Mối quan hệ giữa môn học Kế toán tài chính và môn học Kiểm toán báo cáo tài chính trong quá trình học tập các môn chuyên ngành

Đối với mỗi sinh viên Khoa Kế toán, Kế toán tài chính (KTTC) và Kiểm toán

Báo cáo tài chính (Kiểm toán BCTC) là những môn học chuyên ngành quan trọng tiền

đề nhằm hướng dẫn cho mỗi sinh viên hiểu rõ về công tác kế toán, kiểm toán mà họ

thực hiện sau này. Mặc dù hai môn học này thuộc hai lĩnh vực khác nhau vì KTTC là

kim chỉ nam cho mỗi sinh viên có thể thực hiện công tác hạch toán kế toán và lập báo

cáo tài chính cho doanh nghiệp, trong khi Kiểm toán BCTC lại hướng dẫn cho sinh

viên cách kiểm tra tính trung thực, hợp lý của các phần hành trên báo cáo tài chính thì

chúng lại có một sợi dây liên kết và nếu sinh viên có thể nắm được điều đó thì việc học

những môn học này của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa môn học Kế toán tài chính và môn học Kiểm toán báo cáo tài chính trong quá trình học tập các môn chuyên ngành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 13 MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ MÔN HỌC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH Nguyễn Thu Huyền CQ52/21.23 Đối với mỗi sinh viên Khoa Kế toán, Kế toán tài chính (KTTC) và Kiểm toán Báo cáo tài chính (Kiểm toán BCTC) là những môn học chuyên ngành quan trọng tiền đề nhằm hướng dẫn cho mỗi sinh viên hiểu rõ về công tác kế toán, kiểm toán mà họ thực hiện sau này. Mặc dù hai môn học này thuộc hai lĩnh vực khác nhau vì KTTC là kim chỉ nam cho mỗi sinh viên có thể thực hiện công tác hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, trong khi Kiểm toán BCTC lại hướng dẫn cho sinh viên cách kiểm tra tính trung thực, hợp lý của các phần hành trên báo cáo tài chính thì chúng lại có một sợi dây liên kết và nếu sinh viên có thể nắm được điều đó thì việc học những môn học này của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Định nghĩa về KTTC và Kiểm toán BCTC Kế toán tài chính là việc thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn và tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Công việc của kế toán tài chính bao gồm: tuân thủ chặt chẽ luật pháp, các quy định theo luật kế toán, chế độ kế toán cung cấp thông tin cho cổ đông, cơ quan thuế Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính đơn vị được kiểm toán, phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị. Thước đo để đánh giá Kiểm toán BCTC là hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 14 Công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các công ty kiểm toán thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, nhà nước, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua. Mối quan hệ giữa môn học KTTC và Kiểm toán BCTC Thứ nhất, các kiến thức của môn học KTTC sẽ là tiền đề quan trọng quyết định đến việc học tốt môn học Kiểm toán BCTC đối với sinh viên khoa Kế toán trong quá trình học môn chuyên ngành. Lấy một ví dụ về bài tập trong môn học Kiểm toán BCTC như sau: Công ty A đã lập Báo cáo tài chính vào ngày 31/12/2016. Đến ngày 1/2/2017, kiểm toán viên khi kiểm toán công ty này đã phát hiện ra rằng công ty A chưa hạch toán 1 hóa đơn mua văn phòng phẩm dùng luôn tại bộ phận quản lý doanh nghiệp ngày 11/12/2016 với giá trị chưa thuế là 1.000.000 đồng. Thuế TNDN là 20%; thuế GTGT 10%. Bài tập yêu cầu kiểm toán viên xử lý nghiệp vụ này. Để làm bài tập này, Kiểm toán viên phải áp dụng kiến thức về Hạch toán kế toán theo TT200 trong môn học Kế toán tài chính học phần 1 và học phần 2 để lập các bút toán điều chỉnh bổ sung nghiệp vụ vào ngày 1/2/2017 như sau: Nợ TK 642 1.000.000 Nợ TK 3334 200.000 Nợ TK 1331 1.000.000 Có TK 8211 200.000 Có TK111 1.100.000 Nợ TK 911 1.000.000 Nợ TK 8211 200.000 Có TK642 1.000.000 Có TK911 200.000 Nợ TK 4211 800.000 Có TK911 800.000 Từ ví dụ trên, có thể thấy rằng việc giải bài tập môn học Kiểm toán BCTC phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức môn học Kế toán tài chính, việc hạch toán nghiệp vụ trên KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 15 sẽ được áp dụng kiến thức từ môn học Kế toán tài chính học phần 1 trong quá trình hạch toán khoản chi văn phòng phẩm này (hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp) và kết chuyển vào TK911 – Xác định kết quả kinh doanh còn việc lập bút toán điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm số thuế TNDN phải nộp và giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là do áp dụng kiến thức từ môn học Kế toán tài chính học phần 2 bởi khi phát hiện sai sót trong Báo cáo tài chính năm N trước ngày 31/03 của năm N+1 thì kiểm toán phải lập bút toán điều chỉnh. Thứ hai, tinh thần học tập môn học Kiểm toán BCTC sẽ là yếu tố quan trọng và cần thiết để sinh viên có thể củng cố kiến thức của môn học KTTC hiệu quả. Trong môn học Kiểm toán BCTC mà bất cứ sinh viên khoa Kế toán nào sẽ phải tiếp cận trong năm thứ ba hoặc năm thứ tư, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ chương nào của giáo trình môn học này đề cập tới là thủ tục Soát xét và kiểm tra chi tiết. Đây là các thủ tục rất quan trọng đối với một người kiểm toán viên bởi việc kiểm tra chi tiết sẽ giúp người Kiểm toán viên phát hiện ra lỗi sai liên quan đến việc Hạch toán cho từng nghiệp vụ. Chính vì sự quan trọng của những thủ tục này, việc áp dụng chúng trong quá trình làm bài tập môn học KTTC cũng là một điều mà sinh viên nên làm để củng cố kiến thức kế toán của mình. Lấy một ví dụ liên quan đến bài tập của môn học KTTC học phần1 có rất nhiều nghiệp vụ và cuối kỳ lập Báo cáo tài chính của Công ty X; sinh viên A trong quá trình học nhóm đã hạch toán sai một nghiệp vụ như sau: Ngày 12/1/N công ty X mua một laptop dùng cho bộ phận văn phòng với giá trị 10 triệu đồng và phân bổ 2 năm, công ty chưa thanh toán cho người bán. Sinh viên A đã hạch toán như sau: Nợ TK 642 10,000,000 Có TK 331 10,000,000 Đối với nghiệp vụ này, sinh viên A đã hạch toán sai vì chỉ được phân bổ giá trị của máy tính này vào chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm N là 5 triệu còn 5 triệu còn lại vẫn phải nằm trong Bên Nợ của TK242 – Chi phí trả trước. Chính vì sai sót này, KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 16 kết quả hoạt động kinh doanh mà sinh viên A tính dược chênh lệch so với bạn mình trong nhóm là 4 triệu đồng và sinh viên A sẽ phải kiểm tra chi tiết và soát xét lại các nghiệp vụ để có thể phát hiện ra nghiệp vụ sai trên. Việc kiểm tra chi tiết và soát xét một cách kỹ lưỡng và thận trọng sẽ giúp sinh viên A phát hiện là lỗi sai của mình và nhờ đó, sinh viên A này có thể củng cố kiến thức liên quan đến phần hành kế toán Công cụ dụng cụ và rèn luyện được tính cẩn thận trong quá trình làm bài tập. Đây là một bước quan trọng với các sinh viên vì có va vấp thì mới có thể trưởng thành, kể cả trong quá trình học tập cũng như là trong quá trình làm việc sau này. Lợi ích của việc nắm rõ mối quan hệ giữa môn học KTTC và môn học Kiểm toán BCTC đối với các sinh viên chuyên ngành Có thể thấy, môn học KTTC và môn học Kiểm toán BCTC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Việc nắm rõ mối liên hệ này sẽ giúp sinh viên có thể gặp được nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tập trong trường Đại học. Những thuận lợi được thể hiện như sau: Thứ nhất, sinh viên có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu các môn học này khi nắm được mối liên hệ giữa hai bộ môn. Hiện nay, trên thực tế có một bộ phận không nhỏ các sinh viên dành nhiều thời gian học tập nhưng học không hiệu quả. Ví dụ liên quan đến môn học Kiểm toán BCTC, các sinh viên đó trong quá trình học đều nắm được những thủ tục Kiểm toán, phương pháp kiểm toán nhưng đến khi họ làm bài tập thì không làm được vì không biết có thể vận dụng kiến thức từ môn nào khác để làm bài tập môn này và mất rất nhiều thời gian để làm và nhớ từng dạng bài tập. Cách học này thật sự không hiệu quả vì nếu họ chỉ nhớ bài tập một cách máy móc mà không hiểu rõ bản chất vấn đề thì họ sẽ không thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Vì thế, để khắc phục điều này, các sinh viên đó cần phải hiểu ngay từ đầu khi tiếp cận với môn học Kiểm toán BCTC là phải vận dụng kiến thức của môn học KTTC, nhờ đó mà trong quá trình học, các sinh viên sẽ dành thời gian trau dồi kiến thức môn học KTTC và nhờ đó mà việc học môn học Kiểm toán BCTC sẽ đơn giản hơn. KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 17 Thứ hai, sinh viên có thể định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân mình tốt hơn. Mối quan hệ giữa KTTC và Kiểm toán BCTC cũng chính là mối quan hệ giữa hai nghề nghiệp sau này là Kế toán và Kiểm toán bởi hai môn học này đều có những kiến thức liên quan đến nhau và liên quan trực tiếp đến Kế toán và Kiểm toán sau này. Đối với sinh viên chuyên ngành Kế toán, việc biết được mối liên hệ giữa Kế toán và Kiểm toán sẽ giúp cho sinh viên định hướng nghề nghiệp tốt hơn bởi ban đầu, khi họ học và đã định hướng sau này trở thành một Kế toán viên nhưng trong quá trình tìm hiểu cơ hội việc làm họ lại muốn trở thành một Kiểm toán viên thì qua mỗi liên hệ về kiến thức mà họ nhận ra được, họ có thể xác định rõ nếu muốn từ một sinh viên học Kế toán mà làm Kiểm toán thì họ phải có thêm kiến thức kỹ năng gì. Đối với sinh viên chuyên ngành Kiểm toán cũng vậy, trong tình huống học Kiểm toán nhưng yêu thích Kế toán thì họ phải xác định rõ là còn yếu phần hành nào, cần phải có thêm phẩm chất nào. Để làm được như vậy, họ phải nắm được mối liên hệ giữa Kế toán và Kiểm toán và mối liên hệ này dễ nhận ra ở trong hai môn học KTTC và Kiểm toán BCTC này. Tóm lại, KTTC và Kiểm toán BCTC tuy là hai môn học khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu sinh viên nắm được mối quan hệ chặt chẽ này thì sinh viên sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tập nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp sau này. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Kế toán tài chính - Giáo trình Kiểm toán Báo cáo tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_mon_hoc_ke_toan_tai_chinh_va_mon_hoc_kiem_t.pdf