Năng lực cần có của cố vấn học tập đáp ứng vai tò tư vấn học tập và hướng nghiệp cho sinh viên ngành Xã hội

Quyết định số 43/2007/QBGDT do Thứ trưởng Bành Tiến Long ký ngày

15/08/2007 về việc Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo

hệ thống tín chỉ đã bắt buộc các trường chuyển dần sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Cùng với sự theo đổi của hệ thống đào tạo, vai trò của cán bộ, giảng viên và những

nhiệm vụ mới xuất hiện, cố vấn học tập (CVHT) là một trong những chức danh mới

gắn liền với hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở trường đại học, cao đẳng.

Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học

tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp

ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi

quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời

hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn

và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Năng lực cần có của cố vấn học tập đáp ứng vai tò tư vấn học tập và hướng nghiệp cho sinh viên ngành Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73 NĂNG LỰC CẦN CÓ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP ĐÁP ỨNG VAI TRÕ TƢ VẤN HỌC TẬP VÀ HƢỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH XÃ HỘI Nguyễn Thị Phú1 1. Đặt vấn đề Quyết định số 43/2007/QBGDT do Thứ trưởng Bành Tiến Long ký ngày 15/08/2007 về việc Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ đã bắt buộc các trường chuyển dần sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cùng với sự theo đổi của hệ thống đào tạo, vai trò của cán bộ, giảng viên và những nhiệm vụ mới xuất hiện, cố vấn học tập (CVHT) là một trong những chức danh mới gắn liền với hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở trường đại học, cao đẳng. Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách. Với định nghĩa trên, CVHT không chỉ tư vấn về việc học tập, sinh hoạt ở trường mà còn bao hàm rất nhiều mặt trong hoạt động học tập, đời sống tâm lý và cả việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên. Ở các trường, phân công công tác CVHT có thể là chuyên viên, giáo vụ khoa, có thể là giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm CVHT, có trường gọi người làm công tác CVHT là giáo viên chủ nhiệm nhau lớp học truyền thống trước khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Dù với tên gọi nào, vai trò của CVHT là như nhau và rất ảnh hưởng đến quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Nhiệm vụ của CVHT theo liệt kê ở trên có rất nhiều công việc và khá nặng nề. Ở bài viết này, chúng tôi khai thác khía cạnh tư vấn học tập và tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên, hai lĩnh vực gắn kết chặt chẽ với nhau. Khi bắt đầu quá trình học tập, sinh viên cần phải có định hướng nghề nghiệp gì cho mình và khi đã có định hướng nghề nghiệp, sinh viên cần hoạch định chiến lược học tập như thế nào để đạt được mục tiêu? 1 ThS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM 74 2. Vai trò của cố vấn học tập trong tƣ vấn học tập và hƣớng nghiệp Hiện nay, đa số các trường đại học, cao đẳng đều đã ban hành những quy chế quy định chức năng, nhiệm vụ, công việc chính của CVHT, tiêu chuẩn cần có và những chính sách phúc lợi, khen thưởng đối với CVHT. Trong đó, nhiệm vụ chính của CVHT mà đa số các trường đều quy định là: - Học tập, nghiên cứu, nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định, nội quy của trường về học tập, rèn luyện và công tác sinh viên của trường; thường xuyên cập nhật những thay đổi, bổ sung trong quy chế, quy định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường; - Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ các đơn vị liên quan trong công tác sinh viên để hướng dẫn sinh viên cách tìm hiểu thông tin, liên hệ công việc đúng kênh, đúng việc, đúng đối tượng; - Tư vấn cho sinh viên cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khóa học; hướng dẫn sinh viên đăng ký học phần ở từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập; tư vấn lựa chọn nghề nghiệp; - Nắm danh sách lớp, thông tin cá nhân sinh viên; đề cử Ban cán sự lớp thông qua bầu cử tại lớp để trường phê duyệt; - Thông qua tình hình, kết quả học tập của sinh viên để tư vấn, hướng dẫn sinh viên trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh; - Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên (phổ biến quy định đánh giá, hướng dẫn thực hiện, chủ trì họp lớp đánh giá), hướng dẫn sinh viên thực hiện khiếu nại, điều chỉnh, đánh giá bổ sung theo đúng quy định, tiến độ; - Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học; các hoạt động văn, thể, mỹ lành mạnh, bổ ích; - Nắm tình hình chung của lớp phụ trách (về các mặt học tập, đời sống, sinh hoạt) thông qua báo cáo của Ban cán sự lớp; hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường và các vấn đề khác có liên quan; - Chủ trì họp lớp xét khen thưởng, kỷ luật sinh viên thuộc lớp phụ trách; đề nghị khen thưởng, kỷ luật sinh viên thuộc lớp phụ trách gửi khoa; 75 - Tham dự họp Hội đồng xét khen thưởng – kỷ luật sinh viên đối với sinh viên thuộc lớp phụ trách để phát biểu ý kiến, đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết; - Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của ban chủ nhiệm khoa. Theo phỏng vấn một số giảng viên các chuyên ngành xã hội, họ là giảng viên được phân công công tác chủ nhiệm kiêm CVHT. Công việc của họ là tư vấn cho sinh viên tất cả những vấn đề mà sinh viên thắc mắc. Tuy nhiên, thông thường không có nhiều trường hợp sinh viên cần tư vấn từ CVHT, có trường hợp giảng viên nói chẳng thấy hỏi gì. Những vấn đề liên quan đến việc học tập như đăng ký học phần, điểm số, hoạt động, rèn luyện các em đều hỏi giáo vụ khoa. Các em ít khi hỏi về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, em nào có đăng ký nghiên cứu khoa học làm đề tài sẽ làm việc trực tiếp với giảng viên hướng dẫn. Về tư vấn hướng nghiệp, mỗi năm khoa tổ chức một lần gặp sinh viên vào lúc các em bắt đầu lựa chọn chuyên ngành, lúc đó các em có thắc mắc sẽ được Ban chủ nhiệm khoa và các giảng viên trả lời trực tiếp. Tuy nhiên, theo trao đổi của giảng viên, với số lượng sinh viên mấy trăm/khóa học thì những câu hỏi giải đáp trong một buổi không thể giúp các em hướng nghiệp tốt được. Đặc biệt là sở trường, năng lực của từng em rất khác biệt nhau nên những buổi tư vấn như vậy chủ yếu để lựa chọn ngành học và những công việc chung chung của từng ngành học các em lựa chọn. 2.1. Tƣ vấn học tập Với các nhiệm vụ nêu trên, những công việc chính ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên CVHT cần phải làm: - Trước tiên phải giúp sinh viên hiểu rõ những quy chế, quy định của nhà trường, thủ tục đăng ký học phần, theo dõi kết quả học tập, các hình thức kiểm tra đánh giá sinh viên trong học tập, rèn luyện - Tiếp theo, CVHT cần tư vấn cho sinh viên xác định động cơ học tập một cách đúng đắn, tư vấn phương pháp học tập ở đại học như thế nào là hiệu quả, cách tìm và khai thác tài liệu, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học. Đặc biệt hình thành phương pháp tự học. Tự học được thực hiện cả trên lớp và ngoài giờ lên lớp. Quá trình tự học được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt là các phương tiện công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự học và tạo nên chất lượng tự học cao. Khi đã có năng lực tự học, sinh viên sẽ chủ động, tích cực với kế hoạch học tập của mình. 76 - CVHT theo dõi sát sao quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên, cảnh báo những biến động, sa sút trong quá trình học, hỗ trợ sinh viên cải thiện. Rèn luyện cho sinh viên thói quen viết nhật ký học tập cho mỗi môn học, mỗi học kỳ để theo dõi tiến trình học tập nhằm kịp thời khắc phục khi việc học chậm tiến, thiếu tín chỉ ảnh hưởng đến kết quả tốt nghiệp. Theo chúng tôi, nhiệm vụ quan trọng nhất khi tư vấn học tập cho sinh viên là tư vấn cho sinh viên biết cách lập kế hoạch học tập trong suốt các năm học đến khi tốt nghiệp, xây dựng kế hoạch cho từng học kỳ như thế nào để đáp ứng mục tiêu đạt được suốt khóa học đại học. Muốn xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp của sinh viên cần phải giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về định hướng nghề mình chọn, tư vấn định hướng nghề đó có phù hợp với tính cách của sinh viên không. Khi đã có định hướng đúng, việc sinh viên cần làm là xây dựng các bước tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư những kiến thức cụ thể cần học là gì, lập một biểu đồ kiến thức tăng dần theo kiến thức nền, kể cả ngoại ngữ, tin học và những kỹ năng cần có để đáp ứng việc học tập và việc làm sau này. Khi xây dựng được kế hoạch học tập, sinh viên tự chủ được thời gian học tập, điều chỉnh kịp thời những kiến thức, kỹ năng thiếu hụt để việc học tập không bị gián đoạn và đạt được những kết quả tốt nhất. 2.2. Tƣ vấn hƣớng nghiệp Hội thảo khoa học "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam" do Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN tổ chức công bố một số kết quả về nghề nghiệp của sinh viên mới ra trường: sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề; có tới 58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường, thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo. Nghề nghiệp là tương lai của cả đời người, những thực tế là nhiều em ở nhà trường phổ thông không được tư vấn hướng nghiệp kỹ càng nên các em lựa chọn ngành thi theo truyền thống gia đình, theo bạn bè, hoặc từ điểm số môn này trội hơn môn kia. Khi vào đại học, sinh viên khi lựa chọn ngành học và quá trình học không được tư vấn, nhiều em còn không hình dung được sau này mình sẽ xin việc gì, không có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Trên thực tế, việc hướng nghiệp cho sinh viên, nhất là những sinh viên ngành xã hội rất quan trọng. Ví dụ, khi học ngành Ngữ văn có thể nhiều em vẫn nghĩ là học 77 xong ngành này thì có thể viết văn, làm thơ, đi dạy, làm báo chí, truyền hình nhưng thực tế học Văn các em có thể làm được những ngành nghề rất đa dạng: làm văn hóa ở các phòng ban văn hóa thông tin, làm truyền thông cho các công ty, bệnh viện, làm quảng cáo, làm công an văn hóa, làm nhân sự Có thể nói một ngành học tùy vào tính cách, sở trường của mỗi người có thể đáp ứng được rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một vấn đề nữa trong hướng nghiệp mà sinh viên chưa được tư vấn, hoặc nhiều khi không biết hỏi CVHT, đó là cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết nào để phù hợp với ngành nghề các em lựa chọn. Nhiều em không được tuyển dụng do yếu kém ngoại ngữ, tin học, thiếu những kỹ năng làm việc như hợp tác nhóm, thậm chí có em không biết những kỹ năng tối thiếu về máy móc như in ấn, photo những nội dung không có trong chương trình dạy nhưng các em cần phải tự học, tự trang bị cho mình. Có thể thấy, dù CVHT hiện nay ở các trường, các khoa đều có người làm công tác này, độc lập hoặc kiêm nhiệm đều có, nhưng việc phát huy vai trò tối đa của CVHT thì chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhất là những vấn đề cốt lõi cần thiết cho học tập và nghề nghiệp của sinh viên. 3. Những nội dung cần đẩy mạnh tƣ vấn và năng lực cố vấn học tập cần có để thực hiện tƣ vấn học tập và hƣớng nghiệp cho sinh viên ngành xã hội Trong bối cảnh các ngành xã hội ngày càng ít có người lựa chọn học, ra trường không xin được công việc theo định hướng lựa chọn tỉ lệ ngày càng cao, nhà trường, đặc biệt là các CVHT cần phải phát huy vai trò hỗ trợ sinh viên. Không khó để nhận thấy, tỉ lệ sinh viên phổ thông khá giỏi thi vào các ngành xã hội khá khiêm tốn, điểm chuẩn các ngành xã hội luôn thấp hơn các môn tự nhiên, mặt bằng trình độ càng thấp sinh viên càng cần được định hướng và tư vấn kịp thời để việc học tập và hướng nghiệp đạt hiệu quả. 3.1. Những nội dung cần đẩy mạnh tự vấn cho sinh viên - Đẩy mạnh tư vấn các kỹ năng: kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng xây dựng mục tiêu; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề; phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học những kỹ năng giúp sinh viên tự chủ trong việc học tập, biết cách học thế nào để tiết kiệm thời gian và hiệu quả. Với ngành xã hội, đòi hỏi phải có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để chọn lọc những nội dung và kiến thức cần thiết; kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề giúp sinh viên nắm bắt và hiểu bài học nhanh hơn, sâu hơn. Hơn nữa, đối với sinh viên năm nhất càng phải được tư vấn kỹ để tránh trường hợp các em học kiến thức theo kiểu thuộc lòng, cách học này hiện nay vẫn còn rất nhiều sinh viên đang áp dụng mỗi ngày. 78 - Cần tư vấn nghề nghiệp chi tiết, cụ thể cho sinh viên. Ngành nghề các em đang học có thể làm ở môi trường nào, cùng một ngành học nhưng mỗi môi trường nghề nghiệp lại yêu cầu những kỹ năng khác nhau, kỹ năng nào cần cho ngành nghề nào. Ví dụ làm nhân sự, bên cạnh kiến thức các em cần phải có những kỹ năng: nắm bắt tâm lý, đánh giá con người, phân tích và định hướng những kỹ năng không được dạy trong nhà trường nhưng các em phải tự trang bị thông qua sách vở về tâm lý, về con người, học từ thầy cô, bạn bè cách đánh giá, định hướng nghề nghiệp - Với sinh viên sắp ra trường, cần tổ chức trang bị ngay cho các em những kỹ năng mềm cần thiết: kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng định vị bản thân.... Ngoài các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thì SV cần được trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng xã hội để có thể hòa nhập dễ dàng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp. Các chương trình tập huấn kỹ năng nên được tổ chức thường xuyên, có chất lượng ngay từ năm thứ nhất đến năm thứ tư với các nội dung tập huấn được sắp xếp phù hợp với tính chất của từng năm học. Ví dụ năm thứ nhất, SV cần được trang bị kiến thức và kỹ năng định vị bản thân và xây dựng mục tiêu nghề nghiệp, năm thứ tư SV lại cần được rèn các kỹ năng tìm kiếm việc làm và phỏng vấn xin việc Chương trình tập huấn kỹ năng cần được bổ sung vào chương trình học tập chính khóa nhưng vì đây là một môn học mang tính thực hành cao do đó cần được các giảng viên chuyên nghiệp trong giảng dạy kỹ năng đảm nhiệm. 3.2. Những năng lực cố vấn học tập cần có Trong phân công nhiệm vụ của CVHT ở các trường liệt kê ở phần 2 cho thấy nhiệm vụ của CVHT rất nhiều và cũng rất nặng nề, phải theo sát sinh viên suốt quá trình học để hỗ trợ, điều chỉnh để làm tốt được vai trò của mình, CVHT cần phải có những kỹ năng sau: 3.2.1. Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng đầu tiên và quan trọng là CVHT phải biết lắng nghe. CVHT cần biết lắng nghe chăm chú, lắng nghe một cách tôn trọng, tạo cho sinh viên sự gần gũi và tin tưởng để thổ lộ hết những điều mình cần được tư vấn. Thực tế cho thấy, hiện nay CVHT tư vấn cho sinh viên chủ yếu qua phương tiện điện thoại, email, còn việc gặp trực tiếp rất hạn chế. Vì thế, việc nói chuyện qua điện thoại do hạn chế về thời gian, hoàn cảnh nên không thể tư vấn dài và triệt để vấn đề sinh viên cần. Email là gaiir pháp hữu hiệu hơn, nhưng khi không tiếp xúc với sinh viên, CVHT không đánh giá được tâm sinh lý, tính cách của sinh viên để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý. Cho nên, để CVHT làm tốt vai trò, nhà trường, các khoa, bộ môn cần có quy định cụ 79 thể về cách làm việc của CVHT, thời gian gặp trực tiếp mỗi tuần, tháng, học kỳ Bên cạnh đó, yêu cầu sinh viên hãy mạnh dạn và thường xuyên làm việc với CVHT, điều này cũng giúp ích các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp. 3.2.2. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề CVHT cần phải biết: - Xác định được những vấn đề sinh viên cần tư vấn, vấn đề nào là trọng tâm, quan trọng, tập trung giải quyết vấn đề cốt lõi trước. - Kiểm tra thông tin cần tư vấn cho sinh viên, những thông tin mới, thiết thực, đảm bảo rằng thông tin đáng tin cậy để đưa ra giải đáp cho sinh viên. - Tập trung vào việc đưa ra giải pháp phù hợp: những vấn đề giải quyết đã phù hợp với nhu cầu của sinh viên chưa, sinh viên cần phải làm gì để thực hiện được những giải pháp CVHT đưa ra. Phân tích và giải quyết vấn đề giúp CVHT xác định được mục tiêu và nội dung cần tư vấn, xác định được nội dung trọng tâm và cách giải quyết vấn đề sinh viên đưa ra sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Tư vấn đòi hỏi CVHT phải nhanh nhạy, tinh tế, vấn đề xác định không đúng có thể đưa ra kết quả sai lệch, cách giải quyết vấn đề không đúng không phù hợp có thể khiến sinh viên đạt kết quả không tốt trong học tập, hướng nghiệp. 3.2.3. Năng lực chuyên môn Người tư vấn học tập và tư vấn nghề nghiệp cần năng lực chuyên môn vững, sâu. Có hiểu hết các môn học cần thiết cho ngành học, hiểu những kỹ năng quan trọng hỗ trợ sinh viên trong học tập, hướng nghiệp mới giúp học thành công được. Những vấn đề về kỹ thuật như đăng ký học phần, thời gian đăng ký, thông tin về học phần sinh viên có thể hỏi giáo vụ khoa, nhưng những môn học cần thiết cho chuyên ngành để xây dựng kế hoạch học tập, những kỹ năng cần có để học tập hiệu quả cần phải được tư vấn trực tiếp từ người có chuyên môn. Trước đây, khi đào tạo theo niên chế, sinh viên được sắp xếp theo lịch học có sẵn, học kỳ nào học môn gì khi khoa ra thời khóa biểu sinh viên đến giờ lên lớp học, đến ngày đi thi, thi hỏng thì thi lại không cần phải có kế hoạch, phải suy nghĩ mình cần học môn gì. Khi đào tạo theo tín chỉ, mọi thứ sinh viên phải tự chủ, nếu học kỳ nào không đăng ký, đăng ký không đủ chỉ có thể được thông báo học kỳ đó nghỉ học không lý do Thế nên sinh viên càng cần được tư vấn bởi người am hiểu chuyên 80 môn, hỗ trợ họ xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện quá trình học tập một cách tốt nhất. 3.2.4. Am hiểu nghề nghiệp Có thể nói, tư vấn hướng nghiệp trong trường đại học hiện nay là một mảng yếu, sinh viên chưa được tiếp cận nhiều với các chương trình tư vấn tổ chức nhỏ nhưng chuyên sâu. Những buổi gặp gỡ, tư vấn đại trà hàng trăm sinh viên không thể hiệu quả. Đội ngũ CVHT cần phải phát huy vai trò hướng nghiệp cho sinh viên tốt hơn. Không những CVHT cần phải biết ngành sinh viên học có thể làm được những nghề gì mà nghề đó cần được trang bị những kỹ năng gì để thành công trong sự nghiệp. Trong khảo sát của đề tài “Đánh giá thái độ của học sinh đối với việc học tập môn Ngữ văn ở một số trường THPT tại Tp.HCM”, hơn 90% học sinh cho rằng các em không lựa chọn nghề nghiệp theo ngành Văn và cũng tỉ lệ gần bằng (85,7%) cho biết các em không biết học Văn ra để làm gì trong khi đó là ngành học mà người học có thể làm nghề rất đa dạng: làm từ lĩnh vực kinh tế, chính trị đến văn hóa, nghệ thuật, truyền thông đều được. Điều đó chứng tỏ việc hiểu biết đối với các ngành xã hội, đặc biệt là ngành Văn của học sinh rất hạn chế. Tuy chưa thực hiện cuộc khảo sát về lựa chọn ngành nghề ở trường đại học đối với sinh viên ngành Văn nhưng với kết quả từ hội thảo của trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN và với công tác hướng nghiệp như hiện tại chúng ta cũng có thể phỏng đoán được kết quả. Từ đó, có thể nói vai trò của CVHT tư vấn rất quan trọng. Định hướng nghề nghiệp tốt hay không phụ thuộc vào mức độ am hiểu của CVHT. Muốn như vậy, CVHT không những phải tìm hiểu chi tiết về ngành nghề, còn phải tìm hiểu những kỹ năng cần thiết phục vụ công việc đó và làm thế nào để thành công với công việc để tư vấn cho sinh viên. Một CVHT muốn làm tốt nhiệm vụ cần phải có thời gian đầu tư cho công việc, cần có sự đãi ngộ xứng đáng cho công tác. Thực tế đa số CVHT từ các trường là giang viên kiêm nhiệm. Ngoài việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ kiêm nhiệm thêm CVHT kéo theo các công việc hành chính như báo cáo định kỳ, theo dõi sinh viên tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức của giảng viên nên việc tư vấn, hỗ trợ sinh viên sẽ kém hiệu quả. 4. Kết luận Chất lượng đào tạo không chỉ thể hiện qua kết quả học tập của sinh viên mà còn ở kết quả sinh viên ra trường được tuyển dụng như thế nào. Chất lượng đào tạo của nhà trường cằng được đánh giá tốt khi có càng ít sinh viên thất nghiệp. Vì thế, nhà 81 trường cần phát huy tốt vai trò của CVHT trong tư vấn học tập và hướng nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồng Hạnh (2011), sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướng nghề, www.dantri.com.vn 2. Kỷ yếu hội thảo "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam" do Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN tổ chức ngày 9/12/2011. 3. Nguyễn Thị Phú, Đề tài NCKH cấp cơ sở “Đánh giá thái độ của học sinh đối với việc học tập môn Ngữ văn ở một số trường THPT tại Tp.HCM”, đề tài đang thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_luc_can_co_cua_co_van_hoc_tap_dap_ung_vai_to_tu_van_hoc.pdf
Tài liệu liên quan