Vai trò của những yếu tố liên quan trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ người học cần phải biết

Hiện nay các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang chuyển

sang mô hình đào tạo theo tín chỉ. Hình thức đào tạo này, giúp người học hoàn toàn

quyết định kế hoạch học tập theo khoá học và từng học kì để phù hợp với năng lực và

hoàn cảnh cụ thể. Để đạt được kết quả cao trong quá trình học tập thì bản thân người

học cần nhận thức đúng về những yếu tố liên quan của hình thức đào tạo tín chỉ.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của những yếu tố liên quan trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ người học cần phải biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
331 VAI TRÒ CỦA NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ NGƯỜI HỌC CẦN PHẢI BIẾT SV. Trần Quốc Giang ThS. Nguyễn Thế Hồng Tóm tắt. Hiện nay các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang chuyển sang mô hình đào tạo theo tín chỉ. Hình thức đào tạo này, giúp người học hoàn toàn quyết định kế hoạch học tập theo khoá học và từng học kì để phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cụ thể. Để đạt được kết quả cao trong quá trình học tập thì bản thân người học cần nhận thức đúng về những yếu tố liên quan của hình thức đào tạo tín chỉ. 1. Mở đầu Trong Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã nêu cần thiết phải “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”24 vì hình thức đào tạo này đã tồn tại hơn một thế kỉ qua ở nhiều nước trên thế giới. Bài viết đề cập đến các yếu tố liên quan trong quá trình đào tạo tín chỉ mà bản thân mỗi người học cần phải biết, hiểu nhằm linh hoạt thực hiện để đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện. 2. Nội dung chính 2.1. Nhận thức đúng về những đặc điểm cơ bản và lợi ích của đào tạo theo học chế tín chỉ * Trong đào tạo theo học chế tín chỉ có một số đặc điểm sau: - Chương trình đào tạo cấu tạo thành các học phần với các tín chỉ; - Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần (tín chỉ); - Đăng kí học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần; - Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm học có thể chia thành 2 học kỳ (15-16 tuần), 3 học kỳ (10-12 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần, theo mùa của năm); - Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ (A,B,C,D,F) điểm trung bình chung tốt nghiệp; - Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Khái niệm “sinh viên năm thứ ” tùy thuộc vào số tín chỉ tích lũy; - Có hệ thống cố vấn học tập; - Chương trình đào tạo mềm dẽo, các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn, cho phép người học dễ dàng điều chỉnh ngành đào tạo; 24 Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, 2005, toan-dien-giao-duc-dai-hoc-Viet-Nam-giai-doan-2006-2020-5013.aspx, Hà Nội, ngày 02/11/2005. 332 - Có thể tuyển sinh theo học kỳ. Vì tích lũy đủ tín chỉ để được cấp bằng, người học không phải chờ đợi một năm học để học lại những gì cần học (do thi không đạt); - Không thi tốt nghiệp dưới mọi hình thức; - Bên cạnh đó, chỉ có một văn bằng chính quy với hai loại hình học tập trung và không tập trung; - Việc liên thông thực hiện khá dễ dàng. * Những lợi ích mà đào tạo theo học chế tín chỉ mang lại cho người học: - Thứ nhất, người học hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp thời gian phù hợp nhất cho việc học tập của bản thân vì những môn học có tính chất bắt buộc được giảm đi, thay vào đó là các môn học tự chọn được tăng cường. Điều này gây ra hứng thú cho người học và họ hoàn toàn có thể tự chủ, rút ngắn thời gian học tập theo quy định nếu đã hoàn thành đủ số tín chỉ cần tích luỹ trong quá trình học. Vì nét đặc trưng của loại hình đào tạo tín chỉ là kiến thức được cấu trúc thành các học phần cho phép người học chủ động xây dựng kế hoạch học tập. - Thứ hai, cuộc sống luôn bị chi phối bởi những yếu tố liên quan, đối với người học thì yếu tố kinh tế khá quan trọng. Khi điều kiện kinh tế không cho phép người học tiếp tục thì đào tạo tín chỉ sẽ giúp người học kéo dài việc học trong một khoảng thời gian nhất định (tuỳ theo quy định của cơ sở đào tạo), việc học sẽ được tiếp tục khi người học đăng kí học trở lại do không lệ thuộc theo năm học. - Thứ ba, tăng cơ hội học tập cho người học. Nếu chủ động được thời gian và sắp xếp khoa học thì người học có thể đăng kí học song hành các chuyên ngành có liên quan, giúp giảm thiểu tối đa kinh phí và thời gian học. Kết quả người học có thể tốt nghiệp hai chương trình đào tạo trong khoảng thời gian học. Các trường có thể mở thêm các ngành học, giúp tăng cường đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo. Có thể nhận thấy, quá trình đào tạo ở trường đại học, cao đẳng là một quá trình “biến đổi” theo đối tượng người học. Để có một sản phẩm đào tạo có chất lượng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chất lượng tuyển sinh đầu vào, môi trường và những điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng, chương trình đào tạo của trường, quá trình quản lí, đội ngũ cán bộ, giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất đào tạo – đây là những yếu tố đảm bảo cho quá trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng và uy tín đào tạo của các cơ sở giáo dục. 2.2. Những yếu tố liên quan mà người học cần nhận thức đúng trong đào tạo tín chỉ 2.2.1. Nhận thức về vai trò của cơ sở đào tào Người học cần nhận thấy, cơ sở đào tạo có vai trò quyết định trong chất lượng giáo dục và đào tạo với những định hướng, chính sách đúng đắn và kịp thời. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất góp phần quan trọng để tiến hành đào tạo theo hình thức này, vì thế việc tăng cường hoạt động hiểu quả của các thiết bị hỗ trợ dạy và học như thư viện, giảng đường, hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm quản lílà tối cấn thiết vì tất cả đều được hệ thống hoá và hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn. Trong đào tạo tín chỉ thì vai trò của các khoa đào tạo được tăng cường hơn mặc dù việc đăng kí môn học, địa điểm học, giảng viên đứng lớp được tiến hành trên hệ thống mạng máy tính, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót cần có sự can thiệp của khoa để giải quyết kịp thời, đúng lúc. Khoa tổ chức cho thành viên các tổ bộ môn tiến 333 hành xây dựng đề cương và đưa lên hệ thống website của cơ sở đào tạo, trong đề cương đó phải bao gồm nội dung các mục theo quy định: kiến thức cơ bản cần đạt, phần học tập trên lớp, phần tự học, tài liệu tham khảo, kết cấu phân bổ thời gian cho từng chương, mục trong đề cương, quy định đánh giá kết quả học tập Khi người học gặp khó khăn trong quá trình đăng kí môn học, cách học thì các khoa có thể giúp tư vấn và hỗ trợ tóm lại nếu có sự quan tâm đúng mức thì chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao. Sự tương tác có hiệu quả giữa cơ sở đào tạo, khoa với người học là điều cần thiết và người học cần nhận thức đúng trách nhiệm và quyền lợi của mình để tạo nên sự hài hòa mang lại chất lượng trong học tập. 2.2.2. Nhận thức về vai trò và trách nhiệm người dạy Người dạy (ở đại học, cao đẳng gọi là giảng viên) là người đứng lớp và chịu tránh nhiệm chính trong việc hướng dẫn người học tiếp cận vấn đề. Đây là vai trò truyền thống nhưng cực kì quan trọng, người học tiếp cận, thấu đạt vấn đề cần giải quyết đến đâu ngoài việc say mê, tự tìm tòi nghiên cứu thì cách mà người giảng viên định hướng sẽ có tác dụng rất lớn cho tiến trình dạy và học. Nhà giáo dục Mĩ Jonh Dewey đã cho rằng học sinh đến trường không phải là để tiếp thu những tri thức đã được ghi vào trong một chương trình rồi mà có lẽ không bao giờ dùng đến, nhưng chính là để giải quyết vấn đề, giải quyết các “bài toán” của nó, những thực tế mà nó gặp hằng ngày. Về phía người thầy, ông ta hành động như một người bạn có kinh nghiệm, khuyên nhủ, hướng dẫn cho trẻ biết những gì mà thầy biết về vấn đề được đặt ra. Triết lí giáo dục này rõ ràng đề cao vai trò và tránh nhiệm của người dạy. Một xã hội thông tin bùng nổ như hiện nay thì đòi hỏi người giảng viên phải ý thức cao hơn nữa không chỉ là trách nhiệm đối với bản thân mà còn với sản phẩm đào tạo. * Một giảng viên giỏi trước hết phải là một người Thầy giỏi, điều này thể hiện: - Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành giảng dạy. Đây là yêu cầu bắt buộc. - Kiến thức về chương trình đào tạo, tức đòi hỏi người giảng viên phải nắm tổng thể chương trình và phải biết liên hệ giữa các môn học liên quan với nhau, tạo nên một mắc xích chặt chẽ trong việc giúp người học sâu chuỗi kiến thức. - Phương pháp truyền đạt, tức kĩ năng tổ chức dạy và học, tuỳ theo môn học, đối tượng mà có các kĩ năng truyền đạt và hướng giúp người học tiếp cận vấn đề. - Giảng viên phải hiểu rõ được mục tiêu đào tạo để định hướng người học theo đúng nguyện vọng ban đầu cũng như phù hợp. - Giảng viên cần giúp người học trang bị các là kĩ năng sống để khi ra trường không bị khớp trước các vấn đề ứng xử xã hội. - Điều quan trọng giảng viên cần phải có sự tương tác với người học. Sự truyền đạt và thu nhận không chỉ giúp người học năng động, tự tin hơn các vấn đề trao đổi, thảo luận mà còn giúp giảng viên củng cố và hoàn thiện sự nhận thức ở bản thân. * Người học phải nhận thức đúng việc dạy và học theo tín chỉ góp phần thay đổi quan niệm lấy người dạy làm trung tâm sang quan niệm lấy người học làm trung tâm, khi đó dẫn đến sự thay đổi căn bản vai trò của người thầy ở nhiều khía cạnh: - Về mục tiêu dạy – học: Giảng viên thay đổi cách truyền đạt kiến thức đã quy định trong chương trình, từ việc quá chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân chuyển sang việc chuẩn bị cho người học sự tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt với đời sống – xã hội tuỳ theo nhu cầu, sự hứng thú và năng lực người học. 334 - Về nội dung: Mô hình niên chế, chương trình học được thiết kết theo nội dung bài học đã quy định trước, tức giáo án sử dụng chung cho mọi đối tượng sinh viên, phần lý thuyết bài học được coi trọng. Ở hình thức tín chỉ chương trình khung vẫn được đảm bảo theo yêu cầu đặt ra trong bài học nhưng mang tính linh hoạt tuỳ theo đối tượng người học để nội dung gần với thực tế cuộc sống, khi đó khả năng giải quyết vấn đề, tính tư duy của người học được đề cao hơn. - Về phương pháp: Mô hình niên chế, yếu tố thuyết trình, giảng giải ở người dạy vẫn được đảm bảo nhưng mang tính áp đặt đối với người học, điều này chỉ góp phần tăng tính thụ động và ghi nhớ vấn đề ở người học. Học theo tín trí đòi hỏi sự linh hoạt, tính chủ động, tích cực ở người học hơn. Người dạy có nhiệm vụ hướng dẫn, gợi mở, định hướng đúng cho người học tự tìm hiểu vấn đề. Trong quá trình học theo tín chỉ sự linh hoạt còn thể hiện: vị trí ngồi, phương tiện kĩ thuật sử dụng được thường xuyên hơn nhằm tạo hứng thú cho quá trình dạy – học. - Về kết quả học tập: Nội dung và phương pháp dạy – học sẽ được phản ánh qua kết quả học tập. Kiến thức do người dạy áp đặt sẽ gây cho người học sự nhàm chán, ít ghi nhớ và sự tư duy cũng chỉ ở mức độ thấp, kết quả học tập, thi kết thúc học phần chỉ mang tính đối phó. So với hình thức tín chỉ, người học sẽ tư duy cao hơn do trong quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức phù hợp với trình độ, khả năng tiếp cận của bản thân, vì thế sự ghi nhớ sẽ sâu sắc hơn, người học tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của họ.Trong đào tạo theo tín chí vai trò của người giảng viên trở thành một yếu tố cơ bản quyết định thành bại của nền giáo dục. Vì giảng viên là người trực tiếp đứng lớp hướng dẫn người học tìm hiểu kiến thức căn bản của môn học cần đạt. Trên đây là những yêu cầu bắt buộc mà người học cần phải nhận thức đúng về người đứng lớp để bản thân được tiếp thu, học hỏi và đạo tạo một cách chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất. 2.2.3. Nhận thức về vai trò của cố vấn học tập Cố vấn học tập là một chức danh trong hệ thống các chức danh của cơ sở đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, người học cần nhận thức đúng chức năng, nhiệm vụ và vai trò của cố vấn học tập, vì họ giúp người học giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện tại các cơ sở đào tạo. Cố vấn học tập có nhiệm vụ như: - Tư vấn, trợ giúp người học trong học tập và nghiên cứu khoa học, định hướng nghể nghiệp, bao gồm: + Tổ chức thảo luận, triển khai cho người học các qui định, qui chế về học chế tín chỉ, các văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người học; + Tư vấn cho người học phương pháp học đại học, phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu học tập; + Thảo luận và hướng dẫn cho người học tìm hiểu chương trình đào tạo chuyên ngành của lớp và cách lựa chọn học phần, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng học phần; + Hướng dẫn qui trình, thủ tục cho người học đăng ký học phần, hủy đăng ký, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ; + Ký chấp nhận hoặc từ chối vào phiếu đăng ký học phần cho người học; 335 + Theo dõi việc đăng ký học phần của người học cho phù hợp với quy định của trường; + Thảo luận và trợ giúp người học trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của người học; + Nhắc nhở người học khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút; + Trả lời các câu hỏi của người học liên có liên quan đến việc học tập của người học trong phạm vi thẩm quyền của mình; + Tham gia các cuộc họp, tập huấn về công tác cố vấn học tập theo triệu tập của Trường. - Lập kế hoạch hoạt động cá nhân, xây dựng và công khai lịch tiếp người học, thời gian và địa điểm tiếp người học định kỳ. Bên cạnh đó, cung cấp cho người học các phương tiện liên lạc để người học liên lạc trong trường hợp cần thiết Như vậy, cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo tín chỉ và ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập, rèn luyện của người học. Mỗi cố vấn học tập như là một “mắt xích” trong vòng tròn mối liên hệ giữa “người học - chương trình đào tạo - nhà trường”. 2.2.4. Người học cần nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc học theo tín chỉ Một vấn đề đáng lưu tâm trong đào tạo theo học chế tín chỉ đó là tính chủ động của người học. Đây là hình thức học tập đề cao tính chủ động vì “bản chất của học chế tín chỉ là cá thể hóa việc học tập trong một nền giáo dục đại học cho số đông”25. Học theo tín chỉ thì tính linh hoạt đóng vai trò chủ đạo tuỳ theo điều kiện của người học, người học phải tự chủ trong việc đăng kí số lượng tín chỉ tích luỹ theo khả năng (không được ít quá hay nhiều quá số lượng tỉn chỉ quy định tích luỹ cần thiết trên năm) nhằm giảm thời gian, phí tổn các nhà nghiên cứu gọi là nguyên lí “tiệc buffet”. Tuy nhiên, việc chuyển sang mô hình này không phải người học nào cũng nhanh chóng thay đổi cách học để phù hợp cách đào tạo tín chỉ. Với hình thức tín chỉ người học muốn đạt kết quả cao và tăng hiệu quả học tập tốt, vấn đề không phải chỉ cần chăm chỉ học thuộc bài, đọc tài liệu mà điều quan trọng là người học phải biết trao dồi kĩ năng và sự sáng tạo. Giờ học tín chỉ không chấp nhận người học thụ động ngồi nghe giảng, ghi chép mà phải biết tự làm chủ giờ học: tham gia thảo luận nhóm, hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, tài liệu học tập. Người học được quyền đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân dù ý kiến lúc đâu có thể chưa hoàn chỉnh nhưng điều này góp phần tạo ra sự tranh luận, bổ sung, bảo vệ ý kiến qua đó giúp người học xác định được “vị trí” trong lớp học tạo ra sự tự tin, tích cực – đây cũng là những kĩ năng “mềm” cần thiết cho người học. Tóm lại người học muốn đạt kết quả cao trong quá trình học tập theo học chế tín chỉ cần: chấp hành tốt các quy định đã đề ra từ đầu chương trình, các yêu cầu của cơ sở đào tạo, giảng viên, tham khảo ý kiến của cố vấn học tập, phải chủ động nghiên cứu kỹ, tham khảo kỹ các buổi hướng dẫn về quy định, quy chế, cách thức bố trí các môn học và có thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện. 25 336 3. Kết luận Đào tạo theo học chế tín chỉ là theo xu thế chung của nền giáo dục thế giới và của nước ta hiện nay. Bên cạnh những lợi ích mà hình thức đào tạo này mang lại thì kèm theo đó là không ích khó khăn, vì thế để mô hình này thành công đòi hỏi sự phối hợp của nhiều yếu tố liên quan mà người học cần nhận thức đúng. Mặt khác, để đảm bảo sự thành công, chất lượng đào tạo thì sự hợp tác của người học là điều quan trọng, người học phải tạo được cho bản thân sự tự nhận thức, chủ động, sáng tạo, tiếp cận phương pháp học tập mới: lấy tự học, tự nghiên cứu và học tập, làm việc theo nhóm trở thành quan điểm xuyên suốt. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Khánh Bằng, 1998, Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học, Trường ĐHSP Hà Nội, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). [3]. Nguyễn Tấn Hưng, 2011, Tích cực hóa học tập – một nguyên tắc quan trọng của quá trình dạy học ở đại học, Dạy và học ngày nay, Tạp chí của TW hội khuyến học, Số 1. [4]. Luật Giáo dục, 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5]. Nguyễn Mai Hương, 2009, Hoạt động tự học của sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, Tạp chí Giáo dục số 219. [6]. [7]. Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, 2005, quyet-14-2005-NQ-CP-doi-moi-co-ban-va-toan-dien-giao-duc-dai-hoc-Viet- Nam-giai-doan-2006-2020-5013.aspx, Hà Nội, ngày 02/11/2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_nhung_yeu_to_lien_quan_trong_qua_trinh_dao_tao_t.pdf
Tài liệu liên quan