Nâng cao thời gian bảo quản nho bằng sự kết hợp màng bao Calcium alginate và tinh dầu kháng nấm

Nhằm giảm những kiểm soát hư hỏng trên nông sản bằng việc sử dụng các tác nhân kháng mốc

tổng hợp, các phương pháp về sử dụng tinh dầu và màng bao được nghiên cứu và ứng dụng trong bảo

quản. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của ba loại tinh dầu quế, hương nhu và bạc

hà tới Colletotrichum acutatum J.H. Simmondsbằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Từ đó, chọn

ra loại tinh dầu thích hợp để kết hợp với màng bao Ca-alginate nhằm đánh giá khả năng bảo quản nho

Ninh Thuận đã gây nhiễm C. acutatum (5 log CFU/ml dịch phun). Nghiên cứu cho thấy, các loại tinh

dầu đều cho hoạt động kháng lại C. acutatum, trong đó tinh dầu quế cho hiệu quả ức chế hiệu quả nhất

với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 2,5µl/ml, so với tinh dầu hương nhu và tinh dầu bạc hà là

20µl/ml. Ở khảo sát bảo quản, kết quả cho thấy toàn bộ trái ở mẫu đối chứng bị thối hỏng hoàn toàn

sau 10 ngày bảo quản trong khi mẫu sử dụng màng bao duy trì thời gian bảo quản tốt hơn, sau 20 ngày

mẫu xử lí Ca-alginate 1% đạt mức độ hư hỏng 30%. Tinh dầu ở nồng độ MIC đã gây tác động tiêu cực

đến quá trình bảo quản quả, gây thối hỏng sớm, trong khi màng bao Ca-alginate 0,5% kết hợp với tinh

dầu quế 1,25µl/ml cho thấy hiệu quả kháng C. acutatum tốt với nho, không bị thối hỏng sau 20 ngày

bảo quản. Đây cũng chính là nồng độ kết hợp tốt nhất để đạt được hiệu quả trong bảo quản nho.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao thời gian bảo quản nho bằng sự kết hợp màng bao Calcium alginate và tinh dầu kháng nấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 NÂNG CAO THỜI GIAN BẢO QUẢN NHO BẰNG SỰ KẾT HỢP MÀNG BAO CALCIUM ALGINATE VÀ TINH DẦU KHÁNG NẤM Lê Thị Thu Thảo*, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh *Email: lethithuthao121996@gmail.com Ngày nhận bài: 07/07/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/07/2018 TÓM TẮT Nhằm giảm những kiểm soát hư hỏng trên nông sản bằng việc sử dụng các tác nhân kháng mốc tổng hợp, các phương pháp về sử dụng tinh dầu và màng bao được nghiên cứu và ứng dụng trong bảo quản. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của ba loại tinh dầu quế, hương nhu và bạc hà tới Colletotrichum acutatum J.H. Simmondsbằng phương pháp khuếch tán qua thạch. Từ đó, chọn ra loại tinh dầu thích hợp để kết hợp với màng bao Ca-alginate nhằm đánh giá khả năng bảo quản nho Ninh Thuận đã gây nhiễm C. acutatum (5 log CFU/ml dịch phun). Nghiên cứu cho thấy, các loại tinh dầu đều cho hoạt động kháng lại C. acutatum, trong đó tinh dầu quế cho hiệu quả ức chế hiệu quả nhất với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 2,5µl/ml, so với tinh dầu hương nhu và tinh dầu bạc hà là 20µl/ml. Ở khảo sát bảo quản, kết quả cho thấy toàn bộ trái ở mẫu đối chứng bị thối hỏng hoàn toàn sau 10 ngày bảo quản trong khi mẫu sử dụng màng bao duy trì thời gian bảo quản tốt hơn, sau 20 ngày mẫu xử lí Ca-alginate 1% đạt mức độ hư hỏng 30%. Tinh dầu ở nồng độ MIC đã gây tác động tiêu cực đến quá trình bảo quản quả, gây thối hỏng sớm, trong khi màng bao Ca-alginate 0,5% kết hợp với tinh dầu quế 1,25µl/ml cho thấy hiệu quả kháng C. acutatum tốt với nho, không bị thối hỏng sau 20 ngày bảo quản. Đây cũng chính là nồng độ kết hợp tốt nhất để đạt được hiệu quả trong bảo quản nho. Từ khóa: Colletotrichum acutatum, Ca-alginate, tác động kháng nấm, tinh dầu quế, tinh dầu hương nhu, tinh dầu bạc hà. 1. MỞ ĐẦU Nho (Vitis spp.) là một trong những cây ăn quả được trồng rộng rãi trên thế giới [1]. Tại Việt Nam, nho xanh (Vitis vinifera) là giống nho quan trọng và thu về hiệu quả kinh tế cao. Ninh Thuận là một trong số ít những địa phương tại Việt Nam có thể trồng được loại quả này. Nho là loại quả không chín sau thu hoạch, do đó quả phải đợi chín trên cây mới có thể thu hái, vì thế thời gian bảo quản ngắn hơn nhiều so với táo, xoài, chuối [2]. Bệnh thối chín nho - một bệnh nghiêm trọng gây ra bởi Colletotrichum trên quả nho trưởng thành, lần đầu tiên được báo cáo ở Hoa Kỳ vào năm 1891 và được tìm thấy ở hầu hết các vùng trồng nho [3]. C. acutatum là tác nhân gây bệnh thối chín nho đặc trưng, gây ra mất năng suất và làm giảm chất lượng rượu vang ở vùng rượu vang cận nhiệt đới [4]. Để giảm những tổn thất như vậy, nho thường được xử lý với các chất diệt nấm thông thường trong suốt mùa và được giữ lạnh với sự có mặt của sulfur dioxide [5]. Tuy nhiên, các ứng dụng này không được phép trong nông nghiệp hữu cơ [5]. Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng tinh dầu vào kiểm soát hư hỏng và kéo dài chất lượng nông sản, vì tính chất an toàn cũng như thân thiện với môi trường [6]. Tuy nhiên, trở ngại chính cho việc sử dụng các thành phần tinh dầu như chất bảo quản thực phẩm là chúng thường không đủ mạnh như các thành phần đơn lẻ và gây ra các tác động tiêu cực khi bổ sung đủ lượng cung cấp tác dụng kháng khuẩn [7]. Màng bao sinh học ứng dụng trong 65 Lê Thị Thu Thảo, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đông công nghệ sau thu hoạch đóng vai trò như một rào cản hô hấp, tạo lớp phủ bên ngoài ngăn cản sự thoát hơi nước, được tiêu thụ như là một phần của sản phẩm thực phẩm. Tinh dầu với sự bao bọc bên ngoài của màng bao ăn được đã lưu giữ được các thành phần bay hơi giúp tăng hiệu quả kháng nấm[9]. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Tinh dầu sử dụng trong nghiên cứu này là tinh dầu quế (Cinnamomum cassia), tinh dầu hương nhu (Oscimum gratissimum) và tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis) có nguồn gốc từ Việt Nam. Chủng mốc C. acutatum được phân lập sử dụng trong nghiên cứu từ quả nho bị mốc được nuôi cấy trên môi trường PDA, gửi giải trình tự và định danh tại công ty Nam Khoa. Chủng được hoạt hóa và tăng sinh trong môi trường PDA trong 7ngày / 28oC cho đến khi các bào tử hình thành. Nho sử dụng trong nghiên cứu là giống nho xanh (Vitis vinifera) ở tỉnh Ninh Thuận được thu hái tại vườn và vận chuyển về nơi nghiên cứu trong 24h. Tween 80 (0,3% v/v) được hấp vô trùng ở 121ºC/15 phút để chuẩn bị cho việc pha loãng tinh dầu. Tinh dầu được pha loãng trong tween 80 ở các nồng độ 60; 40; 20; 10; 5; 2,5; 1,25 µl/ml và được đồng nhất cho đến khi hệ nhũ tương hình thành. 2.2. Phương pháp 2.2.1. Kiểm tra hoạt tính kháng nấm bằng phương pháp khuếch tán trên thạch Thí nghiệm được tiến hành dựa theo nghiên cứu của Lieu và cộng sự (2018) được trình bày như sau [10]. Môi trường PDA đã được hấp khử trùng ở 1210C/15 phút được đỗ vào đĩa petri đã được hấp tiệt trùng, mỗi đĩa 15ml. Các đĩa môi trường được chuẩn bị trước 24 giờ để loại bỏ những đĩa bị nhiễm. Bào tử mốc có nồng độ 5 log (tế bào ml hoặc bào tử ml) được cấy lên đĩa thạch và để khô trong 5 phút. Hút 10 µl nhũ có tinh dầu với các nồng độ được lựa chọn nhỏ vào giữa mỗi đĩa, mẫu đối chứng là mẫu được nhỏ nhũ không chứa tinh dầu. Sau 24 giờ ủ ở 28oC, đo đường kính vòng kháng nấm ở mỗi đĩa. Các giá trị MIC được xác định là nồng độ thấp nhất của tinh dầu ngăn ngừa sự phát triển có thể nhìn thấy của C. acutatum. 2.2.2. Đánh giá khả năng bảo quản nho bằng màng Ca-alginate kết hợp với tinh dầu quế Nho được loại bỏ hư hỏng, rửa với nước muối sinh lý 0,9g/l trong 2 phút và làm khô ở điều kiện phòng trong 10 phút. Các hóa chất sử dụng: Na-alginate 1%, CaCl2 0.2N được hấp tiệt trùng ở 121oC/ 15 phút. Trái đối chứng là mẫu được phun dịch bào tử mốc với nồng độ 105 tế bào/ml. Các mẫu xử lý chỉ với màng bao được nhúng trong các dung dịch tạo màng trong ba phút. Với các mẫu xử lý màng bao kết hợp tinh dầu, tinh dầu ở các nồng độ lựa chọn được đồng hóa trước với nhũ trong dung dịch tạo màng sau đó thực hiện nhúng tạo màng với mỗi mẫu. Và phun tinh dầu ở các nồng độ lựa chọn đối với các mẫu được xử lý chỉ với tinh dầu. Tất cả các mẫu được phun dịch bào tử mốc với nồng độ 105 tế bào/ml. Sau khi tạo màng và gây nhiễm mốc, nho được để khô trong 10 phút. Để tránh thay đổi không khí xung quanh quả, các lỗ có đường kính 7 mm đã được cắt trên những túi nylon, sau đó quả được giữ trong các túi này và quan sát ở điều kiện nhiệt độ phòng. Các dữ liệu được thu thập trước khi xử lý (ngày 0) và cách mỗi 5 ngày trong quá trình bảo quản 20 ngày. Các mẫu được thực hiện với 20 quả, mỗi quả hư hỏng được đánh giá là 5% hư hỏng, quả hư hỏng khi trên quả trên bề mặt 2 chấm đen 2 cm hình thành. 2.2.3. Xử lý số liệu thống kê 66 Nâng cao thời gian bảo quản nho bằng sự kết hợp màng bao Ca-alginate và tinh dầu kháng nấm Tất cả các nghiêṃ thức đươc ̣lăp ̣laị 5 lần để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định Student–Newman–Keuls dùng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Số liêụ đươc ̣xử lý thông qua phần mềm JMP 10. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Khả năng kháng nấm của các loại tinh dầu lên C. acutatum. Khả năng kháng nấm của ba loại tinh dầu: quế, hương nhu và bạc hà lên C. acutatum được trình bày ở Hình 1. Kết quả cho thấy, các loại tinh dầu trong khảo sát đều cho hiệu quả kháng nấm tốt với đường kính vòng kháng nấm từ 6,50 ± 0,58 mm đến 27,75 ± 0,50 mm và không có vòng kháng được ghi nhận ở mẫu đối chứng. Hiệu quả kháng nấm có sự khác biệt giữa các loại tinh dầu và phụ thuộc vào nồng độ tinh dầu (Hình 1). Trong thí nghiệm này, tinh dầu quế cho hiệu quả kháng nấm tốt nhất (P<0,05) so với các tinh dầu còn lại với nồng độ ức chế tối thiểu là 2,5 µl/ml so với 20 µl/ml ở cả tinh dầu hương nhu và bạc hà. Điều này cho thấy tinh dầu quế có khả năng ức chế C. acutatum hiệu quả hơn hai loại tinh dầu còn lại. Hình 1. Hoạt tính kháng nấm của ba loại tinh dầu lên C. acutatum ĐC: dung dịch nhũ hóa không chứa tinh dầu Trong đó: A,B,C... là sai khác giữa các loại tinh dầu a,b,c... là sai khác thống kê của các nồng độ trong tinh dầu Trong nghiên cứu này, tween 80 0,3% (v/v) đã được sử dụng để hòa tan tinh dầu do đặc tính kị nước của tinh dầu và phương pháp khuếch tán trên thạch được sử dụng để kiểm tra nồng độ ức chế tối thiểu của các loại tinh dầu trong khảo sát. Kiểm tra nồng độ ức chế tối thiểu được trích dẫn ở hầu hết các nghiên cứu và được xem như là một cách thức hiệu quả đánh giá khả năng kháng khuẩn của tinh dầu [11]. Nghiên cứu trước đây cho thấy, hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu phụ thuộc vào thành phần của các hợp chất kháng khuẩn có trong tinh dầu [12]. Theo M. Viuda-Martos và cộng sự (2007), tinh dầu cam chống lại A. niger hiệu quả nhất, trong khi đó tinh dầu quýt cho hiệu quả trong việc làm giảm sự phát triển của A. flavus [13]. Trong nghiên cứu trước đây, Lopez và cộng sự (2005), tinh dầu quế, đinh hương, húng quếđều cho khả năng ức chế hiệu quả lên ba loại nấm (nấm men Candida albicans, hai loại nấm mốc Penicillium islandicum và A. flavus), trong đó tinh dầu quế có khả năng ức chế cao nhất [14]. Tương tự, tinh dầu quế cũng cho thấy khả năng ức chế A. niger, S. cerevisiae, E. coli và S. aureus trong đó chủng nấm mốc có mức độ nhạy cảm với tinh dầu cao nhất [10].Trong nghiên cứu này, tinh dầu quế cũng cho hiệu quả kháng C. acutatum tốt hơn các tinh dầu khác trong khảo sát (Hình 1). Xing và cộng sự (2014) cho rằng, hoạt tính kháng nấm chính của tinh dầu quế là cinnamaldehyde, cinnamaldehyde có tác dụng ức chế enzyme tổng hợp tế bào (β-(1,3)-glucan synthase và synthase chitin) do đó làm mất tế bào chất, vỡ màng tế bào, phá hủy ty thể và mất sự ổn định của thành tế bào nên ảnh hưởng đến 67 Lê Thị Thu Thảo, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đông hình thái và sự phát triển của nấm [15]. Kết quả của các thử nghiệm khử trùng không gian cho thấy tinh dầu hương nhu và hai thành phần thơm của nó là b-(Z)-ocimene và eugenol có độc tính cao đối với năm loài côn trùng thử nghiệm, lựa chọn thay thế cho thuốc xông khói tổng hợp để kiểm soát sâu bệnh trong các sản phẩm nông nghiệp bền vững [16]. Các thành phần chính được xác định trong tinh dầu bạc hà là menthol (71,40%), p-menthone (8,04%), iso-menthone (5,42%) [17]. Kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy, tinh dầu quế đã ức chế mạnh đến C. acutatum so với hai tinh dầu còn lại. Điều này cho thấy cinnamaldehyde và các thành phần khác có trong tinh dầu quế cho hiệu quả ức chế nấm hiệu quả hơn. Với khả năng ức chế nấm ở nồng độ thấp, tinh dầu quế được lựa chọn cho khảo sát kết hợp màng bao Ca-alginate để nâng cao thời gian bảo quản nho. 3.2. Bảo quản nho bằng màng bao sinh học kết hợp với tinh dầu. Ảnh hưởng của màng Ca-alginate tới quá trình bảo quản nho được trình bày ở Hình 2. Kết quả khảo sát cho thấy, ở điều kiện bảo quản nhiệt độ phòng, nho bị ảnh hưởng bởi điều kiện bảo quản. Trong thời gian bảo quản, quá trình hư hỏng của mẫu nho không tạo màng được ghi nhận vào ngày thứ 5, thối quả 30% và tăng nhanh theo thời gian, với trên 90% tỉ lệ hư hỏng sau 10 ngày bảo quản và hư hỏng hoàn toàn vào ngày thứ 15. Ở cùng điều kiện đó, mẫu nho có xử lý màng bao cho tỉ lệ hư hỏng giảm đáng kể (p<0,05) so với mẫu đối chứng (Hình 2). Ở nồng độ Ca-alginate 0,25%, mẫu nho có giảm quá trình hư hỏng, tuy nhiên không đáng kể, chỉ được 15 ngày lưu trữ đã hỏng hoàn toàn. Đối với Ca-alginate ở cả hai nồng độ 0,5% và 1% (w/v) cho hiệu quả bảo quản tốt và không có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05), mẫu nho có tỉ lệ hư hỏng thấp hơn 40% đến ngày thứ 20. Tuy nhiên, màng bao Ca-alginate 1% ảnh hưởng đáng kể đến cảm quan nho trong khi Ca-alginate 0,5% và 0,25% không có sự khác biệt (số liệu không trình bày trong bài báo) về mặt cảm quan. Ở khảo sát phun tinh dầu cho thấy, tinh dầu quế giúp hạn chế quá trình hư hỏng của nho so với đối chứng. Các mẫu được xử lý tinh dầu ở nồng độ MIC gần như không bị hư hỏng sau 10 ngày bảo quản, quả hư hỏng được quan sát sau mỗi 5 ngày và đến ngày 20 mức độ thối quả là 30% trong điều kiện 28-32oC (Hình 4). Kết quả này tương đương với việc sử dụng màng Ca-alginate 0,5% và 1%. Ở nồng đô tinh dầu thấp 1,25 µl/ml, tốc độ hư hỏng quả tăng nhanh, điều này được giải thích là do nồng độ tinh dầu quá thấp kèm theo sự bay hơi của tinh dầu ra ngoài môi trường dẫn đến không đủ ức chế sự phát triển nấm C. acutatum dẫn đến gây thối quả. Khi tiếp tục gia tăng nồng độ tinh dầu lên cao, hơn nồng độ MIC, tỉ lệ thối quả tăng đáng kể (p<0,05) so với nồng độ thấp hơn trong khảo sát (Hình 4). Điều này là do, tinh dầu ở nồng độ cao tác động đến tế bào vỏ quả dẫn đến gây hỏng quả [7]. 68 Nâng cao thời gian bảo quản nho bằng sự kết hợp màng bao Ca-alginate và tinh dầu kháng nấm 0 20 40 60 80 100 5 10 15 20 Tỷ lệ th ối (% ) Ngày bảo quảnĐC Ca-Alginate 1% Ca-Alginate 0,5% Ca-Alginate 0,25% Hình 2. Tỉ lệ hư hỏng (%) của nho xử lý màng Ca-alginate. 0 20 40 60 80 100 5 10 15 20 Tỷ lệ th ối (% ) Ngày bảo quảnCa- alginate1%+Quế0,625ul/ml Ca- alginate1%+Quế1,25ul/ml Hình 3 Tỉ lệ hư hỏng (%) của nho xử lý màng Ca-alginate1% kết hợp với tinh dầu quế. 0 20 40 60 80 100 5 10 15 20 Tỷ lệ th ối (% ) Ngày bảo quảnQuế 1,25µl/ml Quế 2,5µl/ml Quế 5µl/ml Quế 10µl/ml Hình 4. Tỉ lệ hư hỏng (%) của nho xử lý phun tinh dầu quế. 0 20 40 60 80 100 5 10 15 20 Tỷ lệ th ối (% ) Ngày bảo quảnCa- alginate0,5%+Quế0,625ul/ml Ca- alginate0,5%+Quế1,25ul/ml Hình 5. Tỉ lệ hư hỏng (%) của nho xử lý màng Ca-alginate 0,5% kết hợp với tinh dầu quế. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 5 10 15 20 Tỷ lệ th ối (% ) Ngày bảo quảnCa-alginate0,25%+Quế0,625ul/ml Ca-alginate0,25%+Quế1,25ul/ml Ca-alginate0,25%+Quế2,5% Ca-alginate0,25%+Quế5% Hình 6. Tỉ lệ hư hỏng (%) của nho xử lý màng Ca-alginate 0,25% kết hợp với tinh dầu quế Các mẫu Ca-alginate 0,25% kết hợp với các nồng độ tinh dầu khác nhau cho khả năng kháng nấm cải thiện nhưng không hiệu quả (Hình 6). So với bảo quản bằng tinh dầu riêng lẻ, sự kết hợp này không cho kết quả khác biệt (p>0,05). Tuy nhiên, ở mẫu Ca-alginate 0,5% và 1% cho hiệu quả vượt trội khi kết hợp cùng tinh dầu ở nồng độ thấp (Hình 3, 5). Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra hiệu quả bảo quản của việc kết hợp tinh dầu quế vào màng bao ăn được - màng alginate, đã kéo dài thời hạn bảo quản những lát dưa hơn 21 ngày ở 5oC [18]. Trong nghiên cứu của Nima Azarakhsh và cộng sự (2014), các kết quả chỉ ra rằng màng bao ăn được tạo thành bởi alginate kết hợp với tinh dầu sả 0.3% (w/v) có tiềm năng kéo dài thời hạn sử dụng và duy trì chất lượng của dứa cắt tươi [19]. Nghiên cứu của Mehdi và cộng sự (2011) cho thấy, gum arabic (10% w/v) tuy không cho bất kỳ hiệu quả kháng nấm mốc nào, nhưng khi cho kết hợp với tinh dầu quế đã cho hiệu quả ức chế C. musae và C. gloeosporioides trong quá trình phát triển của hệ sợi nấm với 73,4% và 70% cũng như trong ức chế sự nảy mầm của bào tử với 88% và 85% trên hai chủng nấm mốc này [20]. Sự kết hợp giữa màng Ca-alginate (0,5%, 1%) với tinh dầu 1,25 µl/ml cho hiệu quả cao trong bảo quản nho và sự khác biệt giữa hai nồng độ này không có nghĩa (p>0,05), trong suốt 20 ngày bảo quản mẫu vẫn giữ được trạng thái ban đầu, cùng thời gian và điều kiện bảo quản đó, mẫu xử lí tinh dầu riêng lẻ ở cùng nồng độ đã bị hỏng 50% và mẫu đối chứng đã thối hoàn toàn. Tuy nhiên, khi tăng nồng đột tinh dầu lên giá trị MIC (2,5 µl/ml) kết hợp cùng màng bao Ca-alginate (0,5%, 1%) như trên lại không cho hiệu quả tương đồng, khả năng gây thối quả tương ứng là 40% và 70%, so với việc sử dụng 69 Lê Thị Thu Thảo, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đông tinh dầu riêng lẻ thì sự kết hợp này không cho hiệu quả. Điều này có thể được lý giải bằng sự hiệp lực của tinh dầu và màng bao trong quá trình bảo quản. Hiệu quả bảo quản của các loại màng bao đến từ khả năng làm giảm tốc độ hô hấp của trái cây tươi, làm chậm quá trình mất nước trên bề mặt, giảm hấp thụ độ ẩm và oxy hóa các thành phần, tránh mất đi hương vị, và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn đối với thực phẩm, từ đó kéo dài thời gian bảo quản trái cây [21]. Ưu điểm của công nghệ màng bao kết hợp với tinh dầu đó là mức độ khuếch tán của các tác nhân kháng khuẩn giảm xuống, giúp giữ các chất kháng khuẩn trên bề mặt sản phẩm (nơi hiện tượng tạp nhiễm thường xảy ra) trong thời gian dài bảo quản [8]. Điều này làm cho phương pháp hiệu quả hơn trong việc giảm mức độ vi sinh vật so với khi áp dụng trực tiếp trên bề mặt của sản phẩm thông qua phương pháp phun dung dịch tinh dầu [8]. Tuy nhiên, nồng độ tinh dầu cao sẽ làm ảnh hưởng tế bào vỏ quả [17], gây tổn thương quả khiến trái bị thâm ngay khi vừa xử lý màng, sau đó là bị úng và thối sớm. Ca-alginate 1% là hỗn hợp có độ nhớt cao, gây tác động đến quá trình tạo màng, gây ảnh hưởng đến cảm quan và đồng thời vấn đề kinh tế được đặt ra khi so sánh với Ca-alginate 0,5%. Vì thế, Ca-alginate 0,5% (w/v) kết hợp cùng tinh dầu quế 1,25 µl/ml là công thức hiệu quả nhất cho ứng dụng bảo quản. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy nấm C. acutatum nhạy cảm với tinh dầu quế hơn so với tinh dầu hương nhu và tinh dầu bạc hà. Tinh dầu quế cho hiệu quả kháng nấm ở nồng độ từ 2,5 µl/ml đến 60 µl/ml ứng với đường kính vòng kháng nấm từ 6,50 ± 0,58 mm đến 25,75 ± 0,50 mm. Khi tăng nồng độ tinh dầu hiệu quả kháng nấm sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, khi ứng dụng vào quá trình bảo quản kết hợp màng bao, nồng độ tinh dầu cao không những không tăng hiệu quả bảo quản mà còn gây ra sự thối hỏng nhanh hơn, do màng bao đã hạn chế sự bay hơi làm gia tăng nồng độ tinh dầu gây tác động lên vỏ quả. Màng bao Ca-alginate kết hợp cùng tinh dầu quế nồng độ 1,25 µl/ml cho tác dụng hiệu quả trong việc hạn chế sự phát triển nấm mốc C. acutatum trong quá trình bảo quản, nho không bị thối hỏng sau 20 ngày bảo quản ở nhiệt độ thường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J.-Y. Han, J.-H. Sung, D.-J. Kim, H.-S. Jeong, and J.-S. Lee, "Inhibitory effect of methanol extract and its fractions from grape seeds on mushroom tyrosinase," Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition, vol. 37, pp. 1679-1683, 2008. [2] A. Kanellis and K. Roubelakis-Angelakis, "Grape," in Biochemistry of fruit ripening, ed: Springer, 1993, pp. 189-234. [3] R. C. Pearson and A. C. Goheen, Compendium of grape diseases: Aps Press, 1988. [4] M. Whitelaw‐ Weckert, S. Curtin, R. Huang, C. Steel, C. Blanchard, and P. Roffey, "Phylogenetic relationships and pathogenicity of Colletotrichum acutatum isolates from grape in subtropical Australia," Plant Pathology, vol. 56, pp. 448-463, 2007. [5] A. Servili, E. Feliziani, and G. Romanazzi, "Exposure to volatiles of essential oils alone or under hypobaric treatment to control postharvest gray mold of table grapes," Postharvest Biology and Technology, vol. 133, pp. 36-40, 2017. [6] A. Abdolahi, A. Hassani, Y. Ghosta, I. Bernousi, and M. Meshkatalsadat, "Study on the potential use of essential oils for decay control and quality preservation of Tabarzeh table grape," Journal of Plant Protection Research, vol. 50, pp. 45-52, 2010. [7] M. Hyldgaard, T. Mygind, and R. L. Meyer, "Essential oils in food preservation: mode of action, synergies, and interactions with food matrix components," Frontiers in microbiology, vol. 3, p. 12, 2012. 70 Nâng cao thời gian bảo quản nho bằng sự kết hợp màng bao Ca-alginate và tinh dầu kháng nấm [8] L. Sánchez-González, M. Vargas, C. González-Martínez, A. Chiralt, and M. Cháfer, "Use of essential oils in bioactive edible coatings: a review," Food Engineering Reviews, vol. 3, pp. 1-16, 2011. [9] J. J. Kester and O. Fennema, "Edible films and coatings: a review," Food technology (USA), 1986. [10] D. M. Lieu, T. T. Dang, and H. T. Nguyen, "Enhance the anti-microorganism activity of cinnamon oil by xanthan gum as emulsifying agent," in AIP Conference Proceedings, 2018, p. 040017. [11] S. Burt, "Essential oils: their antibacterial properties and potential applications in foods—a review," International journal of food microbiology, vol. 94, pp. 223-253, 2004. [12] A. Sheeladevi, "Antibacterial activity of plant essential oils against food borne bacteria," International Journal of Pharmaceutical & Biological Archive, vol. 3, 2012. [13] M. Viuda-Martos, Y. Ruiz-Navajas, J. Fernández-López, and J. Pérez-Álvarez, "Antifungal activity of lemon (Citrus lemon L.), mandarin (Citrus reticulata L.), grapefruit (Citrus paradisi L.) and orange (Citrus sinensis L.) essential oils," Food control, vol. 19, pp. 1130-1138, 2008. [14] S. C. Lopez P, Batlle R, Nerin C. , " Solid-and vapor-phase antimicrobial activities of six essential oils: Susceptibility of selected foodborne bacterial and fungal strains.," Journal of Agricultural and Food Chemistry, vol. 53, pp. 6939-6946, 2005. [15] F. Xing, H. Hua, J. N. Selvaraj, Y. Zhao, L. Zhou, X. Liu, et al., "Growth inhibition and morphological alterations of Fusarium verticillioides by cinnamon oil and cinnamaldehyde," Food Control, vol. 46, pp. 343-350, 2014. [16] J. Ogendo, M. Kostyukovsky, U. Ravid, J. Matasyoh, A. Deng, E. Omolo, et al., "Bioactivity of Ocimum gratissimum L. oil and two of its constituents against five insect pests attacking stored food products," Journal of Stored Products Research, vol. 44, pp. 328-334, 2008. [17] A. Pandey, M. Rai, and D. Acharya, "Chemical composition and antimycotic activity of the essential oils of corn mint (Mentha arvensis) and lemon grass (Cymbopogon flexuosus) against human pathogenic fungi," Pharmaceutical Biology, vol. 41, pp. 421-425, 2003. [18] R. M. Raybaudi-Massilia, J. Mosqueda-Melgar, and O. Martín-Belloso, "Edible alginate-based coating as carrier of antimicrobials to improve shelf-life and safety of fresh-cut melon," International journal of food microbiology, vol. 121, pp. 313-327, 2008. [19] N. Azarakhsh, A. Osman, H. M. Ghazali, C. P. Tan, and N. M. Adzahan, "Lemongrass essential oil incorporated into alginate-based edible coating for shelf-life extension and quality retention of fresh-cut pineapple," Postharvest Biology and Technology, vol. 88, pp. 1-7, 2014. [20] M. Maqbool, A. Ali, P. G. Alderson, M. T. M. Mohamed, Y. Siddiqui, and N. Zahid, "Postharvest application of gum arabic and essential oils for controlling anthracnose and quality of banana and papaya during cold storage," Postharvest biology and technology, vol. 62, pp. 71-76, 2011. [21] D. Z. Šuput, V. L. Lazić, S. Z. Popović, and N. M. Hromiš, "Edible films and coatings: Sources, properties and application," Food and Feed Research, vol. 42, pp. 11-22, 2015. 71 Lê Thị Thu Thảo, Cù Thị Ngọc Quyền, Liêu Mỹ Đông ABSTRACT IMPROVING PRESERVATION PERIOD OF GRAPES BY COMBINING THE CA-ALGINATE BIOACTIVE EDIBLE COATINGS AND ANTI-FUNGI ESSENTIAL OIL Le Thi Thu Thao*, Cu Thi Ngoc Quyen, Lieu My Dong Ho Chi Minh City University of Food Industry *Email: lethithuthao121996@gmail.com The purpose of this study is to investigate the effect of three kinds of essential oil, which are Cinnamomum cassia, Oscimum gratissimum and Mentha arvensis on the Colletotrichum acutatum by the agar disc diffusion method. From there, the appropriate kinds of oil are selected to be combined with Ca-alginate bioactive edible coatings, which is applied in preserving the grapes from C. acutatum (5 log CFU/ml spray solution). A research showed that all essential oils show activity against C. acutatum with Minimum Inhibitory Concentration (MIC) of cinnamomum cassia was 2,5 μl/mL, oscimum gratissimum and mentha arvensis is 20 μl /ml. At the mango preservation study, the whole fruit in the compared specimen are completely rotten after 10 days of storage while the specimen used the bioactive edible coatings contained better retention time, after 20 days of treatment Ca-alginate 1% has a degree of damage of 30%. The results of the study also shows that essential oils at MIC concentrations had a negative effect on fruit preservation, causing premature decay, whereas 0,5% Ca- alginate bioactive edible coatings combined with cinnamon essential oil 1,25 µl/ml shows the best resistance to C. acutatum of grapes, which are not rotten after 20 days of storage. Keywords: Colletotrichum acutatum, Ca-alginate, Antimicrobial activity, Cinnamomum cassia, Oscimum gratissimum, Mentha arvensis. 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_thoi_gian_bao_quan_nho_bang_su_ket_hop_mang_bao_cal.pdf