiết bị, dụng cụ quản lý TK 2115: cây lâu năm, sút vật làm việc và cho sản phẩm TK 2118: tài sản cố định khác 2.2.2.2.2 Trình tự hạch toán:  Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình: o Tăng do mua sắm mới: BT 1: Ngày 11/09/2013, Công ty quyết định mua Máy CB 36KV 1600A 25KA giá mua là 205.000.000 đ.  TSCĐ mua về chưa sử dụng để trong kho, kế toán hạch toán: Nợ TK 2112 205.000.000 Có TK 2411 205.000.000 Đồng thời, hạch toán chứng từ ghi sổ: Nợ TK 241 205.000.000 Có TK 331 205.000.000 Thanh toán cho nhà cung cấp: Nợ TK 331 205.000.000 Có TK 112 205.000.000  Căn cứ quyết định về việc phân phối thiết bị, Cty chuyển thiết bị cho Chi nhánh điện cao thế Cần Thơ. Khi xuất kho: Nợ TK 2411 205.000.000 Có TK 152 205.000.000 41 Tổng công ty cấp vốn: Nợ TK 112 205.000.000 Có TK 336332 205.000.000 Các chứng từ liên quan gồm: - Biên bản quyết định mua máy của Công ty (phụ lục) - Thẻ TSCĐ (Mã số TSCĐ: 24000000247) - Phiếu xuất kho - Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ (phụ lục) Đồng thời, ghi vào Sổ chi tiết tài khoản TSCĐ HH và Bảng chi tiết tăng giảm TSCĐ (xem phụ lục). BT 2: Ngày 12/09/2013 Cty mua máy RELAY QD TYPE 3-351-15(1A) với giá mua là 32.305.950đ, cấp cho Chi nhánh điện cao thế Sóc Trăng.  Kế toán hạch toán tăng TSCĐ: Nợ TK 2112 32.305.950 Có TK 2411 32.305.950 Đồng thời, hạch toán chứng từ ghi sổ: Nợ TK 2411 32.305.950 Có TK 331 32.305.950 Thanh toán cho nhà cung cấp: Nợ TK 331 32.305.950 Có TK 112 32.305.950  Xuất thiết bị cấp cho chi nhánh: Nợ TK 2411 32.305.950 Có TK 152 32.305.950 Các chứng từ liên quan gồm: - Quyết định mua được phê duyệt (phụ lục) - Thẻ TSCĐ ( Mã số TSCĐ: 24000000261) - Biên bản giao nhận TSCĐ (phụ lục) 42 - Phiếu xuất kho (phụ lục) Đồng thời ghi vào Sổ chi tiết TSCĐ HH và Bảng chi tiết tăng giảm TSCĐ (xem phụ lục). o Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao: Để tiến hành xây dựng công trình mới, Công ty sẽ ra thông báo mời thầu (đối với những công trình lớn), khi lựa chọn được nhà thầu thích hợp Công ty sẽ ký hợp đồng với nhà thầu xây lắp công trình. Sau khi công trình hoàn thành, Công ty tiến hành lập biên bản nghiệm thu công trình. Kế toán xây dựng cơ bản tiến hành hạch toán tạm tăng TSCĐ, khi có quyết định quyết toán công trình kế toán tài sản cố định sẽ điều chỉnh lại TSCĐ. Cty sẽ làm biên bản thanh lý và bàn giao công trình, đồng thời bên nhận thầu sẽ phát hành hóa đơn thanh toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. VD: Căn cứ CV số 861/ĐCTMN-TCKT ngày 04/04/2013 về việc xác nhận nội dung liên quan đến TSCĐ mới tăng, công trình “Xây dựng hệ thống PCCC trạm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận”, giá trị tạm tăng là 772.807.964 đồng. Kế toán hạch toán: Nợ TK 211 772.807.964 Có TK 33692 772.807.964 Chứng từ gồm: (phụ lục ) - Báo cáo tổng hợp quyết toán đầu tư hoàn thành - Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng - Biên bản nghiệm thu kỹ thuật công trình - Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành - Tài sản cố định mới tăng - Chi tiết nguồn vốn cho công trình - Bảng xác nhận các nội dung liên quan đến TSCĐ mới tăng - Biên bản bàn giao TSCĐ - Phiếu chi ngân hàng số 022 - Hóa đơn - Hợp đồng 43 o Tăng do điều chuyển nội bộ: BT : Ngày 17/09/2012 căn cứ quyết định điều động tài sản cố định của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty điện lực miền Nam, điều chuyển máy cắt 36KV không có nhu cầu sử dụng của Công ty Điện lực Bạc Liêu về Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam. Ngyên giá của máy cắt là 247.510.569đ. Giá trị còn lại đến 30/08/2012 là 0 đồng  Căn cứ quyết định số 1843/QĐ-EVN SPC, kế toán tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ và hạch toán tăng TSCĐ tại Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam. Nợ TK 211 247.510.569 Có TK 2142 247.510.569  Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình: o Giảm do nhượng bán, thanh lý: VD: Căn cứ quyết định 437/QĐ-ĐCTMN ngày 10/04/2012 về việc thanh lý 01 Relay bảo vệ quá dòng đã bị hư hỏng tại chi nhánh điện cao thế Lâm Đồng, với nguyên giá 87.000.000 đồng, giá trị còn lại đến 31/03/2012 là 0 đồng. Nợ TK 2142 87.000.000 Có TK 211 87.000.000 o Giảm do điều chuyển nội bộ: Để phục vụ cho quá trình SXKD, EVN sẽ thực hiện điều chuyển tài sản không cần dùng từ đơn vị trực thuộc này sang đơn vị trực thuộc khác. Việc điều chuyển tài sản ra ngoài Tập đoàn được thực hiện theo ý kiến của Chính Phủ. Các đơn vị có thể thực hiện việc điều chuyển TSCĐ trong nội bộ đơn vị mình theo phân cấp. Hồ sơ giảm TSCĐ gồm : - Quyết định điều chuyển của cấp có thẩm quyền - Phiếu xuất kho TSCĐ được điều chuyển - Biên bản giao nhận TSCĐ o Giảm do dỡ bỏ một phần: 44 VD: Ngày 12/07/2012, Căn cứ biên bản đánh giá nhập kho thiết bị thu hồi bàn giao từ công trình “ Kéo mạch 02 đường dây 110KV Trảng Bàng 02 – Tây Ninh”, giá trị thu hồi là 129.000.000. Tài sản dỡ bỏ có Nguyên giá 578.304.000 đồng, giá trị còn lại đến thời điểm dỡ bỏ là 12.000.000 đồng. PNK: Nợ TK 152 129.000.000 Có TK 138881 129.000.000 Giảm TSCĐ: Nợ TK 138881 129.000.000 Nợ TK 2142 566.304.000 Có TK 211 578.304.000 Có TK 7119 117.000.000 2.2.3 Kế toán khấu hao tài sản cố định: 2.2.3.1 Đặc điểm khấu hao tài sản cố định: Tất cả các tài sản hiện có của EVN (Tập đoàn điện lực Việt Nam), đơn vị (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong SXKD hạch toán vào chi phí kinh doanh, khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Những TSCĐ đã trích đủ khấu hao thì không phải trích khấu hao. Những TSCĐ chưa khấu hao hết (chưa thu hồi đủ vốn) nhưng đã hư hỏng không thể sử dụng phải được thanh lý theo nguyên tắc bảo toàn vốn. TSCĐ trong Cty được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Căn cứ quy định trong chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT – BTC, Cty xác định thời gian sử dụng của TSCĐ phụ lục 1 của Thông tư này. Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam căn cứ vào bảng thời gian sử dụng tính khấu hao áp dụng trong Tập đoàn để tính khấu hao TSCĐ. 45 Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đường thẳng được xác định theo công thức: Khấu hao TSCĐ hàng tháng = Khấu hao TSCĐ phải trích trong năm 12 tháng 2.2.3.2 Tài khoản sử dụng: TK 214: khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa vật kiến trúc TK 6274: chi phí khấu hao phương tiện TSCĐ HH TK 6424: chi phí khấu hao TSCĐ HH dùng cho quản lý doanh nghiệp TK009: nguồn vốn khấu hao cơ bản 2.2.3.3 Trình tự hạch toán: VD: Ngày 30/9/2013 kế toán TSCĐ trích KH của tất cả các loại TSCĐ HH trong tháng 9 dùng cho các bộ phận như sau:  Bộ phận sản xuất: - TSCĐ HH là nhà cửa, vật kiến trúc Nợ TK 6271314 141.660.599 Có TK 214111 141.660.599 - TSCĐ HH là máy móc, thiết bị Nợ TK 6271314 18.959.643.831 Có TK 21412 18.959.643.831 - TSCĐ HH là phương tiện vận tải, truyền dẫn Nợ TK 6271314 29.179.236.384 Có TK 21413 29.179.236.384 - TSCĐ HH là thiết bị, dụng cụ quản lý Nợ TK 6271314 89.189.477 Có TK 21414 89.189.477 46  Bộ phận quản lý doanh nghiệp: - TSCĐ HH là nhà cửa, vật kiến trúc Nợ TK 6421314 9.650.387 Có TK 21411 9.650.387 - TSCĐ HH là máy móc, thiết bị Nợ TK 6421314 464.384.023 Có TK 21412 464.384.023 - TSCĐ HH là phương tiện vận tải, truyền dẫn Nợ TK 6421314 61.579.197 Có TK 21413 61.579.197 - TSCĐ HH là thiết bị, dụng cụ quản lý Nợ TK 6421314 889.703 Có TK 21414 889.703 Sổ chi tiết tài khoản Hao mòn TSCĐ HH (phụ lục ). 2.2.4 Kế toán sửa chữa tài sản cố định: 2.2.4.1 Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình: 2.2.4.1.1 Đặc điểm sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình: Sửa chữa lớn mang tính phục hồi là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế, sửa chữa thì TSCĐ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường. Chi phí sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa kéo dài, công việc sửa chữa có tiến hành theo kế hoạch. 2.2.4.1.2 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi quá trình sửa chữa lớn, Cty sử dụng TK 241(2413) “sửa chữa lớn TSCĐ” để hạch toán. TK 24131: dở dang TK 241311: tự làm 47 TK 241312: thuê ngoài TK 24132: hoàn thành chờ quyết toán TK 241321: tự làm TK 241322: thuê ngoài 2.2.4.1.3 Trình tự hạch toán: Khi Công ty đưa máy móc thiết bị ra sửa chữa lớn thì bộ phận quản lý và sử dụng máy móc thiết bị phải lập biên bản bàn giao cho bộ phận sửa chữa. khi TSCĐ đã được sửa chữa hoàn thành đem bàn giao cho bộ phận sử dụng, hồ sơ gồm: - Hợp đồng sửa chữa - Biên bản nghiệm thu - Biên bản bàn giao - Bảng quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ - Phiếu chi VD: căn cứ quyết định số 1450/QĐ-ĐCTMN ngày 7/12/2013, Công ty tiến hành sửa chữa nhà kho chi nhánh điện cao thế An giang (MSCT: CT13L016). Giá trị dự toán là 671.009.661 đ, nhưng chi phí thực tế là 509.773.458 đ. Công ty đã trình lên cấp trên phê duyệt. Chứng từ gồm: - Quyết định v/v phê duyệt quyết toán công trình (phụ lục ) - Bảng tổng hợp quyết toán kinh phí sửa chữa lớn. (phụ lục ) Khi công việc sửa chữa hoàn thành bàn giao, kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ liên quan và hạch toán: Nợ TK 33512 509.773.458 Có TK 2413 509.773.458 Đồng thời, ghi vào sổ các tài khoản liên quan như: sổ cái TK241 48 2.2.4.2 Kế toán sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình: TSCĐHH trong Công ty được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau. Trong quá trình sử dụng TSCĐ HH, các bộ phận hư hỏng hao mòn không đồng đều. Để duy trì năng lực hoạt động của các TSCĐHH đảm bảo cho các tài sản này hoạt động bình thường, an toàn, Cty thường xuyên tiến hành bảo dưỡng sửa chữa diễn ra ngắn và chi phí phát sinh ít nên được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐHH đó. Thủ tục SCTX gồm: - Bản dự toán chi phí sửa chữa - Hợp đồng sửa chữa TSCĐ (nếu có) - Biên bản xác nhận công việc thực hiện - SCTX ở Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam có thể tự làm hoặc thuê ngoài. VD: theo số liệu ngày 25/12/2013 Công ty tiến hành sửa chữa máy in với tổng chi phí sửa chữa là 3.168.000, trong đó thay lô ép (HP 1320) 730.000, quả đào 650.000, lô ép (HP 2035) 750.000, bao lụa 750.000. Căn cứ vào hồ sơ trên kế toán TSCĐ hạch toán như sau: Nợ TK 64213178 3.168.000 Có TK 1111 3.168.000 Chứng từ gồm: phiếu chi, biên bản nghiệm thu. (phụ lục ). 49 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT- KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét:  Về hình thức tổ chức kế toán tại Công ty: Bộ phận kế toán áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trên phần mềm thuận tiện cho việc kiểm tra sổ sách và các chứng từ kế toán hàng ngày, hàng tháng, hàng qúy, hàng năm. Ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép; thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán; giúp tiết kiệm thời gian ghi chép nghiệp vụ; số liệu được tổng hợp một cách nhanh chóng; dễ phát hiện sai sót. Nhược điểm: thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp; việc kiểm tra vào cuối tháng => số liệu cung cấp cho nhà quản lý chậm. Tổ chức bộ máy kế toán tập trung tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc được giao, cung cấp kịp thời lượng thông tin mà các nhà quản trị yêu cầu. Nhân viên kế toán được phân công công việc khoa học, luôn hoàn thành nhiệm vụ. Hệ thống tài khoản thống nhất trong ghi chép, lưu trữ, phản ánh chính xác các nghiệp vụ thực tế phát sinh. Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý giúp hạch toán đúng nghiệp vụ, ghi chép kịp thời và đầy đủ. Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ kế toán được chú trọng. Tuy nhiên, chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa các chức năng kế toán, giữa các phần hành kế toán còn phụ thuộc lẫn nhau. Cần có sự phân biệt rõ giữa các phần hành, vì khi có một nhân viên nào đó nghỉ việc thì sẽ không có người thay thế kịp thời.  Về công tác tổ chức và quản lý TSCĐ HH: Công tác quản lý TSCĐ HH tại Công ty rất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản trong tình hình hiện nay. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu về TSCĐ HH Công ty áp dụng theo quy định của Bộ Tài Chính. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với qui mô, đặc điểm của hình thức sản xuất. bộ máy kế toán gọn nhẹ với việc phân công lao động cụ thể, trách 50 nhiệm cho từng cán bộ kế toán. Tất cả các phần hành có người theo dõi, thực hiện đầy đủ đúng quy định. Sổ sách kế toán đã sử dụng và thực hiện theo đúng quy định của Ban Tài Chính, tập hợp chứng từ gốc vào các sổ chi tiết TSCĐ HH và thẻ TSCĐ HH. Sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ một cách cụ thể. Số liệu từ chứng từ ghi sổ vào sổ chi tiết tài khoản TSCĐ HH sau đó đến sổ cái và tiến hành lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh một cách rõ ràng và đầy đủ. Về cơ bản kế toán TSCĐ HH đã theo dõi được tình hình tăng giảm, khấu hao và kiểm kê TSCĐ HH theo đúng quy trình đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ HH hiện có. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thanh lý TSCĐ HH còn diễn ra chậm bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà. Mỗi khi thanh lý hay nhượng bán, Công ty phải lập phiếu xác định tình trạng sử dụng của tài sản và giá trị kinh tế thị trường của tà sản. Lập tờ trình xin thanh lý gửi cho Ban giám đốc phê duyệt và phải có quyết định cho phép mới được thanh lý. Vì vậy, thường tố rất nhiều thời gian cho công việc này và làm ảnh hưởng đến hạch toán TSCĐ HH của Công ty.  Về công tác kế toán quản trị tại Công ty: Mục tiêu tối Cty là tối ưu hóa chi phí, tổ chức bộ máy đáp ứng đươc yêu cầu của Tổng Công ty. Hiện nay, đa số các Công ty Nhà nước đang áp dụng hình thức là quan tâm đến kế toán tài chính là chính. Không tách riêng kế toán tài chính hay kế toán quản trị, cũng không tách riêng giữa bộ phận tài chính hay bộ phận quản trị. Mô hình chủ yếu là kế toán tài chính, chủ yếu là ghi lại những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, còn kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Và đó cũng là mô hình kế toán quản trị mà Cty Lưới điện Cao thế miền Nam áp dụng, tức là kế toán quản trị nằm trong một bộ phận kế toán tài chính, khi cần kế toán sẽ lên dự toán chi tiết để cung cấp thông tin cho người ra quyết định chứ không tách riêng kế toán quản trị hay kế toán tài chính.  Về tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty: 51 Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam trực thuộc Tổng Công ty điện lực miền Nam ( trực thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam) nên phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm FMIS do Tập đoàn điện lực Việt Nam xây dựng. Hệ thống thông tin kế toán tại Công ty chủ yếu sử dụng tin học, mỗi nhân viên Phòng Tài chính- kế toán sẽ được cấp một máy tính cá nhân để sử dụng. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhân viên kế toán sẽ mở phần mềm kế toán để hạch toán, cuối tháng kế toán tổng hợp sẽ mở sổ (mở trên phần mềm) để các kế toán viên khác kết chuyển các nghiệp vụ đã hạch toán. Kế toán tổng hợp sử dụng phần mềm để tổng hợp những nghiệp vụ đã phát sinh trong tháng và sau đó sẽ kết xuất dữ liệu để lập báo cáo tài chính. Việc sử dụng tin học trong kế toán giúp các nhân viên tiết kiệm được thời gian ghi sổ, cập nhật nhanh chóng những thay đổi, những quy định mới liên quan đến phần hành mà mình phụ trách, dễ xem xét và sữa chữa. Tuy nhiên, người dùng có thể nhập sai dữ liệu, phần mềm bị lỗi khiến công việc kế toán thụ động.  Về cách hạch toán và trích khấu hao TSCĐ HH: Nhìn chung, công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty tuân thủ các quy định về cách hạch toán và trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài Chính cũng như tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việ Nam hiện hành để đáp ứng yêu cầu quản lý của Tổng Công ty Điện lực miền Nam. Nhờ vào phần mềm kế toán FMIS mà công việc trích khấu hao được chính xác và cung cấp kịp thời tình hình TSCĐ HH một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Ngoài ra hệ thống còn giúp các thủ tục áp dụng được chặt chẽ hơn và các số liệu được xử lý tự động giúp giảm khối lượng công việc và các sai lệch trong công việc của kế toán TSCĐ.  Về việc luân chuyển và lưu trữ chứng từ: Hệ thống chứng từ dưới dạng vật chất hoặc số hóa được luân chuyển nhanh, an toàn và bảo mật. Các bộ chứng từ gốc được lưu trữ cẩn thận, đóng thùng theo từng tháng. Điều 52 này giúp thuận tiện trong công tác quản lý, kiểm tra đối chiếu các số liệu ghi sổ với các số liệu trên chứng từ khi cần thiết. Hằng năm, chứng từ gốc được chuyển đến khu vực lưu trữ chung với các loại chứng từ khác nhau.  Về việc áp dụng phần mềm: Hệ thống phần mềm FMIS có tính bảo mật cao với việc giới hạn phạm vi cơ sở dữ liệu cho phép truy cập thông tin qua tài khoản của người dùng. Mỗi phần hành chỉ có thể cập nhật, sửa đổi những phần hành do mình phụ trách không thể truy cập hay sửa đổi của phần hành khác. Mạng thông tin liên lạc nội bộ hiện đại, liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban và chi nhánh trong cùng Công ty giúp kế toán TSCĐ cập nhật và phản ánh kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế phát sinh và các quy định của Công ty, Tổng Công ty và của Tập đoàn Điện lực miền Nam. 3.2 Kiến nghị: Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam, bản thân em còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán TSCĐ HH. Căn cứ vào các chế độ kế toán TSCĐ của Nhà Nước và Bộ tài Chính, em có một số ý kiến nhỏ mong góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thiện thêm công tác kế toán TSCĐ HH tại Công ty. Việc thanh lý TSCĐ HH của Công ty diễn ra chậm bởi hệ thống thủ tục rườm rà, phức tạp. Để thanh lý được TSCĐ HH thì bộ phận sử dụng phải có phiếu xác nhận về tình trạng tài sản hiện tại để từ đó lập tờ trình gửi lên cho Ban quản lý tài sản. Ban quản lý sẽ xem xét rồi chuyển lên cho Ban Giám đốc, nếu BGĐ đồng ý thì kế toán mới lập Biên bản thanh lý tài sản đó, xem xét số khấu hao đã trích và giá trị còn lại là bao nhiêu rồi gửi lên BGĐ phê duyệt. Sau khi đầy đủ thủ tục như trên thì bộ phận sử dụng mới được tiến hành thanh lý tài sản đó. Việc chuyển đi chuyển lại như vậy thường mất khá nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ HH tại Công ty. Vì vậy, Công ty nên bỏ bớt một số thủ tục không cần thiết để tránh mật thời 53 gian. Ví dụ như thanh lý xe ô tô, Ban quản lý đội xe có thể trực tiếp trình lên BGĐ xem xét ký duyệt khi đã có Biên bản thanh lý của kế toán TSCĐ HH. Tăng cường công tác bảo quản và quản lý TSCĐ HH: do đặc thù mô hình tổ chức cảu Công ty vì vậy công tác quản lý TSCĐ HH rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm và tăng cường công tác quản lý TSCĐ khi đưa vào sử dụng. Cần phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn cho bộ phận sử dụng nó trong việc bảo vệ an toàn TSCĐ, tránh mất mát, hư hỏng phải thực hiện chế độ quản lý, bảo dưỡng tiến hành sửa chữa kịp thời đúng tiến độ, đúng kế hoạch. Ngoài ra, Công ty c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tai_san_co_dinh_huu_hinh_tai_cong_ty_luoi.pdf
Tài liệu liên quan