Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy, đề tài đã lựa chọn được 6 biện pháp để đưa
vào tiến hành thực nghiệm cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng sau 1 học kỳ đã
cho thấy kết quả bước đầu giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng các kết quả được thể hiện
trong đề tài về thể lực chung, về kết quả môn học.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa môn Bơi lội cho sinh viên trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN BƠI LỘI
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
Innovating measures to organize exercises to improve the quality of swimmingextracurricular
activities for students of Hai Phong University of Management and Technology
ThS. PHẠM THỊ HƯỜNG
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Tóm tắt
Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy, đề tài đã lựa chọn được 6 biện pháp để đưa
vào tiến hành thực nghiệm cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng sau 1 học kỳ đã
cho thấy kết quả bước đầu giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng các kết quả được thể hiện
trong đề tài về thể lực chung, về kết quả môn học.
Từ khóa: Biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, ngoại khóa cho học sinh, Bơi lội SV......
Abstract
By routine research methods, the topic has selected 6 measures to put into practice for
students of Hai Phong University of Management and Technology after 1 semester has shown initial
results between 2 experimental and control groups with the results shown in the topic of general
fitness, about the subject's results.
Keywords: Measures to innovate, improve quality, extracurricular for students, Swimming
for students...
Ngày tòa soạn nhận được bài 17/03/2021, Ngày phản biện,biên tập và sửa chữa 02/04/2021,
Ngày duyệt đăng 09/04/2021.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, ngành Giáo dục cùng với ngành Thể dục thể thao
(TDTT) đã phối hợp với nhau trong việc xây dựng, ban hành các chương trình dạy bơi
trong nhà trường các cấp; hai ngành cũng rất quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa
học giáo dục thể chất (GDTC), trong đó có nhiều nghiên cứu về giảng dạy, huấn luyện
bơi lội trong các nhà trường, cộng đồng dân cư. Tiêu biểu là các đề tài luận văn thạc sĩ:
Nguyễn Thị Minh Hà (2001), Nguyễn Thị Hiền (2002), Trần Minh Khương (2009)...
Vấn đề đặt ra ở đây là xác định và áp dụng các biện pháp để đổi mới góp phần
nâng cao tỷ lệ sinh viên (SV) tập thể thao thường xuyên một cách có tổ chức và khoa
học, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cho SV nhà trường. Xuất phát từ thực tế trên
chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa môn Bơi lội
cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng” là có tính cấp thiết.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: Phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; Phương pháp quan sát
sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương
pháp toán học thống kê. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2019 đến tháng 7
năm 2020.
2. Thực trạng kết quả học tập môn Bơi của SV Trường Đại học Quản lý và
Công nghệ Hải Phòng
2
Để khảo sát hiệu quả công tác giảng dạy và chất lượng hoạt động ngoại khóa
môn Bơi lội cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (ĐH
QL&CNHP), đề tài đã tiến hành quan sát sư phạm và cùng giảng viên (GV) giảng dạy,
kiểm tra, đánh giá kết quả dạy từng phần kỹ thuật bằng chấm điểm kỹ thuật theo biểu
điểm mà Bộ môn GDTC vẫn sử dụng, đó là: Hoàn thành cự ly bơi (5 điểm); Đúng yếu
lĩnh động tác (3 điểm); Động tác thực hiện nhịp nhàng (2 điểm). Mỗi động tác có sai
sót tùy mức độ có thể trừ 0,5 đến 1 điểm. Dựa vào thang điểm trên, chúng tôi đã tiến
hành kiểm tra các giai đoạn môn Bơi cho 50 SV nam và 20 SV nữ khóa 2018 - 2019.
Kết quả kiểm tra được tính tỉ lệ % số đạt điểm phân loại giỏi, khá, trung bình, yếu,
kém. Kết quả được trình bày ở bảng 1 và 2 [1, tr. 2], [2, tr. 2].
Nội dung kiểm tra
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
n % n % n % n % n %
1. Làm quen nước 5 12.5 8 20.0 15 37.5 3 7.5 9 22.5
2. Động tác chân 3 7.5 7 17.5 16 40.0 5 12.5 9 22.5
3. Động tác tay 2 5.0 8 20.0 15 37.5 8 20.0 7 17.5
4. Động tác phối hợp tay thở 1 2.5 5 12.5 10 25.0 11 27.5 13 32.5
5. Động tác phối hợp tay chân 2 5.0 7 17.5 11 27.5 12 30.0 8 20.0
6. Động tác phối hợp hoàn chỉnh 1 2.5 6 15.0 10 25.0 19 47.5 4 10.0
Trung bình 5.83 17.08 32.08 22.08 20.83
Bảng 1: So sánh tỷ lệ % phân loại kết quả học tập kỹ thuật bơi của nam SV (n=50)
Nội dung kiểm tra
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
n % n % n % n % n %
1. Làm quen nước 2 10.0 3 15.0 5 25.0 6 30.0 4 20.0
2. Động tác đạp chân 2 10.0 4 20.0 5 25.0 5 25.0 4 20.0
3. Động tác quạt tay 2 10.0 3 15.0 6 30.0 4 20.0 5 25.0
4. Động tác phối hợp tay thở 1 5.0 1 5.0 8 40.0 6 30.0 4 20.0
5. Động tác phối hợp tay chân 1 5.0 2 10.0 7 35.0 5 25.0 3 15.0
6. Động tác phối hợp hoàn chỉnh 1 5.0 2 10.0 8 40.0 6 30.0 3 15.0
Trung bình 7.5 12.5 32.5 26.7 19.2
Bảng 2: So sánh tỷ lệ % phân loại kết quả học tập kỹ thuật bơi của nữ SV (n=20)
Kết quả kiểm tra trình bày ở bảng 1 và 2 cho thấy, tỷ lệ % trung bình số SV cả
nam và nữ đạt loại giỏi và khá rất ít (nam đạt 5,83% và 17,08%, nữ đạt 7,5% và
12,5%). Trong khi đó tỷ lệ % trung bình số SV yếu và kém lại tương đối lớn (nam đạt
20,08% và 20,83%, nữ đạt 19,2% và 26,7%). Đặc biệt là ở SV nữ, tỷ lệ % yếu kém về
làm quen nước đã làm cho kết quả học các phần kỹ thuật như chân, tay phối hợp thở
hoặc phối hợp hoàn chỉnh bị ảnh hưởng rất lớn. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy cần
thực hiện đồng bộ một số giải pháp khoa học và phù hợp với điều kiện của nhà trường có
tác động đến phong trào ngoại khóa bơi lội của SV Trường ĐH QL&CNHP.
2. Lựa chọn và ứng dụng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
ngoại khóa môn Bơi lội cho SV Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải
Phòng
Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp: Trong quá trình lựa chọn các biện pháp yêu
cầu việc lựa chọn phải có tính thực tiễn, tính đồng bộ và tính khả thi. Trong đó vấn đề
này phải đảm bảo tính khoa học và mang lại hiệu quả thiết thực.
3
2.1. Tổng hợp các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa môn
Bơi lội cho SV
Thông qua tham khảo tài liệu, quan sát thực tiễn công tác giảng dạy bơi cũng như
công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa của SV nhà trường và một số trường khác như
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng... bước đầu chúng tôi
tổng hợp được một số biện pháp nâng cao chất lượng tập luyện ngoại khóa cho SV. Kết
quả được trình bày tại bảng 3 [3, tr.3].
TT Biện pháp dự kiến
Kết quả phỏng vấn
Số người
đồng ý
Tỉ lệ %
1
Tăng cường sự quan tâm thường xuyên của Đảng ủy, Ban giám hiệu
Trường ĐHQL&CNHP
40 100
2 Nâng cao chất lượng GV 40 100
3
Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm tăng tính hấp dẫn của môn học, nâng
cao nhận thức của SV đối với môn học
40 100
4 Củng cố công tác quản lý tổ, khoa đối với việc học tập của SV 14 35.0
5 Tăng cường cơ sở vật chất 37 92.5
6 Tăng kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao 15 37.5
7 Tổ chức xúc tiến hoạt động ngoại khóa, xây dựng các câu lạc bộ bơi 37 92.5
8 Tổ chức các giải thể thao, câu lạc bộ, đội tuyển 17 42.5
9 Cho SV thăm quan các trung tâm huấn luyện, cơ sở đào tạo 15 37.5
10 Tăng cường quản lý SV, giảm 25% giá vé cho SV trong CLB bơi của nhà trường 40 100
Bảng 3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa
môn Bơi lội cho SV (n= 40)
Qua bảng 3 ta chúng tôi chọn được 6 biện pháp có tỷ lệ đồng ý cao để đưa vào
tiến hành thực nghiệm, đó là những biện pháp: Tăng cường sự quan tâm thường
xuyên của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Trường ĐHQL&CNHP; Nâng cao chất lượng
GV; Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm tăng tính hấp dẫn của môn học, nâng cao
nhận thức của SV đối với môn học; Tăng cường cơ sở vật chất; Tổ chức xúc tiến hoạt
động ngoại khóa, xây dựng các câu lạc bộ bơi; Tăng cường quản lý SV, giảm 25% giá
vé cho SV trong CLB bơi của nhà trường.
2.2. Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoại
khóa môn Bơi lội cho SV
Hiệu quả các biện pháp được thể hiện qua số liệu sau [4, tr.4].
TT Chỉ tiêu kiểm tra
Nhóm
thực nghiệm
(n=35)
Nhóm
đối chứng
(n=35)
Sự khác biệt
X X t p
Nam
nA= nB
=25
1. Chạy 30m XFC (s) 5.41 0.43 5.48 0.45 0.77 > 0.05
2. Bật xa tại chỗ (cm) 215.24 16.27 211.16 15.31 1.14 > 0.05
3. Chạy tùy sức 5 phút 952.76 42.87 965.92 44.74 1.25 > 0.05
4. Độ nổi người (s) 12.25 1.09 12.35 0.98 0.71 > 0.05
5. Độ xa lướt nước (cm)
220.01 28.62
223.6
6
25.5 1.26 > 0.05
Nữ
nA= nB
=10
1. Chạy 30m XFC (s) 6.45 0.61 6.55 0.64 0.86 > 0.05
2. Bật xa tại chỗ (cm) 147.64 10.75 151.92 11.08 1.66 > 0.05
3. Chạy tùy sức 5 phút 887.85 43.66 899.54 44.72 1.02 > 0.05
4
4. Độ nổi người (s) 12.73 0.93 12.96 1.02 1.04 > 0.05
5. Độ xa lướt nước (cm)
152 15.09
153.0
2
14.56 1.32
>
0,05
Bảng 4: Kết quả kiểm tra ban đầu các chỉ tiêu đánh giá cho SV trước thực nghiệm
Qua kết quả trình bày ở bảng 4 ta có thể nhận thấy, tất cả các chỉ tiêu phân
nhóm giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có ttính
0,05. Điều đó chứng tỏ sự khác biệt thành tích về chỉ tiêu giữa 2 nhóm là không có ý
nghĩa. Hay nói cách khác, các chỉ tiêu đánh giá thể chất và năng lực làm quen nước
giữa 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
2.3. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
Sau 2 kỳ học đề tài đã sử dụng 3 chỉ tiêu kiểm tra ban đầu về thể chất, còn 2 chỉ
tiêu nổi người và lướt nước trong kiểm tra phân nhóm được thay bằng 3 chỉ tiêu đánh
giá kết quả học tập để tiến hành kiểm tra. Số liệu thu được đề tài đã xử lý theo thuật
toán thống kê so sánh 2 số trung bình. Kết quả được trình bày ở bảng 5 [5, tr. 4].
TT Chỉ tiêu kiểm tra
Nhóm thực nghiệm
(n=35)
Nhóm
Đối chứng (n=35)
Sự khác biệt
X X t p
Nam
nA= nB
=25
1. Chạy 30m XFC (s) 4.95 0.42 5.19 0.44 2.44 < 0.05
2. Bật xa tại chỗ (cm) 232.90 5.31 225.63 6.17 2.16 < 0.05
3. Chạy tùy sức 5 phút 986.22 47.32 931.93 52.12 2.26 < 0.05
4. Thành tích bơi 25m(s) 21.4 2.10 24.6 2.41 2.79 < 0.05
5. Cự ly bơi xa nhất (m) 78.52 7.45 56.21 5.52 2.92 < 0.05
6. Điểm kỹ thuật bơi (điểm) 8.75 0.82 6.45 0.63 2.67 < 0.05
Nữ
nA= nB
=10
1. Chạy 30m XFC (s) 5.95 0.53 6.30 0.56 2.51 < 0.05
2. Bật xa tại chỗ (cm) 162.95 10.26 157.13 10.56 2.14 < 0.05
3. Chạy tùy sức 5 phút 686.04 39.12 537.13 40.07 2.59 < 0.05
4. Thành tích bơi 25m (s) 25.5 2.50 30.6 2.80 2.62 < 0.05
5. Cự ly bơi xa nhất (m) 48.54 1.48 27.65 2.75 2.76 < 0.05
6. Điểm kỹ thuật bơi (điểm) 8.5 0.81 6.20 0.61 3.09 < 0.05
Bảng 5: Kết quả ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác ngoại khóa
môn Bơi lội cho SV sau thực nghiệm
Qua kết quả thực nghiệm trình bày ở bảng 5 ta có thể nhận thấy, qua 2 kỳ học thực
nghiệm ứng dụng 6 biện pháp được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác ngoại
khóa môn Bơi lội cho SV đã cho biết:
Kết quả này thể hiện ở cả 2 đối tượng nam và nữ SV. Các chỉ tiêu tố chất thể
lực tăng lên rõ rệt sự khác biệt có ý nghĩa (P<0.05).
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả học tập môn Bơi của SV thì cả 3 chỉ số đều có
ttính > tbảng ở ngưỡng xác xuất p < 0.05. Điều đó chứng tỏ thành tích các chỉ số có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, kết quả học tập môn Bơi của nhóm
thực nghiệm thể hiện ở cự ly bơi xa, thành tích bơi và điểm kỹ thuật bơi đã tốt hơn
hẳn nhóm đối chứng. Bên cạnh đó chúng tôi còn xem xét và đánh giá kết quả đạt chỉ
tiêu rèn luyện thân thể (RLTT) và học tập môn GDTC của hai nhóm sau thực nghiệm,
kết quả được trình bày tại bảng 6 và 7 [6, tr. 5], [7, tr. 5].
Nhóm Giới tính
Tốt Đạt Không đạt
n % n % n %
Thực nghiệm Nam 25 6 24 16 64.0 3 12
5
Nữ 10 5 20 17 68 3 12
Đối chứng
Nam 25 2 8 16 64 7 28
Nữ 10 3 12 17 68 6 24
Bảng 6: Kết quả xếp loại theo tiêu chuẩn RLTT của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Nhóm Giới tính
Khá, Giỏi Trung bình Yếu, Kém
n % n % n %
Thực nghiệm
Nam 25 5 20 16 64 4 16
Nữ 10 4 16 18 72 3 12
Đối chứng
Nam 25 3 12 14 56 8 32
Nữ 10 2 8 16 64 7 28
Bảng 7: Kết quả xếp loại học tập môn Bơi lội của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Số liệu ở bảng cho thấy: Sau quá trình thực nghiệm, số người đạt tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể và học tập môn bơi lội ở các nội dung của nhóm thực nghiệm đều
cao hơn hẳn nhóm đối chứng.
III. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi đã lựa chọn được 6 biện pháp nhằm phát triển,
nâng cao chất lượng công tác ngoại khóa môn Bơi lội cho SV Trường ĐHQL&CNHP,
đó là các biện pháp: Tăng cường sự quan tâm thường xuyên của Đảng ủy và Ban
Giám hiệu nhà trường; Nâng cao chất lượng GV; Cải tiến phương pháp giảng dạy;
Tăng cường cơ sở vật chất; Tổ chức xúc tiến hoạt động ngoại khóa, xây dựng các câu lạc
bộ bơi; Tăng cường quản lý SV, giảm 25% giá vé cho SV trong CLB bơi của nhà
trường.
Qua thực nghiệm: Thành tích bơi, cự ly bơi, điểm kỹ thuật bơi của nhóm thực
nghiệm đều tốt hơn hẳn nhóm đối chứng với độ tin cậy p<0.05. Điều đó chứng tỏ các
biện pháp nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng công tác ngoại khóa môn Bơi lội cho
SV mà đề tài đã lựa chọn đã có hiệu quả cao hơn so với công tác tổ chức và quản lý cũ
với độ tin cậy thống kê p<0.05.
Số lượng SV tham gia tập luyện môn Bơi lội tăng rõ rệt làm cho hoạt động ngoại khóa
môn Bơi lội đã trở thành một môn mũi nhọn làm động lực cho sự phát triển các môn thể thao
khác trong HS, SV cũng như CB, GV của nhà trường.
Đề nghị bộ môn Cơ bản cơ sở, Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất
để việc áp dụng công tác hoạt động ngoại khóa môn Bơi cho SV Trường ĐHQL&CNHP đạt
hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Trạch, Nguyễn Đức Chương, Ngô Xuân Viện, Lã Kim Thanh (1999), Bơi lội, Nxb
Thể dục Thể thao, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 “Qui định
về việc kiểm tra, đánh giá thể lực học sinh, sinh viên”.
3. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Nxb
Thể dục Thể thao, Hà Nội.
6
5. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb Thể dục Thể thao,
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_hoat_dong_ngoai_khoa_mon_boi_loi_cho_sin.pdf