Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Điện Biên là một trường không
chỉ đào tạo giáo viên Cao đẳng mà còn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Năm 2019, Nhà trường thực hiện đánh giá ngoài và được Trung tâm Kiểm
định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt
Nam công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục. Phát huy các kết quả đạt được sau đánh giá ngoài, nhà trường triển
khai đồng bộ công tác đảm bảo chất lượng tới từng đơn vị trực thuộc,
từng cán bộ, giảng viên, nhân viên phục vụ theo đúng vị trí việc làm.
Mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Sử dụng mã nguồn mở moodle đánh giá kết quả người học tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai1, Ths. Đoàn Vĩnh Ngọc1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Điện Biên là một trường không
chỉ đào tạo giáo viên Cao đẳng mà còn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Năm 2019, Nhà trường thực hiện đánh giá ngoài và được Trung tâm Kiểm
định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt
Nam công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục. Phát huy các kết quả đạt được sau đánh giá ngoài, nhà trường triển
khai đồng bộ công tác đảm bảo chất lượng tới từng đơn vị trực thuộc,
từng cán bộ, giảng viên, nhân viên phục vụ theo đúng vị trí việc làm.
Mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm.
Trước những thách thức trong việc tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong các hoạt động giảng dạy thì việc lựa chọn một hệ
quản trị đào tạo LMS (Learning Management System) là rất cần thiết.
Các LMS đều có chung kiến trúc vĩ mô với hai thành phần chính:
- Quản trị các hoạt động đào tạo liên quan đến giáo viên, học viên,
các kế hoạch học tập, công cụ thảo luận, học trực tuyến, trao đổi trực
tuyến, thư điện tử, thi trực tuyến,;
- Hệ quản trị nội dung đào tạo: đó là thông tin về bài giảng, tài liệu
học tập, tài liệu tham khảo, ngân hàng câu hỏi, đề thi. Công cụ tạo bài
giảng, đề thi,
1 Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
344 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Hiện nay trên thế giới các hệ quản trị đào tao LMS được phân
thành 2 loại:
- Hệ thống LMS thương mại như: WebCT, Lotus, LearningSpace,
Ilearning,;
- Hệ thống LMS mã nguồn mở như: Atutor, Claroline/ Dokeos,
Moodle,.
Việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Từ những vấn đề: thực nghiệm, hiệu quả, kinh phí ban đầu, nên
nhà trường khi lập dự án giảng dạy, đào tạo trực tuyến thường sẽ ưu
tiên các hệ LMS có mã nguồn mở trước khi quyết định một LMS chính
thức (thương mại hay mã nguồn mở) làm nền trong trường. Theo thống
kê trong số các MLS mã nguồn mở thông dụng thì Moodle được cộng
đồng sử dụng rộng rãi và nhiều hơn cả.
Với những nghiên cứu trên, trường CĐSP Điện Biên lựa chọn phần
mềm mã nguồn mở (Moodle) vào hỗ trợ công tác giảng dạy, kiểm tra
đánh giá kết quả người học trong trường.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực tế công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá người
học ở trường CĐSP Điện Biên. Nghiên cứu những ứng dụng của phần
mềm mã nguồn mở (Moodle) và ứng dụng nó vào trong việc hỗ trợ
giảng dạy, kiểm tra đánh giá người học.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các hình thức thi và ưu điểm của thi trắc nghiệm bằng hình thức online
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên không chỉ đào tạo sinh viên
sư phạm mà còn đào tạo nhiều ngành ngoài sư phạm. Trong quá trình
tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả người học nhà trường sử dụng nhiều
hình thức thi như: tự luận, vấn đáp, thực hành, vấn đáp kết hợp với thực
hành, làm bài tiểu luận, đánh giá trên sản phẩm của người học, thi trắc
nghiệm (dùng phiếu trả lời trắc nghiệm), thi trắc nghiệm online,
345PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
Trong quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá người học, Nhà trường
tiến hành so sánh ưu thế của phương pháp thi trắc nghiệm khách quan
bằng trả lời trên phiếu, thi trắc nghiệm khách quan online và thi tự luận
theo các yêu cầu trong việc đánh giá:
Yêu cầu
Ưu thế thuộc về phương pháp
Trắc nghiệm Tự luận
Làm trên
phiếu trả lời
trắc nghiệm
Làm trên máy
(Online)
Ít tốn công ra đề
Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc
biệt là diễn đạt tư duy hình tượng
Thuận lợi cho việc đo lường các tư duy
sáng tạo
Đề thi phủ kín nội dung môn học
Dễ dàng phân loại người học
Ít tốn công chấm thi, thời gian có
điểm nhanh
Khách quan trong chấm thi, hạn chế
tiêu cực trong chấm thi
Giữ bí mật đề thi
Tạo ra được nhiều mã đề tương đương,
đảo được nhiều phương án trả lời khác
nhau, hạn chế quay cóp khi thi
Có tính định lượng cao, áp dụng được
công nghệ đo lường trong việc phân
tích xử lý để nâng cao chất lượng các
câu hỏi và đề thi
Cung cấp số liệu chính xác và ổn định
để sử dụng cho các đánh giá so sánh
trong giáo dục
Tiết kiệm văn phòng phẩm phục vụ thi
Với bảng so sánh trên cho ta thấy rõ ưu điểm nổi trội của phương
pháp trắc nghiệm khách quan bằng hình thức thi online trên máy tính.
Ở cả 3 khâu: ra đề, coi thi, chấm thi, phương pháp thi trắc nghiệm
khách quan bằng hình thức làm trên máy tính (online) đều có lợi thế
346 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
hơn cả. Trong khâu ra đề, máy tính tạo ra các đề tương đương về nội
dung, nhưng đảo thứ tự các câu hỏi, thứ tự phương án trả lời, tạo ra các
đề khác nhau về mặt hình thức cho từng sinh viên. Do các đề khác hẳn
nhau về mặt hình thức, đồng thời khống chế về thời gian nên khi thi
bằng hình thức online, sinh viên rất khó nhìn bài của bạn hay sử dụng
tài liệu. Khi sinh viên xác nhận nộp bài thì kết quả thi được thông báo
ngay, giáo viên coi thi ghi ngay điểm thi vào bảng điểm. Kết quả điểm
này không thể bị can thiệp vào. Vì nếu thay đổi điểm của sinh viên thì
quá trình thay đổi sẽ bị lưu vết trên máy chủ, phản ảnh rõ ai là người
thay đổi điểm của sinh viên.
Trên cơ sở những ưu điểm của phương pháp thi trắc nghiệm online,
nhằm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để đánh giá đúng năng
lực của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục cần mở rộng công tác
kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm này.
3.2. Giới thiệu về Moodle
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning
Environment) là một phần mềm nền cho hệ quản trị đào tạo (LMS) và
là hệ quản trị web mã nguồn mở. Moodle được Martin Dougiamas sáng
lập và phát triển trên nền ngôn ngữ PHP và kết nối với cơ sở dữ liệu
MySQL vào năm 1999. Moodle cung cấp đầy đủ các chức năng phục
vụ cho việc dạy và học trực tuyến, cho phép người dùng có thể
nhanh chóng tạo ra một website dạy học trực tuyến (e-Learning) với sự
tương tác cao và đăng tải lên internet. Tính mã mở cùng độ linh hoạt
của nó giúp người phát triển có khả năng thêm vào các mô-đun cần thiết
một cách dễ dàng.
Moodle cho phép khai thác nhiều authoring tool trên thế giới.
Các authoring tool phải tuân thủ theo chuẩn SCORM, AICC, LAMS
Trên thế giới: Moodle được sử dụng tại 225 nước và vùng lãnh thổ;
có 19,478,204 khóa học, cộng đồng moodle toàn thế giới tại moodle.org
có 166,566,119 người dùng;
Một số số liệu về sử dụng Moodle (trích nguồn https://moodle.net/stats/):
347PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
3.3. Các tính năng cơ bản của Moodle
Moodle có thiết kế theo kiểu mô-đun, các chức năng được thiết kế
thành từng phần, nên việc đưa thêm các hoạt động là một quá trình đơn
giản. Các tính năng cơ bản của Moodle gồm:
- Quản trị hệ thống
+ Hệ thống được quản lý bởi một người quản trị tối cao (admin),
được xác định trong quá trình cài đặt. Thiết kế một giao diện (theme) để
đưa vào hệ thống, cho phép người quản trị tuỳ chọn thay đổi giao diện
của hệ thống cho phù hợp với mục đích. Đưa thêm các mô-đun vào cấu
trúc của hệ thống, tăng chức năng cho hệ thống. Đưa thêm các gói ngôn
ngữ vào hệ thống, cho phép hiển thị đa ngôn ngữ.
+ Quản trị các khóa học: tạo khóa học, các hoạt động của khóa học: bài
tập lớn (Assignment), nhật kí (Journal), bài học (Lesson), Bài thi (Quiz),
+ Quản trị người dùng, giảng viên, trợ giảng, người học: tạo lập,
cấp quyền,
- Quản trị người dùng
+ Chức năng tạo tài khoản đăng nhập (account): Mỗi người chỉ cần
tạo một tài khoản - mỗi tài khoản có thể truy cập vào các khóa học khác
nhau trong hệ thống.
348 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
+ Khả năng gửi mail tự động: Người dùng có thể tạo tài khoản
đăng nhập cho mình, một mail sẽ được gửi tới hộp thư để xác nhận.
Người dùng sẽ nhận được mail khi có thông báo hoặc các thay đổi quan
trọng trên hệ thống cũng như trong khóa học mà họ có tham gia.
+ Các quyền cho các kiểu người dùng có thể qui định dễ dàng tùy
vào yêu cầu và mục đích của hệ thống. Admin có thể tạo ra các kiểu
người dùng với các vai trò tùy vào chức năng của kiểu người dùng đó
(quản trị, người tạo khóa học, GV, học viên,). Admin có thể tạo ra
các khóa học, gán quyền cho các kiểu người dùng và phân quyền cho
các người dùng.
+ Các người dùng được có một hồ sơ trực tuyến (profile) bao gồm
ảnh, thông tin của người dùng, các thông tin về bài viết, các khóa học
tham gia trong hệ thống,được lưu trong hồ sơ và có thể thiết lập cho
phép người khác xem hay không.
+ Mỗi người dùng có thể chọn cho riêng mình một ngôn ngữ
để hiển thị trong giao diện của hệ thống (English, French, German,
Spanish, Việt Nam)
- Quản trị khóa học
Khi được gán quyền giáo viên (GV) của một môn học, người dùng
có quyền điều khiển tất cả các thiết lập cho một khóa học, bao gồm cả
việc hạn chế hoặc cho phép GV khác tham gia xây dựng khóa học.
Có nhiều định dạng khóa học như theo tuần, theo chủ đề hoặc một
cuộc thảo luận tập trung vào việc thảo luận các vấn đề liên quan. GV
lựa chọn các định dạng tùy theo mục đích.
Tập hợp các hoạt động hỗ trợ cho khóa học rất đa dạng: Diễn đàn,
bài thi, các nguồn tài nguyên, các lựa chọn, các câu hỏi khảo sát, bài tập
lớn, chat, các cuộc thảo luận, Các hoạt động này dễ dàng được thêm
vào khóa học và sắp xếp tùy ý GV.
Điểm của người học có thể xem và tải xuống máy tính dưới dạng
file excel hoặc các định dạng khác.
Theo dõi và hiển thị đầy đủ các hoạt động của người dùng - thông
báo đầy đủ các hoạt động mà một học viên tham gia (lần truy cập cuối
cùng, số lần đọc tài liệu,)
349PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
Những thay đổi mới của khóa học từ lần truy cập cuối của người
dùng có thể được hiển thị trên trang chủ của khóa học, điều này giúp
người dùng có cái nhìn tổng quan về khóa học.
Cho phép người dùng đánh giá các bài viết gửi lên diễn đàn, các
bài tập,
Ghi lại các theo dõi người dùng một cách đầy đủ, các báo cáo có
thể xem hoặc lưu lại và tải về máy.
Chức năng tích hợp mail: Các bản sao của các bài viết trên diễn
đàn, thông tin phản hồi của GV, các tin nhắn của các thành viên, được
gửi tới hộp thư của thành viên.
Các khóa học có thể được đóng gói thành một tập tin nén (*.zip)
bằng cách sử dụng chức năng sao lưu. Các khóa học này có thể được
phục hồi trên bất kỳ hệ thống sử dụng Moodle nào.
3.4. Ứng dụng trong kiểm tra, đánh giá của trường CĐSP Điện Biên
3.4.1. Cài đặt ứng dụng
Phần mềm mã nguồn mở Moodle được cài đặt trên Web Server
(Apache, hoặc http,), ngôn ngữ PHP, với cở sở dữ liệu MySql. Ngoài
ra phải thiết lập thêm một số thành phần mở rộng cho PHP_extention
như sau: mbstring, dom, xmlrbc, soap, gd, intl, iconv, curl, openssl, zip,
spl, json, pcre, simplexml, ctype, tokenizer.
Thiết lập các giao diện mang tên đơn vị:
350 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
3.4.2. Thiết lập các khóa học
Đăng nhập với quyền quản trị admin; thực hiện các thao tác:
Customise This Page/Courses/Add a new courses (hoặc Customise This
Page/Site Home/Add a new courses). Tiến hành nhập các thông tin về
khóa học theo form sau:
Tiếng Anh Tiếng Việt Ví dụ
Course full name Tên đầy đủ Quản lý trong giáo dục mầm non
Course short name Tên rút gọn của khoá học Quản lý trong GDMN
Course category Mục Miscellaneous
Visible Mở Mở
Course start date Ngày bắt đầu khoá học 25/4/2018
Course ID number Mã số ID khoá học 09
Description Mô tả Mô tả
Course summary Tóm tắt về khoá học Học phần: Quản lý trong giáo dục
mầm non là học phần bắt buộc
trong chương trình đào tạo cao
đẳng ngành Giáo dục mầm non
Cuối cùng thực hiện: SAVE AND RETURN
3.4.3. Xây dựng câu hỏi, ngân hàng câu hỏi
3.4.3.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Để tạo một câu hỏi mới, ta thực hiện theo trình tự: Các khóa học/
Môn học/Quản trị khóa học/Ngân hàng câu hỏi/Các câu hỏi/Tạo câu hỏi
mới; xuất hiện giao diện sau:
351PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
Tùy thuộc định dạng câu hỏi mà người dùng có thể tùy chọn một
trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm: Nhiều lựa chọn, đúng/sai, ghép đôi,
trả lời ngắn, số, và thực hiện nhập câu hỏi theo hướng dẫn.
Tuy nhiên để việc nhập câu hỏi trở nên đơn giản, giảm công sức
người dùng, Moodle đưa ra một số định dạng để có thể nhập đồng loạt
các câu hỏi:
Định dạng Gift
Ví dụ
::O15-2005:: Để xoá ô trong bảng tính Excel, ta thực hiện:
{
=Delete Cells
~Delete Sheet Rows
~Delete Sheet Columns
~Delete Sheet
}
- Phần mã ::O15-2005:: - mã câu hỏi
- Đoạn đầu tiên (sau phần mã) là phần dẫn của câu hỏi.
- Phần nằm trong {} chứa đáp án và các phương án nhiễu,trong đó:
+ Các dòng có dấu “~” là các phương án nhiễu;
+ Dòng có dấu “=” đầu dòng thì đó là đáp án.
Định dạng Aiken
Ví dụ
Để xoá ô trong bảng tính Excel, ta thực hiện:
A) Delete Cells
B) Delete Sheet Rows
C) Delete Sheet Columns
D) Delete Sheet
ANSWER: A
352 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
Trong đó:
- Nội dung câu hỏi trên dòng đầu tiên
- Mỗi câu trả lời bằng một ký tự đơn và tiếp sau là ký tự “.” Hay
ngoặc đơn “)”.
- Dòng đáp án là dòng ngay sau đó và bắt đầu bằng cụm từ
“ANSWER:”.
3.4.3.2. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
Tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm của một học phần nào đó chưa
được coi là một ngân hàng câu hỏi. Tập hợp các câu hỏi này phải được
thực nghiệm để định cỡ (xác định: độ phân biệt, độ giá trị, kiểm tra mức
độ nhận thức,), thì các câu hỏi này mới thực hiện được việc đo được
kiến thức người học.
Theo thang đo mức độ nhận thức của Bloom (1956) (gồm 6 thang
đo: Nhớ (knowledge), Hiểu (comprehension), Vận dụng (application),
Phân tích (analysis), Tổng hợp (synthesis), Đánh giá (evaluation), nhiều
quốc gia trên thế giới đã áp dụng trực tiếp, nhiều quốc gia dựa trên
thang đo gốc này mà xây dựng thang đo riêng của mình sử dụng trong
kiểm tra, đánh giá.
Trong tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên về kỹ thuật
xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo
dục và Đào tạo năm 2016 đã thống nhất lựa chọn, sử dụng 4 mức độ
nhận thức trong xây dựng đề kiểm tra đánh giá học sinh, sinh viên gồm:
Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao.
+ Nhận biết: yêu cầu học sinh, sinh viên phải nhắc lại hoặc mô tả
đúng kiến thức, kỹ năng đã học;
+ Thông hiểu: yêu cầu học sinh, sinh viên diễn đạt đúng kiến thức
hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng
mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng
trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình
huống, vấn đề trong học tập;
+ Vận dụng: yêu cầu học sinh, sinh viên phải kết nối và sắp xếp lại
các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn
353PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở
đề tương tự tình huống, vấn đề đã học;
+ Vận dụng cao: yêu cầu học sinh, sinh viên vận dụng được các
kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không
giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những
phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc
trong cuộc sống.
Ít nhất các câu hỏi phải được xếp loại đánh giá mức độ nhận thức,
làm căn cứ xây dựng ma trận đề thi.
Ở trường CĐSP Điện Biên, ngân hàng câu hỏi của từng học phần
được chia theo từng chương (theo đề cương chi tiết môn học). Trong
mỗi chương được chia thành 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, Thông
hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
3.4.4. Tạo đề thi và tổ chức thi cho người học
Tạo đề thi: thông thường có 2 cách thực hiện:
Cách 1: Tạo ra 1 đề chuẩn, Moodle tự sinh ra các đề tương đương
bằng việc đảo thứ tự câu hỏi, thứ tự các phương án nhiễu, đáp án để tổ
chức cho người học thi.
Cách 2:
B1: Đưa ra một định dạng ma trận chuẩn. Ví dụ, một ma trận sau:
Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Phần trăm 40% 30% 15% 15%
Số lượng câu hỏi 20 15 8 7
Tổng số câu hỏi 50
B2: Moodle tự động sinh ra các đề tương đương về mặt độ khó
theo đúng ma trận trên. Đảm bảo đúng 40% nhận biết, 30% thông hiểu,
15% vận dụng thấp; 15% vận dụng cao.
B3: Tổ chức cho người học thi.
Sử dụng đề thi:
Người dùng có thể sử dụng đề thi cho nhiều hoạt động kiểm tra
đánh giá kết quả người học: Kiểm tra kiến thức từng chương, kiểm tra
thường xuyên 1, kiểm tra thường xuyên 2, thi giữa học phần, thi kết
thúc học phần.
354 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ
4. KẾT LUẬN
Thi trắc nghiệm bằng hình thức online trên máy tính có ưu điểm tất
cả các khâu tạo đề, tổ chức thi, chấm thi. Các khâu trên đều thực hiện
khách quan, cho kết quả trung thực, hạn chế tối đa những can thiệp của
con người vào kết quả của người học, góp phần đánh giá đúng kết quả
người học. Hình thức thi này đang được các cơ sở giáo dục phát triển
mạnh mẽ. Trường CĐSP Điện Biên từ năm 2016 đến nay đã xây dựng
và đưa vào đánh giá kết quả người học của 9 học phần với hàng ngàn
lượt thi.
Điểm khó của hình thức thi này là việc xây dựng Ngân hàng câu
hỏi chuẩn mất rất nhiều thời gian và công sức. Các cơ sở giáo dục cần
có những chính sách và khuyến khích phù hợp để động viên giảng viên
đơn vị xây dựng ngân hàng câu hỏi tương ứng với từng học phần của
từng ngành đào tạo.
Trong thời gian tới trường CĐSP Điện Biên tiếp tục nhân rộng và
phát triển hình thức này trong kiểm tra đánh giá kết quả người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (lưu hành nội bộ) (2016) Tài liệu Tập huấn cán
bộ quản lý và giáo viên về kỹ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu
hỏi kiểm tra đánh giá.
2. Lâm Quang Thiệp, Trắc nghiệm và ứng dụng, Hà Nội 2008.
3. Lê Đức Ngọc (1997), Vắn tắt về kĩ thuật kiểm tra, đánh giá, Ban đào tạo
ĐHQG Hà Nội.
4. Nghiêm Xuân Nùng (biên dịch) (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản
trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Đại học.
5. Tài liệu từ trang https://moodle.org.
6. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB
Khoa học Giáo dục, năm 1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_ma_nguon_mo_moodle_danh_gia_ket_qua_nguoi_hoc_tai_tr.pdf