Kinh tế Hà Tĩnh năm 2012 và mục tiêu, giải pháp phát triển năm 2013

Năm 2012 là năm kinh tế thế giới đầy biến động và không ít khó khăn. Điều đó đã ảnh

hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Hà Tĩnh cũng không thể nằm ngoài sự

ảnh hưởng đó. Tuy vậy, bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo và cách làm hợp lý, Hà Tĩnh

đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về tăng trưởng kinh tế. Để đạt được các mục tiêu đã

đặt ra trong năm 2013, Hà Tĩnh cần thực hiện hệ thống đồng bộ nhiều giải pháp. Bài báo này

chỉ nêu lên 5 giải pháp mà tác giả cho là chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đó.

Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, thu và chi ngân sách

pdf118 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Kinh tế Hà Tĩnh năm 2012 và mục tiêu, giải pháp phát triển năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông thôn. Chỗ ở và việc làm của họ gắn liền với nông thôn, chính vì vậy họ là nguồn nhân lực tại chỗ cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nguồn nhân lực ở nông thôn là động lực chính của quá trình xây dựng nông thôn mới. Bởi vì, họ là lực lượng chủ yếu và trực tiếp tiến hành xây dựng nông thôn đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Mặt khác, cũng chính họ, với sự gắn bó và tình yêu quê hương đất nước, xóm làng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng nông thôn mới đi đến thành công. Tích cực tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đồng nghĩa với việc người lao động ở nông thôn tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình và cộng đồng. Những năm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ, nông dân đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, nông nghiệp nông thôn đã phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn ngày càng hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Qua đó, người lao động ở nông thôn đã có điều kiện nâng cao thu nhập, tích lũy vật chất, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lao động nông thôn còn là lực lượng trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn. Ủng hộ chủ trương xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, người dân nông thôn đã tự nguyện hiến đất, góp công, góp của với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại với hệ thống đường liên thôn liên xã, phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nông thôn mới không thể thiếu điện, đường, trường trạm, hệ thống kênh mương thủy lợi... Những cơ sở vật chất đó phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân nông thôn, phải do người dân nông thôn xây dựng, giữ gìn và bảo quản. Nguồn nhân lực ở nông thôn không những là lực lượng hoạt động chính trong lĩnh vực lao động sản xuất mà còn là lực lượng xây dựng và bảo vệ Đảng, Chính quyền và các đoàn thể ở nông thôn. Họ chính là người đưa chủ trường đường lối của Đảng về xây dựng nông thôn mới vào thực tiễn đời sống của nông dân ở nông thôn. Và từ chính thực tiễn đó họ sẽ đóng góp ý kiến cho đảng bộ, chính quyền đoàn thể địa phương nơi mình cư trú, đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực, kiên quyết chống lại những âm mưu thủ đoạn của các thế lực phản động, góp phần xây dựng và bảo vệ sự vững chắc của hệ thống chính trị ở nông thôn. Người lao động ở nông thôn cũng là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và giữ gìn an ninh, trật tự ở các vùng nông thôn. Nông thôn là nơi lưu giữ nhiều nhất những giá trị truyền thống của đời sống văn hóa làng xã Việt Nam. Đó là tình yêu quê hương đất nước, là tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, là những phong tục tập quán tốt đẹp của những vùng quê. Những giá trị đó đã ăn sâu vào nếp sống của người lao động nông thôn làm nền tảng cho xây dựng đời sống văn hóa mới và sự phát triển ổn định cả về kinh tế, chính trị xã 84 hội ở nông thôn. Trong giai đoạn cách mạng mới, những người lao động ở nông thôn lại tiếp tục phát huy những giá trị tinh thần đó làm tươi mới và phong phú hơn đời sống tinh thần của cả cộng đồng. 2. Những khó khăn, hạn chế của nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay Lao động ở nông thôn là động lực quyết định thành công quá trình xây dựng nông thôn mới. Vai trò và tiềm năng của nguồn nhân lực ở nông thôn là hết sức to lớn. Tuy nhiên, tiềm năng đó chưa được khai thác và phát huy đầy đủ. Nguồn nhân lực ở nông thôn nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Nông thôn là khu vực chưa được tạo điều kiện đầy đủ để nâng cao các yếu tố khác của chất lượng nguồn nhân lực như văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cũng như nhận thức về công ăn việc làm, tinh thần ý thức trách nhiệm để có việc làm và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả. Hạn chế này của lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay đang được khắc phục cùng với sự phát triển của nông thôn và quá trình rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xây dựng nông thôn mới. Lao động ở nông thôn thường có trình độ học vấn và trình độ tay nghề chưa cao. Do điều kiện sản xuất ở nông thôn còn ở trình độ thấp thô sơ lạc hậu, người lao động thường làm theo kinh nghiệm nên không có điều kiện nâng cao tay nghề. Chính vì vậy, để phát huy nguồn nhân lực nông thôn cho quá trình xây dựng nông thôn mới cần phải có chiến lược bồi dưỡng phát triển lực lượng lao động cho khu vực này. Nguồn nhân lực ở nông thôn thường hạn chế về sức khỏe, thể lực. Do sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất thấp, bấp bênh nên thu nhập của người lao động ở nông thôn thấp hơn thu nhập của người lao động ở thành thị. Hơn nữa, do hạn chế nhiều mặt về thông tin, thiếu hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cho cuộc sống và kế hoạch hóa gia đình, người lao động ở nông thôn không có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. Cho nên thể lực, tầm vóc và tuổi thọ trung bình của người lao động ở nông thôn thường thấp hơn người lao động ở thành thị. Trong thực tế, những người lao động có trình độ cao thường muốn tìm cho mình một chỗ làm việc ở ngoài nông thôn, có thu nhập cao, có điều kiện hưởng thụ nhiều kết quả của sự phát triển xã hội. Họ thường tìm việc làm ở thành phố chứ ít khi làm việc ở nông thôn. Lực lượng còn lại của lao động nông thôn thường là những người không có điều kiện đi làm ở nơi khác mới ở lại nông thôn làm việc. Tất cả những hạn chế đó làm cho nguồn nhân lực ở nông thôn nước ta hiện nay tuy đông mà chưa mạnh. Chính vì vậy, để để khai thác tiềm năng, phát huy vai trò của nguồn nhân lực ở nông thôn chúng ta cần phải có những giải pháp hữu hiệu trước mắt và lâu dài để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực này 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn Chương trình mục tiêu Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn là: "Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại." [4] - Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 85 Các đối tượng và các ngành nghề đào tạo phải phù hợp với từng vùng, trong từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến hành một cách có hệ thống; quy mô và ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; chú trọng cả đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn; đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề; đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình trường lớp (của nhà nước, của tư nhân và quốc tế); có sự liên kết giữa các loại hình để tạo ra các hình thức và mô hình đa dạng, năng động, đáp ứng cầu của thị trường lao động. Đồng thời phải có sự liên thông giữa các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề nhằm đa dạng hoá ngành nghề và cấp độ, đào tạo cho nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. - Thứ hai là tích cực đẩy mạnh công tác y tế, môi trường, dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn để bồi dưỡng sức khỏe, phát triển thể lực cho nguồn nhân lực ở nông thôn, chúng ta phải tập trung xây dựng, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, các trạm xá, bệnh viện huyện; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, cung cấp trang thiết bị dụng cụ y tế đầy đủ, thuốc men kịp thời phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen không đúng của người dân về chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình. Bên cạnh đó phải tăng cường công tác giáo dục dân số, truyền thông dân số đến từng gia đình, từng cá nhân, phát triển nhận thức và nâng cao hiểu biết về tình hình dân số trong nhân dân để họ có thái độ, hành vi hợp lý đối với những tình huống để có được cuộc sống có chất lượng tốt hơn. - Thứ ba là thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nông thôn nhà nước và các địa phương phải có chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về phục vụ ở nông thôn. Cụ thể như tăng lương, phụ cấp và nhiều ưu đãi khác cả về vật chất và tinh thần, tôn vinh những người có trình độ cao về phục vụ ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó phải phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng cảnh quan nông thôn văn minh sạch đẹp nâng cao sức hút của nông thôn đối với bộ phận lao động có trình độ cao. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về nông thôn làm việc không những làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực này mà còn giúp củng cố khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh. Tóm lại, người lao động ở nông thôn chính là chủ thể trực tiếp thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới. Họ là những người tiếp thu và ứng dụng những tri thức, thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ vào phát triển sản xuất, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí cho kinh tế nông thôn. Họ là người từng ngày từng giờ xây dựng nông thôn phát triển về kinh tế, vững mạnh về chính trị, ngày càng văn minh, hiện đại bằng trí tuệ, sức lực và tình yêu dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống. Phát huy vai trò to lớn của nguồn nhân lực ở nông thôn là vấn đề có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình xây dựng nông thôn mới. Điều đó không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm, phấn đấu nỗ lực của người lao động nông thôn mà còn cần có sự giúp đỡ của Nhà nước, của mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức xã hội nhằm phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động ở nông thôn Việt Nam: cần cù, thông minh, hiếu học, đồng thời xây dựng và bồi dưỡng những tố chất của người lao động mới của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, địa bàn quan trọng và rộng lớn của cả nước. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Hồng Ninh, Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (2006), Luận văn tốt nghiệp ThS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. [2]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị quốc gia. [3]. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của BCHTW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. [4]. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP (28/10/2008) (Chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn). [5]. Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tưởng qui định Bộ tiêu chí quốc gia về NTM [6]. Thông báo 238-TB/TW tháng 4 - 2009 của Ban Bí thư TW về việc xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới. 87 QUAN HỆ GIỮA TƯ DUY LÔGÍC VÀ NGÔN NGỮ Trần Nguyên Hào1 TÓM TẮT Tư duy nói chung, tư duy lôgíc nói riêng và ngôn ngữ có mối quan hệ gắn bó với nhau. Bài viết này góp phần làm rõ điều đó qua việc khái quát những đặc điểm cơ bản của tư duy lôgíc và ngôn ngữ; phân tích quan hệ giữa các hình thức của tư duy lôgíc và các hình thức biểu hiện của ngôn ngữ; chỉ ra ý nghĩa của mối quan hệ này. Từ khóa: Tư duy lôgíc và ngôn ngữ ABSTRACT There is a close relationship beetween langguage and thinking, especcially logical thought. It’s essential for not only the researchers, teachers and students of Logic and Linguistics but for others. This article helps to clasify that relation via the generalization of basically featured logical thinking and langguage; analyses of the connection of logical forms anh manifestations of language. Keyword: Logical thinking and language I. Đặt vấn đề Hiện nay, trong các giáo trình Lôgíc học, các sách nghiên cứu về Lôgíc học và ngôn ngữ, các tác giả chỉ mới khái quát chung về mối quan hệ giữa Lôgíc học và ngôn ngữ, giữa Lôgíc và Tiếng Việt chứ chưa phân tích sâu mối quan hệ giữa tư duy lôgíc và ngôn ngữ. Tư duy lôgíc và ngôn ngữ có những đặc điểm khác nhau, hình thức thể hiện khác nhau nhưng là điều kiện ra đời và phát triển của nhau, cùng bổ trợ cho nhau trong quá trình con người tư duy, diễn đạt; giữa chúng có mối quan hệ rất gắn bó mật thiết với nhau. Việc nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc mối quan hệ này, trong đó đặc biệt là quan hệ giữa các hình thức cơ bản của tư duy và các hình thức biểu hiện của ngôn ngữ không chỉ cần thiết cho những người nghiên cứu và giảng dạy, học tập môn Lôgíc học và chuyên ngành Ngôn ngữ học mà còn bổ ích cho tất cả mọi người. II. Nội dung 1. Khái niệm, đặc điểm của tư duy lôgíc Tư duy là một phần của quá trình nhận thức. Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người thông qua hoạt động thực tiễn. Quá trình ấy gồm hai giai đoạn là: - Nhận thức cảm tính (hay trực quan sinh động) là sự nhận thức trực tiếp các thuộc tính bề ngoài của sự vật thông qua các giác quan với các hình thức: Cảm giác, tri giác, biểu tượng. - Nhận thức lý tính (hay tư duy trừu tượng): Là quá trình nhận thức gián tiếp các thuộc tính bên trong của sự vật thông qua bộ óc con người và diễn ra qua ba hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán, suy luận. Dựa vào những thông tin thu nhận được ở giai đoạn nhận thức cảm tính, trong đầu óc con người nẩy sinh các hoạt động xử lý thông tin: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoárút ra những thuộc tính chung, bản chất của đối tượng. Khái niệm, phán đoán, suy luận là sự phản ánh các sự vật hiện tượng trong thế giới 1 ThS, Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hà Tĩnh 88 khách quan một cách khái quát. Sự hiểu biết của con người thông qua hệ thống khái niệm, phán đoán, suy luận là sự nhận thức mang tính gián tiếp. Vì vậy, có thể định nghĩa tư duy như sau: “Tư duy là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người một cách gián tiếp và khái quát”.1 Tư duy là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não con người; nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tư duy là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, tâm lý học, sư phạm học, sinh lý học thần kinh cao cấp, điều khiển học, trong đó, mỗi khoa học nghiên cứu một khía cạnh của tư duy. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến khái niệm tư duy với tư cách là đối tượng nghiên cứu của Lôgíc học (khoa học nghiên cứu những quy luật và hình thức chính xác của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn hiện thực), tức tư duy lôgíc. “Tư duy lôgíc là tư duy một cách có hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác”.2 Từ định nghĩa này, chúng ta phân tích các đặc điểm của tư duy lôgíc như sau: - Tính hệ thống là một đặc điểm cơ bản của quá trình tư duy lôgíc, trong đó các tư tưởng được sắp xếp theo một trình tự nhất định với một kết cấu chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn. Qua đó ta thấy rõ tính chỉnh thể của đối tượng tư duy. - Tính tất yếu của tư duy là một trong những điều kiện nhất định để bảo đảm được tính chân lý của nhận thức. Nó đòi hỏi tư duy phải diễn ra bằng cách thực hiện các thao tác lôgíc trên các khái niệm, các phán đoán theo các quy tắc nhất định của suy luận. - Tính chặt chẽ của tư duy thể hiện ở chỗ tư duy tuân thủ những quy tắc nhất định và tư duy dựa trên những cơ sở vững chắc, có lý do đầy đủ. - Tính chính xác của tư duy thể hiện ở chỗ tư duy phản ánh những nội dung cơ bản xác định của đối tượng; nắm bắt cái bản chất của nó như khái niệm; và xác định được giá trị chân lý của các tư tưởng trong quá trình phản ánh hiện thực như phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏNó đòi hỏi tư duy phải rõ ràng, rành mạch, để người khác hiểu đúng tư tưởng, không làm cho người khác hiểu sai đối tượng mà tư tưởng của chúng ta đề cập.3 Có rất nhiều loại hình tư duy như tư duy chính trị, tư duy kinh tế, tư duy khoa học, tư duy nghệ thuật v.v và mỗi người có thể có sở trường về một hoặc một vài loại hình tư duy đó nhưng ai cũng cần có tư duy lôgic với những đặc điểm đã trình bày ở trên để thành công trong lĩnh vực hoạt động của mình. 2. Mối quan hệ giữa tư duy lôgíc và ngôn ngữ “Ngôn ngữ là phương tiện hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người. Ngôn ngữ là cầu nối cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa mọi người và giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới. Nó còn là bộ phận quan trọng tạo nên văn hoá của mỗi dân tộc. Dân tộc càng văn minh, ngôn ngữ càng phong phú, nhất là ngôn ngữ khoa học Theo nghĩa rộng, người ta gọi ngôn ngữ là hệ thống thông tin ký hiệu đảm bảo chức năng hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người. Ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo”4. 1 Doãn Tam Hoè, Lôgíc học đại cương, tr.7, Đại học xây dựng, Hà Nội, 2003 2 Doãn Tam Hoè, Lôgíc học đại cương, tr.7, Đại học xây dựng, Hà Nội, 2003 3 Doãn Tam Hoè, Lôgíc học đại cương, tr.8, Đại học xây dựng, Hà Nội, 2003 4 Vương Tất Đạt, Lôgíc học đại cương, tr,14 - 15, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nôi, 2002. 89 Tư duy và ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng là tiền đề, điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của nhau. Quan điểm của triết học Mác - Ăngghen cho thấy, ngôn ngữ và tư duy đều hình thành trong quá trình lao động của loài người. Nhờ lao động, con người tách khỏi giới động vật, hình thành ý thức (trong đó có tư duy) và ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này - tức ngôn ngữ, thì ý thức nói chung và tư duy nói riêng không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ, theo C. Mác là cái vỏ vật chất của tuy duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức. Ngôn ngữ là hình thức vật chất của các hình thức và quy luật của tư duy. Con người không thể tư duy nếu không dùng tới ngôn ngữ. Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hoá, trừu tượng hoá, mới có thể suy nghĩ, tách khỏi sự vật cảm tính. Mặt khác, ý thức, tư duy không phải là một hiện tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó nếu không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức, tư duy không thể hình thành và phát triển được. Tư duy lôgic đến lượt nó lại giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt ngôn ngữ của mỗi người tốt hơn, có hiệu quả hơn. Điều khác biệt giữa ngôn ngữ và tư duy lôgic là ở chỗ: ngôn ngữ có tính cộng đồng, dân tộc, còn tư duy lôgic không mang tính cộng đồng, tính dân tộc hay tính giai cấp mà nó mang tính thống nhất trên toàn thế giới, nghĩa là ai cũng tư duy theo những hình thức, quy tắc, quy luật giống nhau. Khái niệm, phán đoán, suy luận là các hình thức của tư duy, là các phạm trù của Lôgic học nhưng chúng được biểu thị thông qua ngôn ngữ: Khái niệm được biểu thị bằng từ, ngữ; phán đoán được biểu thị bằng câu; suy luận được biểu thị bằng chuỗi câu, đoạn văn. Cho nên ngôn ngữ là một công cụ để tư duy. Tuy nhiên, cần lưu ý là khái niệm không đồng nhất với từ, cụm từ; phán đoán không đồng nhất với câu; suy luận không đồng nhất với chuỗi câu. Đầu tiên chúng ta xét quan hệ giữa khái niệm và từ (cụm từ). Từ là cơ sở vật chất của khái niệm, không có từ thì không thể hình thành và sử dụng được khái niệm. ơ “Khái niệm là một hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất”1. Nó là một phạm trù của lôgíc học dùng để chỉ rõ sự vật là gì, phân biệt nó với sự vật khác. Nó phản ánh hiện thực khách quan nên có tính chất chung cho mọi dân tộc, cho mọi cộng đồng người. Còn từ là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là một phạm trù của ngôn ngữ học, là một hoặc một số ký hiệu âm được quy ước (convention) chủ quan trong cộng đồng để chỉ cái gì đó (từ là sự thống nhất hữu cơ giữa âm và nghĩa), sự quy ước đó có tính chất riêng biệt của mỗi cộng đồng; mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng nên sự quy ước đó không giống nhau. ơ Khái niệm được hình thành trên cơ sở tư duy nhưng dùng từ để biểu đạt mà ta gọi là tên của khái niệm (thuật ngữ). Bất kỳ khái niệm nào cũng được thể hiện bằng một từ hay một số từ (cụm từ) nhất định. Còn từ cũng gắn chặt với khái niệm nhất định, nhờ có khái niệm được nó biểu đạt nên từ mới trở nên có ngữ nghĩa. “Khái niệm là một hình thức của tư duy có hai mặt liên hệ chặt chẽ với nhau là nội hàm và ngoại diên. Không thể thay đổi nội hàm và ngoại diên bằng giá trị âm và nghĩa của từ. Trong các ngôn ngữ khác nhau, từ biểu thị khái niệm cũng khác nhau. Ngay trong một ngôn ngữ từ đồng nghĩa và từ đồng âm cùng tồn tại”2 [ 1 Vương Tất Đạt, Lôgíc học đại cương, tr. 25, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nôi, 2002 2 Vương Tất Đạt, Lôgíc học đại cương, tr. 26, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nôi, 2002 90 Có thể nhiều từ cùng biểu đạt một khái niệm, người ta gọi là từ đồng nghĩa (thí dụ: “tổ quốc”, đất nước”, “giang sơn” cùng biểu đạt một khái niệm; “chết”, “khuất núi”, “chầu Diêm vương”, “bỏ mạng” cùng biểu đạt một khái niệm). Một từ có thể biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau, người ta gọi là từ đồng âm (thí dụ: từ “mai” biểu thị nhiều khái niệm như: 1.Phần cứng trên mu con rùa hoặc cua; 2. Ngày tiếp sau ngày hôm nay; 3. Một loại cây cùng họ với trúc; 4. Mối lái). ơ Bên cạnh đó, có những từ không biểu thị khái niệm. Như vậy, khái niệm phản ánh hiện thực khách quan, còn từ là sự biểu đạt khái niệm bằng ngôn ngữ của một cộng đồng người cụ thể. [ Về quan hệ giữa phán đoán và câu, chúng ta thấy phán đoán được biểu thị bằng câu tường thuật có chứa một lượng thông tin nhất định. Sự thống nhất của phán đoán và câu là ở chỗ các thành phần cơ bản của chúng đều biểu thị đối tượng tư tưởng về hiện thực khách quan. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đồng nhất bởi: Phán đoán thuộc phạm trù của lôgíc học, còn câu thuộc phạm trù của ngôn ngữ học. Thành phần của phán đoán và câu không giống nhau, kết cấu lôgíc của tư tưởng và kết cấu ngữ pháp của câu không trùng nhau. Kết cấu lôgíc của phán đoán mọi người là như nhau, song kết cấu ngữ pháp của câu lại phụ thuộc vào ngôn ngữ của từng dân tộc. Một phán đoán có thể biểu thị bằng những câu khác nhau. ơ “Câu hỏi nói chung không biểu thị phán đoán, vì chúng không khẳng định, cũng không phủ định dấu hiệu của đối tượng tư tưởng và không xác định chúng chân thực hay giả dối (trừ câu hỏi tu từ. Thí dụ câu sau: “Ai mà không muốn hạnh phúc” - nó tương đương với phán đoán: “Mọi người đều muốn hạnh phúc). Cũng như câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến, nói chung không biểu thị phán đoán. Chúng thể hiện cảm xúc, ý nguyện, hướng tới việc thực hiện hành động xác định”.1 Chúng ta xem thí dụ so sánh trong bảng sau: Câu biểu thị phán đoán Câu không biểu thị phán đoán Hôm nay trời mưa Hôm nay trời có mưa không nhỉ? Hôm nay trời không mưa Trời mưa mới chán làm sao! Nếu hôm nay trời mưa thì ta ở nhà Không biết hôm nay trời có mưa không đây? “Như vậy, tất cả phán đoán là câu, nhưng không phải câu nào cũng là phán đoán. Có hai căn cứ để xác định câu biểu thị phán đoán: 1. trong câu thể hiện sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu nào đó của đối tượng tư tưởng; 2. phải xác định được giá trị chân thực hoặc giả dối của câu”.2 Suy luận cũng được biểu hiện bằng những biểu thức ngôn ngữ đó là chuỗi câu, đoạn văn nhưng chúng cũng không đồng nhất với nhau, không phải bất cứ chuỗi câu nào cũng là suy luận. Trong suy luận phải có kết cấu gồm tiền đề (các phán đoán đã biết), kết luận (phán đoán mới - tri thức mới rút ra) và lập luận tuân theo những quy luật, quy tắc lôgíc xác định. Giao tiếp là quá trình phát và nhận thông tin, là quá trình sử dụng ngôn ngữ. Nhưng trong giao tiếp, con người cũng thông báo, diễn đạt tư tưởng, cũng chứng minh, thuyết phục, lập luận, chất vấn, nghi ngờ, bác bỏ, nghĩa là chúng ta cũng tư duy. Do vậy, trong ngôn ngữ cũng có những quy luật ngôn từ để biểu hiện, phản ánh tư duy và tiếp nhận thông tin. Nói cách khác, 1 Vương Tất Đạt, Lôgíc học đại cương, tr. 53, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nôi, 2002 2 Vương Tất Đạt, Lôgíc học đại cương, tr. 53, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nôi, 2002 91 trong quá trình giao tiếp hay diễn đạt tư tưởng, con người đồng thời vừa sử dụng ngôn ngữ vừa sử dụng các hình thức lôgíc và quy luật lôgíc của tư duy thông qua ngôn ngữ. [ Những người yêu thích Truyện Kiều chắc sẽ nhớ 2 câu: “Rằng tôi chút phận đàn bà/ Ghen tuông thì cũng người ta thường tình” - đây là lời lập luận của nhân vật Hoạn Thư biện hộ cho mình k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_ha_tinh_nam_2012_va_muc_tieu_giai_phap_phat_trien_na.pdf
Tài liệu liên quan