Nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trong thời đại 4.0

Bạn có tin bạn có thể bị thay thế, đào thải khỏi công việc bạn đang làm bằng một “thế lực

khác” nếu bạn không giỏi hơn, xuất sắc hơn hay không? “Thế lực” đó chính là cuộc cạnh

tranh khốc liệt trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0. Hiện nay, tác động của Cách mạng

Công nghệ 4.0 đối với nền kinh tế là rất lớn. Cuộc Cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi bức tranh

thị trường lao động, làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu về nguồn lực, cơ cấu ngành và trình độ.

Yêu cầu đặt ra đối với sinh viên hiện nay là làm thế nào có đủ năng lực để có thể thích nghi

với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường việc làm. Khi thị trường yêu cầu ngày càng cao,

cạnh tranh lao động ngày càng khốc sẽ tạo áp lực lớn hơn cho sinh viên. Sinh viên cần biết

được thực tế yêu cầu những gì và từ đó cần trang bị cho mình những kiến thức gì để hoàn

thiện và nâng cao năng lực của bản thân. Có được năng lực cạnh tranh sẽ giúp cho sinh

viên dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm và hội nhập tốt hơn trong Thời đại 4.0.

Thông qua phương pháp tìm hiểu lý thuyết về nhân tố cạnh tranh của sinh viên, phân tích

thực trạng nhân tố cạnh tranh hiện nay của sinh viên, nhóm tác giả mạnh dạn đề ra các giải

pháp nâng cao năng lực để sinh viên có thể cạnh tranh, hòa nhập uốc tế.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trong thời đại 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1420 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI 4.0 Nguyễn Phương Linh, Võ Thị Kiều My, Nguyễn Thị Thanh Nguyên, Lê Quang Hùng Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trịnh Ngọc Anh TÓM TẮT Bạn có tin bạn có thể bị thay thế, đào thải khỏi công việc bạn đang làm bằng một “thế lực khác” nếu bạn không giỏi hơn, xuất sắc hơn hay không? “Thế lực” đó chính là cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0. Hiện nay, tác động của Cách mạng Công nghệ 4.0 đối với nền kinh tế là rất lớn. Cuộc Cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi bức tranh thị trường lao động, làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu về nguồn lực, cơ cấu ngành và trình độ. Yêu cầu đặt ra đối với sinh viên hiện nay là làm thế nào có đủ năng lực để có thể thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường việc làm. Khi thị trường yêu cầu ngày càng cao, cạnh tranh lao động ngày càng khốc sẽ tạo áp lực lớn hơn cho sinh viên. Sinh viên cần biết được thực tế yêu cầu những gì và từ đó cần trang bị cho mình những kiến thức gì để hoàn thiện và nâng cao năng lực của bản thân. Có được năng lực cạnh tranh sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm và hội nhập tốt hơn trong Thời đại 4.0. Thông qua phương pháp tìm hiểu lý thuyết về nhân tố cạnh tranh của sinh viên, phân tích thực trạng nhân tố cạnh tranh hiện nay của sinh viên, nhóm tác giả mạnh dạn đề ra các giải pháp nâng cao năng lực để sinh viên có thể cạnh tranh, hòa nhập uốc tế. Từ khóa: nâng cao năng lực, cạnh tranh, sinh viên, Việt Nam, Thời đại 4.0. 1 GIỚI THIỆU Trong Thời đại 4.0, mọi mặt của xã hội đều không ngừng thay đổi và thay đổi một cách chóng mặt trong mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế. Trong đó sự thay đổi nhiều nhất là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sức lao động của con người sẽ bị thay thế bởi máy móc, thiết bị và đặc biệt là robot sẽ dần thay thế con người như trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, tự động hóa, robot, phân tích dữ liệu lớn, 5G... Để điều đó không xảy ra, chúng ta cần có lượng lao động, đặc biệt là sinh viên có thể lực, trí tuệ đủ sức cạnh tranh không chỉ làm việc trong nước mà làm việc cả nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên hầu hết đều phải đào tạo lại khi họ vào làm tại công ty, doanh nghiệp, Từ đó, nhóm tác giả tìm hiểu tình hình thực tế năng lực hiện nay của sinh viên và đề xuất một số giải pháp đối với bản thân sinh viên nhằm nâng cao tri thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của sinh viên trên thị trường quốc tế. 1421 2 NHÂN TỐ CẠNH TRANH CỦA SINH VIÊN Sinh viên bất kỳ thời đại cũng cần trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế- xã hội. Kiến thức và kỹ năng gì tương thích với sinh viên để họ đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong thời đại kỷ nguyên số thì đây là một yếu tố quan trọng đối với sinh viên. Họ phải xác định hướng đi của mình bắt đầu từ tư duy tới hành động. Họ cần biết thị trường lao động cần nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình phát triển cuộc cách mạng thành công. Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động đạt được chất lượng về thể lực, trí tuệ, nhân cách và tính năng xã hội của họ. Tổng hợp các chỉ số nêu trên sẽ tạo ra khả năng thực hiện một dạng công việc nhất định ở từng cá nhân sẽ khác nhau và khả năng cạnh tranh của từng người liên quan chặt chẽ đến chất lượng học vấn, đặc điểm nhân cách và những tài sản vô hình khác. Khả năng cạnh tranh sẽ quy định thành công cá nhân trong cuộc sống và sự nghiệp của từng người. Đối với sinh viên, các chỉ số cụ thể về khả năng cạnh tranh chính là mức độ tri thức, kỹ năng tích lũy được trong quá trình học tập. Mức độ này ở từng sinh viên sẽ khác nhau và làm cho khả năng cạnh tranh khác nhau. Nói một cách khác, khả năng tiêu hóa kiến thức (hấp thụ kiến thức từ người thầy và tài liệu, biến nó thành của mình) cũng như kỹ năng sống, kỹ năng mềm của sinh viên rất khác nhau, điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của từng sinh viên khác nhau. Nhìn vào khả năng cạnh tranh sẽ nói lên được phần nào vị thế và triển vọng của sinh viên đó trong tương lai. Chẳng hạn sinh viên nào có khả năng cạnh tranh cao thì có thể sau này làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn, giải quyết vấn đề nhanh hơn, thăng tiến trong sự nghiệp nhanh hơn Ngoài ra, còn nhiều yếu tố tích cực khác cũng góp phần gia tăng điểm sáng cho bạn như ham học hỏi và nỗ lực không ngừng, khát khao tìm hiểu các cách thức, kỹ thuật mới và kiến thức nghiệp vụ mới. Đồng thời, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. Hai kỹ năng này thể hiện ở những người có khả năng tự mình xử lý công việc được giao (từ bước xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thu thập thông tin, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết đến việc triển khai thực hiện, báo cáo kết quả) và khả năng phối hợp, làm việc chung với những người khác trong cùng một dự án hoặc một chuỗi công việc, trong đó kết quả công việc không được quyết định bởi một cá nhân mà phụ thuộc vào sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm. Những người biết cách phát huy các thế mạnh của mình để đóng góp vào thành công chung, đồng thời biết chấp nhận “hy sinh” một phần “cái t i” để hòa hợp với các thành viên khác bao giờ cũng được người sử dụng lao động đánh giá cao. 3 THỰC TẾ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SINH VIÊN Kết quả điều tra mới đây của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 60% sinh viên của trường không tìm được việc làm trong thời gian 6 tháng đầu sau khi tốt nghiệp và sau một năm thì còn khoảng gần 30%. Số liệu điều tra khác cũng chỉ ra rằng, đối tượng cử nhân trong vòng 3 năm kể từ sau khi tốt nghiệp thì trên 20% cử nhân vẫn thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định. 60% sinh viên trên cả nước khi ra trường không làm đúng ngành được đào tạo, thậm chí rất nhiều đối tượng học xong chuyển sang đi làm công nhân hoặc phổ biến hơn là chạy xe ôm công nghệ. Trên tờ Bloomberg, 2018 (Mỹ) cũng vừa đưa ra 1422 những con số đáng suy ngẫm về tình trạng thất nghiệp của người trẻ Việt Nam dựa trên trình độ học vấn. Sinh viên tốt nghiệp đại học có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 17%, là đối tượng thất nghiệp cao nhất trong số người trẻ từ 15 - 24 tuổi ở Việt Nam. Đây là thực tế, một thực trạng bất cập là số lượng sinh viên tốt nghiệp nhưng chất lượng chưa thật sự tương xứng. Do vậy, sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động do nhiều nguyên nhân như: - Sinh viên chưa có khả năng ứng dụng những kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng thực hành trong thực tế để hoàn thành công việc mà người lao động đảm nhiệm. Điều này liên quan đến những kỹ năng cốt yếu về chuyên môn theo yêu cầu của từng ngành nghề. Do sinh viên thiếu những kỹ năng cơ bản này, được rèn luyện trong thời gian thực hành của từng môn học, đi kiến tập và thực tập tốt nghiệp thì khả năng cạnh tranh sẽ thấp hơn. Lợi thế cạnh tranh có được chính là thời gian rèn luyện các kỹ năng chuyên môn nhiều hơn. - Nhiều sinh viên chưa làm thêm trong quá trình đi học, chưa tham gia công tác xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động đội, nhóm, học các khóa học ngắn hạn thường không có kiến thức xã hội và một số kinh nghiệm nhất định công việc. Nên họ không có khả năng lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch, họ chưa biết cách làm việc nhóm, hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc, trong cuộc sống. Vì muốn hoàn thành tốt công việc không chỉ dựa vào kiến thức, bài giảng ở trường mà còn cần nhiều thông tin khác, các kiến thức về kinh tế, xã hội và sự hỗ trợ của người khác. - Bên cạnh đó, sinh viên khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh chưa tốt, họ mất lợi thế cạnh tranh, đặc biệt trong môi trường làm việc hòa nhập quốc tế. Những sinh viên nói và viết tiếng Anh nhuần nhuyễn sẽ là các ứng viên dễ được tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoặc bộ phận quan hệ quốc tế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước. 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SINH VIÊN Bản thân tri thức và kỹ năng của từng người về cuộc sống, về chuyên môn, về các mối quan hệ xã hội chính là nhân tố quyết định ưu thế cạnh tranh của họ. Trong quá trình học đại học chỉ đủ để cung cấp những kiến thức, kỹ năng nền tảng cơ bản nhất về chuyên môn. Chính vì vậy, bản thân từng sinh viên phải tự hiểu rằng bằng cấp chỉ là một điều kiện cần chứ chưa đủ, cần phải tăng cường rèn luyện những kỹ năng mềm cơ bản thì mới tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường lao động. Sinh viên có những nét nổi bật, đủ khả năng cạnh tranh là sinh viên cần có sự chuyển biến lớn trong nhận thức và hành động của các bản thân họ. Những sinh viên tốt nghiệp nên phấn đấu học tập tốt đạt kết quả học tập loại khá, giỏi, xuất sắc (thể hiện qua bảng điểm) đương nhiên tính cạnh tranh cao hơn sinh viên tốt nghiệp loại trung bình, trung bình khá. Coi như họ nắm vững phần tri thức chuyên môn nghiệp vụ đây là lợi thế xuyên suốt trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn họ biết ứng dụng những kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng thực hành trong thực tế để hoàn thành công việc mà người lao động đảm nhiệm. Điều này liên quan đến sinh viên có những kỹ năng cốt yếu về chuyên môn như kinh nghiệm trong thời gian thực hành 1423 của từng môn học, đi kiến tập và thực tập tốt nghiệp thì khả năng cạnh tranh sẽ thấp hơn những sinh viên đã từng là cộng tác viên của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngay trong quá trình học. Lợi thế cạnh tranh có được chính là thời gian rèn luyện các kỹ năng chuyên môn nhiều hơn. Những sinh viên đã đi làm thêm trong quá trình đi học, tham gia tích cực công tác xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động đội, nhóm, học các khóa học ngắn hạn thường có kiến thức xã hội và một số kinh nghiệm nhất định về mối quan hệ trong công việc. Họ biết lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch sẽ tốt hơn, có khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với người xung quanh để có sự đồng cảm, hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc, trong cuộc sống cao hơn. Họ đã hiểu rằng muốn hoàn thành tốt một công việc không thể chỉ dựa vào các bài giảng ở trường hay tài liệu mà còn cần nhiều thông tin khác, các kiến thức về kinh tế, xã hội và sự hỗ trợ của người khác. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm, tính đồng đội sẽ tốt hơn những sinh viên chưa bao giờ đi làm thêm trong quá trình đi học hoặc tham gia công tác xã hội, công tác đoàn thể một cách miễn cưỡng, bắt buộc chỉ vì đối phó với điểm rèn luyện. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, hoặc một ngoại ngữ khác phù hợp sẽ là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong môi trường làm việc hiện nay. Những sinh viên nói và viết tiếng Anh nhuần nhuyễn sẽ là các ứng viên dễ được tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ VN hoặc bộ phận quan hệ quốc tế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Khả năng công nghệ thông tin thuần thục là lợi thế cao trong cuộc Cách mạng 4.0 sẽ làm biến đổi cách sống, cách làm việc và cách giao tiếp của toàn nhân loại theo những cách hoàn toàn mới. Để có thể thích ứng và bước vào sân chơi này, mỗi một sinh viên cần tự trang bị cho mình khả năng sử dụng thành thục công nghệ thông tin ngay từ trên giảng đường đại học giúp họ xin việc dễ dàng các tổ chức trong nước và các nước trên thế giới. Đặc biệt, sinh viên cần trang bị các kỹ năng nhằm hỗ trợ trong công việc nhanh chóng và thuận lợi như: Kỹ năng Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. - Kỹ năng Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0, bạn không thể như 1 cái máy, bạn phải có ý kiến, quan điểm, tư duy, sự sáng tạo của riêng mình. Hiểu một cách đơn giản, bạn phải có tư duy chất vấn, đóng góp, phản bác lại những gì bạn cho là có thể khác, có thể có cách giải quyết khác. Việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết, bởi nhờ có tư duy phản biện, bạn sẽ hình thành thói quen, biết cách tiếp cận vấn đề đa chiều, linh hoạt; có khả năng quan sát, phân tích và nhìn nhận thấu đáo, từ đó dễ thích nghi trước mọi đổi thay trong cuộc sống, công việc. - Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe tích cực, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ 1424 thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định. Điều quan trọng là phải truyền tải thông điệp của bạn qua các cách sao cho mọi người có thể hiểu được. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tìm kiếm việc làm được dễ dàng hơn. - Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ trong quá trình tương tác với những đối tác của doanh nghiệp. Kỹ năng này liên quan đến các yếu tố như lắng nghe tích cực, khả năng phân tích, sáng tạo, nghiên cứu, giao tiếp và khả năng làm việc theo nhóm. Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, các công việc đơn giản mất dần và được tự động hoá, sinh viên cần có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Đó là khả năng tìm ra được lời giải thuyết phục cho các vấn đề thực tế đòi hỏi tư duy mới mẻ, sáng tạo mà máy móc không thể xử lý được. 5 KẾT LUẬN Trung tâm của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư là công nghệ thông tin và internet kết nối vạn vật (IoT), không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra. Nhưng với số lượng lao động nhiều của Việt Nam thì chắc chắn sẽ tạo ra gánh nặng cạnh tranh rất lớn cho các bạn sinh viên. Vì thế, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên ngoài trình độ chuyên môn, sinh viên cần phải có những kỹ năng thiết yếu khác: không chỉ là tiếng Anh mà còn có tư duy phản biện, sáng tạo và giao tiếp, phải chủ động tích lũy tri thức, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho bản thân, mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Website: vi.wikipedia.org [2] Hoa Lê (2019), 4 yêu cầu “cứng” đối với sinh viên đời 4.0, Báo Nghệ An; Link: tin-tuc-thong-bao/4-yeu-cau-cung-doi-voi-sinh-vien--doi-4-0- 753 lao-dong-Viet-Nam/language/vi-VN/ Default.aspx [3] vn/index.php?option=com_ content&view=article&id=129:sinh- vienang-hc-cai-xa-hi-khong-cn&catid=58:tintc&Itemid=159 [4] choi-211172/ totnghiep.530915.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_sinh_vien_viet_nam_trong_th.pdf
Tài liệu liên quan