Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 7.340 doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hoạt động kinh

doanh, số tiền thu được từ khu vực này chiếm tỉ trọng 20% trong tổng nguồn thu từ thuế thu nhập doanh

nghiệp và chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách tỉnh Thái Nguyên. Trong công tác quản lý thuế thu nhập

doanh nghiệp thì hoạt động kiểm soát thuế là một hoạt động quan trọng. Vì vậy, hoạt động kiểm soát thuế

thu nhập doanh nghiệp ở khâu đăng ký, khâu kê khai thuế, khâu thanh tra, kiểm tra , khâu thu nợ thuế tốt

thì hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên mới đạt hiệu quả và tăng nguồn thu ngân sách tỉnh. Qua quá trình thu thập số liệu sơ cấp, số liệu

thứ cấp và qua phân tích tổng hợp, nhóm tác giả nhận thấy rằng hoạt động thu thuế thu nhập doanh

nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là tương đối tốt. Cùng với đó, hoạt

động kiểm soát thuế được thực hiện đúng quy trình và các nội dung. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chỉ ra

một số vấn đề vẫn còn một số tồn tại trong công tác kê khai thuế và thanh tra, kiểm tra thuế. Đây là cơ sở

để đưa ra những biện pháp phù hợp với thực tế nhằm để khắc phục các tồn tại đó.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý để nâng cao hơn nữa công tác này đối với Cục thuế tỉnh Thái Nguyên. Chính việc này làm ảnh hưởng đến việc người nộp thuế có thực hiện đúng quy trình hay không, có nộp đủ bộ hồ sơ kê khai thuế hay không. Nên việc kiểm soát thuế còn mất rất nhiều thời gian và đôi khi còn để tình trạng trốn thuế, gian lận trong việc kê khai thuế xảy ra. 3.2. Đánh giá tình hình kiểm soát thu thuế TNDN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 3.2.1. Những kết quả đạt được Công tác kiểm soát thu thuế TNDN đối với DNVVN tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên và các chi cục cơ bản đã thực hiện đúng theo các quy định, quy trình của Ngành và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần hoàn thành kế hoạch thu ngân sách chung của toàn Cục. Công tác kiểm soát kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế: ngày càng được đầu tư và ứng dụng các trang thiết bị hiện đại. Các phần mềm hỗ trợ quản lý như: Công nghệ quét mã vạch hai chiều, công nghệ kê khai thuế qua mạng, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế cho người nộp thuế và các phần mềm quản lý thuế phục vụ nội bộ ngành thuế. Công tác kiểm tra người nộp thuế: số tiền thuế phát hiện và truy thu qua công tác kiểm tra tăng dần qua từng năm, đặc biệt số thuế truy thu đối với sắc thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng truy thu người nộp thuế, điều này cho thấy chất lượng của công tác kiểm tra thuế và tính hiệu quả của việc quản lý thuế TNDN thực hiện qua công tác này khá tốt. Công tác kiểm soát thu nợ thuế đã được thực hiện tương đối tốt. Kết quả thu nợ thuế đã góp phần hoàn thành kế hoạch thu ngân sách chung của toàn Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên. Công tác giải quyết các khoản nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh đã được Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phối hợp với các phòng ban khác trong rà soát, đối chiếu, xử lý kịp thời nên số nợ thuế chờ xử lý chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng nợ đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng thu hồi bớt nợ cũ và nợ mới phát sinh. 3.2.2. Những tồn tại hạn chế Qua khảo sát điều tra tác giả nhận thấy các doanh nghiệp trong ngành thương nghiệp thường âm thuế kéo dài dẫn đến thất thu thuế lớn. Đối với doanh nghiệp trong ngành vận tải, xây dựng, sản xuất vẫn còn hiện tượng các chủ doanh nghiệp không chịu kê khai nộp thuế, dây dưa chây ì nộp thuế, đặc biệt các doanh nghiệp xây dựng chưa xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu từng sản phẩm hoặc không đăng ký định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm theo quy định của Luật quản lý thuế. Công tác thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện chưa nhiều. Đồng thời công tác thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thường được thực hiện theo phường, cán bộ theo dõi phường nào thì thực hiện kiểm tra người nộp thuế tại phường đó mà không thực hiện kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu. Nhìn chung công tác thanh tra chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế, phương pháp, kỹ năng thanh tra còn chậm chuyển biến chưa theo kịp diễn biến và sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia đa ngành nghề, lĩnh vực Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, kỹ năng quản lý chuyên sâu còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thuế. Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 17 (2021) 98 3.3. Biện pháp tăng cường kiểm soát thu thuế TNDN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Để hạn chế tình trạng các doanh nghiệp thương nghiệp thường âm thuế kéo dài dẫn đến thất thu thuế lớn cần phải thực hiện nghiêm túc định kỳ mỗi quý một lần và liên tục 3 quý hoặc đột xuất công tác kiểm kê hàng tồn kho thật hay giả. Kết hợp kiểm tra giá, sát sao tỷ lệ bán lẻ, ấn định tỉ lệ bán lẻ trên doanh thu và yêu cầu doanh nghiệp kê khai từng hàng tháng, quý. Trong trường hợp doanh nghiệp có hàng tồn kho thực tế dẫn đến âm thuế GTGT kéo dài phải lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp giải trình, chống tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp xây dựng cần giám sát báo cáo quyết toán thuế hàng năm cơ quan thuế cần chú ý số dư trên tài khoản 131, nếu số dư có lớn cộng với việc số dư nợ trên tài khoảng 154 lớn cần đưa vào danh sách doanh nghiệp rủi ro cao và đề xuất kiểm tra quyết toán tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm và gửi cho cơ quan thuế, xử lý nghiêm các đơn vị không thực hiện. Đối với các đơn vị không đăng ký mức tiêu hao nguyên vật liệu, phải ấn định mức tiêu hao từng sản phẩm theo quy định của Luật thuế. Đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký khai thuế cho doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp nộp thuế: Nghiên cứu áp dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử ngành thuế để người nộp thuế biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế; Đổi mới và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ đối với người nộp thuế xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với NNT trên cơ sở quản lý rủi ro, nhằm giảm bớt phiền hà cho NNT, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ pháp luật thuế, góp phần nâng cao tính tuân thủ của NNT và đảm bảo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế; tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại tố cáo về thuế. Tập trung xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất; cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật hành chính và liêm chính của cán bộ, công chức thuế. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế mở rộng diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế... qua hình thức điện tử; Hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý cấp mã số thuế. 4. Kết luận và các khuyến nghị 4.1. Kết luận Công tác kiểm soát thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, góp phần vào tăng thu cho NSNN cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Thái Nguyên đã dựa trên những đặc điểm chung về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, nghiên cứu đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế nhất định trong công tác kiểm soát thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Và căn cứ vào những hạn chế, nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp để tăng cường kiểm soát thuế đối với các DNVVN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Các khuyến nghị Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính: Trước khi ban hành thông tư, nghị định Bộ Tài chính và Tổng cục thuế nên có những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của mỗi vùng trên cả nước để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp nhất, có thể áp dụng và mang lại hiệu quả cho tất cả các địa bàn. Luật cần quy định chặt chẽ hơn đối với các điều kiện để thành lập doanh nghiệp, các chứng từ chứng nhận đăng ký kinh doanh như trụ sở, địa điểm, mặt hàng, ngành nghề kinh doanh giảm thiểu tình trạng các doanh nghiệp mọc lên tràn lan, hoạt động không có hiệu quả gây tổn thất không chỉ cho kinh tế mà còn ảnh hưởng tới hoạt động quản lý thuế, giải quyết tồn đọng nợ thuế. Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 17 (2021) 99 Tăng cường trao đổi những thông tin về thuế, tài chính của tất cả các cấp trong cả nước thông qua các phần mềm ứng dụng công nghệ tin học. Đối với Tổng cục Thuế: Văn bản hướng dẫn chính sách thuế phải nhất quán, đồng bộ, rõ ràng; xây dựng các quy trình quản lý thu thuế theo chức năng không chồng chéo; thủ tục cưỡng chế nợ thuế còn phức tạp cần phải đơn giản, gọn nhẹ. Tuyển dụng cán bộ thuế cần chú trọng tập trung năng lực, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và khâu tuyển dụng phải thực sự chuyên nghiệp. Công tác cấp mã số thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập cần phân cấp cho Chi cục thuế thực hiện để dễ theo dõi, quản lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Thuế Thái Nguyên. (2020). Báo cáo tổng kết Cục thuế Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020. [2]. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên. (2019 ). Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, Nxb Thống kê. Hà Nội. [3]. Đỗ Huy Kỳ. (2016). Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi Cục Thuế thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế. [4]. Lê Thị Minh Phượng. (2018). Một số trao đổi về định hướng hoàn thiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam” nghiên cứu, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 - Tháng 06/2018 (682). [5]. Lê Thị Minh Phượng. (2019). Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ. [6]. Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008, Hà Nội. [7]. Quốc hội (2013), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013, Hà Nội. [8]. Quốc hội. (2017). Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017, Hà Nội. [9]. Quốc hội. (2019). Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Hà Nội. [10]. Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 thay thế Quyết định số 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế, thời gian qua, Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế - Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên [11]. Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên/ (5/2021). Báo cáo tổng hợp số liệu doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020. [12]. Tổng Cục Thuế. (2011). Chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế từ năm 2011 đến năm 2020, NXB Tài chính, Hà Nội. Thông tin tác giả: 1. Nguyễn Thị Kim Nhung - - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD - - Địa chỉ email: khanhha24507@gmail.com 2. Nguyễn Thị Linh Trang - - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 3. Lê Thu Hoài - - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD Ngày nhận bài: 13/05/2021 Ngày nhận bản sửa: 25/5/2021 Ngày duyệt đăng: 30/5/2021

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_kiem_soat_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_doi_voi_doan.pdf