Phân loại tính cách MBTI

Isabel Briggs Myers viết Introduction to Type® (Giới thiệu về Phân loại tính cách) cho khách hàng sử dụng sau khi họ đã tham dự qua phần nhận thông tin phản hồi giải thích về phân loại tính cách và kết quả của họ trong bản tóm tắt tính cách Myers-Briggs Type Indicator® (MBTI®). Mục đích của bà là muốn trang bị cho khách hàng những thông tin cần thiết để họ suy ngẫm về tính cách của chính mình và để bắt đầu đưa những kiến thức ấy vào đời sống hàng ngày của mình. Ý định của bà là tất cả những người đã được giới thiệu về phân loại tính cách và MBTI đều nhận được những thông tin cơ bản này.

MBTI là gì?

MBTI là một bảng câu hỏi tự đánh giá được thiết kế dựa trên lý thuyết của Jung về phân loại tính cách tâm lý một cách dễ hiểu và hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả MBTI chỉ ra những khác biệt quan trọng giữa những người bình thường và khoẻ mạnh, những khác biệt mà có thể là nguồn gốc của những hiểu lầm và giao tiếp không hiệu quả.

Làm bài trắc nghiệm MBTI và nhận kết quả phản hồi sẽ giúp bạn nhận diện những điểm mạnh độc đáo của mình. Những thông tin này sẽ gla tăng hiểu biết về bản thân bạn, động lực thúc đẩy bản thân, những điểm mạnh tự nhiên, và các lĩnh vực tiềm năng để phát triển. Nó cũng sẽ giúp bạn đánh giá đúng những người khác. Hiểu về tính cách MBTI của bạn sẽ giúp bạn tự nhận thức bản thân và khuyến khích sự hợp tác đối VỚI những người khác.

 

docx49 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phân loại tính cách MBTI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thích, và được truỳen thêm năng lượng, từ việc tương tác với con người . Họ thường thử thách những phát biểu và hnàh vi của mọi người, mong rằng những người khác sẽ bảo vệ quan điểm của họ và kết quả là mọi người đều có thể học hỏi lẫn nhau. ENTJ ngưỡng mộ và tìm kiếm những người có kiến thức và ủng hộ họ, nói những gì mà họ nghĩ và tranh luận một cách thuyết phục. ENTJ thích mọi thứ được giải quyết và rõ ràng, những sự đam mê những ý thưởng có thể kéo họ vào những thảo luận và khám phá phong phú bằng trực giác của mình. Sự trôi chảy trong cách diễn đạt, tính cương quyết, sự tự tin và nỗ lực để tổ chức những người khác có thể nhiều lúc áp đảo người khác. Những người khác thường xem ENTJ là: • Thẳng thắn, hay thách thức và cương quyết • Khách quan, công bằng và thú vị Những lĩnh vực tiềm năng cho sự phát triển Đôi khi hoàn cảnh sống không hỗ trợ ENTJ trong việc phát triển và bộc lộ ưu thế nổi trội về iNtuition và Thinking của họ • Nếu ENTJ chưa phát triển về mặt iNtuition của mình, ENTJ có thể quyết định quá nhanh mà không xem xét những giải pháp khác hay những khả năng đang được khám phá. Trong trường hợp này, tính cương quyết của họ trở thành độc tài. • Nếu ENTJ chưa phát triển về mặt Thinking của mình, họ có thể không có một cách đáng tin cậy để đánh giá những cái nhìn bên trong và thiết lập kế hoạch. Vì thế những quyết định của họ không nhất quán và hay thay đổi. Nếu ENTJ không tìm được một nơi mà họ có thể phát huy khả năng của mình và được đánh giá cao cho những đóng góp của họ, họ thường cảm thấy nản lòng và có thể: • Trở nên quá khách quan và hay chỉ trích • Chi phối và đưa ra những mệnh lệnh mà không cần lắng nghe • Thô lỗ và hung hăng tranh cãi Theo lẽ tự nhiên, do không phải xu hướng tự nhiên, ENTJ thường sẽ không để ý hay thể hiện khả năng Feeling và Sensing của mình. Tuy nhiên, nếu họ bỏ qua hoặc quá thờ ơ với những điều này, họ có thể sẽ: • Không nhận biết hay coi trọng nhu cầu kết nối, trân trọng và khen ngợi những người khác • Không đưa các yếu tố về nhu cầu hỗ trợ và thời gian hoàn thành công việc của người khác vào trong kế hoạch của mình • Bỏ qua những điểm chi tiết và những yếu tố thực tế cần thiết để biến kế hoạch thành hiện thực Dưới áp lực cao, ENTJ có thể bị ngập trong những nghi ngờ, sự thiếu tự tin, cảm giác cô đơn, không được đánh giá cao và không thể nào bộc lộ sự lo âu của họ đến người khác. ISFP Chức năng chủ đạo Fi Chức nảng hỗ trợ Se Chức nảng thứ cấp N Chức năng hạ cấp Te Điểm mạnh ISFP sống trong thế giới hiện tại với cảm giác vui vẻ trầm lặng; họ muốn có đủ thời gian để trải nghiệm từng khoảnh khắc. Họ rất trân trọng sự tự do để có thể theo đuổi con đường của mình, để có một khoảng không riêng cho bản thân, để tự thiết lập khung thời gian của riêng mình, và họ cũng dành sự tự do và khoan dung như vậy cho những người khác. ISFP luôn thành tâm thực hiện những nghĩa vụ đối với những người và những việc quan trọng đối với họ. ISFP dành thời gian để phát triển sự thân thiết với những người khác, nhưng, một khi họ đã làm chuyện đó, thi những mối quan hệ ấy rất quan trọng đối với họ. Họ luôn tự nhiên hết lòng tận tụy với mọi người theo nhiều cách thầm lặng khác nhau. Tính cách tiêu biểu của ISFP ISFP sống theo giá trị mạnh mẽ trong con người họ và muốn thế giới bên ngoài của họ bộc lộ được những giá trị đó. ISFP muốn những việc họ làm không chỉ đơn thuần là một công việc; họ muốn cống hiến cho sự hạnh phúc của mọi người. ISFP không thích những công việc thường nhật nhưng sẽ luôn làm việc hết mình, cống hiến hết mình khl làm những gì mà họ tin tường. ISFP thường: • Đáng tin cậy, tốt bụng, và chu đáo • Nhạy cảm và hòa nhã ISFP có nhận thức rất sâu sắc đến thực tạl và những chl tiết đang xảy ra - con người và thế giới xung quanh. Họ học bằng cách thực hành nhiều hơn là đọc hay nghe và tham gla vào việc chăm sóc người khác ngày qua ngày. ISFP là những người: • Tinh ý • Thực tế, cụ thể, và làm việc căn cứ vào sự thật ISFP có thể hòa hợp được VỚI cảm xúc và nhu cầu của người khác và linh hoạt phản ứng lại. Họ luôn bị hấp dẫn bởl thiên nhiên và vẻ đẹp của những sinh vật sống - con người, cây cối, và động vật. ISFP rất trân trọng những người chịu dành thời gian để hiểu những mục tiêu và giá trị sống của họ cũng như những người ủng hộ họ trên con đường đạt được những mục tiêu ấy bằng chính cách riêng của ISFP. Trong mắt những người xung quanh ISFP là một người linh hoạt, thích ứng VỚI hoàn cảnh cho tới khi có một chuyện nào đó xảy ra gây nguy hiểm to lớn đến họ; lúc đó họ sẽ dừng thích ứng với hoàn cảnh. ISFP dành sự quan tâm sâu sắc đến người khác nhưng họ thể hiện điều đó qua hành động chứ không phải lời nói. ISFP thường khá trầm lặng và khiêm tốn, và những người không biết họ rõ khó có thể nhận thấy được sự ấm áp, hào hứng, và tính hài hước của ISFP. ISFP thường quan sát và ủng hộ người khác nhiều hơn là sắp xếp các tình huống; họ không có nhiều mong muốn làm chủ. ISFP có thể bị đánh giá tháp bởi những người khác và đôi khi họ cũng có thể coi nhẹ chính bản thân mình. Họ thường không để ý đến những việc mình làm tốt và chú ý nhiều đến sự tương phản giữa những chuẩn mực của riêng của họ với cách họ hành động và kết quả đạt được. Những người khác thường xem ISFP là những người: ■ Im lặng, kín đáo, dè dặt, và riêng tư - rất khó để hiểu rõ ■ Tự nhiên và rộng lượng Những lĩnh vực tỉêm năng cho sự phát triển Đôi khi hoàn cảnh của cuộc sống không cho phép ISFP phát triển và thể hiện khả năng Sensing và Feeling của họ. ■ Nếu họ chưa phát triển về mặt Sensing của mình, ISFP sẽ không có được cach thu nhập thông tin về thế giới bên ngoài hay cách hiện thực hóa những giá trị cùa bản thân họ một cách chính xác. Những quyết định của họ sẽ dựa trên một phần nhỏ những thông tin sẽ rất chủ quan. ■ Nếu họ chưa phát triển về mặt Feeling của mình, ISFP sẽ bị thu nút bởi những sự thật cảm nhận bằng giác quan mà không dành thời gian cho quá trình đánh giá những giá trị của bản thân bên trong mình, cách mà họ vẫn làm để đưa ra quyết định tốt nhất. Họ có thể sẽ né tránh những trường hợp phải đưa ra quyết định, và để cho hoàn cảnh cũng như những người khác quyết định thay. Khi ISFP không tìm được nơi để sử dụng năng khiếu và không được người khác công nhận sự cống hiến của mình, họ thường sẽ cảm thấy nản lòng và có thể: ■ Chạy trốn khỏi con người và hoàn cảnh ■ Phê phán bản thân một cách quá khắt khe ■ Kháng cự lại những nguyên tắc và luật lệ một cách tiêu cực ■ Cảm thấy không được đánh giá cao và bị coi thường Theo lẽ tự nhiên, do không phải xu hướng ưu tiên, ISFP thường sẽ không để ý hay thể hiện khả năng Thinking và INtuition của mình. Tuy nhiên, nếu họ bỏ qua hoặc quá thờ ơ với những điều này, họ có thể sẽ: ■ Chối bỏ hoặc không coi trọng hệ thống logíc ■ Cảm thấy mệt mỏi khi phải giải quyết những vấn đề phức tạp ■ Không phải lúc nào cũng có thể nhận thấy khía cạnh có thể xảy ra tiếp sau những quyết định nhất thời của họ Dưới áp lực cao, ISFP sẽ chỉ trích bất kì người nào kể cả bản thân những lời đánh giá người khác rất khắc nghiệt và tiêu cực. INFP Chức năng chủ đạo Fi Chức năng hỗ trợ Ne Chức năng thứ cấp S Chức năng hạ cấp Te Điểm mạnh INFP có giá trị sống cốt lõi dẫn dắt cách họ phản ứng và đưa ra các quyết định. Họ muốn làm những việc mà có thể giúp phát triển được cả bản thân họ và những người khác - và họ muốn làm những việc ấy không chỉ vì được trả lương. INFP ưu tiên việc làm rõ các giá trị sống của mình và sống hòa hợp với các giá trị này. INFP nhận ra cũng như trân trọng nhu cầu tình cảm và tinh thần của những người khác, ngay cả khi những người ấy không nhận ra hoặc không thể hiện chúng. Tính cách tiêu biểu của INFP INFP chủ yếu sử dụng Feeling bên trong bản thân mình để đưa ra các quyết định dựa trên những giá trị sống của họ về việc tự nhận thức bản thân, cá tính, và sự phát triển bản thân. INFP xem việc sống với những cam kết đạo đức về những gì họ tin tưởng là việc rất quan trọng. INFP thường là những người: ■ Nhạy cảm, lo lắng cho người khác, và chu đáo ■ Lý tưởng, và trung thành với quan niệm của mình INFP thích đọc sách, thảo luận, và phản ánh những khả năng có thể xảy ra cho một tương lai tốt đẹp hơn. Họ rất ham thích tìm hiểu về những ý tường và nhanh chóng tìm được sự liên kết và ý nghĩa của chúng. INFP thường: ■ Ham thích tìm hiểu và sáng tạo ■ Nhìn xa trông rộng INFP thường rất hứng thú với những cơ hội được khám phá về sự phức tạp trong tính cách của con người - của cả họ và những người khác. Họ thường làm việc hết mình và tập trung hết sức để đưa ra kết quả khi họ thật sự có hứng thú với một công việc nào đó. Họ thường rất tận tuy trong việc hoàn thành những nghĩa vụ của mình khi phải làm những việc có liên quan đến con người, công việc, hay những ý tưởng khác nhau mà họ theo đuổi, nhưng họ thường gặp khó khản khi phải làm việc theo những lịch trình ít có ý nghĩa đối với họ. Trong mắt những người xung quanh INFP cho rằng các quy tắc và cơ cấu tổ chức làm giảm khả năng làm việc của họ, và họ thích làm việc độc lập. Họ thường thích nghi và linh hoạt theo hoàn cảnh cho đến khi có chuyện gì đó xâm phạm đến các giá trị bên trong của họ. Khi ấy, họ sẽ dừng thích nghi và đưa ra những lời phán xét rất nặng nề. Việc này có thể sẽ làm những người khác cảm thấy ngạc nhiên. INFP thường rất kín đáo. Họ chỉ chia sẻ những cảm xúc và các giá trị sâu sắc nhất của họ cho một số người nhất định. INFP đánh giá các mối quan hệ của mình dựa trên sự sâu sắc, chân thật, sự liên kết, và sự phát triển của cả hai bên. INFP quý trọng nhất là những người chịu dành thời gian để hiểu các giá trị và mục tiêu của họ. Những người khác xem INFP là người: ■ Nhạy cảm, nội tâm, và phức tạp ■ Độc đáo và cá nhân ■ Đôi khi khó hiểu Những lĩnh vực tiêm năng cho sự phát triển Đôi khi những hoàn cảnh của cuộc sống không cho phép INFP phát triển và thể hiện khả năng iNtuition và Feeling của mình. ■ Nếu họ chưa phát triển về mặt iNtuition của mình, họ có thể sẽ không tìm được cách thu nhập thông tin chính xác và có thể không nhận ra được bản chất của sự việc. Và khi ấy, họ sẽ đưa ra quyết định chỉ đơn giản dựa trên các giá trị của bản thân và gặp khó khản khi hiện thực hóa những giá trị đó. ■ Nếu họ chưa phát triển về mặt Feeling của mình, họ có thể sẽ không dành thời gian cho quá trình đánh giá nội tâm dựa trên những giá trị sống của bản thân dù đó chính là yếu tố khiến cho những quyết định cuối cùng của họ trở nên tốt nhất. Thay vào đó, INFP sẽ đi từ khả năng thú vị này đến khả năng khác, và cuối cùng họ chỉ đạt được những kết quả nhỏ nhoi. Nếu INFP không tìm được nơi để tận dụng khả nảng của mình và sự cống hiến của họ không được công nhận, INFP thường sẽ cảm thấy nản lòng và: ■ Gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm nghĩ của mình bằng lời nói ■ Chạy trốn khỏi con người và hoàn cảnh ■ Không đưa ra đủ thông tin cần thiết cho mọi người, đặc biệt là các thông tin về những giá trị quan trọng Theo lẽ tự nhiên, do không phải xu hướng ưu tiên, INFP thường sẽ không để ý hay thể hiện khả náng Thinking và Sensing của mình. Tuy nhiên, nếu họ bỏ qua hoặc quá thờ ơ với những điều này, họ có thể sẽ: ■ Dễ dàng trở nên nản chí trước sự khác biệt giữa ý tưởng và việc thực hiện ■ Chối bỏ những lý do logic kể cả khl hoàn cảnh bắt buộc, đòi quyền lợi cho quan điểm của riêng họ. ■ Trở nên thiếu thực tế và gặp khó khăn trong việc đánh giá các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu mong muốn. Dưới áp lực cao, INFP có thể sẽ rát nghi ngờ năng lực của chính họ cũng như của những người khác. Họ cũng có thể sẽ đưa ra rất nhiều lời chỉ trích và phê phán. ESFJ Chức năng chủ đạo Fe Chức năng hỗ trợ Si Chức năng thứ cấp N Chức nảng hạ cấp Ti Điểm mạnh ESFJ thích phân công nhân sự và sắp xếp hoàn cảnh, và sau đó làm việc với mọi người để hoàn thành nhiệm vụ chính xác và đúng thời hạn. Họ rất chu đáo và trung thành, chúng được thể hiện trong cả những vấn đề nhỏ và họ mong những người khác cũng như vậy. Họ đánh giá sự an toàn và tính ổn định. Chan hòa và dễ gần, ESFJ thích những buổi lễ và truyền thống. Họ đem sự quan tâm của cá nhân đến nơl làm việc cũng như trong gia đình. Họ muốn được trân trọng cho những gì họ mang đến cho người khác và cho chính họ. Tính cách tiêu hiểu của ESFJ ESFJ thường sử dụng Feeling chủ yếu ra thế giới xung quanh mình và lan tỏa sự ấm áp và tràn đầy năng lượng. Họ cảm thấy được động viên bởl sự công nhận và bị tổn thương bởi sự thờ ơ hay không tử tế. Những hoàn cảnh cảng thẳng hay chứa những mâu thuẫn khiến họ cảm thấy không thoải mái. Họ làm việc để đảm bảo những việc ấy không xảy ra. Những người ESFJ thường có thể: • Ấm áp, cảm thông và giúp đỡ người khác • Quyến rũ, hợp tác và khéo léo Những người ESFJ tập trung vào hiện tại và ra những quyết định dựa trên kinh nghiệm và dữ kiện. Mặc dù họ rất thích sự đa dạng, nhưng họ thích ứng tốt với những việc hàng ngày và không thích làm việc đòi hỏl sự am hiểu những ý tưởng trừu tượng hay sự phân tích khách quan. Họ yêu quý những gì mình có và quan tâm chăm sóc tốt cho những điều đó. Những người ESFJ có thể: • Thiết thực, thực tế và không viển vông • Cương quyết, kỹ lưỡng và kiên định ESFJ nhạy cảm với những nhu cầu của cá nhân trong môi trường làm việc và giỏi trong việc đưa ra những sự quan tâm thiết thực. Đa phần sự thoải mál và hài lòng của họ đến từ sự thoải mál và thỏa mãn của người khác. Trong mắt những người xung quanh ESFJ được truyền năng lượng bởi sự tương tác với người khác. Họ quan tâm chân thành đến cuộc sống và mối bận tâm của những người khác. Họ cảm thấy thoải mái nhất trong những môi trường đã được sắp xếp và thích tạo ra trật tự, cấu trúc và lịch trình. Họ thích làm mọi việc theo cách truyền thống và được chấp nhận. Để đạt được sự hoà hợp, ESFJ thường đồng ý với người khác khl có thể. Tuy nhiên, họ cũng có những giá trị mạnh mẽ mà khi cần, họ bộc lộ chúng đầy tự tin và rõ ràng. ESFJ coi trọng gla đình và những ràng buộc xã hội. Họ thích hòa nhập và glỏl trong tổ chức bữa tiệc và lễ truyền thống. Những người khác thường xem ESFJ là người: • Chan hòa, dễ gần, nhiệt tình và tràn đầy năng lượng • Có tính tổ chức và trật tự • Cam kết với những truyền thống lâu đời Những lĩnh vực tỉêm năng cho sự phát triển Đôi khi hoàn cảnh sống không hỗ trợ cho ESFJ trong việc phát triển và bộc lộ khả nảng nổi trội của họ về Sensing và Feeling. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Sensing của mình, ESFJ có thể không thu nhận được nhiều thông tin trước khi ra quyết định và vội đi đến kết luận trước khi hiểu đầy đủ về một hoàn cảnh. Họ có thể bắt những người quanh họ tuân theo những quyết định đó. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Feeling của mình, họ có thể không dứt khoát và thiếu chắc chắn, chấp nhận những xét đoán của người khác quá nhanh. Nếu ESFJ không tìm được một nơi mà họ có thể phát huy những khả năng của mình và được trân trọng vì những đóng góp đó, họ thường cảm thấy nản lòng và có thể: • Nghi ngờ chính mình và tập trung sự chú ý hoàn toàn vào việc làm hài lòng những nhu cầu của người khác • Lo lắng và cảm thấy có lỗi • Trở nên kiểm soát để đạt được mục đích hòa hợp - “tất cả chúng ta sẽ cùng hoà thuận với nhau” • Trở nên nhạy cảm quá mức, tưởng tượng những việc mà không ai có ý định như vậy Theo lẽ tự nhiên, do không phải xu hướng ưu tiên, ESFJ thường sẽ không để ý hay thể hiện khả năng Thinking và iNtuition của minh. Tuy nhiên, nếu họ bỏ qua hoặc quá thờ ơ với những điều này, họ có thể sẽ: • Cảm thấy khó khản khi thừa nhận và giải quyết cốt lõi vấn đề với những người hay những thứ họ quan tâm • Hỗ trợ những người chịu trách nhiệm hay những quy trình tiêu chuẩn mà không có chỉ trích, phê bình gì • Không nhìn thấy những khía cạnh khác hay những phương án khác Dưới áp lực cao, ESFJ có xu hướng chỉ trích nặng nề những người khác cũng như chính mình. Những suy nghĩ và ý kiến tiêu cực sau đó gây cho họ nhiều lo lắng. ENFJ Chức năng chủ đạo Fe Chức năng hỗ trợ Ni Chức nảng thứ cấp S Chức nàng hạ cấp Ti Điểm mạnh ENFJ dễ dàng thấu hiểu với những người khác. Họ thường thể hiện sự đồng cảm để nhanh chóng hiểu những nhu cầu cảm xúc, những động lực và những mối lo lắng của người khác. Họ tập trung vào việc hỗ trợ người khác và khuyến khích sự phát triển người khác. ENFJ là những người thuyết phục theo cách thân thiện. Họ có thể xây dựng nên sự đồng thuận giữa những người có sở thích và động cơ khá đa dạng. Họ thường đóng vai trò là chất xúc tác, lôl kéo mọl người và tìm ra được những điểm tốt nhất trong những con người đó. Họ có thể là người lãnh đạo truyền cảm hứng cũng tốt cũng như là người phụng sự trung thành. Tính cách tiêu biểu của ENFJ ENFJ ra quyết định dựa trên giá trị cá nhân. Họ chủ yếu sử dụng Feeling hướng ra thế giới xung quanh, lan tỏa sự ấm áp và tràn đầy nảng lương. Họ tìm kiếm và nhận thấy những điểm tốt nhất ở người khác và quý trọng sự thấn thiện và hợp tác. Họ cảm thấy hạnh phúc bởi sự công nhận, và đáp lại bằng năng lượng và sự tận tụy. Họ đặc biệt nhạy cảm VỚI những phê bình hay sự cảng thẳng. ENFJ thường: • Ấm áp, cảm thông và hỗ trợ • Trung thành và đáng tin cậy ENFJ nhìn thấy ý nghĩa và sự kết nối, họ có nhận thức rất sâu sắc về người khác. Họ tò mò về những ý tưởng mới và được kích thích bởi những khả năng được đóng góp những lợi ích cho nhân loại. ENFJ có thể: • Tưởng tượng và sáng tạo • Thích sự đa dạng và những thử thách mới Về bản chất ENFJ thấy được tiềm năng phát triển ở những người khác và dành năng lượng để giúp đỡ người khác đạt được nó. Họ là những người hỗ trợ đầy nhạy cảm. ENFJ thích đảm nhận việc tổ chức các hoạt động tương tác giữa đồng nghiệp, những người bạn hay gla đình để tất cả mọl người tham gla đều cảm thấy thân thiện hòa hợp và vui vẻ. Trong mắt những người xung quanh ENFJ luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt tình và luôn ý thức về những người khác. Sự quan tâm chân thành của họ có thể tiếp cận cả với những người dè dặt nhất. Họ lắng nghe và hỗ trợ những người khác nhưng cũng có những giá trị và quan điểm nhất định cho riêng mình. Những giá trị mà họ luôn thể hiện rõ ràng. ENFJ được tiếp thêm năng lượng bởi con người và rất giỏi trong lĩnh vực giao tiếp; tuy nhiên, họ cũng có những nhu cầu mạnh mẽ về những quan hệ thân mật và chân thành. Họ mang sự nhiệt tình và tình cảm mãnh liệt để tạo ra và duy trì những mối quan hệ ấy. ENFJ thích cuộc sống của họ có tổ chức và họ sẽ tìm cách để chấm dứt những mốl quan hệ hay hoàn cảnh mơ hồ, không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu nhu cầu của con người mâu thuẫn với những quy định hay kế hoạch, họ sẽ ưu tiên con người trước. Những người khác xem ENFJ là người: • Chan hòa, dễ gần, ăn ý và tử tế • Hãy bộc lộ, dễ cảm thông và có sức thuyết phục Những lĩnh vực tiêm năng cho sự phát triển Đôi khl hoàn cảnh sống không hỗ trợ ENFJ trong việc phát triển và bộc lộ khả năng nổi trội về iNtuition và Feeling của họ: • Nếu họ chưa phát triển về mặt iNtuition của mình, ENFJ có thể không nhìn thấy được những khả năng, ra quyết định quá nhanh khi không thu thập được đầy đủ thông tin hay chưa xem xét những nhân tố bên ngoài những glá trị của cá nhân họ. • Nếu họ chưa phát triển về mặt Feeling của mình, những quyết định của họ có thể trái ngược và được đề ra một cách sơ sài. Vì vậy họ cũng dễ chấp nhận những xét đoán của người khác quá nhanh. Nếu ENFJ không tìm được một nơi mà họ có thể phát huy những khả năng của mình và được trân trọng vì những đóng góp đó, họ thường cảm thấy nản lòng và có thể: • Lo lắng, cảm thấy có lỗi, và nghi ngờ chính mình • Trở nên cố chấp và kiểm soát để thực hiện được khao khát về sự hòa hợp của họ • Rất nhạy cảm với những chĩ trích, quá thực tế hoặc hay tưởng tượng Theo lẽ tự nhiên, do không phải xu hướng ưu tiên, ENFJ thường sẽ không đề ý hay thể hiện khả năng Thinking và Sensing của mình. Nếu họ lờ chúng đi quá nhiều, họ có thể: • Quyết định một mình dựa trên những giá trị cá nhân trong khi quyết định đó cũng đòi hỏi tính lôgic • Nhận thấy khó khăn khi chấp nhận vấn đề hay bất đồng với người họ quan tâm • Bỏ qua những chi tiết cần thiết để thực hiện ý tường của họ Dưới áp lực cao, ENFJ có thể nhận thấy chính họ hay chỉ trích bất thường và soi mói lỗl người khác. Nhìn chung họ sẽ giữ lấy những ý kiến tiêu cực cho riêng minh, nhưng bản thân họ sẽ khó chịu và lo ngại về những suy nghĩ đó. Sử dụng sự khác biệt hiệu quả. Sử dụng sự khác biệt một cách xây dựng Phân loại tính cách và công cụ MBTI mang lại một cấu trúc hợp lý để hiểu được những khác biệt thông thường hàng ngày giữa mọi người. Coi trọng và sử dụng một cách tích cực những khác biệt này là một phần quan trọng của MBTI. Từ nhận ra và hiểu đến coi trọng và sử dụng hiệu quả những sự khác biệt này là một thử thách thật sự vì chúng ta đều có xu hướng thiên vị cách mà mình nhìn nhận mọi sự vật xung quanh và đưa ra quyết định. Việc nhận ra sự thiên vị của chính bản thân mình không dễ dàng tí nào, đặc biệt là khi những điều này được hỗ trợ bởi những yếu tố văn hóa trong môi trường mà chúng ta sống và làm việc. Một vài ví dụ về những thành kiến thường thấy: • Những người có xu hướng Extraversion sẽ nghĩ những người có xu hướng Introversion không tập trung, che giấu thông tin trong khi những người Introversion lại đang suy nghĩ bên trong mình. • Những người có xu hướng Introversion sẽ nghĩ những người có xu hướng Extraverslon không rõ ràng, thiếu nhát quán trong khi những người Extraversion đơn giản là thể hiện hết những gỉ mình nghĩ để đưa ra quyết định • Những người có xu hướng Sensing sẽ nghĩ những người có xu hướng Intuition đang tránh né và thay đổi chủ đề thảo luận trong khi những người iNtuition lại đang suy nghĩ về nhiều mối liên hệ và ý tưởng khác nhau. • Những người có xu hướng Intuition sẽ nghĩ những người có xu hướng Sensing thiếu trí tưởng tượng trong khi những người Sensing đang hỏi những câu hỏi thiết thực và thực tế. • Những người có xu hướng Thinking sẽ nghĩ những người có xu hướng Feeling đang cá nhân hóa vấn đề quá mức trong khi những người Feeling tập trung xem xét những giá trị của bản thân họ vào vấn đề • Những người có xu hướng Feeling sẽ nghĩ những người có xu hướng Thinking khô khan và lạnh lung khi những người Thinking tập trung giải quyết vấn đề một cách tách bạch. • Những người có xu hướng Judging sẽ nghĩ những người có xu hướng Perceiving trì hoãn và không đáng tin cậy trong khi những người Perceiving đang cố gắng để mở những lựa chọn • Những người có xu hướng Perceiving sẽ nghĩ những người có xu hướng Juding quá cứng nhắc và kiểm soát trong khl những người J theo quy trình và lịch trình. Cả hai xu hướng đối lập đều có những ưu điểm: Những xu hướng đối lập nhau sẽ hỗ trợ cho nhau, bổ sung vào những điểm yếu của nhau và cân bằng quá trình đưa ra quyết định. Xu hướng nhận thông tin - Intuition Có thể nhận nhiều lợi ích từ xu hướng tư nhiên của Sensing khi: • Trình bày những dữ kiện thích hợp • Đối mặt với thực tế của vấn đề hiện tại • Áp dụng kinh nghiệm để giải quyết vấn đề • Tập trung vào những đều đáng lưu ý hiện tại Xu hướng nhận thông tin - Sensing Có thể nhận nhiều lợi ích từ xu hướng tư nhiên của Intuition khi: • Trình bày những khả năng mới • Dự đoán xu hướng trong tương lai • Áp dụng những hiểu biết để giải quyết vấn đề • Tập trung và mục tiêu lâu dài Xu hướng ra quyết định - Feeling Có thể nhận nhiều lợi ích từ xu hướng tư nhiên của Thinking khi: • Phân tích các kết quả kéo theo và hệ quả đi kèm. • Nhất quán tuân theo những chính sách và quy định • Vững vàng kiên định đối với những nguyên tắc • Tạo lên những hệ thống hợp lý Xu hướng ra quyết định - Thinking Có thể nhận nhiều lợi ích từ xu hướng tư nhiên của Feeling khi: • Dự đoán cảm xúc của những người xung quanh và cách họ sẽ phản ứng • Chấp nhận những trường hợp cá nhân ngoại lệ khi thực sự cần thiết • Kiên định đối với những giá trị liên quan đến con người • Tổ chức công việc và con người một cách hài hòa Sử dụng khác biệt tính cách trong môi trường công việc và học tập Mặc dù ai cũng có thể học các kỹ năng không thuộc xu hướng của mình, bạn có thể có nhiều lợi ích từ những kỹ năng và xu hướng tự nhiên tính cách khác nhau của những người làm việc và học tập chung với bạn. Và trong môi trường làm việc: • Những tầm nhìn rõ ràng nhất về tương lai thường đến từ những người có xu hướng iNtuition. • Những hiện thực thực tế nhất thường đến từ những người có xu hướng Sensing. • Những phân tích tỉnh táo sắc bén thường đến từ những người có xu hướng Thinking. • Những sự hiếu biết và cách đối xử khéo léo với nhau thường đến từ những người có xu hướng Feeling Bên cạnh đó, mặc dù mỗi tính cách có một điểm mạnh yếu khác nhau nhưng không vì đó mà chúng ta dựa vào tính cách MBTI để tránh né công việc hay viện cớ cho những hành động thiếu khéo léo và không chấp nhận được Ảnh hướng của tính cách MBTI trong trường học tập và công việc Extraversion Thích nhiều hoạt động đa dạng Thích giao tiếp với nhiều người Phát triển những ý tưởng mới khi trò chuyện thảo luận Trò chuyện và bắt tay vào làm để hiểu về công việc và kiến thức mới Quan tâm đến những người khác làm công việc của họ thế nào Intrversion Thích yên tĩnh để tập trung Thoải mái khi tập trung vào một công việc hay dự án Phát tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx877_gioithieuvephanloaitinhcachmbti_176.docx