Nhu cầu của người dân địa phương về dịch vụ sinh thái rừng: Trường hợp nghiên cứu tại vùng núi phía Bắc Việt Nam

Khung khái niệm dịch vụ hệ sinh thái đã chỉ ra mối quan hệ tương hỗ

giữa hệ thống tự nhiên và xã hội loài người, được áp dụng phổ biến

trong quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng ở nhiều nơi

trên thế giới. Việc nghiên cứu các dịch vụ sinh thái ở cấp địa phương

là rất cần thiết, đặc biệt là đối với quốc gia có nền văn hóa đa dạng

và đậm đà bản sắc như Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung đánh giá

nhu cầu và hiện trạng sử dụng các dịch vụ sinh thái rừng tại hai xã

miền núi ở phía Bắc Việt Nam. Các biện pháp thu thập số liệu định

lượng và định tính như tổng quan tài liệu, phỏng vấn nhóm, phỏng

vấn hộ, phỏng vấn định tính và quan sát thực tế được sử dụng để thu

thập thông tin. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, người dân địa

phương có nhu cầu cao về các dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái rừng

để sử dụng cho mục đích của gia đình, đặc biệt là dịch vụ cung cấp

nguồn nước, gỗ xây dựng và củi đun. Mặc dù văn hóa địa phương có

nhiều điểm gắn bó với rừng, song người dân chưa có nhận thức tương

xứng về các dịch vụ văn hóa của hệ sinh thái rừng địa phương.

Nghiên cứu cũng đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm

góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững tại khu vực này.

pdf20 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nhu cầu của người dân địa phương về dịch vụ sinh thái rừng: Trường hợp nghiên cứu tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cộng đồng, trong gia đình qua nhiều thế hệ khác nhau, song một số kiến thức đã bị mai một. Hệ thống kiến thức bản địa được áp dụng trong các hoạt động thường ngày của người dân, như các kiến thức về môi trường tự nhiên, các kỹ năng thích nghi với môi trường, bảo vệ sức khỏe hay sản xuất các sản phẩm thủ công để phục vụ cho đời sống của con người. Kiến thức về môi trường tự nhiên: Những kiến thức về đặc điểm hình thái, tập tính của một số loài động, thực vật thường gặp trong hệ sinh thái rừng địa phương giúp người dân có thể tìm kiếm nguồn thức ăn, săn bắn, chọn gỗ tốt để làm nhà, bảo vệ sức khỏe con người. Việc nắm bắt được chu kỳ sinh trưởng và phát triển một số loài thực vật, công dụng của các bộ phận cây, người dân có thể thu hoạch theo mùa để làm thức ăn hay để làm thuốc. Ví dụ như, măng giang thường phát triển mạnh vào mùa xuân, trong khi măng nứa xuất hiện nhiều vào mùa hè, măng tre có vị đắng hơn hai loại trên và mọc nhiều vào mùa xuân, khoảng tháng 1 và tháng 2 âm lịch. Các kiến thức về đất và sử dụng đất rừng được thể hiện trong việc lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với dinh dưỡng đất và lựa chọn vị trí để phát nương làm rẫy. Họ dựa vào việc quan sát màu và thành phần cơ giới đất để xác định. Một cụ ông 80 tuổi chia sẻ kinh nghiệm chọn đất như đất thịt tốt cho trồng lúa nương, đất pha cát sỏi thích hợp cho trồng ngô. Kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người: Để bảo vệ sức khỏe, người dân địa phương có kiến thức về các loại thực vật rừng và rất nhiều bài thuốc, sử dụng các loài thực vật có sẵn tại địa phương để bồi dưỡng sức khỏe hoặc điều trị bệnh. Đối với các bệnh về nội tạng như sỏi thận, tim mạch hay gan, các loại thuốc Nam thường được dùng để uống hoặc ăn như thức ăn. Để chữa các bệnh ngoài da, các loại lá thường được đun sôi hoặc giã lấy nước để tắm, rửa hoặc bôi lên vết thương. Cách điều chế và cách sử dụng các bài thuốc rất đa dạng, tùy thuộc vào loại cây thuốc và loại bệnh. Các cây thuốc thường được dùng ở dạng tươi hoặc khô (cắt nhỏ và phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời). Một số loại cây chỉ được sử dụng ở dạng tươi hoặc sao khô trước khi dùng. Một số khác thì được ngâm với rượu, nước gạo hoặc nước sương buổi sáng. Nhìn chung, người Dao có hệ thống kiến thức về các bài thuốc phong phú hơn người Tày. Phụ nữ thường đóng vai trò chính trong việc thu thập các loại cây làm thức ăn hoặc làm thuốc cho những bệnh đơn giản như sốt, đau đầu, đau bụng. Một số bài thuốc chỉ được 193 truyền lại từ mẹ cho con gái hoặc truyền cho một người duy nhất trong gia đình. Xét về góc độ giới tính, phụ nữ người Dao thường nổi tiếng và biết nhiều các bài thuốc gia truyền hơn nam giới, trong khi đối với cộng đồng người Tày, các thầy thuốc thường là nam giới. Kiến thức về các nghề thủ công: Người dân địa phương đã tạo ra các công cụ sản xuất và đồ dùng gia đình từ các nguyên liệu có sẵn quanh họ. Do đó, họ rất giỏi trong nghề mộc (dựng nhà sàn), đan lát các sản phẩm từ tre, nứa, hay dệt, nhuộm và thêu các sản phẩm thổ cẩm thủ công. Các họa tiết trên quần áo của người Dao đều được thêu bằng tay và được thiết kế dựa vào các họa tiết cây, con, hoa lá trong rừng. Kiến thức về kỹ năng thích nghi với môi trường tự nhiên như canh tác trên đất dốc; làm hệ thống tưới tiêu, thủy lợi; chống xói mòn đất; các kỹ năng sống sót hoặc tìm đường khi bị lạc trong rừng; kỹ năng tự bảo vệ trước các thú dữ tấn công hay việc lựa chọn nơi dựng nhà; tìm kiếm thức ăn, nấu và bảo quản thức ăn. 3.3.2. Mối quan hệ xã hội Các mối quan hệ xã hội thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, tạo nên những nét văn hóa đặc trưng. Cấu trúc xã hội của người Tày và người Dao tại khu vực nghiên cứu là theo làng bản và dòng họ. Trong một bản sẽ có nhiều dòng họ cùng sinh sống, có những dòng họ có đông thành viên hoặc có vị thế, quyền lực xã hội lớn hơn các dòng họ khác. Mỗi bản có một trưởng bản hay trưởng xóm, người có nhiều kiến thức về văn hóa của dân tộc và có trình độ học vấn, hiểu biết xã hội tốt và được các thành viên trong bản lựa chọn. Mỗi dòng họ sẽ có một cách gọi tên riêng. Người trưởng họ là người sẽ thay mặt những người khác thực hiện các nghi lễ thờ cúng và tín ngưỡng của cả họ. Trưởng họ cũng là người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác trong dòng họ. Mối quan hệ làng xóm láng giềng cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện mối quan hệ cộng đồng của người Tày và người Dao. Bên cạnh mối quan hệ về huyết thống, người dân địa phương cũng đề cao các mối quan hệ về làng xóm. Việc cư trú theo từng nhóm gia đình trong rừng đã làm cho những người dân miền núi gắn kết với nhau để chống lại thú dữ (săn tập thể), giúp đỡ nhau trong sản xuất (ví dụ, việc đổi công trong sản xuất nông nghiệp hoặc canh tác nương rẫy). Họ có cùng một môi trường sống, cùng chung đời sống tinh thần, nên họ có 194 xu hướng tổ chức các hoạt động tập thể. Đấy là những lý do để họ trở nên gắn kết với nhau hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, mối quan hệ láng giềng cũng được thể hiện qua việc giúp đỡ nhau khi gia đình một ai đó có sự kiện lớn như đám ma, đám cưới, đám giỗ, làm nhà mới, v.v... Số lượng khách mời thể hiện mối quan hệ xã hội của chủ nhà. Người Tày có câu tục ngữ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ qua lại giữa các gia đình trong cộng đồng là: “Vàn phi vàn rườn, nọi cần bố mà tươi hắt ngải - Đám ma đám cưới cần sự giúp đỡ của làng trên, xóm dưới” (Ma Ngọc Dung, 2004). Mối quan hệ láng giềng không chỉ được thể hiện giữa các cá nhân, mà còn được thể hiện giữa các làng bản, cộng đồng như: “Bản tẩu mà hưa, bản nưa mà chòi - Làng trên cũng tới giúp, làng dưới cũng tới giúp” (Ma Ngọc Dung, 2004). 3.3.3. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Mặc dù người Tày và người Dao có đời sống tín ngưỡng khác nhau, nhưng họ vẫn có những quan điểm chung về vũ trụ và thế giới siêu nhiên. Họ đều cho rằng, vũ trụ có 3 tầng (Thiên đàng, hay còn gọi là tầng trên, Trái đất - tầng giữa và Địa ngục - tầng dưới) và có hai giới (giới thực là thế giới của con người và giới vô hình là thế giới của thần linh và ma quỷ). Trước khi làm một việc gì đó quan trọng, họ thường khấn các vị thần và tổ tiên để báo cáo và cầu xin sự may mắn, thuận lợi. Ví dụ về tục “phạt mộc” của người Tày khi chuyển vào nhà mới, họ thường chọn ngày đẹp để vào nhà mới và tổ chức lễ cúng nhà mới gọi là “phạt mộc” để mời các “tinh” của cây dùng làm cột nhà quay trở về rừng núi. Sau lễ phạt mộc, một người cao tuổi, được coi là sẽ đem lại hạnh phúc và may mắn, đốt lửa để thắp sáng cho khu vực nhà bếp. Ngọn lửa đó sẽ được duy trì cả ngày và đêm trong ngày dọn về nhà mới cho đến tận sáng hôm sau, vì họ tin rằng, ánh sáng của lửa trong đêm sẽ mang lại bình yên và hạnh phúc cho gia đình. Một số sản phẩm từ rừng cũng được sử dụng cho các hoạt động tín ngưỡng, như hoa chuối rừng (Musa acuminate Colla), một vật không thể thiếu trong lễ cúng của người Tày, biểu tượng cho con gà trống. Người dân địa phương cũng sử dụng hương thơm từ một số loại cây rừng đặc biệt trong lễ cúng. Trong quan niệm của người Việt, khói và mùi hương như là cây cầu nối thế giới thực và thế giới vô hình, giúp con người kết nối với tổ tiên. Nhiên liệu và cách làm hương của người Tày và người Dao khác nhau. Người Dao thường đốt trực tiếp 195 những mảnh khô của vỏ một loại dây leo, còn người Tày làm hương từ một số loại lá gọi là “bơ bìa” và “bơ hắt”, chúng được nghiền trộn với phần gỗ mục của cây trám, sau đó cuộn vào các que tre nhỏ, phơi khô trước khi sử dụng. KẾT LUẬN Người dân tộc Tày và Dao ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có đời sống gần gũi và gắn kết chặt chẽ với hệ sinh thái rừng của địa phương. Họ cũng có nhu cầu lớn về các dịch vụ sinh thái rừng để phục vụ cho đời sống của cộng đồng và các cá nhân, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp của rừng. Nhu cầu của người dân cũng có sự thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào sự có sẵn của tài nguyên rừng và sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương. Sự khác nhau về văn hóa, xã hội của các nhóm dân tộc cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự khác nhau về nhu cầu đối với các dịch vụ sinh thái rừng và việc sử các dịch vụ này. Mặc dù đời sống vật chất và tinh thần của người dân gắn kết với rừng rất rõ nét, thể hiện trong nhu cầu của họ về các dịch vụ cung cấp và thông qua các dịch vụ văn hóa của hệ sinh thái rừng địa phương. Song các lợi ích về văn hóa của rừng vẫn chưa được người dân đánh giá đúng mức so với các nhóm lợi ích khác (kết quả Bảng 4). Đây cũng là một vấn đề cần các nhà quản lý quan tâm để nâng cao nhận thức của người dân về các giá trị văn hóa của hệ sinh thái rừng. Điều này góp phần nâng cao ý thức gìn giữ và bảo vệ rừng, cũng chính là gìn giữ các nét văn hóa đặc trưng của địa phương, của tộc người. Từ các kết quả nghiên cứu về nhu cầu của người dân địa phương cho thấy, cần phải quan tâm đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ và duy trì các dịch vụ sinh thái rừng. Các kết quả trong nghiên cứu này cũng gợi ý cho các nhà khoa học mở ra những vấn đề nghiên cứu tiếp theo như: (i) những nhu cầu của người dân về các dịch vụ sinh thái có phù hợp với quan điểm quản lý và bảo vệ rừng của các cấp quản lý rừng hay không; (ii) nhu cầu của người dân cũng như sự thay đổi của hệ sinh thái rừng địa phương thay đổi là do các tác nhân nào.Việc thực hiện các nghiên cứu này trong tương lai sẽ góp phần vào công tác quản lý rừng và duy trì các dịch vụ sinh thái cũng như sự thịnh vượng của con người, hướng tới quản lý tài nguyên rừng bền vững. 196 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boyd J. and S. Banzhaf, 2007. What Are Ecosystem Services? The Need for Standardized Environmental Accounting Units. Ecological Economics, 63(2-3): pp. 616-626. 2. Bürger - Arndt R., 2012. Konzept und Begrifflichkeiten des Millenium Ecosystem Assessment. In: Bürger - Arndt R., B. Ohse, K. Meyer and Anke Hölterman (Eds.). Ökosystemdienstleistun-gen von Wäldern, BfN -Skripten 320. 3. Lê Trọng Cúc, 2016. Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội: 345 tr. 4. de Groot R.S. and P. van der Meer, 2010. Quantifying and Valuing Goods and Services Provided by Plantation Forests. In: Bauhus J., P.J. van der Meer and M. Kanninen (Eds.). Ecosystem Goods and Services in Plantation Forests. Earthscan, London-Washington, D.C.: pp. 16-42. 5. Ma Ngọc Dung, 2004. Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội: 145 tr. 6. Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ - Millennium Ecosystem Assessment, 2005. Ecosystem and Human Well - being (Vol.1) Current State and Trends. Island Press, Washington, D.C. 7. Fisher B., R.K. Turner and P. Morling, 2009. Defining and Classifying Ecosystem Services for Decision Making. Ecological Economics, 68(3): pp. 643-653. 8. Võ Quý, 2001. Tổng quan về môi trường miền núi Việt Nam trong 10 năm qua: Hiện trạng và vấn đề. Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Phát triển bền vững miền núi Việt Nam - Mười năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: tr. 85-102. 9. Sayer J., S. Maginnis, M. Laurie, S. Sengupta and J. Rietbergen- McCracken, 2004. Changing Realities: Ecosystem Approaches and Sustainable Forest Management. IUCN, Forest Conservation Programme, WWF, Gland, Switzerland. 10. Spangenberg J.H., 2014. Ecosystem Services in a Societal Context. In: Jacobs S., N. Dendoncker and Hans Keune (Eds.). Ecosystem Service: Global Issues, Local Practices. Elsevier: pp. 91-95. 11. Sunderlin W.D. and Huynh Thu Ba, 2005. Poverty Alleviation and Forests in Vietnam. CIFOR, Bogor, Indonesia. 12. The Economics of Ecosystem and Biodiversity (TEEB), 2010. The Economics of Ecosystems and Biodiversity: Mainstreaming the 197 Economics of Nature. A Synthesis of the Approach, Conclusions and Recommendations of TEEB. 13. Ngô Đức Thịnh, 2001. Thực trạng và một số vấn đề phát triển đời sống văn hóa của các tộc người thiểu số hơn 10 năm qua. Trong: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Phát triển bền vững miền núi Việt Nam - Mười năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: tr. 103-123. 14. World Bank, 2009. Country Social Analysis: Ethnicity and Development in Vietnam. Washington, D.C.: 259 p. Abstract LOCAL PEOPLE´S DEMAND FOR FOREST ECOSYSTEM SERVICES: A CASE STUDY IN NORTHERN VIETNAM Nguyen Thi Phuong Mai Faculty of Environment and Earth Sciences, Thai Nguyen University of Sciences The ecosystem services conceptual framework clarify the interaction between ecosystem and human scociety, which was applied in natural resources management as well as in forest management in the world. It is necessary to study ecosystem services at the local scale, especialy in a country that has diversity and speciality as Vietnam. This research focuses on identifying people´s demand for forest ecosystem services in two mountainous communes in northern Vietnam. Bothqualitative and quantitative data was collected by documentary, group interviews, household survey, qualitative interviews and observation. The research results illustrated that local people have high demands for forest services for their domestic use purposes, especially, demand for water supply, construction wood and firewood. Although local cultureis trongly related to forests, the local people have not adequately appreciated the cultural services of local forests. The research also gave recommendations for future study toward sustainable forest management in the research area.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhu_cau_cua_nguoi_dan_dia_phuong_ve_dich_vu_sinh_thai_rung_t.pdf
Tài liệu liên quan