Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Bài viết tập trung vào nghiên cứu và làm rõ sự cần thiết của phát triển năng lực tổ

chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu

của chương trình phổ thông mới. Chỉ ra các thành tố của năng lực tổ chức hoạt động

trải nghiệm như: năng lực xây dựng ý tưởng hoạt động; năng lực thiết kế kế hoạch tổ

chức hoạt động; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động; năng lực đánh giá

và điều chỉnh kế hoạch. Từ việc nghiên cứu chương trình đào tạo của một số ngành,

quan sát thực tiễn đào tạo năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên của

một số trường, một số khoa sư phạm để đề xuất biện pháp, cách thức nhằm phát

triển năng lực này cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TS. Tiêu Thị Mỹ Hồng1 Tóm tắt Bài viết tập trung vào nghiên cứu và làm rõ sự cần thiết của phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới. Chỉ ra các thành tố của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm như: năng lực xây dựng ý tưởng hoạt động; năng lực thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động; năng lực đánh giá và điều chỉnh kế hoạch. Từ việc nghiên cứu chương trình đào tạo của một số ngành, quan sát thực tiễn đào tạo năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên của một số trường, một số khoa sư phạm để đề xuất biện pháp, cách thức nhằm phát triển năng lực này cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm; năng lực; năng lực tổ chức; phát triển; sinh viên sư phạm. Đặt vấn đề Hoạt động trải nghiệm (cấp Tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động giáo dục này hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung [1]. Theo Steve et al. (1995), người dạy đóng vai trò rất quan trọng góp phần vào một trải nghiệm thành công, đó chính là vai trò định hướng, tổ chức dạy học để học sinh tham gia trải nghiệm. Chính vì thế, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục ở nước ta hiện nay, cụ thể hơn là đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới, người giáo viên nhất định phải có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Điều đó đòi hỏi các trường đào tạo giáo viên phải hình thành và phát triển được năng lực này cho sinh viên của mình bằng các con đường khác nhau. Vấn đề này, ở Việt Nam, thời gian gần đây, đã dành được sự quan tâm của một số tác giả. Nguyễn Thị Thành Vân (2019) bàn đến năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên mầm non tại Cao đẳng Sư phạm Nghệ An; dù không trực tiếp nhưng khi tác giả 1 Đại học Sư phạm Hà Nội; Tel: 0983832528; Email: Tieu.my.hong@gmail.com. 181Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018) đi vào khảo sát thực trạng dạy học trải nghiệm của giảng viên khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ cũng đã đặt ra sự cần thiết phải phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên các ngành sư phạm tại địa bàn khảo sát. Tác giả Đào Thị Hà, Vũ Thị Thanh Nga (2018) tuy chưa thực sự thuyết phục nhưng cũng đã đặt vấn đề này ra đối với sinh viên ngành giáo dục công dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng Hoàng Thị Hiền (2018) đã đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường tiểu học quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng... . Những nghiên cứu ấy ít nhiều cũng đưa ra một số gợi ý cho tác giả khi theo đuổi vấn đề này. Nội dung 1. Một số khái niệm - Hoạt động trải nghiệm “Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai”[1]. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm là quá trình người dạy tác động đến người học (học sinh, sinh viên) thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm tạo điều kiện cho người học tham gia trực tiếp vào hoạt động chiếm lĩnh tri thức nhằm hình thành và phát triển ở người học những phẩm chất, năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. Theo cách hiểu đó, tổ chức hoạt động trải nghiệm mang đầy đủ các yếu tố của quản lý như: lập kế hoạch; tổ chức hoạt động; chỉ đạo điều khiển; kiểm tra, đánh giá. Trải nghiệm là một phương thức dạy học, vì vậy ngoài hoạt động trải nghiệm chung, ở từng môn học đều có các hoạt động trải nghiệm mang tính đặc trưng, đặc thù riêng của từng môn. - Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Vấn đề được xem xét ở đây là năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học có nghĩa là năng lực của người giáo viên. Vì thế, năng lực này được hiểu là sự vận dụng một cách linh hoạt kiến thức, kĩ năng để xây dựng ý tưởng, thiết kế và tổ chức một cách có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển ở người học những phẩm chất và năng lực cần có. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm gồm các năng lực thành tố sau: 182 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Chọn chủ đề và xác định mục tiêu: Lựa chọn chủ đề, đặt tên chủ đề; Xác định mục tiêu cụ thể, phù hợp. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động: Xác định được các hoạt động một cách rõ ràng; đặt tên cho từng hoạt động; chỉ ra được mục tiêu của hoạt động; xác định được thời gian, nhân lực, vật lực cần thiết; lựa chọn được phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu và các nội dung, đảm bảo được sự trải nghiệm và sáng tạo của học sinh... Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động: Tổ chức được các hoạt động theo như kế hoạch đã đề ra; xử lí được các tình huống phát sinh; quan sát, hỗ trợ, giúp đỡ được học sinh trong quá trình trải nghiệm; Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: đánh giá được quá trình tham gia hoạt động của học sinh, của nhóm; điều chỉnh được kế hoạch, rút được kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau... - Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên là quá trình giảng viên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm hình thành và nâng cao kiến thức, kĩ năng về cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên từ đó sinh viên có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông. 2. Sự cần thiết của phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm hiện nay Thứ nhất, xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông và vị trí của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. NQ 88/ 2014 /QH13 đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông là nhằm tạo chuyển biến căn bản và toàn diện chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ tri thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi học sinh để các em trở thành công dân có trách nhiệm đáp ứng được yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Để hình thành được phẩm chất, năng lực, học sinh nhất định phải được tham gia vào các hoạt động, phải được trực tiếp làm, trực tiếp trải nghiệm. Chính vì thế, hoạt động trải nghiệm với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc cũng như tổ chức hoạt động trải nghiệm với tư cách là cách thức tổ chức dạy học có vai trò vô cùng quan trọng. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên phải nhận thức được sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm, có kiến thức, kĩ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mang tính bắt buộc từ bậc tiểu học cho đến trung học phổ thông với thời lượng 105 tiết/ năm (35 tuần). Chương trình môn học có tính mở, tính linh hoạt cao, cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. Như vậy, từ bản chất của hoạt động trải nghiệm đến tính chất của chương trình môn học đặt ra yêu cầu rất cao về năng lực của giáo viên. Giáo viên không nắm vững bản chất của hoạt động trải nghiệm, 183Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN cách thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá trong hoạt động này sẽ không thể đạt được các yêu cầu mà chương trình môn học đặt ra. Giáo viên có năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới trong việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. Thứ hai, xuất phát từ thực tế đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm hiện nay. Mặc dù là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông nhưng chúng ta sẽ không đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên biệt để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giống như các môn học khác mà đòi hỏi tất cả giáo viên của các môn học đều phải có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Bởi hoạt động trải nghiệm rất linh hoạt và mang tính mở cao, nó có thể được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Điều đó có nghĩa đã là sinh viên ngành sư phạm nhất định phải có hiểu biết về hoạt động trải nghiệm, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm trong thực tế. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm vì thế sẽ là một yêu cầu bắt buộc trong chuẩn đầu ra của sinh viên các ngành sư phạm. Thứ ba, xuất phát từ thực tế đào tạo của nhà trường sư phạm hiện nay trong việc hình thành và phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung cũng như yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường sư phạm trong cả nước, đặc biệt là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang tích cực xây dựng chuẩn đầu ra theo phẩm chất và năng lực, từ đó xây dựng khung chương trình cho mỗi ngành cũng như chương trình môn học đáp ứng được chuẩn đầu ra ấy. Tuy nhiên, việc đổi mới ấy chưa thực sự rõ nét ở nhiều trường. Chương trình đào tạo cũ, ít tính cập nhật, chậm đổi mới, chưa có đề cập đến hoạt động trải nghiệm. Thậm chí hoạt động trải nghiệm cũng là thuật ngữ khá mới mẻ với không ít giảng viên sư phạm, nếu có tiếp cận một cách chi tiết thì chủ yếu là đội ngũ giảng viên thuộc bộ môn phương pháp dạy học của các ngành hoặc bộ phận giảng viên tham gia vào các đề án, dự án hoặc có hợp tác với một số nhà xuất bản. Với đội ngũ giảng viên như vậy chắc chắn việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi sinh viên được trang bị kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm không chỉ ở các học phần phương pháp hay rèn luyện nghề mà còn thông qua các học phần khác, thông qua cách mà các giảng viên tổ chức cho chính sinh viên của mình hoạt động. Vì thế năng lực của giảng viên cũng là một nhân tố có vai trò quyết định trong việc hình thành năng lực của sinh viên trong hoạt động này. 3. Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm Thứ nhất, phát triển chương trình đào tạo Hoạt động trải nghiệm (ở bậc tiểu học), hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (bậc trung học) là hoạt động giáo dục bắt buộc nhưng còn rất mới mẻ. Vì thế, các trường nên đưa 184 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm thành một môn học bắt buộc, có thể là Hoạt động trải nghiệm và kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm với thời lượng 2 tín chỉ. Học phần này được dạy chung cho sinh viên tất cả các ngành sư phạm. Đây sẽ là phương án hiệu quả trong việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên. Kiểm tra đánh giá với học phần này cũng nên thể hiện đúng tính chất của trải nghiệm đó là để sinh viên được tham gia các hoạt động một cách chủ động, có trách nhiệm, được là người học sáng tạo đồng thời được đóng vai là người dạy tổ chức, đánh giá không tập trung vào kết quả mà đồng thời với nó là xem xét đến quá trình sinh viên tham gia trong suốt môn học. Bên cạnh việc đặt thành môn học riêng, các trường cũng có thể đặt nội dung này trong các học phần nghiệp vụ đã có với lượng thời gian phù hợp và thực sự phải chú ý đến nó một cách xứng đáng với vị trí của nó trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Thứ hai, kết hợp chặt chẽ với các trường phổ thông đặc biệt là các trường thực hành. Hiện nay, một số trường sư phạm lớn như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh... đều có các trường thực hành. Cần khai thác tối đa các trường thực hành này trong việc hình thành và phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên bằng cách đặt hàng những giáo viên có chuyên môn, có kinh nghiệm tổ chức các nội dung trải nghiệm trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động giáo dục theo chủ đề để sinh viên có thể đến trường kiến tập, dự giờ, học cách làm trực tiếp, thậm chí cùng giáo viên có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động này. Chỉ khi các em được tham gia như vậy mọi lí thuyết mới được thực hành trong thực tiễn, những trải nghiệm thực tế sẽ hình thành ở các em năng lực cần thiết cho người giáo viên tương lai nói chung và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nói riêng. Không chỉ dừng lại ở các trường thực hành, nhà trường sư phạm cần đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các trường phổ thông – nơi sinh viên có một quãng thời gian khá dài xuống thực tập. Trường thực hành có ưu thế riêng của nó nhưng lại hạn chế về thời gian, sinh viên vẫn phải tham gia học tập tại trường đại học, chỉ đến trường thực hành theo kế hoạch và thường là kế hoạch ngắn theo tiết, theo buổi nhưng trường thực tập thì khác. Xuống trường thực tập sinh viên sẽ có những lợi thế cho việc học nghề hơn trường thực hành. Mà thực tế không phải trường sư phạm nào cũng có trường thực hành riêng của mình. Tại trường thực tập, sinh viên sẽ được làm việc như một giáo viên thực thụ bên cạnh giáo viên hướng dẫn. Tập trung toàn thời gian tại trường thực tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm là con đường nhanh nhất hình thành cho các em năng lực này bởi năng lực chỉ được hình thành thông qua hoạt động đặc biệt là hoạt động trong môi trường thực tế với tính đa dạng, sống động của nó. Thứ ba, nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên Như trên đã phân tích, bản thân đội ngũ giảng viên các trường sư phạm không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về hoạt động trải nghiệm, không phải ai cũng có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Vì thế, để sinh viên có được năng lực này, nhất định các trường sư phạm phải đặt ra vấn đề bằng cách này hay cách khác nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học, về sự cần thiết của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học, về sự cần thiết của việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải 185Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN nghiệm cho sinh viên sư phạm, về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ngay trong mỗi môn học mà mình phụ trách. Ngoài việc động viên giảng viên tự học tập, tự nghiên cứu thì việc tổ chức các hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn về hoạt động trải nghiệm là cần thiết đối với các trường, các khoa sư phạm trong bối cảnh hiện nay. Thứ tư, đổi mới phương pháp tổ chức dạy học theo hướng tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm Không chỉ giảng viên bộ môn phương pháp phụ trách nội dung hoạt động trải nghiệm mà tất cả các giảng viên sư phạm đều phải hướng tới sử dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm như một phương pháp tổ chức dạy học. Thông qua đó sinh viên có thêm cơ hội hiểu hơn về hình thức này. Đồng thời khi giảng viên là người tổ chức, sinh viên là người thực hiện, các em sẽ học được cách thức ngay từ chính những thầy cô của mình. Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngay tại trường đại học. Cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của hoạt động dạy học. Có nhiều cách thức để tổ chức hoạt động trải nghiệm, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, ta sẽ có những cách khác nhau, tuy nhiên, cơ sở vật chất tốt sẽ thuận lợi hơn cho giảng viên và sinh viên trong việc tổ chức các hoạt động này trong và ngoài lớp học. Kết luận Phát triển năng lực tổ hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm cần được xác định là một nhiệm vụ đặt ra đối với các trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề này đang còn khá mới mẻ, là một trong những điểm nhấn của chương trình giáo dục phổ thông mới. Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các trường, tinh thần ham học hỏi và trách nhiệm trước công cuộc đổi mới của giảng viên và sự nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu của sinh viên sẽ góp phần tạo nên sự thành công của chương trình nói chung và của hoạt động giáo dục mang tính chất bắt buộc này nói riêng. Cùng với quá trình làm việc của giảng viên, sinh viên sư phạm phải chủ động để có được những phẩm chất và năng lực cần thiết của một người giáo viên tương lai. Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên trong thời điểm hiện nay không hề dễ dàng khi ở nước ta tất cả gần như đều là những bước đi đầu tiên. Mở rộng, tìm kiếm học tập từ bên ngoài – từ các nước có nền giáo dục tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo giáo viên nên được coi là một hướng đi có hiệu quả. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), nguồn: H%C4%90TN.pdf. 2. Đào Thị Hà, Vũ Thị Thanh Nga (2018), "Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu của chương 186 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN trình giáo dục phổ thông mới", Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Đổi mới đào tạo giáo viên giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới”, NXB Đại học Sư phạm. 3. Hoàng Thị Hiền (2018), "Thực trạng và đề xuất một số biện phát nhằm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường tiểu học tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng", Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr39-42. 4. Kolb D. A., 2014. Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development, Second Edition. FT press, 390 pages. 5. Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018), "Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm của giảng viên Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tr 104-112. 6. Steve C., Pam M. and Bill P., 1995. “What is Experiential Education?”. In Warren Karen, Sakofs Mitchell and Jr Jasper S.Hunt (Eds.) The Theory ofExperiential Education. Association for Experiential Education, 227-238. 7. Nguyễn Thị Thành Vân (2019), “Rèn luyện khả năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên mầm non của Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 445, tr31-34.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nang_luc_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_cho_sinh_v.pdf
Tài liệu liên quan