Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV năm 2009

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng về việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) của sản phụ sau sanh tại Khoa Hậu sản A – B Bệnh viện Hùng Vương.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 384 sản phụ có bé nằm theo mẹ nhập Khoa Hậu sản A (khu dịch vụ) – 384 sản phụ có bé nằm theo mẹ nhập Khoa Hậu sảnB (khu không dịch vụ) từ 31/8/2009 đến 31/12/2009.

Kết quả: Tỷ lệ sản phụ có kiến thức đúng là 29%, thái độ đúng là 13%, thực hành đúng là 4%. Ở sản phụ sanh con so thực hành tốt hơn ở sản phụ sanh con rạ. Ở sản phụ có trình độ học vấn > cấp 2 có thái độ và thực hành đúng hơn.Ở Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ) có đến 329 (96%) sản phụ thực hành cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh cao hơn Khoa Hậu Sản A (khu dịch vụ) chỉ có 263 (68%) sản phụ cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau san. Chỉ có 06 sản phụ (0.78%) vừa có KT, TĐ và TH đúng về NCBSM.

Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các sản phụ có kiến thức, thái độ, thực hành về NCBSM còn thấp. Các sản phụ chưa có đầy đủ kiến thức về NCBSM nên chưa tự tin mình đủ sữa cho bé bú, vì thế các bà mẹ thường cho bé bú sữa công thức trước khi cho con bú sữa của mình. Phần lớn các sản phụ chưa thực hành đúng. Điều này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông để các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có đầy đủ kiến thức về NCBSM.

Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bắng sữa mẹ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sanh tại BVHV năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức về NCBSM nên dẫn đến thái độ không đúng bao gồm: không đủ tự tin vào bản thân đã đủ sữa cho con bú nên cho con bú sữa công thức trước vài ngày trong khi chờ đợi mẹ lên sữa và đã cho bé uống thêm nước sau mỗi cử bú. Trong quá trình mang thai sản phụ đã uống loại sữa dành cho bà mẹ mang thai nên trang bị sẵn cho mình khi sinh loại sữa nhân tạo dành cho trẻ sơ sinh cùng loại. Thực hành: Bảng 2.5. Tỷ lệ TH đúng về NCBSM (384 sản phụ Khoa Hậu Sản A và 384 sản phụ Khoa Hậu Sản B ). TH về NCBSM Số đạt % 1 Cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh (1đ) 592 77% 2 Không cho bé uống thêm nước sau mỗi cử bú (1đ) 364 47% 3 Cách đặt bé vào vú đúng (1đ) 637 83% 4 Có vắt bỏ sữa thừa sau mỗi cử bú (1đ) 317 41% 5 Cho bé bú theo nhu cầu cả ngày và đêm (1đ) 618 80% 6 Tư thế cho bé bú đúng (1đ) 245 32% 7 Cách cho bé ngậm bắt vú đúng (1đ) 348 45.3% TH đúng về NCBSM(7đ) 33 4% Biểu đồ 1. 5. Thực hành đúng về NCBSM Biểu đồ 1. 6 Thực hành về NCBSM theo điểm đạt. Thực hành về NCBSM: Thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ chỉ có 33 sản phụ (4%) thực hành đúng 100% (hay đạt 7 điểm). Có sự khác biệt trong thực hành NCBSM của 2 nhóm sản phụ ở Khoa Hậu Sản A (khu Dịch vụ) (0.5%) và Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ) (8.1%), ở khu không dịch vụ do điều kiện kinh tế nên bà mẹ cho bé bú sữa mẹ sớm trong 2 giờ đầu sau sanh nên kết quả thực hành cao hơn khu dịch vụ. Nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hành thấp do thiếu kiến thức và thái độ không phù hợp về NCBSM nên các sản phụ đã không cho bé bú sữa mẹ sớm ngay sau sanh và khi cho con bú thì phần lớn ở ngày đầu sau sanh do mệt mỏi và do đau vết may nên về tư thế các sản phụ chưa bế bé cho bú đúng cách, từ đó bé ngậm bắt vú không tốt (có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lần sanh). Mặt khác, do hoàn cảnh xã hội bà mẹ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản nên đã không cho bé bú hoàn toàn bằng SM (có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nhóm nghề nghiệp về NCBSM).Vì vậy cần có giải pháp thiết thực, hỗ trợ và nâng cao thực hành NCBSM cho những bà mẹ ngay sau sanh.Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên thấp hơn so với nghiên cứu năm 2008 (Khoa Sơ sinh BV Nhi Đồng 2 là 26.43%) [4] . Sự khác biệt này có thể giải thích: Các bà mẹ hạn chế vận động ở ngày đầu sau sanh (tại thời điểm nghiên cứu). Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ về NCBSM: Số lần sanh So sánh Con so (383) Con rạ (385) P KT 91 (23.76%) 132 (34.29%) 0.0056 TĐ 47 (12.27%) 53 (13.77%) 0.00009 TH 24 (6.27%) 9 (2.34%) 0.00042 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P≤ 0.05 về số lần sanh (TĐ, TH về NCBSM). Ở sản phụ sanh con so thực hành tốt hơn ở sản phụ sanh con rạ, có thể giải thích ở sản phụ con rạ có thái độ chưa đúng và đã thành thói quen nên dẫn đến thực hành không đúng Trình độ học vấn So sánh Học vấn ≤ cấp2 (449) Học vấn > cấp2 (319) P KT 109 (24.27%) 114 (35.74%) 0.053 TĐ 52 (11.58%) 48 (15.05% 0.036 TH 16 (3.56%) 17 (5.32%) 0.03 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P≤ 0.05 về trình độ học vấn (TĐ, TH về NCBSM). Ở sản phụ có trình độ học vấn > cấp 2 có thái độ và thực hành đúng hơn, điều này hợp lý với thực tế vì nhóm học vấn cao có điều kiện tiếp nhận thông tin về NCBSM nên có thái độ tích cực và thực hành tốt Sản phụ nhập viện ở khoa hậu sản A (khu dịch vụ) và khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ) Bảng 2.6. So sánh KT, TĐ, TH về NCBSM của sản phụ ở Khoa Hậu Sản A (khu dịch vụ) và Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ) So sánh Khoa Hậu Sản A N = 384 Khoa Hậu Sản B N = 384 KT 106 (28%) 117 (30%) TĐ 47 (12%) 53 (14%) TH 2 (0.5%) 31 (8.1%) Có sự khác biệt trong thực hành NCBSM của 2 nhóm sản phụ ở Khoa Hậu Sản A (khu Dịch vụ) và Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ): ở Khoa Hậu Sản A chỉ có 263 (68%) sản phụ cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh nhưng ở Khoa Hậu Sản B có đến 329 (96%) sản phụ cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh. Khi quan sát bà mẹ cho con bú: ở Khoa Hậu Sản A chỉ có 53 (14%) sản phụ đúng về tư thế bế bé cho bú nhưng ở Khoa Hậu Sản B có đến 192 (50%) sản phụ đúng về tư thế bế bé cho bú. Ở Khoa Hậu Sản A chỉ có 77 (20%) sản phụ cho bé ngậm bắt vú đúng nhưng ở Khoa Hậu Sản B có đến 271 (71%) sản phụ cho bé ngậm bắt vú đúng. Điều này có thể giải thích do đối tượng ở Khoa Hậu sản B (không phải khu dịch vụ) do điều kiện kinh tế nên bắt buộc họ phải cho bé bú mẹ nên có cố gắng trong việc thực hành cho con bú mẹ. Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ về NCBSM: Chỉ có 06 sản phụ (0.78%) vừa có KT, TĐ và TH đúng về NCBSM. Có 51 sản phụ (6.64%) có cả 2 KT và TĐ đúng. Có 15 sản phụ (2%) có cả 2 KT và TH đúng. Có 10 sản phụ (1.3%) có cả 2 TĐ và TH đúng. Trong 223 sản phụ có KT đúng về NCBSM chỉ có 99 sản phụ (44%) có TĐ đúng và chỉ có 33 sản phụ (14.8%) TH đúng. Trong 100 sản phụ có TĐ đúng về NCBSM chỉ có 51 sản phụ (51%) có KT đúng và chỉ có 10 sản phụ (10%) TH đúng. Hạn chế của nghiên cứu: Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện (sau 16giờ) tại một Bệnh viện (768 sản phụ trong 8023 ca sanh không can thiệp tại thời điểm nghiên cứu) là ít có khả năng đại diện cho cộng đồng bà mẹ tại Thành Phố Hồ Chí Minh. VII. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT VII. 1 Kết luận: Tỷ lệ sản phụ có kiến thức đúng về NCBSM là 29%. Tỷ lệ sản phụ có thái độ đúng về NCBSM là Thái độ đúng là 13%. Tỷ lệ sản phụ có thực hành đúng về NCBSM là là 4%, Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ về NCBSM: Ở sản phụ sanh con so thực hành tốt hơn ở sản phụ sanh con rạ. Ở sản phụ có trình độ học vấn > cấp 2 có thái độ và thực hành đúng hơn. Ở nhưng ở Khoa Hậu Sản B (khu không dịch vụ) có đến 329 (96%) sản phụ cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh cao hơn Khoa Hậu Sản A (khu dịch vụ) chỉ có 263 (68%) sản phụ cho bé bú sớm trong 2 giờ đầu sau sanh Chỉ có 06 sản phụ (0.78%) vừa có KT, TĐ và TH đúng về NCBSM. VII. 2 Đề xuất: 1. Tỉ lệ sản phụ có KT sai, TĐ không phù hợp và TH NCBSM chưa đúng khá cao. Cần đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược can thiệp để khắc phục bao gồm: Cần được phổ biến cho các sản phụ đi Khám thai, đặc biệt các lớp “Chuẩn bị làm mẹ trước sanh”. Đưa nguồn thông tin về NCBSM rộng rãi cho tất cả nhân viên trong Bệnh viện. Tăng cường hướng dẫn về thực hành ngay những giờ đầu sau sinh. Tăng cường giáo dục về NCBSM đặc biệt là nhóm sản phụ sanh con lần đầu và nhóm sản phụ có trình độ học vấn ≤ cấp 2. Hướng dẫn mỗi ngày sau sanh về thực hành cách vắt sữa và cách duy trì nguồn sữa đối với nhóm sản phụ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước: [1] Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh,Tập II, Bộ Y Tế,2004: 246-247. [2] Khóa học về tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, UNICEF, 1993. [3] Tham vấn NCBSM, Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ, Bộ Y Tế, 1996: 7-9. [4] Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe, Ủy Ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, 1997: Chương 9. [5] Tài liệu nghiên cứu: Đánh giá chương trình BFHI của BVHV, ThS. BS Phạm Gia đức, ThS. BS Nguyễn Trọng Hiếu, 1995. [6] Tài liệu nghiên cứu: KT, TĐ, TH của bà mẹ về lợi ích NCBSM tại Khoa Sơ sinh BVNĐ 2 năm 2008, ĐD. Dương Thị Hồng Cương, Y Học TP. Hồ Chí Minh í Tập 12 í Phụ bản của Số 4 í 2008, tr 24 - 28. Tài liệu nước ngoài: [7] Joan Younger Meek, Md, MS, RD, FAAP, IBCLC, Editor in Chief with Sherill Tippins, New Mother’s Guide to Breastfeeding, 2002: 51-69. Women’s Health Profile: Viet Nam, WHO, 1995. Infant feeding the physiological basis, James Akre, 1989. Trang Web: [8] 09/9/2008. [9] 09/92008. [10]www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Bang-chung-moi-cua-loi-ich-nuoi-con-bang-sua-me - 30k 09/9/2008. [11]www.unicef.org/Vietnam/vi/media-1057.htmc 09/9/2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockienthucthaidonuoiconbangsuame_8248.doc
Tài liệu liên quan