Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non

Làm quen với tác phẩm văn học thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, có vai trò

quan trọng đối với trẻ ở trường mầm non, trong đó câu hỏi đàm thoại là phương pháp được sử

dụng chủ yếu, giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội Bài viết đề cập về kỹ

năng đặt câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường

mầm non.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Đỗ Thị Xuyến Khoa Giáo dục mầm non Email: dtxuyen.cdsp.ls1@gmail.com Tóm tắt: Làm quen với tác phẩm văn học thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, có vai trò quan trọng đối với trẻ ở trường mầm non, trong đó câu hỏi đàm thoại là phương pháp được sử dụng chủ yếu, giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội Bài viết đề cập về kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. Từ khóa: Tác phẩm văn học, sinh viên, giáo viên, câu hỏi đàm thoại, giáo dục mầm non, kỹ năng đặt câu hỏi 1. Đặt vấn đề Phát triển ngôn ngữ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục mầm non, trong đó bao gồm hoạt động cho trẻ Làm quen với tác phẩm văn học (TPVH). Trong hoạt động này, câu hỏi đàm thoại của giáo viên (GV) có vai trò đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ: Phát triển trí tưởng tượng, mở rộng nhận thức, phát triển ngôn ngữ và giáo dục trẻ, khơi gợi tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ Việc sử dụng câu hỏi đàm thoại đạt hiệu quả không chỉ nâng cao năng lực cho người dạy mà còn giúp trẻ dễ dàng hiểu được nội dung, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, khơi gợi cảm xúc, giúp trẻ yêu thích văn học ngay từ nhỏ. Trên thực tế trong hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH, GV thường chỉ chú ý tập trung vào các câu hỏi phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, chú trọng tới việc yêu cầu trẻ hiểu và nhớ tác phẩm. Tuy nhiên, ngoài mục đích phát triển nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ, GV chưa khơi gợi được cảm xúc, hứng thú của trẻ đối với văn học, chưa khuyến khích trẻ sử dụng từ ngữ để bộc lộ suy nghĩ, chỉ ra những phần mà trẻ đặc biệt thích thú. Bài viết nhằm trình bày về kỹ năng đặt một số loại câu hỏi có khả năng kích thích, lôi cuốn trẻ tham gia sôi nổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận tự do và hồn nhiên của bản thân giúp sinh viên, giáo viên ở trường mầm non có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ TPVH Câu hỏi đàm thoại là sự trao đổi giữa cô với trẻ nhằm giúp trẻ hiểu các vấn đề về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, hoặc giúp trẻ nhớ tác phẩm để đọc, kể lại. [2,tr.31]. Câu hỏi đàm thoại được sử dụng trong tiết học (hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH) và tích hợp văn học trong các hoạt động hàng ngày của trẻ mọi lúc 2 mọi nơi trẻ được đọc (nghe) thơ, truyện. Tùy theo mục đích sử dụng TPVH trong tiết học hay ngoài tiết học mà GV có thể lựa chọn loại câu hỏi đàm thoại nào sau đây cho phù hợp với hoạt động. 2.2. Sử dụng câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 2.2.1. Câu hỏi liên hệ kinh nghiệm bản thân của trẻ Khi GV sử dụng loại câu hỏi này để tạo hứng thú cho trẻ khi giới thiệu tác phẩm. Trẻ vận dụng kiến thức có được từ những trải nghiệm thực tế của bản thân, chia sẻ với các bạn và cô giáo. Đây là một trong những cách GV dẫn dắt trẻ vào giờ học thật tự nhiên và thoải mái. Loại câu hỏi này tùy thuộc vào nội dung của tác phẩm và kinh nghiệm của từng lứa tuổi. Ví dụ: Bài thơ: “Hoa kết trái”, để gây hứng thú, giới thiệu bài thơ, sau khi cho trẻ hát bài “Màu hoa”, GV cho trẻ quan sát một số hình ảnh các loại hoa. GV có thể trò chuyện với trẻ: “Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại hoa rất đẹp với các màu sắc khác nhau, ngoài các loại hoa vừa quan sát, các con còn biết những loại hoa nào kết thành quả? Kể cho cô và các bạn nghe nào ” 2.2.2. Câu hỏi tác động đến cảm xúc Theo một số nghiên cứu, sau khi đọc, kể tác phẩm, câu hỏi đàm thoại của GV có thể làm giảm hoặc chưa gây được cảm xúc của trẻ về tác phẩm. Vì vậy những câu hỏi đề cập tới việc trẻ cảm nhận thế nào về tác phẩm sẽ rất hữu ích. GV có thể đặt những câu hỏi gợi ý trẻ: - Con cảm nhận thế nào về câu chuyện/ bài thơ này? - Câu chuyện/ bài thơ này có hay không? Con thích nhất/ không thích điều gì? Con thích nhất/ không thích nhân vật nào? Vì sao?... Ngoài ra GV có thể đặt câu hỏi gợi ý để trẻ hỏi lại cô như: - Các con có muốn hỏi cô điều gì không? Các con có câu hỏi nào về các nhân vật trong câu chuyện này không?... Ví dụ: Kết thúc bài “Ong và Bướm” ở câu thơ Ong trả lời Bướm, đa số trẻ chỉ trả lời thích Ong mà không thích Bướm. Nhưng để tạo cảm xúc tích cực cho trẻ, GV có thể đặt thêm câu hỏi: - Khi nghe Ong trả lời như vậy nếu con là bạn Bướm con sẽ thấy thế nào? (Buồn hoặc không; Chăm chỉ hơn, đi cùng làm với Ong ) - Nếu là bạn Ong con sẽ làm gì để giúp đỡ bạn Bướm? Hoặc với truyện “Đôi bạn tốt”, GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc trong trẻ: - Nếu con là bạn Vịt, khi bị Gà con cáu với mình con sẽ như thế nào? - Nếu con là bạn Gà, thấy Vịt không biết bới đất con sẽ tỏ thái độ như thế nào? 2.2.3. Câu hỏi tưởng tượng 3 Đây là loại câu hỏi mở khuyến khích trẻ thảo luận về tác phẩm văn học bằng những dự đoán của bản thân hoặc bày tỏ suy nghĩ sáng tạo của cá nhân trẻ. Sự tưởng tượng của trẻ không tách rời với việc trẻ đã biết huy động và vận dụng những kinh nghiệm đã có. Đối với truyện, GV đặt trẻ vào một tình huống trong tác phẩm để đưa ra câu hỏi nhằm thu được ý kiến hay từ trẻ. GV có thể sử dụng câu hỏi đoán biết khi giới thiệu tác phẩm hoặc trong khi đọc, kể cho trẻ nghe nhằm tạo hứng thú cho trẻ, cần tiến hành nhanh tránh làm đứt mạch truyện và giảm hứng thú của trẻ. Sau khi đọc, kể truyện cho trẻ nghe, GV cũng có thể dùng loại câu hỏi sáng tạo giúp trẻ bày tỏ bằng ngôn ngữ, cách giải quyết tình huống trong tác phẩm theo ý kiến cá nhân: Nếu con là nhân vật thì con sẽ làm thế nào?/ làm gì? Đối với thơ, kiểu câu hỏi này thường là cơ hội giúp trẻ thể hiện sự tưởng tượng của bản thân gắn với hình ảnh trong bài thơ. Ví dụ: Làm quen bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến?”, sau khi đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ: - Trong bài thơ chúng mình thấy trăng được miêu tả giống với những hình ảnh nào? (hồng như quả chín, tròn như mắt cá, bay như quả bóng) GV có thể đặt câu hỏi đàm thoại kích thích trí tưởng tượng của trẻ như: - Ngoài ra khi ngắm trăng, các con còn thấy trăng giống với hình ảnh nào nữa nhỉ? (Mỗi trẻ sẽ có sự liên tưởng và tưởng tượng khác nhau về trăng) 2.2.4. Câu hỏi để hiểu và tái hiện tác phẩm Với truyện thường là những câu hỏi về tên truyện, tên nhân vật, các sự kiện tình tiết, hành động, lời nói, tính cách nhân vật. Với thơ thường tập trung vào tên bài, tên tác giả, các hình ảnh, cảm xúc chính. Tuy nhiên câu hỏi đàm thoại để hiểu và tái hiện (nhớ) tác phẩm cần có sự phân biệt rõ ràng. Đàm thoại để hiểu tác phẩm Đàm thoại để tái hiện tác phẩm - Câu hỏi đặt ra mang tính khái quát, tổng hợp, không vụn vặt. - Câu hỏi không nhất thiết phải bám vào lời thoại của nhân vật. - Số lượng câu hỏi ít hơn. - Câu hỏi đặt ra theo trình tự từ đầu đến cuối tác phẩm, bám vào các chi tiết. - Câu hỏi cần bám vào những lời đối thoại để trẻ nhắc lại giọng các nhân vật. - Số lượng câu hỏi nhiều hơn. Ví dụ: Truyện "Thỏ con ăn gì?" 4 Đàm thoại để hiểu tác phẩm Đàm thoại để tái hiện tác phẩm - Cô vừa kể truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Thỏ con đi vào rừng để làm gì? - Gà trống và Mèo mời Thỏ con thức ăn gì ? - Thỏ con có ăn được không? Vì sao? - Dê con mời Thỏ thức ăn gì? Thỏ có ăn được không? Vì sao? - Qua câu chuyện các con biết được thức ăn của Thỏ là gì? - Cô vừa kể truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Vào một buổi sáng mùa xuân Thỏ con đi vào rừng làm gì? - Thỏ con đã gặp ai? - Gà trống mời Thỏ con ăn như thế nào? - Thỏ con đã trả lời Gà trống câu gì? - Thỏ con lại đi tiếp gặp ai? - Mèo mời Thỏ con ăn như thế nào? - Thỏ con đã trả lời ra sao? - Tiếp đến gặp Dê cũng hỏi tương tự như vậy. - Qua câu chuyện các con biết được điều gì? Sử dụng câu hỏi để hiểu tác phẩm hay để tái hiện tác phẩm còn tùy theo mục đích của từng loại bài, loại tiết: - Đối với truyện nếu để trẻ kể lại thì sử dụng câu hỏi tái hiện tác phẩm; hoặc truyện tiết 1 câu hỏi để hiểu tác phẩm; Tiết 2 câu hỏi để tái hiện tác phẩm; - Thơ sử dụng chủ yếu là câu hỏi hiểu tác phẩm. Trong quá trình đàm thoại để hiểu tác phẩm hoặc tái hiện tác phẩm, có những khi sự trao đổi giữa cô và trẻ trở nên khô khan, trẻ dễ mệt mỏi, chán nản. Khi GV quan sát thấy trẻ uể oải không hào hứng giơ tay (rất cần sự nhạy cảm để phỏng đoán, đánh giá và suy xét) thì nhanh chóng chuyển sang đặt những câu hỏi đề cập đến việc trẻ nghĩ như thế nào về các chi tiết, các nhân vật, hình ảnh trong tác phẩm sẽ hữu ích, gây hứng thú cho trẻ hơn. (Kiểu như: Con thích nhân vật nào trong truyện? Nếu con là nhân vật con sẽ làm gì/nói gì?) 2.2.5. Câu hỏi giáo dục TPVH được lựa chọn đưa vào các hoạt động ở mầm non đều chứa đựng ý nghĩa giáo dục đạo đức nào đó. Khi đưa TPVH đến với trẻ cũng là cách vận dụng những gì trẻ thu nhận được từ tác phẩm văn học vào thực tế cuộc sống. Thậm chí sự trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện hay bài thơ có thể nuôi dưỡng sự phát triển nhân cách của trẻ. GV có thể đặt câu hỏi bộc lộ thái độ, cách đánh giá của trẻ về tính cách, hành động của các nhân vật trong truyện. Bên cạnh đó GV cũng có thể đưa ra câu hỏi 5 giúp trẻ rút ra bài học giáo dục khi liên hệ với bản thân. Việc đặt câu hỏi gắn với các bài học giáo dục trẻ nên nhẹ nhàng, gần gũi, tránh những câu hỏi nặng nề kiểu như: Các con rút ra bài học gì từ câu chuyện/ bài thơ? Việc đặt câu hỏi về ý nghĩa đạo đức của tác phẩm văn học rất cần sự háo hức đưa ra ý kiến của trẻ. Ví dụ: Với bài thơ“Thăm nhà bà”, sau khi đàm thoại để trẻ hiểu về nội dung bài, GV có thể đặt câu hỏi giáo dục trẻ: - Yêu bà thì các con hãy thể hiện tình cảm của mình với bà như thế nào? (GV gợi ý để trẻ thể hiện lời nói, hành động, cảm xúc đối với bà, hoặc hát cho bà nghe). Hoặc với truyện “Chú Vịt xám”, GV có thể hỏi trẻ: Các con thấy bạn Vịt xám vì sao xuýt nữa bị Cáo ăn thịt nhỉ? Vậy chúng mình rút kinh nghiệm từ bạn Vịt xám trong cuộc sống hàng ngày phải như thế nào? (giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn, giáo dục kỹ năng sống không đi chơi 1 mình, cảnh giác với người lạ) Tóm lại: Cách phân chia một số loại câu hỏi ở đây chỉ mang tính tương đối. Có những trường hợp câu hỏi nằm ở ranh giới giữa các kiểu câu hỏi khi nó thực hiện được nhiều mục tiêu của GV, có thể vừa liên hệ kinh nghiệm cá nhân, vừa tác động đến cảm xúc, vừa phát triển trí tưởng tượng, vừa giúp trẻ hiểu tác phẩm, vừa giáo dục trẻ. Ví dụ: Bài thơ “Ong và Bướm” - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói đến những nhân vật nào? - Con Bướm trắng lượn ở đâu? - Khi gặp Ong, Bướm làm gì? - Ong đã trả lời Bướm như thế nào? - Con thích nhân vật nào? Vì sao? (Khen Ong - phê phán Bướm - kiểu phổ biến GV vẫn đặt câu hỏi giáo dục như vậy với trẻ). Nhưng nếu nhìn nhận theo quan điểm tích cực và mở rộng hơn, bài thơ không chỉ dừng lại ở câu trả lời của Ong, thay bằng câu hỏi: “Con thích nhân vật nào? Vì sao?”, GV có thể hỏi trẻ: - Khi nghe Ong trả lời như vậy, nếu là Bướm con sẽ cảm thấy thế nào?/Con sẽ làm gì? Hoặc: Nếu là Ong con sẽ làm gì để giúp bạn Bướm? Câu hỏi này vừa liên hệ kinh nghiệm cá nhân, tác động đến cảm xúc, phát triển trí tưởng tượng, giúp trẻ hiểu tác phẩm, vừa giáo dục trẻ). 2.3. Sử dụng câu hỏi đàm thoại tích hợp trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non Thực tế hiện nay, câu hỏi đàm thoại được GV sử dụng chủ yếu trong tiết làm quen với TPVH. Còn trong các tiết học, các hoạt động khác khi lồng ghép, 6 tích hợp TPVH, GV hầu như chỉ đọc cho trẻ nghe hoặc dạy trẻ đọc mà ít chú ý đến việc đặt câu hỏi đàm thoại. Nếu như GV biết sử dụng câu hỏi đàm thoại khi cho trẻ làm quen với TPVH trong các hoạt động sẽ làm tăng hiệu quả đối với việc phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức cho trẻ Ví dụ: Trong tiết học khám phá môi trường xung quanh, chủ đề một số loại rau, khi GV đọc bài thơ (hoặc dạy trẻ đọc) “Ai cho em biết” của Võ Quảng: Hoa cải li ti Đốm vàng óng ánh Hoa cà tim tím Nõn nuột hoa bầu Hoa ớt trắng phau Xanh lơ hoa đỗ Cà chua vừa độ Đỏ mọng trĩu cành Xanh ngắt hàng hành Xanh lơ cải diếp... GV có thể giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết tên gọi, đặc điểm của một số loại rau bằng cách hỏi trẻ: - Bài thơ nói đến những loại rau nào? - Màu sắc của các loại rau được miêu tả đẹp như thế nào? - Các con thích ăn những món rau gì? Những câu hỏi này còn góp phần làm phong phú bài học, tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Giờ học toán nhằm gây hứng thú, giúp trẻ có biểu tượng về số, phân nhóm đối tượng có số lượng nhiều - ít, cô dạy trẻ đọc bài thơ “Bé thích số lớn” của Lê Văn Hy rất vui, hóm hỉnh: Ở lớp cô bảo thế 3 thì lớn hơn 2 Vào một buổi sớm mai Bà phần hai đĩa bánh Một bên 3 bánh sắn Một bên 2 bánh chưng... Bé vui vẻ trong lòng Nhận ngay phần bánh sắn... Bởi bé nghĩ trong đầu Số 3 là số lớn. Sau đó cô hỏi trẻ: - Trong bài thơ cô dạy bé điều gì? - Bà để phần bé 2 đĩa bánh gì? Số lượng mỗi đĩa bánh là bao nhiêu? - Bé đã nhận đĩa bánh nào? Vì sao? - Nếu con là em bé trong bài thơ, con sẽ nhận đĩa bánh nào? Vì sao? Hoặc trong những buổi dạo chơi ngoài trời, thăm vườn cây, cô có thể cùng trẻ làm con trâu bằng lá cây và đọc cho trẻ nghe (dạy trẻ đọc) bài thơ “Trâu lá đa”: 7 Lá đa rụng Bên bờ ao Em biến chúng Thành đàn trâu Trâu lá đa Bé tí tẹo Cuống xỏ sẹo Sợi rơm mùa Trên mai cua Trâu đủng đỉnh Đầu đung đưa Hai tai vểnh Que bắc vai Thừng rạ dài Em lật đật Vực trâu cày Cỏ may dày Chớ rối mắt Sang luống này Vắt! Vắt! Vắt! GV có thể đặt câu hỏi giúp trẻ hiểu cảm nhận sâu sắc nội dung bài thơ hơn: - Trong bài thơ các bạn làm con trâu từ lá cây gì? - Con trâu các bạn làm được miêu tả như thế nào? - Các bạn đã sử dụng trâu để chơi trò gì? - Làm được con trâu rồi, khi chơi chúng mình cần giữ gìn như thế nào? 3. Kết luận Các câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với TPVH ở trường mầm non đã trình bày ở trên là những câu hỏi mở. GV không nên quá tập trung vào truyền đạt thông tin, kiến thức mà cần tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ cảm xúc giúp GV hiểu trẻ, giúp trẻ hứng thú, tích cực trả lời câu hỏi của cô đưa ra, làm giảm bớt sự khô khan trong quá trình đàm thoại giúp trẻ hiểu TPVH. Đó cũng là biểu hiện của việc GV tôn trọng trẻ, “lấy trẻ làm trung tâm”, đổi mới phương pháp dạy học trong mọi hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích giúp SV, GV mầm non vận dụng kỹ năng đặt câu hỏi đàm thoại trong hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH đạt hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non). 2. Lã Thị Bắc Lý, Lê Ánh Tuyết (2009), Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 3. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Tuyển tập thơ, truyện, bài hát dành cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục. 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dung_ky_nang_dat_cau_hoi_dam_thoai_trong_hoat_dong_cho_tr.pdf
Tài liệu liên quan