Luận văn Phân tích và đánh giá tình hình dân số thế giới

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề toàn cầu. Một trong những vấn đề toàn cầu được toàn nhân loại quan tâm nhất hiện nay chính là vấn đề: “Dân số”. Dân số đã và đang là một vấn đề làm các giới chức lãnh đạo các quốc gia cũng như những nhà nghiên cứu về xã hội trên thế giới thực sự “đau đầu”. Nhiều người đã gọi những vấn đề toàn cầu trong đó có dân số là một bài toán chưa có cách giải chi tiết và đáp số cụ thể. Khái niệm “con quái vật dân số” hay “quả bom dân số” đã trở lên không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Gọi như vậy phần nào đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát nhất về tính nguy hại và cấp thiết, cũng như những áp lực mà vấn đề dân số gây ra cho chúng ta. Việc dân số thế giới gia tăng đã làm ảnh hưởng tới nhiếu vấn đề kinh tế xã hội như: tăng trưởng kinh tế, giáo dục, văn hóa, môi trường

Để cho mỗi chúng ta có một cái nhìn chính xác, tổng thể và toàn diện về thực tình hình dân số thế giới hiện nay nhóm chúng em xin đưa vấn đề “Phân tích, đánh giá tình hình dân số thế giới” vào bài tiểu luận của mình. Trong khuôn khổ bài tiểu luận nhóm em không nghiên cứu được một các chi tiết mà chỉ đi nghiên cứu một số khía cạnh mang tính nổi cộm và cấp thiết hiện nay.

 

doc35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phân tích và đánh giá tình hình dân số thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DÂN SỐ THẾ GIỚI Mục lục trang 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… …..…1 2. Các khái niệm cơ bản…………………………………………………………...2 a. Dân số…………………………………………………………………………...2 b. Quy mô dân số…………………………………………………..........2 c. Cơ cấu dân số…………………………………………………………2 d. Chỉ số phát triển con người (HDI)……………………………………2 e. Chất lượng dân số………………………………………………….....2 g. Bùng nổ dân số……………………………………………………......2 f. Công tác dân số…………………………………………………….....2 3. Tình hình phát triển dân số hiện nay...………………………….........3 a. Dân số thế giới tăng nhanh……………...............................................3 b. Sự gia tăng dân số không đồng đều giữa các nước……………………………...5 c. Dân số thế giới đang bị già hóa…………………………………………………7 d. Chất lượng dân số thấp………………………………………………………….9 e. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khá cao……………………………….….....11 f. Nguyên nhân…………………………………………………………………….12 4. Ảnh hưởng của tình tình dân số hiện nay tới các mặt đời sống xã hội………...15 a. Dân số và vấn đề nghèo đói,lạc hậu ………………………………………………………………………………..15 b. Dân số và vấn đề bệnh tật………………………………………………….......16 c. Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt…………………………………………16 d. Dân số và vấn đề thiếu đất canh tác, lương thực căng thẳng………………… 17 e. Dân số và vấn đề an ninh, xã hội………………………………………………17 5. Ảnh hưởng của gia tăng dân số tới môi trường……………………………..…18 a. Sự gia tăng dân số thế giới tác động đến môi trường như thế nào? …………..18 b. Sử dụng đất …………………………………………………………………….19 c. Biến đổi khí hậu toàn cầu ……………………………………………………...20 d. Môi trường trở nên tệ hơn…………………………………………………...…21 6. Giải pháp…………………………………………………………………….…22 a. Bùng nổ dân số là vấn đề mà một quốc gia không thể một mình giải quyết được. ……………………………………………………………………………………22  b. Giải pháp trên phạm vi toàn cầu……………………………………………....24 c. Giải pháp cụ thể đối với các quốc gia trên thế giới hiện nay……………….…26 Kết luận…………………………………………………………………………....27 Tài liệu tham khảo…………...……………………………………………………28 Lời cám ơn…………………………………………………………………..…….29 Mục lục…………………………………………………………………………....30 Danh sách nhóm…………………………………………………………………..32 1. Lý do chọn đề tài. Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề toàn cầu. Một trong những vấn đề toàn cầu được toàn nhân loại quan tâm nhất hiện nay chính là vấn đề: “Dân số”. Dân số đã và đang là một vấn đề làm các giới chức lãnh đạo các quốc gia cũng như những nhà nghiên cứu về xã hội trên thế giới thực sự “đau đầu”. Nhiều người đã gọi những vấn đề toàn cầu trong đó có dân số là một bài toán chưa có cách giải chi tiết và đáp số cụ thể. Khái niệm “con quái vật dân số” hay “quả bom dân số” đã trở lên không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Gọi như vậy phần nào đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát nhất về tính nguy hại và cấp thiết, cũng như những áp lực mà vấn đề dân số gây ra cho chúng ta. Việc dân số thế giới gia tăng đã làm ảnh hưởng tới nhiếu vấn đề kinh tế xã hội như: tăng trưởng kinh tế, giáo dục, văn hóa, môi trường… Để cho mỗi chúng ta có một cái nhìn chính xác, tổng thể và toàn diện về thực tình hình dân số thế giới hiện nay nhóm chúng em xin đưa vấn đề “Phân tích, đánh giá tình hình dân số thế giới” vào bài tiểu luận của mình. Trong khuôn khổ bài tiểu luận nhóm em không nghiên cứu được một các chi tiết mà chỉ đi nghiên cứu một số khía cạnh mang tính nổi cộm và cấp thiết hiện nay. 2. Các khái niệm cơ bản. a. Dân số: Là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số. Dân số được nghiên cứu ở trong các lĩnh vực riêng, trong một nhánh của sinh thái học có tên gọi sinh vật học, và trong di truyền học. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, số người tử vong, tỉ lệ sinh và sự phát triển dân số được nghiên cứu. b. Quy mô dân số: Là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định. c. Cơ cấu dân số: Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác. d. Chỉ số phát triển con người (HDI): Là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua: chỉ số về kỳ vọng sống, chỉ số học vấn, chỉ số về thu nhập bình quân đầu người. e. Chất lượng dân số: Là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. g. Bùng nổ dân số: Là Sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. f. Công tác dân số: Là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số. 3. Tình hình phát triển dân số hiện nay. a. Dân số thế giới tăng nhanh. Dân số, tỉ suất tử và gia tăng tự nhiên (GTTN) của thế giới Thời kỳ Dân số tăng hàng năm (triệu người) Tỉ suất (phần nghìn) Sinh Tử GTTN 1950-1955 47,10 37,5 17,90 19,60 1955-1960 53,46 35,6 17,20 18,40 1960-1965 63,32 35,2 15,20 20,00 1965-1970 72,29 33,9 13,30 20,60 1970-1975 76,19 31,5 12,20 19,30 1975-1980 73,78 28,3 11,00 17,30 1980-1985 81,54 27,9 10,40 17,50 1985-1990 88,15 27,0 9,70 17,30 1990-1995 92,79 26,0 9,20 16,80 1995-2000 93,80 24,3 8,70 15,60 2000-2005 92,00 22,6 8,30 14,30 2005-2010 92,27 21,4 8,00 13,40 2010-2015 91,89 20,2 7,80 12,40 2015-2020 88,19 18,9 7,70 11,20 2020-2025 84,50 17,9 7,70 10,20 Khoảng từ năm 2010 trở đi chỉ là dự đoán Dân số thế giới ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt Dân số phát triển với tốc độ chóng mặt. Xét trong toàn bộ tiến trình lịch sử xã hội cho đến nay,tỉ lệ phát triển dân số trên phạm vi toàn thế giới ngày càng cao. Vào những năm công nguyên,dân số thế giới chỉ vào khoảng 250 triệu người .Cách đó 1.600 năm, dân số thế giới tăng trưởng rất chậm, đến năm 1650 dân số thế giới chỉ tăng gấp đôi con số trên. Năm 1825,dân số thế giới lên đến 1 tỉ người. Năm 1925 dân số thế giới là 2 tỉ người. 50 năm tiếp theo dân số thề giới tăng gấp đôi,tức  là vào năm 1975 đạt tới 4 tỉ người. Năm 1987,vào ngày 11 tháng 7,dân số thế giới tròn 5 tỉ người,tức là chỉ cần 12 năm để tăng thêm 1 tỉ người.[2] Dân số thế giới đã vượt qua ngưỡng 6 tỉ người vào cuối thập kỷ XX, đạt 6,616 tỉ người vào năm 2007, với tỷ lệ tăng dân số hằng năm 1,2% (so với 2% của những năm thập kỷ 60 của thế kỷ XX). Chỉ trong vòng 12 năm, thế giới đã tăng thêm 1 tỉ dân (từ 1987 - 1999), là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử loài người để có thêm 1 tỉ dân và 1 tỉ tiếp theo sẽ đạt được sau 13 năm.Và đến ngày 20 tháng 10 năm 2010, Liên Hiệp Quốc đã công bố Bản báo cáo Dân số Thế giới năm 2010. Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới hiện nay là 6.877.200.000 người. Dự đoán đến năm 2050, dân số thế giới có thể lên đến 9,51 tỷ người. Như vậy có thể thấy thời gian để dân số thế giới tăng thêm gấp đôi, cũng như thời gian để Trái Đất đón thêm 1 tỉ công dân mới ngày càng được rút ngắn một cách nhanh chóng. Người ta tính rằng cứ 6 tháng dân số thế giới lại tăng thêm bằng số dân của nước Pháp (50 triệu) và cứ sau 10 năm lại có một nước Trung Quốc ra đời ở những vùng nghèo nàn nhất trên Trái Đất. Đó quả thật là những con số khủng khiếp. b. Sự gia tăng dân số không đồng đều giữa các nước. Tỷ lệ gia tăng dân số chủa các nước có sự chênh lệch rất cao. Tốc độ tăng dân số ở các khu vực khác nhau trên thế giới là không giống nhau. Có một nghịch lí là khu vực các nước nghèo và kém phát triển nhất lại là những khu vực có tốc độ tăng dân số nhanh nhất. Theo điều tra của Cục Điều tra dân số Mỹ, tốc độ tăng dân số nhanh nhất lại là ở các khu vực nghèo khổ nhất tại châu Phi, Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ, nơi trung bình một phụ nữ đẻ 7 con. Trong tương lai gần, tốc độ phát triển dân số nhanh nhất vẫn là khu vực châu Phi và Nam Á. Trong vòng nửa đầu thế kỉ XXI, dân số châu Phi sẽ tăng khoảng 2,4- 3 lần, cao hơn tốc độ tăng dân số toàn cầu khoảng 1,7-1,8 lần. Cũng như vậy tốc độ tăng dân số ở khu vực Nam Á cũng cao hơn tốc độ tăng dân số toàn cầu 10-15%. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 - 2005, theo thống kê của Liên hợp quốc, hằng năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 76 triệu người, trong đó 6 nước có số dân tăng thêm chiếm 45% là Ấn Độ (số dân tăng thêm chiếm 22%), Trung Quốc (11%), Pa-ki-xtan, Ni-giê-ri-a, Mỹ, Băng-la-đét (mỗi nước 4%). Ngoài ra, 16 nước khác có số dân tăng thêm chiếm 25%, trong đó In-đô-nê-xi-a (số dân tăng hằng năm 2,7 triệu), Băng-la-đét (2,6 triệu), Bra-xin (2,5 triệu), Ê-ti-ô-pi-a (1,8 triệu), Cộng hòa Công-gô (1,5 triệu), Phi-líp-pin (1,5 triệu), Mê-hi-cô (1,4 triệu), Ai-cập (1,3 triệu), Áp-ga-ni-xtan (1,2 triệu), Việt Nam (1,1 triệu), Thổ Nhĩ Kỳ (1 triệu), U-gan-đa (0,9 triệu), I-rắc (0,7 triệu), Kê-ni-a (0,7 triệu), Cộng hòa Tan-da-ni-a (0,7 triệu), Cô-lôm-bi-a (0,7 triệu) và Xu-đăng (0,7 triệu). Trong khi dân số của nhiều nước, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á tiếp tục gia tăng trong vài thập niên tới, thì ở một số nước phát triển đạt dưới mức sinh thay thế lại có xu thế suy thoái dân số trong vòng 50 năm (2000 - 2050) như CHLB Nga (số dân giảm 35 triệu), U-crai-na (23 triệu), Nhật (15 triệu), Ba-lan (7 triệu), Ru-ma-ni (5 triệu), CHLB Đức (4 triệu), Bê-la-rút và Bun-ga-ri (3 triệu). Như vậy, sức ép dân số đối với đa số các nước đang phát triển, trong đó có nước ta do số dân tăng thêm hằng năm còn rất lớn trước đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, hạn chế đến khả năng cải thiện, phát triển và tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu.Dân số tăng nhanh nằm ở khu vực những nước đang phát triển, với hơn 95% sự gia tăng dân số nằm ở khu vực này: Hiện nay, dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2%/năm. Cục điều tra dân số Mỹ dự báo, tốc độ này sẽ giảm xuống còn 0,5% năm 2050. Khi đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới. c. Dân số thế giới đang bị già hóa. Tỷ lệ người già ở Nhật đang ở mức báo động (26,3%), đe dọa nền kinh tế nước này. Dân số già hiện nay tồn tại ở các nước có nền kinh tế phát triển và là gánh nặng nước của các quốc gia này. Các nhà kinh tế Mỹ và thế giới cảnh báo, hiện trạng dân số già đi nhanh chóng đã trở thành quả ""bom nổ chậm"" có thể tàn phá các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Theo số liệu của Liên hợp quốc, dân số trên tuổi 60 ở Nhật Bản vào năm 2050 sẽ tăng tới 41,7% tổng dân số, từ mức vốn đã cao hiện nay là 26,3% . Số liệu này tương ứng ở Đức sẽ là 35%, từ 25,1% hiện nay. Vào giữa thế kỷ này, tỉ lệ người trên tuổi 60 ở Trung Quốc, Anh và Pháp cũng sẽ chiếm từ 31 đến 33% tổng dân số. Tỷ lệ sinh rất thấp ở Nga trong thập kỷ qua đã buộc chính phủ nước này phải thực hiện chính sách khuyến khích sinh đẻ nhưng vẫn không đạt kết quả mong muốn. Số dân trên tuổi 60 ở các nước được coi là dân số trẻ như Mỹ cũng lên tới 26,4% và Ấn Độ cũng lên tới 20,7%. Dân số già nhanh đã thực sự trở thành mối đe dọa nguồn nhân lực ở nhiều nước phát triển. Nhà kinh tế Mỹ Nicolas Ebostas, chuyên gia dân số quốc tế, nhấn mạnh tài sản thực sự của thế giới hiện đại không phải là nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên mà chính là nguồn lực con người.Nhiều nhà kinh tế thế giới cảnh báo, tỷ lệ người già trên 60 tuổi cao trong dân số không chỉ đe dọa làm phá sản mọi quỹ phúc lợi xã hội, mà còn làm mất tính năng động và khả năng sáng tạo của nguồn lực con người trong nền kinh tế, đe dọa sự ổn định chính trị của các nước đang phát triển vào giữa thế kỷ này. d. Chất lượng dân số thấp. Ở Việt Nam, số trẻ em chưa được đến trường vẫn còn đáng kể. Ngày 11/7, thế giới kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, với chủ đề “Giới trẻ và sức khỏe sinh sản”. Riêng chủ đề này cũng nói lên được mục tiêu trọng tâm cũng như niềm kỳ vọng của thế giới dựa vào giới trẻ để cải thiện chất lượng dân số đang suy giảm nghiêm trọng trên thế giới. Hơn một nửa dân số thế giới ở độ tuổi dưới 25. Khoảng 3 tỷ trẻ em và những người trẻ tuổi đang hoặc sẽ ở trong độ tuổi sinh đẻ nhưng do thiếu kiến thức, hiểu biết nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thanh thiếu niên hầu như không được trang bị kỹ năng sống và biết cách tự bảo vệ mình. Một nửa số ca nhiễm HIV mới rơi vào giới trẻ. Mỗi ngày có 6.000 người nhiễm HIV ở lứa tuổi này và hàng triệu thành niên khác đang phải sống trong đói nghèo, bị bóc lột và sống trong tuyệt vọng bị xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần nhất là trẻ em gái. Dù đã có nhiều biện pháp được tiến hành, song hiện vẫn có tới 218 triệu lao động trẻ em trên thế giới. Báo cáo của các cơ quan LHQ và các cơ quan điều tra dân số các nước cho thấy giới trẻ đang là nạn nhân chính của các xu hướng biến đổi tiêu cực của dân số thế giới. Theo các báo cáo này, dân số thế giới tăng với với tốc độ trung bình cao, nhưng lại không đồng đều và tương xứng với tăng trưởng. Hiện mỗi năm, dân số thế giới tăng thêm khỏang 78 triệu người, và cứ theo đà hiện nay, đến năm 2050, sẽ có khỏang từ hơn 7 tỷ đến hơn 10 tỷ người trên trái đất. Tuy nhiên, lại có đến 90% lượng dân số gia tăng lại ở các quốc gia đang phát triển; khiến thế giới ngày càng đối mặt với nghịch lý đáng buồn là: các nước phát triển đối mặt với tình trạng dân số già; còn các nước nghèo lại càng nghèo hơn do các nguồn lực không đủ đáp ứng với số dân ngày càng phìng to. Bức tranh thế giới bị chia cắt thành 2 mảng đối lập: 3 nước thuộc hàng giàu có nhất thế giới là Nhật bản, Italy, Đức… lại dẫn đầu về sự già hóa dân số, và bất chấp các biện pháp khuyến khích, phụ nữ ở các nước này vẫn không hào hứng trong việc sinh con. Tình trạng bùng nổ dân số và cuộc sống nghèo khó ở các nước đang phát triển đã làm nảy sinh một xu hướng phổ biến là di cư. Theo báo cáo của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan, hiện gần 200 triệu người hiện đang sinh sống bên ngoài quê hương của họ, tăng khoảng 25% kể từ năm 1990. Phần lớn người nhập cư tìm đường đến các nước giàu, đứng đầu là châu Âu rồi đến Bắc Mỹ, châu Á. Di cư một mặt giúp cân bằng sự chênh lệch giữa phát triển dân số và tăng trưởng kinh tế. Tại một số quốc gia, tiền từ nước ngoài gửi về nước chiếm một tỷ lệ lớn trong nguồn thu quốc gia, ví dụ như Philippines, Serbia và Mongtenegro. Tuy nhiên, mặt trái của di cư đang là vấn đề khiến cả thế giới, đặc biệt là châu Âu và Mỹ phải đau đầu. Các vụ bạo lực bùng nổ tại Pháp khiến cả thế giới phải bàng hoàng trước vấn nạn nhập cư. Người nhập cư, đặc biệt là thế hệ con cháu của người nhập cư, lâm vào tình trạng nghèo khổ, bị phân biệt đối xử, không được học hành, không có cơ hội tìm việc làm… và kết cục là bùng nổ xung đột. Vấn đề nhập cư đang trở nên phức tạp đến mức độ tác động tiêu cực đến chính trị - an ninh thế giới. Việc Mỹ đưa lực lượng cảnh sát và quân đội đến vùng biên giới với Mexico nhằm mục đích ngăn chặn người nhập cư từ Nam Mỹ tràn lên đã khiến quan hệ giữa hai nước, cũng như giữa Mỹ với các nước Nam Mỹ gia tăng căng thẳng. Đặc biệt, mối quan hệ truyền thống giữa châu Phi và châu Âu đã bị thách thức nghiêm trọng khi Pháp- quốc gia được xem là thiên đường của người nhập cư châu Phi - cùng nhiều quốc gia châu Âu khác quyết định thắt chặt luật nhập cư. Theo giới quan sát, thắt chặt luật không phải biện pháp tốt, mà trái lại, nó có thể khiến các hành động nhập cư trái phép gia tăng. Nhiều ý kiến cho rằng sẽ không thể chặn đứng làn sóng nhập cư, bởi có nhiều lợi ích. Cùng với nạn nhập cư trái phép, thiên tai, dịch bệnh, xung đột đã khiến chất lượng dân số càng suy giảm nghiêm trọng. Để nâng cao chất lượng dân số, không còn cách nào khác là phải cân đối giữa tăng trưởng và phát triển dân số, nâng cao ý thức của người dân về việc thực hiện kế họach hóa gia đình hợp lý. Cùng với việc giảm khỏang cách phát triển, thì tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa, các tôn giáo cũng là một đòi hỏi nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của xu hướng nhập cư hiện nay. e. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khá cao. Lớp học vắng bóng học sinh nữ (Trung Quốc) Mới đây, các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả nghiên cứu dân số mới nhất tại Trung Quốc trên tạp chí British Medical Journal. Theo đó mỗi năm số trẻ nam được sinh ra nhiều hơn trẻ nữ tới hơn một triệu em.Trong những thập niên gần đây, tình trạng tỷ lệ bé trai sinh ra nhiều hơn số bé gái ở Trung Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vào những năm 1960, 1970, tỉ lệ bé trai/bé gái vẫn ở mức 106/100. Tuy nhiên, số lượng các bé trai đã tăng vọt từ sau thập niên 1980. Đó là các tỉ lệ 108,5/100 năm 1982; 110,9/100 năm 1987 và 111,3/100 năm 1990. Tờ Văn Hối của Hong Kong ngày 8/3/2011 cho biết hiện nay 10 người đàn ông Đài Loan đang phải “tranh nhau” 7 phụ nữ và tình trạng thừa nam thiếu nữ đang có xu hướng gia tăng khiến chính quyền lo lắng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của giáo dục, kinh tế và gây ra một loạt vấn đề xã hội khác. Ở Việt Nam, Năm 2007, một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu Phát triển xã hội được thực hiện trên cả nước cho thấy, tỉ lệ giới tính khi sinh đã có sự chênh lệch đáng kể. Có tới 16 tỉnh, thành có tỉ lệ giới tính khi sinh từ 115 - 128 bé trai/100 bé gái; ở 20 tỉnh, thành khác là 111- 120 bé trai/100 bé gái. Cụ thể, tại Kiên Giang, cứ 125 bé trai thì có 100 bé gái; tại Sóc Trăng là 124 bé trai/100 bé gái; tại Bắc Ninh là 123 bé trai/100 bé gái; tại Hà Tây là 112 bé trai/100 bé gái; tại Bình Định 107 bé trai/100 bé gái… f. Nguyên nhân. * Nguyên nhân dẫn tới gia tăng dân số và gia tăng dân số không đồng đều. - Quan điểm lạc hậu. Một số nước, đặc biệt là ở những nước phương đông vẫn còn những quan điểm lạc hậu trọng nam khinh nữ, trời sinh voi, trời sinh cỏ, sinh con quý tử, muốn có con trai, muốn đông con. Ở các nước có nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chính vẫn yêu cầu nhiều lao động tay chân, cần nhiều lao động tham gia vào sản xuất là nguyên nhân dẫn tới gia tăng dân số ở các nước đang phát triển. Tại một số quốc gia châu Phi, trung Đông, các quốc gia ở bán đảo Ấn Độ tỷ lệ trẻ em trên số bà mẹ xấp xỉ 6 trẻ em trên một bà mẹ. Mỗi năm các quốc gia trên tăng dân số khá nhanh. - Hậu quả việc quan hệ tình dục sớm và bừa bãi. Mỗi năm có khoảng 15 triệu phụ nữ trong độ tuổi 15 đến 17 tuổi sinh đẻ chiếm khoảng 10% tổng số các trường hợp sinh con hằng năm trên thế giới. Một số nước có tỷ lệ nạo phá thai cao như : Úc là một trong những nước công nghiệp có tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai cao cứ 1000 thiếu nữ (tuổi từ 15 đến 19) có khoảng 24 thiều nữ phá thai và 20 thiếu nữ sinh con. Việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình và sử dụng các biện pháp tránh thai ở các nước đâng phát triển vẫn còn nhiều hạn chế. * Nguyên nhân dẫn tới già hóa dân số. Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế thế giới ngày càng phát triển đồng đều, đời sống vật chất, tinh thần và an sinh xã hội của các quốc gia ngày càng được nâng cao, quyền con người được tôn trọng đúng nghĩa, do đó tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó ở những nước phát triển xu hướng các cặp vợ chồng sinh ít con (thậm chí là không muốn có con) để có điều kiện hưởng thụ cuộc sống ngày càng nhiều, mặc dù chính phủ các nước này có các chính sách khen thưởng, hỗ trợ nuôi con ăn học cho tới tuổi trưởng thành đối với những gia đình sinh nhiều con, nhưng tỷ lệ tăng dân số ở hầu hết các quốc gia phát triển vẫn ở mức thấp (dưới 1%). Song song đó là trào lưu tôn thờ chủ nghĩa độc thân của giới trẻ ngày nay cũng có sức lan tỏa rộng rãi (nhất là ở Châu Âu và một số quốc gia phát triển ở Châu Á như Nhật bản, Singapo,...) do nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và tác động của đời sống công nghiệp,...đó là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc già hóa dân số thế giới. * Nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng giới tính. Cán cân về giới tính luôn nghiêng về nam giới Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” theo kiểu “chồng chúa, vợ tôi”, “xuất giá tòng phu”, “mười gái không bằng một trai” vẫn còn tồn tại trong ý nghĩ của một bộ phận dân cư, nhất là ở các vùng ven biển, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi lẽ, họ cho rằng con trai có trách nhiệm nhiều hơn con gái trong việc phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi về già và lo liệu ma chay, thờ cúng sau khi cha mẹ mất, đồng thời tâm lý sinh con trai còn để dự phòng trong trường hợp rủi ro (tai nạn, tệ nạn xã hội…). Phải chăng niềm vui có một đứa trẻ nối dõi từ bao đời nay vẫn tiếp tục ngự trị ở mỗi người đàn ông như thể đó là một phần trách nhiệm của họ đối với dòng họ và chính bản thân gia đình mình. Có thể nói sự mất cân bằng giới còn có nguyên nhân từ sự phát triển của khoa học và công nghệ. Y học ngày càng phát triển đã giúp việc sinh con theo ý muốn, làm cho tỷ lệ bé trai được sinh ra tăng lên rõ rệt. Thông qua sự hỗ trợ của các biện pháp như siêu âm, lựa chọn giới tính nhờ ăn uống, các cặp vợ chồng có thể lựa chọn giới tính thai nhi theo mong muốn. Nguyên nhân chính vẫn là quan niệm trọng nam khinh nữ của những bậc làm cha, làm mẹ. Phần lớn những người này lại chịu áp lực từ chính những bậc phụ huynh của mình. Vì thế, nhiều phụ nữ, khi mang thai đến tháng thứ 4, thứ 5, nếu kết quả siêu âm là con gái, họ sẵn sàng phá bỏ để… đợi lần sau. Cũng có nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn không có khả năng tiếp cận dịch vụ chẩn đoán giới tính thai nhi sớm, nên vô tư sinh tiếp con thứ 4, thứ 5 cho đến khi có con trai mới chịu dừng. Ở Ấn Độ có một nghịch lý làm nguyên nhân dẫn tới mất bình đẳng giới tính lại xuất phát từ một nguyên nhân thật mắc cười : Do theo phong tục cưới hỏi của người Ấn Độ, gia đình họ nhà gái sẽ phải tốn rất nhiều tiền của cho họ nhà trai. Chính vì thế, nhiều gia đình đã lựa chọn việc không sinh con gái. 4. Ảnh hưởng của tình tình dân số hiện nay tới các mặt đời sống xã hội. a. Dân số và vấn đề nghèo đói, lạc hậu. Ở phương Tây, có tác giả cho rằng: nếu dân số tăng lên 1% thì thu nhập quốc dân tăng khoảng 4%. Ở nhiều nước kém phát triển thuộc châu Phi, tỉ lệ tăng dân số hàng năm rất cao lên đến 3%, nếu muốn đảm bảo nhu cầu cho số dân mới tăng đó thì thu nhập quốc dân bình quân mỗi năm phải tăng khoảng 13%, điều đó là vô cùng khó khăn ngay cả với một quốc gia phát triển chứ đừng nói là một quốc gia kém phát triển. Trong phạm vi một quốc gia, việc bùng nổ dân số sẽ khiến cho mức sống của người dân trong nước bị hạ xuống,mức sống của người dân giảm dẫn tới các dịch vụ chăm sóc tối thiểu không được đáp ứng, dịch bệnh gia tăng. Trên phạm vi quốc tế, bùng nổ dân số sẽ dẫn tới sự chênh lệch trong phân phối của cải giữa các khu vực, khiến cho những nước giàu vẫn cứ giàu, những nước nghèo vẫn cứ nghèo, mặt bằng chất lượng dân số của thế giới bị kéo tuột xuống. b. Dân số và vấn đề bệnh tật. Mặc dù chưa có nhà khoa học nào khẳng định được mối liên hệ giữa vấn đề bùng nổ dân số và bệnh tật, tuy nhiên trên thực tế, tại các quốc gia đang và kém phát triển, những nước có tốc độ bùng nổ dân số cao nhất thế giới cũng là những nước mà ở đó vấn đề dịch bệnh đang trở nên rất nghiêm trọng. Có thể lấy ví dụ sau để thấy được điều đó: theo thống kê năm 2000, thế giới có khoảng 40 triệu người bị nhiễm AIDS, trong đó 90% là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là ở các quốc gia châu Phi (chiếm tới 2/3 số người mắc bệnh).[6] Bùng nổ dân số dẫn tới điều liện sống nghèo khổ, chiến tranh xung đột triền miên khiến cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân không được đảm bảo chính là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tật tràn lan ở châu lục này. c. Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt. Trong xã hội công nghiệp hiện đại, để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi nguời, mỗi năm phải đào lên được 25 loại khoáng sản trong lòng đất. Tài nguyên dầu lửa, nếu tiếp tục được khai thác với tốc độ như trong thập niên 90 của thế kỉ trước thì sẽ cạn kiệt đến năm 2016. Tài nguyên than trên thế giới cũng chỉ còn dùng được 1500 năm nữa, và ước tính 12 loại tài nguyên khác chỉ duy trì đựoc 50 năm nữa là cùng. Trong đó nghiêm trọng nhất là phải kể tới vấn đề thiếu nước ngọt. Vào đầu thế kỉ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi, Đông Phi, Tây Phi đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn. d. Dân số và vấn đề thiếu đất canh tác, lương thực căng thẳng. Với sự tăng trưởng cùa dân số trên toàn thế giới, bình quann ruộng đất canh tác theo đầu người ngày một giảm đi. Năm 1950 bình quân ruộng đất theo đầu người trên thế giới là 8,5 mẫu, năm 1960 giảm xuống chỉ còn 7,1 mẫu, năm 1968 là 6,1 mẫu, năm 1974 còn 5,6 mẫu và tới năm 1960 chỉ là 3,9 mẫu. Ruộng đất canh tác giảm đi tất nhiên không chỉ vì lí do dân số bùng nổ mà còn do nhiều nguyên nhân khác như quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tuy nhiên nguyên nhân dân số tăng lên vẫn là nguyên nhân chủ yếu. Ruộng đất giảm, dân số tăng nhanh làm cho vấn đề lương thực trên phạm vi toàn cầu ngày càng trở lên căng thẳng. Đầu năm 2008 vừa qua đã xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực lớn và chưa bao giờ vấn đề an ninh lương thực lại được đặt ra cấp thiết như lúc này. Hiện nay đại đa số các đang phát triển tại châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh đã phải nhập lương thực, đó là một minh chứng rõ ràng cho hậu quả của việc bùng nổ dân số tại các nước này. e. Dân số và vấn đề an ninh, xã hội. Dân số tăng nhanh gây ra nhiều bất ổn trong xã hội, đó  là nạn cướp bóc, khủng bố,…Dễ thấy k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_va_danh_gia_tinh_hinh_dan_so_the_gioi_newwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwww_3459.doc