Một số vấn đề lí luận về hoạt động cố vấn học tập tại trường đại học

Hoạt động cố vấn học tập là hoạt động quan trọng và cần thiết tại trường đại học nhằm giúp đỡ sinh

viên trong quá trình học tập, rèn luyện. Đây là hoạt động mà cố vấn học tập thực hiện chức năng tư vấn,

trợ giúp sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp cũng như quản lí sinh

viên về mọi mặt. Bài viết này phân tích các nội dung có liên quan đến hoạt động cố vấn học tập tại

trường đại học nhằm xây dựng cơ sở lí luận để khảo sát thực trạng

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số vấn đề lí luận về hoạt động cố vấn học tập tại trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; được quyền kiến nghị ý kiến chính đáng; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định. 2.3.2. Cơ sở vật chất và tài chính Trường đại học cần đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động CVHT, thể hiện qua việc cung cấp phòng họp, hệ thống máy tính và mạng máy tính. Điều kiện tài chính được hiểu là phụ cấp trách nhiệm, tiền quy đổi số tiết công tác, kinh phí công tác, kinh phí khen thưởng... để thực hiện hoạt động CVHT. Mục đích nhằm giúp cho hoạt động CVHT được thực hiện một cách hiệu quả, thuận lợi hơn. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cố vấn học tập tại trường đại học 2.4.1. Các yếu tố thuộc về cố vấn học tập - Nhận thức của CVHT về sự cần thiết của hoạt động CVHT là yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai hoạt động CVHT tại trường đại học. CVHT cần nhận thức đúng và đầy đủ sự cần thiết của hoạt động CVHT để đề ra các biện pháp thích hợp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mang lại hiệu quả của công tác này cho SV và cho trường đại học. - Năng lực thực hiện nhiệm vụ của CVHT là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của CVHT. Năng lực thực hiện nhiệm vụ của CVHT được thể hiện qua những hiểu biết, kiến thức về hoạt động này và những kĩ năng để triển khai khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu CVHT có năng lực tốt thì chất lượng của công tác CVHT cũng sẽ đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra. - Phẩm chất, ý thức của CVHT được thay đổi từ nhận thức đúng và đầy đủ về sự cần thiết của hoạt động CVHT. Điều này được thể hiện qua tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm của CVHT; giải quyết công việc khách quan, công khai, minh bạch. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi giúp cho hoạt động CVHT tại trường đại học được thực hiện một cách có hiệu quả. 2.4.2. Các yếu tố thuộc về sinh viên - Nhận thức của SV về sự cần thiết của hoạt động CVHT, tương tự như CVHT, SV cần được nhận thức đúng và đầy đủ để phối hợp tốt với CVHT trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, giúp cho hoạt động này được thực hiện một cách sâu sát và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người học. - Ý thức của SV thường được biểu hiện qua việc SV có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của người học, phát huy tốt vai trò và khả năng của bản thân, phối hợp với CVHT trong hoạt động CVHT, sẽ là điều kiện thuận lợi LÝ KIỀU HƯNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 87 giúp cho hoạt động này được thực hiện có hiệu quả tại trường đại học. - Sĩ số SV của lớp phụ trách đông thường gây ra khó khăn cho CVHT nắm bắt hoàn cảnh, đặc điểm cũng như sở trường của từng SV. Từ đó, hoạt động tư vấn, trợ giúp cho SV chưa đáp ứng tốt theo yêu cầu đặt ra, thậm chí xảy ra tình trạng bỏ sót SV. - Hoạt động của ban cán sự lớp, tổ chức đoàn thể của lớp tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ CVHT nắm bắt và kịp thời phản ánh những vấn đề liên quan đến lớp, đến SV. 2.4.3. Các yếu tố thuộc về trường và khoa - Sự quan tâm quản lí của trường, khoa đối với hoạt động CVHT thông qua việc ban hành văn bản hướng dẫn hoặc chỉ đạo trực tiếp đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động CVHT tại trường đại học. Cán bộ quản lí ở cấp nào sẽ có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện công tác lãnh đạo tương ứng ở cấp đó. - Hệ thống văn bản pháp lí quy định về hoạt động CVHT là cơ sở pháp lí trong thực hiện hoạt động CVHT tại trường đại học. Văn bản quy định càng cụ thể, rõ ràng, càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện hoạt động, giúp những người có trách nhiệm liên quan nắm được nhiệm vụ và quyền hạn của bản thân khi thực hiện. - Điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của trường hỗ trợ cho hoạt động CVHT là yếu tố nguồn lực không thể thiếu bên cạnh nhân lực để thực hiện hoạt động CVHT tại trường đại học. Điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động CVHT cao hay thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động này. - Chế độ, chính sách của trường cho đội ngũ CVHT là yếu tố mang tính chất đòn bẩy, động lực nhằm giúp cho CVHT thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Yếu tố này được thể hiện qua các quyền lợi mà những người thực hiện nhiệm vụ này có được. - Sự phối hợp của các đơn vị chức năng trong hoạt động CVHT như Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên... nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động CVHT được thực hiện hiệu quả, cung cấp những thông tin cần thiết để CVHT hoàn thành được nhiệm vụ được giao. - Sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động CVHT như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên... cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động CVHT, hỗ trợ trường đại học triển khai các thông tin, nội dung có liên quan đến SV cũng như nắm bắt thông tin phản hồi từ SV về các nội dung có liên quan đến hoạt động này. 3. Kết luận Hoạt động CVHT đóng vai trò quan trọng đối với trường đại học trong bối cảnh các trường hiện nay đang triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Hoạt động này giúp SV thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện; đồng thời, giúp trường đại học trong việc góp phần thực hiện nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo. Bài viết đã hệ thống hóa một số nội dung có liên quan đến hoạt động CVHT tại trường đại học; qua đó, góp phần xây dựng hệ thống lí luận về hoạt động này tại trường đại học, định hướng cho việc thực hiện hoạt động này trong thực tiễn. Mặt khác, trên cơ sở lí luận này, các nhà nghiên cứu có thể xây dựng bộ công cụ khảo sát thực trạng hoạt động CVHT tại các trường đại học nhằm đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động này trong thời gian tới. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học (ban hành kèm Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT). Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT). Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (ban hành kèm Thông tư số 16/2015/TT- BGDĐT). Nguyễn Thị Tứ, Lý Minh Tiên, Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương. (2012). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. TP.HCM: NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội khóa XIII. (2012). Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13. Quốc hội khóa XIV. (2018). Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14. The University of Maine. (2019). Falcuty handbook. Truy cập ngày 15/9/2019 từ https://machias.edu/academics/faculty-handbook/section-iv-academic-pol/academic- adv-def/. Thủ tướng Chính phủ. (2014). Điều lệ trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg). Trần Thị Minh Đức. (2012). Cố vấn học tập trong các trường đại học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Thu Mai, Vũ Mộng Đóa, Kiều Anh Tuấn, Ngô Thúy Hằng. (2012). Xây dựng mô hình hoạt động của cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở trường đại học Việt Nam (Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội). Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn. (2012). “Cố vấn học tập trong các trường đại học”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 28, 23-32. Ngày nhận bài: 28/5/2020 Biên tập xong: 15/01/2021 Duyệt đăng: 20/01/2021

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_li_luan_ve_hoat_dong_co_van_hoc_tap_tai_truong.pdf
Tài liệu liên quan