Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển du lịch tại thủ đô phnom penh (kampuchea)đến năm 2015

Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khi các lĩnh vực kinh tế – xã hội phát

triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực vănhóa, thương mại, giaothông vận tải, giáo

dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng, an

ninh, Mặt khác, mọi phương án du lịch cần có sự phối kết chặt chẽ với các ngành,

các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn,phù hợp với khả năng đầu

tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trước mắt và lâu dài.

- Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn là đối tượng hấp dẫn

khách du lịch. Với lịch sử hàng ngàn năm, Vươn quốc Khmer có nguồn tài nguyên

lịch sử văn hóa – lịch sử phong phú, có giá trị cao đối với việcthu hút khách du lịch

đến tham quan tìm hiểu. Nội dung văn hóa cần được quán triệt và triển khai cụ thể

trong các hoạt động du lịch.

- Hoạt động du lịch có khảnăng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế,

cộng đồng dân cư tham gia. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu

quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của

Nhà nước và Uỷ ban nhân dânthành phố, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – xã

hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hóa dân

tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

pdf77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển du lịch tại thủ đô phnom penh (kampuchea)đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i địa, nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương và tăng cương hiệu quả kinh doanh du lịch. - Đối với Thủ đô Phnom Penh, việc thu hút khách du lịch nội địa trong thời gian tới là rất quan trọng với cơ sở hạ tầng còn yếu. - Thủ đô Phnom Penh có 40% là dân nghèo làm nông nghiệp, do đó cần đẩy mạnh phát triển mạnh du lịch để tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện diện mạo các khu, điểm du lịch ở thị trấn và nông thôn, đặc biệt có nhiều tài nguyên và tiềm năng cho phát triển du lịch. 3.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ ĐÔ PHNOM PENH ĐẾN NĂM 2015 3.2.1. Căn cứ xây dựng chiến lược Các chiến lược mà tác giả nghiên cứu đề xuất dựa trên việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ đối với hoạt đông phát triển ngành du lịch Thủ đô Phnom Penh nói riêng và Kampuchea nói chung. Về nội dung của các chiến lược được tác giả trình bày chi tiết qua ma trận SWOT sau: Bảng 3.1: Ma trận SWOT SWOT Điểm mạnh (Strength-S) S1: Sự quan tâm đến việc đầu tư cho khả năng phục hồi các nguồn tài nguyên. S2: Điều kiện thiên nhiên ổn định, và có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên lịch sử và nhân văn. S3: Có mối quan hệ tốt và đoàn kết với thành phố Phnom Penh các tỉnh. S4: Thủ đô PP là trái tìm của đất nước Kampuchea là Thủ đô lớn nhất trong nước Kampuchea. Điểm yếu (Weaknesses-W) W1: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn quá yếu kém. W2: Nguồn nhân lực trong ngành vừa thiếu về số lượng vừa thiếu về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kiến thức môi trường và xã hội-lịch sử. W3: Tình hình an ninh quốc gia và an toàn xã hội còn lỏng lẻo. W4: Sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu và chất lượng chưa cao. W5: Công thị trường và xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa được chú trọng và hạn chế. Cơ hội (Opportunities-O) O1: Kampuchea là thành viên của WTO và ASEAN và hiệp hội lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương (PATA). O2: Nhu cầu du lịch của con người trên thế giới ngày càng tăng. O3: Theo dự đoán của tổ chức du lịch thế giới, khách du lịch đến thị trường Đông Bắc Á ngày càng tăng nhanh. O4: Chính sách đầu tư và luật pháp thông thoáng, Chính phủ ưu tiên cho việc phát triển ngành du lịch. S1+O1: Đẩy mạnh tiến độ hội nhập và hợp tác quốc tế. S1S2S3+O4: Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch. W1W5+O1O4: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. W4W3+O3O1: Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch và tạo sản phẩm độc đáo. W5+O1O2: Nâng cao hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quản bá du lịch. Thách thức (Threats-T) T1: Tình hình bất ổn định về môi trường thiên nhiên trong khu vực và quốc tế ngày càng tăng như động đất, sóng thần, thiên tai,… T2: Môi trường chính trị không ổn định, hiện tượng khủng bố quốc tế và dịch bệnh toàn cầu ngày càng gia tăng. T3: Tình hình cạnh tranh thu hút khách du lịch ngày càng khốc liệt. T4: Các yếu tố xã hội như: Tệ nạn, cướp giật, chèn ép khách, ăn xin…. Làm mất lòng tin của du khách. T5: Nền kinh tế còn yếu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. T6: Sự xâm nhập của văn hóa bên ngoài tạo nên hiện tượng kinh doanh mại dâm, ma túy … S3+T4T6: Bảo vệ an ninh và an toàn cho du khách. S2S4+T3T4T3: Củng cố và mở rộng thị trường. S2S4+T5T6: Bảo vệ và tôn tạo môi trường. W2+T3T8: Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. W1+T2T4: Oån định chính trị và tăng cường công tác pháp luật. Ngoài ra việc xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Kampuchea còn được tác giả sử dụng đến khả năng tác động biện chứng của môi trường trong và ngoài nước. 3.2.2. Chiến lược phát triển Thủ đô Phnom Penh đến năm 2015 : 3.2.2.1. Chiến lược phát triển thị trường, xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch : * Mục tiêu: Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế quan trọng, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Thủ đô Phnom Penh, chú trọng triển khai và đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch, đặc biệt là các tài nguyên du lịch của Thủ đô, tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Thủ đô là "điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái, văn hóa- lịch sử và tôn giáo" với các cộng đồng trong khu vực và thế giới. Song song với mục tiêu định tính ở trên, thì Thủ đô cần phải dự kiến các mục tiêu định lượng là: (1) đến năm 2010, khách du lịch quốc tế vào Thủ đô phải đạt 500 ngàn lượt khách, và đến năm 2015 phải đạt 800 ngàn lượt khách. (2) khách du lịch nội địa dự kiến đến năm 2010 đạt 300 ngàn lượt và đến năm 2015 đạt 500 ngàn lượt. * Các biện pháp thực hiện: a/. Khai thác thị trường quốc tế: Có kế hoạch cụ thể khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Tây Aâu, Bắc Mỹ, trong đó cần chú trọng các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Pháp, Đức, Anh và các thị trường ưu tiên khác ở Bắc Aâu, Uùc, Newzealand. Bên cạnh đó khôi phục khai thác các thị trường truyền thống như Thái Lan, Lào, Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Thủ đô Phnom Penh cần tận dụng sự giúp đỡ của Bộ du lịch và liên kết với các công ty lữ hành trong nước nhằm đưa khách đến Thủ đô Phnom Penh. Thiết lập đại diện du lịch của Thủ đô tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài, đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch ở những thị trường có nguồn khách lớn. b/. Khai thác thị trường nội địa: Khuyến khích người dân trong nước đi du lịch nhiều hơn, đặc biệt là du lịch trong nước bằng cách giảm chi phí du lịch cho người dân để kích cầu du lịch nội địa, tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc đi du lịch như : phục hồi sức khỏe, tăng cường khả năng giao lưu, đồng thời góp phần vào việc phát triển nhanh ngành du lịch trong Thủ đô và cả nước. Liên kết với nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Thủ đô Phnom Penh có điều kiện đi du lịch quốc tế ra nước ngoài ở mức độ hợp lý, đảm bảo phù hợp khả năng tài chính của nhân dân trong Thủ đô Phnom Penh, nhằm tạo nguồn thu hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho Thủ đô. c/. Tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Thủ đô Phnom Penh: Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh Kampuchea cũng như các khu du lịch khác trong và ngoài nước nhằm thu hút khách, giáo dục du lịch toàn dần, góp phần thức hiện tuyên truyền đối nội và đối ngoại cần được chú trọng trong thời gian tới tập trung vào: - Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo. Theo nghiên cứu về thị trường của các nước cho thấy tâm lý khách du lịch Tây Âu thích du lịch sinh thái sông nước, đền tháp, núi non. Cho nên cần quảng bá về điều kiện du lịch sinh thái và lịch sử tại khu du lịch khác có đặc điểm quan trọng nhất. Ví có đầy đủ tiềm năng du lịch : có 237 tháp cổ trong đó có bảy tháp lớn, đặc biệt tháp ở trong tỉnh Preah Vihear vá tháp Angkor Wat của tỉnh Siem Reap, ngoài ra còn có núi non trùng điệp chiếm khoảng 90% diện tích có hệ thống động thực vật rất phong phú, có cả hệ thống sông nước phong cảnh rất đẹp,… - Liên kết với các hãng lứ hành, công ty du lịch của Siêm Reap,Preah Vihear, Côm Pông Thôm, Côm Pông Sôm và Phnom Penh để quảng bá về tiềm năng du lịch Thủ đô Phnom Penh, đồng thời gian Phnom Penh vào các tour du lịch Kampuchea. - Thông qua đại diện du lịch Kampuchea để giới thiệu tiềm năng du lịch của Thủ đô Phnom Penh. - Ngoài ra cần tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau như đăng bài phóng sự ngắn về tiềm năng du lịch Thủ đô Phnom Penh trên đài truyền hình Kampuchea tại Phnom Penh, liên kết với tạp chí quốc tế về du lịch nổi tiếng của Kampuchea là APSARA TOURS Cambodia – Discovering the World Heritage để đăng bài về tiềm năng du lịch Thủ đô Phnom Penh. - Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để cộng tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. 3.2.2.2. Chiến lược phát triển sản phẩm * Mục tiêu: Xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Thủ đô Phnom Penh, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử, du lịch tôn giáo và du lịch sinh thái. Đây là 3 loại hình du lịch hoàn toàn có khả năng tận dụng triệt để với nguồn tài nguyên du lịch phong phú của Thủ đô Phnom Penh, đặc biệt là nguồn tài nguyên lịch sử – nhân văn phong phú và đa dạng, bên cạnh hệ sinh thái đặc sắc gồm 90% là rừng tự nhiên, không khí trong lành và mát dịu quanh năm. Ngoài ra, cần xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái phù hợp với nhu cầu du lịch và khả năng tài chính của nhân dân trong tỉnh Preah Vihear có (tháp Preah Vihear) trong tỉnh Siêm Riêp có (tháp Angkor) nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho khách du lịch các tỉnh và các quốc giá trên thế giới đến tham quan nhằm góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. *Các biện pháp thực hiện: a/. Điều tra, dự báo nhu cầu khách du lịch để có định lượng phát triển: Điều tra, dự báo nhu cầu khách du lịch để có định hướng phát triển: Thu thập thông tin về khách du lịch của các nước, để đánh giá xem thị hiếu của khách du lịch thuộc dạng nào, nghỉ mát hay tìm hiểu lịch sử, … nhằm giúp cho tỉnh có biện pháp thu hút hợp lý. Phải gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt đối với những thị trường quốc tế có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và có nguồn khách lớn. b/. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái: Để thực hiện được giải pháp này cần điều tra về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong toàn tỉnh và đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Thủ đô Phnom Penh hiện nay, trong mối quan hệ với nguồn tài nguyên hiện có, nhằm khai thác thế mạnh của tháp Preah Vihear và tháp Angkor và rừng thiên nhiên xung quanh tháp, phong cảnh đẹp, núi cao, do đó đặc biệt phát triển các loại hình du lịch: (1) "Du lịch leo núi", (2) "Du lịch tham quan rừng nguyẽn sinh", (3) "Du lịch tham quan sông nước, nghỉ dưỡng không khí mát dịu quanh năm". Nâng cao chất lượng du lịch Thủ đô Phnom Penh, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu thị hiếu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa. Từng bước đưa chất lượng sản phẩm du lịch tại Thủ đô Phnom Penh ngang tầm với các tỉnh khác và các nước trong khu vực bằng cách thực hiện trong dự án : (1)xây dựng nâng cấp nhà khách lên khách sạn; (2)xây dựng các đường ô tô chính yếu trở nên lớn và rộng; (3)đầu tư thêm các phương tiện vận chuyển hiện đại. 3.2.2.3. Chiến lược đầu tư phát triển du lịch tại Thủ đô Phnom Penh - Mục tiêu :Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông của Thủ đô Phnom Penh, đồng thời kêu gọi đầu tư trong và ngoại nước vào việc đánh giá, phát hiện và trùng tu các điểm du lịch, đặc biệt là khu du lịch phong phú và đa dạng, khu đền tháp lớn như đã nói ở trên. Hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong xây dựng các khu , tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan,môi trường ; các di tích lịch sử , văn hóa… tập trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch. - Các biện pháp thực hiện: a- Đánh giá thực trạng công tác đầu tư du lịch, đặc biệt đồi với việc đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo, các cơ chế và chính sách đầu tư, đang bắt đầu triển khai ở các khu du lịch kể trên. b- Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành du lịch tại Thủ đô Phnom Penh, muốn thực hiện điều đó, Thủ đô Phnom Penh phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư. c- Xây dựng bộ phận chuyên trách về đầu tư du lịch của Thủ đô Phnom Penh: nhằm xúc tiến và triển khai thật nhanh các dự án đầu tư trong Thủ đô đã được duyệt và xây dựng đệ trình các dụ án đầu tư du lịch của Thủ đô tiếp theo như sau: -Thực hiện dự án xây dựng khu du lịch văn hóa. Các hạn mục công cần triển khai là: nghiên cứu dự án, sắp xếp khu giải trí, làm đường xung quanh, xây dựng văn phòng cung cấp thông tin, khu vực du lịch xung quanh Thủ đô, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà nghỉ, phòng để vật liệu sử dụng hàng ngày. d- Ưu tiên đầu tư đối với địa bàn trọng điểm tại khu du lịch. e- Phối hợp với các bộ, ngành chức năng và địa phương liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. 3.2.2.4. Chiến lược bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường -Mục tiêu: Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững du lịch của Thủ đô Phnom Penh. Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng để khai thác và phát triển du lịch bền vững. Do đó không ngừng tôn tạo môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn. -Các biện pháp thực hiện: a-Đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch Thủ đô Phnom Penh, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, các vùng cao, vùng xâu, vùng xa. b-Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch đảm bảo thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời, phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch trong Thủ đô. c-Xây dựng đội ngũ chuyên trách về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường trong Thủ đô nhằm trùng tu và bảo vệ tháp cổ trong Thủ đô và cả nước. d-Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân địa phương về việc bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên để gìn giữ cho đẹp. e-Xây dựng hệ thống thoát nước trong Thủ đô nhằm tránh tình trạng xả nước thải bừa bãi, gây nên ô nhiễm môi trường nước ở các sông trong Thủ đô như sông Chăc túk móc,… f-Trên hệ các núi cần phải tổ chức hệ thống cáp treo, phương tiện đường sá và phương tiện các loại nhằm tránh tình trạng di chuyển lộn xộn gây hại đến môi trường sinh thái xung quanh. 3.2.2.5. Chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch -Mục tiêu : Trong thời gian tới, chính quyền Thủ đô Phnom Penh và các sở phối hợp với Bộ du lịch Kampuchea cùng với Bộ giao thông và hội đồng phát triển Kampuchea, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch như : Điện, nước, giao thông, cơ sở kinh doanh lưu trú… cho đến năm 2015 hoàn thành về mặt cơ bản. -Các biện pháp thực hiện a-Điện : Như đã trình bày ở trên, Thủ đô đang sử dụng điện từ hệ thống máy phát điện công suất 120 KVA và hoạt động 24/24 giờ. Như vậy, Thủ đô Phnom Penh cần phải quy hoạch, xây dựng và triển khai hệ thống mạng lưới điện quốc để tăng cường nguồn điện phục vụ hoạt động du lịch trong Thủ đô cho tương lai. b-Giao thông : Hiện nay hệ thông giao thông Thủ đô toàn là đường bộ cần sữa chữa hoàn toàn. Vì vậy, chưa thể đáp ứng phát triển du lịch. Trong thời gian tới chính quyền Thủ đô phối hợp với Sở giao thông và Sở du lịch cùng người dân lên đề án xây dựng và trải nhựa những tuyến đường chính trong Thủ đô tới mạng lưới các tỉnh đặc biệt là các tuyền đường liên kết giữa các địa điểm du lịch trong Thủ đô. c-cơ sở kinh doanh lưu trú và địa điểm vui chời giải trí : Trong thời gian này cần quy hoạch tổng thể và xây dựng đề án, kêu gọi đầu tư nước ngoài đầu tư vào xây dựng và nâng cấp nhà khách hiện nay lên khách sạn. Đồng thời xây dựng đề án về bể bơi, hồ tắm, phòng thể dục thể thao, công viên,… Cũng như tăng cường hệ thống phương tiện xe giao thông đưa đón khách như xe hiện đại nhất lưu thông, đó là hoán cảnh đẹp trong thành phố,… d-Gỉai pháp huy động vốn nhằm thực hiện các dự án : Nhu cầu vốn đầu tư vào ngành du lịch Thủ đô Phnom Penh đến năm 2015 ước tính khoảng trên 10 triệu USD (trích theo dự báo nhu cầu vốn đầu tư của Bộ du lịch). Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của ngân sách Thủ đô chỉ khoảng 40% tương đương 4 triệu USD. Vì vậy cần phải huy động 60% còn lại từ nguồn vốn bên ngoài. Để huy động được nguồn vốn này, chính quyền Thủ đô và Sở du lịch cần phải thực hiện các công việc sau : -Tạo chính sách đầu tư thông thoáng và ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch trong Thủ đô. -Kêu gọi hỗ trợ vốn nước ngoài thông qua nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước dành cho. -Huy động từ các tầng lớp nhân dân và các nhà đầu tư trong nước. -Huy động qua thị trường vốn trong nước như ngân hàng, các tổ chức tín dụng. -Huy động qua các tổ chức tài trợ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức về hợp tác quốc tế. Để huy động các nguồn vốn này thật tốt thì chính quyền Thủ đô và Sở du lịch cần thực hiện các cuộc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, để quảng bá về tài nguyên du lịch phông phú và đa dạng của Thủ đô Phnom Penh. e-Kêu gọi đầu tư quốc tế : Thông qua Hội đồng phát triển Kampuchea(CDC), Thủ đô Phnom Penh cần triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư và thuế quan để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng cơ sở vật chất du lịch Thủ đô Phnom Penh. Để thực hiện được điều này Thủ đô Phnom Penh cần thực hiện các biện pháp sau : -Thực hiện một cơ chế cấp phép đầu tư nhanh gọn, không mất nhiều thời gian và công sức cho nhà đầu tư. -Có chính sách ưu đãi về đất đai, đặc biệt là sau khi cấp phép đầu tư, cần phải thực hiện ngay việc giao đất, và hỗ trợ trong việc di dời cũng như sang lấp mặt bằng… -Thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những nhà đầu tư trong 10 đến 15 năm đầu. Cho phép các nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước trong quyền hạn và phạm vi cho phép. 3.2.2.6. Chiến lược về hợp tác quốc tế -Mục tiêu : Mở rộng và tăng cường chủ động hợp tác quốc tế, tạo lập và nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Thủ đô Phnom Penh trong khu vực. Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác phát triển với vùng miền và các nước trong khu vực để kêu gọi đầu tư cũng như việc hỗ trợ trong việc xây dựng và quản lý các dự án du lịch trong Thủ đô Phnom Penh và kinh nghiệm phát triển du lịch Thủ đô Phnom Penh. Trong thời gian tới Thủ đô Phnom Penh phải tăng cường hợp tác và triển khai đề án phát triển khu du lịch tam giác “Thủ đô Phnom Penh (Campuchea),Thủ đô Bangkok(Thái lan),Thành phố Veang Chân(Lào),Thành phố Hồ chí minh(Việt nam),…”.Đó là liên kết các nước xung quanh nhau. -Các biện pháp thực hiện : a-Xây dựng khu du lịch tam giác liên thông : Thủ đô Phnom Penh phải xây dựng hệ thống đường sá giao thông trong khu du lịch tam giác liên thông giữa các khu du lịch khác trong nước Thái lan, Việt nam và Lào. b-Xây dựng hệ thống khách sạn trong tam giác liên thông : Xây dựng hệ thống các khách sạn và nhà hàng cũng như các điểm vui chời giải trí trong vùng tam giác của Thủ đô Phnom Penh. c-Thực hiện chính sách mở đường bay : Thực hiện chính sách mở đường bay, Thái lan , Lào , Việt nam và Trung quốc,... Mở cửa giao lưu đường thủy Tonley sap là kênh của sông Mekong biên giới Kampuchea – Lào – Thài lan và Việt nam. Thủ đô Phnom Penh phải xác định bản đồ du lịch ranh giới rõ ràng trong khu tam giác. d-Thực hiện hợp tác đa phương trong khu vực : -Chủ trọng hợp tác đa phương trong khu vực, tiểu khu vực : hợp tác du lịch 6 khu vực Campuchea – Lào – Thài lan – Việt nam - Trung quốc và Myanma, tiểu vùng Mekong mở rộng… hình thành các khu vực tăng cường du lịch và kinh tế. -Thực hiện cam kết hợp tác du lịch với tổ chức du lịch thế giới (WTO), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái bình dương (PAT), ASEAN và hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASEANTA), Liên minh Châu Âu (EU)… 3.2.2.7. Chiến lược phát triển nguồn nhận lực -Mục tiêu :Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, cơ cầu hợp lý,đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trính phát triển kinh tế phát triển của Thủ đô trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. -Các biện pháp thực hiện : a-Xây dựng kế hoạch đào tạo của sở du lịch Thủ đô : Xây dựng và tổ chức thực hiện chiển lược phát triển nguồn nhận lực trong Thủ đô, đặc biệt là lập kế hoạch đào tạo cán bộ du lịch của Sở du lịch Thủ đô. Chú trọng đến việc đào tạo những nhà quản lý và đội ngũ hường dẫn viên du lịch, mà đặc biệt là đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên vừa thạo về ngoài ngữ, lưu loát trong giao tiếp, mến khách lại vừa am hiểu vể lịch sử trong và ngoài nước. b-Xây dựng trường đào tạo cán bộ du lịch trong Thủ đô trên cơ sở dự báo nguồn nhận lực cho ngành : Kết hợp với các tổ chức du lịch quốc tế để vận động và hình thành trường du lịch trong Thủ đô đồng thời kết hợp đào tạo với các trường, các tỉnh trong nước và các nước khác trong khu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47491.pdf
Tài liệu liên quan