Một số giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới

Từ ngàn đời nay, thầy giáo luôn được tôn vinh và có một vị trí vô cùng quan trọng

trong xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, người thầy giáo là người chăm lo, dẫn dắt thế hệ

trẻ; là người có lòng yêu nghề tha thiết, luôn coi trọng tri thức, lấy dạy chữ, dạy người

làm lẽ sống của mình. Đó là người truyền đạt kiến thức, là nhà giáo dục trong việc

hình thành và phát triển kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh, là tấm gương sáng cho

học sinh noi theo. Đây là những người coi trọng danh dự, lương tâm, gìn giữ khí tiết,

xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ, học vấn, cống hiến. Trong

quan niệm của người Việt Nam thường xem xét nhân cách người thầy ở hai mặt: Mặt

đạo đức (còn gọi là phẩm chất) và mặt tài năng (còn gọi là năng lực), trong đó đạo đức

là cái gốc và tài năng là yếu tố gắn liền với đạo đức.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học254 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Hà Ngọc Phi, Trung tá Nguyễn Văn Minh, Thiếu tá Nguyễn Tiến Đồng Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Huế I. Đặt vấn đề Từ ngàn đời nay, thầy giáo luôn được tôn vinh và có một vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, người thầy giáo là người chăm lo, dẫn dắt thế hệ trẻ; là người có lòng yêu nghề tha thiết, luôn coi trọng tri thức, lấy dạy chữ, dạy người làm lẽ sống của mình. Đó là người truyền đạt kiến thức, là nhà giáo dục trong việc hình thành và phát triển kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đây là những người coi trọng danh dự, lương tâm, gìn giữ khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ, học vấn, cống hiến. Trong quan niệm của người Việt Nam thường xem xét nhân cách người thầy ở hai mặt: Mặt đạo đức (còn gọi là phẩm chất) và mặt tài năng (còn gọi là năng lực), trong đó đạo đức là cái gốc và tài năng là yếu tố gắn liền với đạo đức. Thời nào cũng vậy, người thầy luôn gánh trên mình trọng trách lớn lao, nhọc nhằn nhưng rất đổi vinh quang, đó là trách nhiệm “trồng người”, vì thế để hoàn thành trọng trách ấy không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, mà hơn hết phải luôn ý thực được tầm quan trọng của việc thường xuyên tự trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học như lời Bác Hồ đã dạy. Người cho rằng, sản phẩm của “trồng người” là tạo ra con người của thế hệ tương lai, do đó không được phép làm ra “phế phẩm”. Một người cán bộ, một công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, vài công trình, nhưng một người giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu. Người đánh giá cao sự đóng góp, hi sinh thầm lặng của các nhà giáo, Người viết: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” [1], “Những người dạy học phải có trách nhiệm xã hội, phải yêu nghề, mến trẻ, người đi dạy học không chỉ vì đồng lương mà phải vì cái tâm với nghề, luôn sáng tạo, hoàn thiện mình để chung sức vì sự phát triển của toàn Ngành” [2]. Hồ Chí Minh cho rằng, nhà giáo cần nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, yêu thương học sinh như con em ruột của mình, không thiên vị. Nhà giáo cần thực hiện trước hết những điều mình dạy học trò. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức, phải gương mẫu. Về điều này, Người viết: “Trước hết phải dạy trẻ yêu Tổ quốc, yêu lao động, yêu đồng bào và yêu chủ nghĩa xã hội Trẻ em như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu, cho nên phải chú ý giáo dục chính trị tư tưởng trước, chính thầy giáo, cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng” [3]. Một người thầy tốt Kỷ yếu hội thảo khoa học 255 là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Ngược lại, một người thầy tồi có thể gây ảnh hưởng xấu tới nhân cách của học sinh. Ngoài đức và tài, Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến phương pháp nêu gương của giáo viên. Người cho rằng, một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền; tấm gương nhà giáo có tác dụng giáo dục học sinh rất lớn; được nhà giáo tốt là được cả một thế hệ; thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu; một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo; ngược lại một hành vi xấu của người thầy có thể làm mất niềm tin cả một lớp người. Vì thế, Người căn dặn: “Công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích đào tạo những người công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc, cho chủ nghĩa xã hội. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức. Anh chị em giáo viên và mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo” [4]. II. Một số giải pháp Nhìn lại nền giáo dục nước nhà, kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định: “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong những năm qua, chúng ta đã chú trọng việc “bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học”. Bên cạnh những người thầy ngày đêm âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người của dân tộc, hun đúc nên sự vẻ vang của nền giáo dục nước nhà nói chung và đạo đức giáo dục nói riêng thì xã hội cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng trước những hiện tượng một bộ phận giáo viên tha hóa về đạo đức, nhân cách, vẫn còn đó thực trạng chạy theo thành tích và mang trong mình căn bệnh thành tích. Một bộ phận giáo viên chạy theo lối sống kim tiền, tự đánh mất mình, mất lòng tin của xã hội, làm hình ảnh của mình xấu dần trong mắt học trò. Đau lòng hơn, còn có những thầy cô vô tâm hành hạ, đánh đập, dùng áp lực, xúc phạm đến nhân cách học trò... Những “tấm gương mờ” này không chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà giáo mà còn tác động xấu tới thế giới quan của học sinh. Nguy hại hơn là niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng, hiện tượng đó làm cho xã hội và gia đình không khỏi ho- ang mang, phẫn nộ và lên án gay gắt, gây ra những hệ luỵ tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của nhân dân. Vì thế để xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay cần tập trung đẩy mạnh một số giải pháp sau: 1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt chỉ thị số 505/CT-BGDĐT, ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 8077/2007/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tập trung kiểm tra chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo. Chỉ thị số 05-CT/ TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử; Nói không với bệnh thành Kỷ yếu hội thảo khoa học256 tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo; Nói không với việc ngồi nhầm lớp. Trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo, các trường cần nghiên cứu, cụ thể hóa, rà soát, bổ sung tiêu chí đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo cho phù hợp với điều kiện của mỗi trường. Theo đó, nhà giáo phải thực sự tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nghề nghiệp; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. Mỗi nhà giáo cần có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, của đồng nghiệp; tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế giáo dục, quy định của nhà trường. Trong công tác chuyên môn, phải thực sự công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh; chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. 2. Đối với mỗi nhà giáo phải là tấm gương điển hình cho người học noi theo, học tập phương pháp nêu gương; cần phải tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác, có lòng nhân ái, bao dung đối xử với nhau một cách chân thành, biết lắng nghe thấu hiểu từ những khó khăn của người học, giúp người học vững tin vào cuộc sống, sẳn sàng bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của người học và cộng đồng. Nhiệt tình tham gia tận tụy, yêu nghề, công bằng trong giảng dạy và cách giải quyết công việc, đánh gía thực chất những kết quả đã đạt được, tránh bệnh thành tích, chống tham nhũng. Lối sống nhẹ nhàng, thái độ văn minh lịch sự trong giao tiếp với mọi người trong công đồng xã hội. Sống phải có lý tưởng, có mục đích rõ ràng, gặp khó khăn phải có tinh thần phấn đấu vươn lên. Luôn ủng hộ lối sống văn minh, tiến bộ, phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. Không xâm hại thân thể, xúc phạm nhân phẩm của người khác, nói không với hành động bao che những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, không trù dập, chèn ép người khác, có thái độ phân biệt đối xử không tốt với người học, không làm ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác. 3. Xây dựng chương trình đạo tạo cũng như tiêu chí riêng đối với việc đào tạo giáo viên ngay từ xét tuyển đầu vào, đặc biệt là giao cho người sử dụng giáo viên tự tuyển dụng và tự chịu trách nhiệm về năng lực, đạo đức sư phạm. Đây là yếu tố quyết định nhất bởi lẽ, “người cậy ở tâm, cây nương ở rễ”, tâm đức, phẩm hạnh là yếu tố làm nên căn cốt của một con người, nhất là những người thầy. Và sản phẩm của giáo dục là con người, không được phép “phế phẩm”; đạo đức của nhà giáo có ý nghĩa quan trọng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của người học. Người thầy giáo chân chính dạy học trò không chỉ bằng vốn tri thức, hiểu biết, mà còn bằng chính nhân cách đạo đức trong sáng của mình, để cảm hóa, để giáo dục và khai sáng. “Dạy chữ” là quan trọng, nhưng việc “dạy người” còn quan trọng hơn. Mục đích của việc học đã được UNESCO khẳng định: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”, nói cách khác, học để làm người. Cho nên người học thường lấy hình ảnh các nhà giáo làm hình mẫu để noi theo. Những bài giảng nhiệt huyết, say mê; lương tâm cùng tinh thần trách nhiệm; sự tận tụy của nhà giáo; tấm gương học tập và rèn Kỷ yếu hội thảo khoa học 257 luyện cùng nhân cách trong sáng của người thầy sẽ tạo một dấu ấn vô cùng sâu đậm trong tâm hồn các thế hệ học sinh. 4. Thường xuyên bồi dưỡng năng lực và trình độ, phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao năng lực toàn diện, kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực, môn học giảng dạy và kỹ năng, phương pháp sư phạm; khả năng tư duy khoa học. Coi trọng việc xây dựng phương pháp, tác phong công tác khoa học, mang tính kế hoạch, bài bản, sáng tạo và hiệu quả; có tính nguyên tắc, sâu sát cụ thể, tỉ mỉ, gương mẫu, nói đi đôi với làm, chống lại các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động; là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm về đạo đức nhà giáo, góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục; đồng thời tuyên dương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu có lương tâm, trách nhiệm, tận tụy, dành trọn tâm huyết trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu. 5. Nhà trường phải gắn liền công tác giữa nhà trường với phụ huynh bằng tất cả các kênh thông tin. Thường xuyên đối thoại với học sinh, phụ huynh và giáo viên để qua đó nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng cũng như dự báo được các tình huống có thể xảy ra trong trường học. Tích cực hợp tác và cùng chung tay trách nhiệm giáo dục, quản lý học sinh trong và ngoài giờ lên lớp. Thực tế hiện nay có rất nhiều kênh thông tin để nắm bắt, tuy nhiên cần phải xác định đâu là kênh thông tin chính thống khi các trang mạng xã hội thường đưa tin một chiều, thiếu kiểm chứng gây hiệu ứng không tốt và hệ quả vượt quá xa so với thông tin ban đầu khiến vụ việc càng rơi vào bế tắc. Phải gắn trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình để cùng nhau giáo dục cho học sinh hướng đến những giá trị cốt lõi, là một học sinh ngoan trên ghế nhà trường và là một công dân có ích cho gia đình và xã hội. 6. Cần chăm lo đến đời sống của nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất (cả vật chất và tinh thần trong điều kiện có thể) để nhà giáo làm việc và cống hiến. Kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của toàn xã hội. Cần sớm nghiên cứu, xây dựng các chính sách đãi ngộ nhà giáo như bồi dưỡng, sử dụng, phát huy sở trường của từng nhà giáo; cải thiện chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ khen thưởng, chính sách bảo hiểm xã hội trên cơ sở đó mà phát huy phong trào thi đua chấp hành nghiêm các quy chế, quy định trong giáo dục, lối sống có kỷ cương, văn hóa giáo dục; tăng cường đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. III. Kết luận Tóm lại, dạy học là nghề cao quý và có những yêu cầu riêng, đòi hỏi mỗi người khi tham gia đều phải có những xác định cụ thể về sự mẫu mực “mô phạm”, sự cống hiến và cần có sự nỗ lực, tận tụy, thậm chí hy sinh không mệt mỏi vì lợi ích công việc, cũng như vì thành tựu của đối tượng phục vụ thay vì những lợi ích vị kỷ về vật chất. Ðể có thể đáp ứng yêu cầu “hành nghề sư phạm”, trước hết cần phải có đạo đức nghề nghiệp tức là có tình yêu với nghề giáo, tâm huyết và sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp giáo Kỷ yếu hội thảo khoa học258 dục; có tình yêu với học trò và sự xả thân “tất cả vì học sinh thân yêu”. Sau nữa là luôn tự hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các năng lực theo những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới./. Tài liệu tham khảo [1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, t.11, tr.329- 332. [2]. tu-yeu-to-connguoi/c/22482933.epi. [3]. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, t.9, tr.492. [4]. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, t.9, tr.509.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_giai_phap_xay_dung_doi_ngu_nha_giao_dap_ung_yeu_cau_g.pdf
Tài liệu liên quan