Báo cáo Kinh tế tài chính tháng 10 năm 2011

Kinh tế Mỹ trở lại mức trước suy thoái và đón nhiều dấu hiệu tích

cực

 Châu Âu đưa ra hàng loạt cam kết chính sách để ngăn khủng

hoảng nợ

 Trung Quốc nỗ lực kiềm chế lạm phát, tạo việc làm để đảm bảo ổn

định xã hội

 Giá hàng hóa tăng 9,6% - mạnh nhất kể từ đầu năm

pdf24 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Kinh tế tài chính tháng 10 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Báo cáo Kinh tế - Tài chính tháng 10 năm 2011 Thực hiện bởi Ban biên tập & Bộ phận phân tích dữ liệu CafeF Địa chỉ: Tòa nhà CDC Building, 25 – 27 Lê Đại Hành, Hà Nội Điện thoại: 04 – 39749300. Máy lẻ: 562 Fax: 04 – 39744082 Email: info@cafef.vn Floor 22, Tower B Vincom City Tower, 191 Ba Trieu, Ha Noi Phone: 04 – 39743410. Line code: 562. Fax: 04 – 39744082 Email: info@cafef.vn Tài trợ vàng Nội dung chính Kinh tế thế giới 1  Kinh tế Mỹ trở lại mức trước suy thoái và đón nhiều dấu hiệu tích cực  Châu Âu đưa ra hàng loạt cam kết chính sách để ngăn khủng hoảng nợ  Trung Quốc nỗ lực kiềm chế lạm phát, tạo việc làm để đảm bảo ổn định xã hội  Giá hàng hóa tăng 9,6% - mạnh nhất kể từ đầu năm Kinh tế Việt Nam 3  CPI tháng 10 tăng 0,36% so với tháng 9, thấp nhất trong 14 tháng  Tồn kho tại 1/10/2011 tăng mạnh so cùng kỳ  Xuất khẩu tăng mạnh, nhập khẩu giảm tốc  NHNN khẳng định sẽ đảm bảo thanh khoản cho các TCTD và an toàn cho cả hệ thống  Cơn bão tín dụng đen hoành hành, các vụ vỡ nợ xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố. Thị trường chứng khoán Việt Nam 8  VN-Index giảm 1,6% xuống 420,8 điểm, HNX-Index giảm xuống 70,2 điểm.  Khối ngoại bán ròng 21 tỷ tại 2 sàn  Lợi nhuận ngành cao su tự nhiên tăng mạnh, lợi nhuận ngành than lao dốc  12 CTCK vi phạm an toàn tài chính Thị trường Bất động sản 12  Hà Nội: chung cư cũ “sốt” giá  Giá thực tế tại Hà Nội cao hơn bảng giá đất đến 500%  Nghị định 74 về chống rửa tiền qua bất động sản có hiệu lực từ 15/10  PVL bán tháo 85 căn hộ, giảm giá 35% Tổng hợp dữ liệu TTCK T10/2011 15  Nếu không tính BVH, MSN, VIC và VNM thì VN-Index tại thời điểm 31/10/2011 chỉ tương đương 244,07 điểm. Khi loại bỏ 4 cổ phiếu trên, P/E và P/B sàn HOSE tương đương ở mức 7.64 và 1.61 lần. Các dự án Bất động sản tiêu biểu 18 TOP 50 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam 21 Cổng thông tin Tài chính Chứng khoán Cafef.vn TÀI TRỢ VÀNG Page 1 Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011 KINH TẾ THẾ GIỚI nhất từ năm 1994. Giới chuyên gia lo lắng về khả năng kinh tế Anh rơi vào suy thoái.  EIU đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP cho khu vực đồng tiền chung châu Âu xuống còn 0,3% vào năm 2012 so với dự báo trước đó là 0,8%.  Châu Âu đưa ra hàng loạt cam kết chính sách để ngăn khủng hoảng nợ  Quy mô quỹ bình ổn được điều chỉnh lên 1,4 nghìn tỷ USD, mức hiện nay khoảng 610 tỷ USD.  Các ngân hàng phải huy động khoảng 140 tỷ USD trước thời điểm tháng 6/2012 để có tỷ lệ tài sản an toàn tương đương 9% tổng vốn.  Thủ tướng Italy cam kết huy động 8 tỷ USD/năm từ bán tài sản, tăng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67 và nới lỏng luật lao động để thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Âu rằng Italy có thể thực hiện tốt các mục tiêu ngân sách.  Trung Quốc nỗ lực kiềm chế lạm phát, tạo việc làm để đảm bảo ổn định xã hội  Lạm phát tại Trung Quốc tháng 9/2011 xuống mức 6,1%. Nỗ lực kiềm chế lạm phát đã tác động xấu đến thị trường bất động sản. Khối lượng giao dịch bất động sản tại 14 thành phố lớn nhất của Trung Quốc trong tháng 9/2011 chỉ bằng 50% so với cùng kỳ.  Thặng dư thương mại của Trung Quốc tháng 9/2011 giảm tháng thứ 2 liên tiếp khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu.  Chính phủ Trung Quốc tuyên bố: tạo việc làm sẽ vẫn là mục tiêu hàng đầu trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng kém và xuất khẩu suy yếu.  Kinh tế Nhật đón thêm dấu hiệu phục hồi  Xuất khẩu Nhật tháng 9/2011 tăng trưởng đột biến. Lượng hàng xuất khẩu tháng 9 của Nhật tăng 2,4% so với cùng kỳ 2010. Toyota, hãng xe lớn nhất của Nhật công bố sản lượng xe ô tô trên toàn cầu trong tháng 8/2011 tăng lần đầu tiên trong 12 tháng.   Kinh tế Mỹ: tin tốt, xấu đan xen  Kinh tế Mỹ trở lại mức trước suy thoái và đón nhiều dấu hiệu tích cực  GDP Mỹ quý 3/2011 tăng trưởng 2,5%. Sau khi điều chỉnh với lạm phát, GDP Mỹ quý 3/2011 đạt 13,35 nghìn tỷ USD, cao hơn con số 13,33 nghìn tỷ USD đỉnh cao vào quý 4/2007.  Số lượng người Mỹ có việc làm trong tháng 9/2011 ở mức 131,3 triệu, thấp hơn thời điểm trước khủng hoảng.  Doanh số bán nhà mới tại Mỹ tháng 9/2011 tăng 5,7% lên lên mức 313 nghìn căn, thấp hơn mức cần thiết để đảm bảo thị trường nhà đất tăng trưởng mạnh.  Làn sóng đổ vỡ doanh nghiệp dâng cao  Trong vòng 40 ngày tính từ đầu tháng 9, đã có 15 công ty Mỹ sở hữu tài sản từ 100 triệu USD trở lên nộp đơn xin phá sản. Nhà sản xuất giấy tạp chí NewPage Corp phá sản, đánh dấu vụ phá sản lớn nhất của một công ty không thuộc lĩnh vực tài chính kể từ năm 2009.  Hàng loạt tổ chức lớn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ  EIU giảm dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2012 xuống còn 1,3%. Merrill Lynch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2012 và năm 2013 xuống mức lần lượt 1,8% và 1,4%.  Chuyên gia kinh tế thuộc Bank of America Merrill Lynch dự báo Mỹ sẽ mất xếp hạng tín dụng AAA trước thời điểm cuối năm 2011 bởi chưa thể giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách.  Châu Âu  Khủng hoảng châu Âu căng thẳng  Xếp hạng của Tây Ban Nha bị S&P điều chỉnh xuống mức AA-, triển vọng tiêu cực. Xếp hạng của Tây Ban Nha bị S&P điều chỉnh giảm 3 lần trong 3 năm qua.  Số lượng người thất nghiệp tại Anh lên mức cao TÀI TRỢ VÀNG Page 2 Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011 KINH TẾ THẾ GIỚI  Ngành ô tô Thái Lan gặp khó khăn  Trận lụt lịch sử đang diễn ra rất có thể sẽ khiến ngành sản xuất và lắp ráp ô tô Thái Lan thiệt hại về doanh số từ 80.000 đến 100.000 xe nếu các nhà máy tiếp tục đóng cửa. 40 nhà máy, chi nhánh sản xuất, lắp ráp tại Thái Lan đã phải đóng cửa hoàn toàn.  Thị trường chứng khoán thế giới Biến động của một số chỉ số chứng khoán chính trên thế giới tháng 10/2011 (Nguồn FT) Chỉ số Thay đổi S&P 500 10,77% FTSE 100 8,11% CAC 40 8,75% Ibex 35 4,78% DAX 11,62% Hang Seng 12,92% Straits Times 6,75% RTS 16,04% S&P/ASX 200 6,29% NZX 50 -0,53% Biến động tăng giảm của một số loại tiền tệ lớn trên thế giới so với đồng USD trong tháng 10/2011 (Nguồn: FT) Loại tiền Thay đổi Đồng đôla Canada 5,50% Đồng peso Mêhicô 4,07% Đồng real Braxin 9,45% Đồng bảng Anh 3,06% Đồng krona Thụy Điển 5,36% Đồng franc Thụy Sỹ 3,37% Đồng euro 3,41% Đồng đôla Úc 9,01% Đồng nhân dân tệ 0,43% Đồng ruble Nga 6,51% Đồng đôla Singapore 4,12% Đồng bath Thái 1,61% Đồng yên Nhật 6,51% Đồng won Hàn Quốc 6,23%  Thị trường hàng hóa Giá hàng hóa tăng 9,6% - mạnh nhất kể từ đầu năm  Chỉ số Standard & Poor‟s GSCI của 24 loại hàng hóa nguyên liệu tăng 9,6% - tháng tăng nhiều nhất trong năm, do thị trường lạc quan rằng châu Âu sẽ giải quyết được nợ và hy vọng Mỹ sẽ có các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.  Giá dầu thô tăng 18%, giá đồng tăng 13%.  Giá vàng tăng 6,8%, bạc tăng 14% khi thể hiện vai trò lưỡng tính: vừa là tài sản an toàn vừa là tài sản rủi ro.  Giá quặng sắt trải qua tháng sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử với 31% vì nhu cầu thấp của các nhà máy thép Trung Quốc trong khi các hãng sản xuất quặng lớn nhất liên tục mở rộng công suất.  Giá thực phẩm hạ mạnh nhất trong 19 tháng và có chuỗi 4 tháng giảm liên tiếp – dài nhất kể từ tháng 7/2008. Giá ngũ cốc sụt mạnh xuống mức thấp nhất 11 tháng, giá đường, dầu ăn, thịt, sữa đồng loạt hạ.  Giá gạo thiết lập mặt bằng mới, cao hơn tháng trước khoảng vài chục USD mỗi tấn do lũ lụt ở Thái Lan cộng với chương trình mua lúa giá cao của nước này. Nhu cầu nắm giữ vàng và hàng hóa tăng vọt  Nỗi lo nguồn cung và đặt cược rằng kinh tế toàn cầu sẽ sáng sủa hơn đã thúc đẩy nhà đầu tư chi tiền nhiều hơn cho hàng hóa.  Nhà đầu cơ mua ròng đối với dầu thô và vàng nhiều nhất trong 4 tháng, bỏ tiền mua nông sản sau 2 tháng bán ròng và giảm bán đồng.  Các ngân hàng trung ương thế giới mua vào 28 tấn vàng, các quỹ ETF mua ròng 25 tấn sau 2 tháng bán ra. TÀI TRỢ VÀNG Page 3 Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011 Nguồn cung gặp trở ngại  Mỏ đồng lớn thứ hai thế giới ở Indonesia chỉ hoạt động 5% công suất do đình công. Cùng nguyên nhân này khiến mỏ vàng lớn nhất thế giới phải ngưng hoạt động không thời hạn.  Indonesia ngưng xuất khẩu thiếc, nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới ở khu vực Nội Mông Trung Quốc dừng hoạt động trong 1 tháng để đẩy giá.  Các khu vực trồng cà phê chủ chốt ở Trung Mỹ gặp mưa và sạt lở đất nghiêm trọng. Mưa cũng kéo dài ở hai nước sản xuất quan trọng của châu Á là Việt Nam và Indonesia.  Lũ lụt ở Thái Lan gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp và nông nghiệp, có thể làm giảm 1,5% tăng trưởng GDP. Riêng ngành lúa gạo dự kiến mất khoảng 4,6 triệu tấn gạo đã xay xát, làm gián đoạn xuất khẩu ra thị trường ít nhất là 2 tháng. Ngành mía đường cũng thiệt hại nặng.  CPI tháng 10/2011 tăng 0,36% so với tháng 9  Giá hàng hóa dịch vụ tháng 10 hạ nhiệt, giúp CPI tháng 10/2011 tăng 0,36% so tháng 9, mức tăng thấp nhất trong 14 tháng. CPI tháng 10/2011 tăng 17,05% so với tháng 12/2010 và tăng 21,59% so với cùng kỳ 2010. Nhận định của chuyên gia  Khảo sát của hãng tin tài chính Bloomberg với 10 nhà phân tích có dự báo chính xác nhất về giá vàng trong 8 quý vừa qua, kết quả cho thấy giá vàng sẽ hồi phục khỏi mức thấp hiện nay và lập kỷ lục mới là 1.950 USD/ounce vào tháng 3 năm tới do nỗi lo kinh tế toàn cầu trì trệ và nợ công châu Âu chưa giải quyết được.  Ngân hàng Mortan Stanley cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng buộc Trung Quốc phải đẩy tăng lượng ngô nhập khẩu theo cấp số nhân trong năm tới, sẽ là cơ hội để giá mặt hàng này lên cao.  Nobuo Tanaka, cựu chủ tịch Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng, giá dầu hợp lý nhất là ở 70 – 80 USD/thùng. Nếu giá dầu ở quanh 100 USD/thùng sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Hiện tại, giá dầu đang ở quanh 90 USD/thùng.  Sản xuất công nghiệp tăng nhẹ; khai thác dầu thô và khí tự nhiên giảm  Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2011 tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so cùng kỳ 2010. Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng 2011 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,7%; công nghiệp chế biến tăng 10,2%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 9,4%. Một số ngành có chỉ số sản xuất 10 tháng tăng cao so cùng kỳ là: SX đồ gốm, sứ không chịu lửa (86%); SX đường (42,4%); SX mô tô, xe máy (19,9%); Xay xát, sản xuất bột thô (19,5%).  Tồn kho tại 1/10/2011 tăng mạnh so cùng kỳ  Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/10/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,1% so với cùng thời điểm năm trước. Các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: KINH TẾ TRONG NƯỚC TÀI TRỢ VÀNG Page 4 Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011 KINH TẾ TRONG NƯỚC Ngành Mức tăng Sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện 88% Sản xuất xi măng, vôi, vữa 84,4% Sản xuất bột giấy, giấy và bìa 82,6% Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 77,8% Sản xuất bia và mạch nha 50,7% Sản xuất giày dép tăng 49,9% Sản xuất mô tô, xe máy tăng 49,5% Sản xuất thức ăn gia súc tăng 42%  Đầu tư từ ngân sách 10 tháng bằng 74,6% kế hoạch năm  Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10 ước tính đạt 19,8 nghìn tỷ đồng.  Tính chung 10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 149,7 nghìn tỷ đồng, bằng 74,6% kế hoạch năm và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2010.  Hongkong đứng đầu cung vốn FDI 10 tháng  Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến 20/10/2011 đạt 11273,9 triệu USD, bằng 78,2% cùng kỳ năm 2010. FDI thực hiện ước tính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2010.  FDI 10 tháng tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 5631,1 triệu USD, chiếm gần 50% tổng số vốn đăng ký.  Trong số 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, 10 tháng năm 2011, Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất với 2862,3 triệu USD, chiếm 32,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.  Thu ngân sách bằng 89% dự toán  Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2011 ước đạt 529,9 nghìn tỷ đồng, bằng 89,1% dự toán năm. Bội chi ngân sách Nhà nước đến 15/10 là 44,6 nghìn tỷ đồng.  Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ  Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2011 ước tính đạt 1561 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 3,9%.  Xuất khẩu tăng mạnh, nhập khẩu tháng 10 giảm tốc  Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 8,3 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 10 tháng năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ 2010.  Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 ước tính đạt 9,1 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 86,4 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2010.  Nhập siêu hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 800 triệu USD. Nhập siêu 10 tháng ước tính 8,4 tỷ USD, bằng 10,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ yếu tố vàng thì nhập siêu hàng hóa mười tháng năm nay ước tính 8,9 tỷ USD, bằng 11,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.  Thuê bao điện thoại cố định 10 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ  Số thuê bao điện thoại phát triển mới 10 tháng năm nay ước tính đạt 9,3 triệu thuê bao, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 46,1 nghìn thuê bao cố định, giảm 76,2% và 9,3 triệu thuê bao di động, giảm 16,1%.  Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 10/2011 ước tính đạt 130,7 triệu thuê bao, tăng 3,9% so với cùng thời điểm năm trước. TÀI TRỢ VÀNG Page 5 Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011 KINH TẾ TRONG NƯỚC Tài chính – Ngân hàng  Huy động vốn  Theo báo cáo của cục Thống kê Hà Nội tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến tháng 10 là 787.400 tỷ đồng, bằng 99,2% so với tháng trước và bằng 99,02% so với tháng 12/2010.  Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 10 ước đạt 878,8 nghìn tỷ, tăng 17,7% so cùng kỳ và tăng 9% so cuối năm 2010.  Tăng trưởng tín dụng  TP Hồ Chí Minh, có tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 10 ước đạt 746 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ, tăng 5,2% so cuối năm 2010. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ tăng 9,1% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 220 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,5% tổng dư nợ, tăng 15,5% so cùng kỳ.  Tại Hà Nội, tổng dư nợ cho vay dự kiến tháng 10 đạt 558.300 tỷ đồng, tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 9,48% so với tháng 12/2010. Trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 0,17% và 8,41%, dư nợ trung và dài hạn bằng 99,91% tháng trước và tăng 11,16% so với tháng 12/2010.  Giao dịch thị trường mở  Trong tháng 10, NHNN đã bơm ròng 5.162 tỷ đồng thông qua giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất giao dịch vẫn được giữ là mức 14%/năm. Kỳ hạn trên thị trường mở là 7 ngày và 14 ngày.  Thị trường liên ngân hàng  Tháng 10, lãi suất qua đêm bình quân trên thị trường liên ngân hàng biến động trong khoảng từ 10,87 % - 14,5%/năm, thường thấp hơn mức trần 14%/năm huy động trên thị trường 1 của các ngân hàng. Biến động mạnh nhất là kỳ hạn 1 tháng, ghi nhận lãi suất giao dịch lên 30- 40%/năm tại một số phiên giao dịch trung tuần tháng 10. Thị trường trái phiếu  Tháng 10, KBNN đã huy động được 1.050 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 3 năm và 5 năm. Lãi suất huy động giao động từ 12,1% - 12,15%/năm tùy theo kỳ hạn. Có 2 phiên đấu thầu liên tiếp ngày 13 và 20/10 không thành công.  Phiên đấu thầu ngày 20/10 thậm chí không có thành viên nào đăng ký tham gia dự thầu.  Thị trường vàng  Thị trường vàng trong nước tháng qua tương đối trầm lắng, giá chỉ tăng có 500 nghìn đồng và chốt tháng tại 44,5 – 44,8 triệu đồng/lượng do thị trường thế giới ít biến động.  Nhu cầu mua vàng của người dân và nhà đầu tư giảm rõ rệt vì thị trường USD biến động mạnh, thu hút việc chuyển kênh đầu tư. Vàng trong nước không còn đắt hơn nhiều so với vàng thế giới, co hẹp về dưới 2 triệu đồng/lượng tính theo USD trong ngân hàng. Tính theo USD tự do, khoảng cách đó nhiều khi được xóa bỏ, thậm chí có phiên giá vàng trong nước rẻ hơn.  Khoảng cách bán ra và mua vào của các nhà TÀI TRỢ VÀNG Page 6 Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011 vàng cũng co hẹp về dưới 400 nghìn đồng/lượng.  Tỷ giá  Tháng 10 ghi nhận tỷ giá USD liên ngân hàng tăng mạnh nhất kể từ khi NHNN điều chỉnh tỷ giá hôm 11/2. Trong tháng có tới 14 lần NHNN nâng tỷ giá bình quân, tổng cộng 175 đồng, lên 20.803 đồng.  So với thời điểm Thống đốc công bố tỷ giá sẽ không biến động quá 1% cho đến hết năm, tỷ giá USD hiện đã tăng 0,84%.  Tái xuất hiện tình trạng USD hai giá. USD trong ngân hàng niêm yết ở mức sát trần theo công bố của NHNN, nhưng thực tế các doanh nghiệp mua USD phải chịu giá rất cao, có khi vượt cả thị trường tự do. Mức đỉnh của USD đen trong ngân hàng tháng qua là 21.900 đồng.  USD ngoài thị trường tự do tăng mạnh, có lúc tới 21.940 đồng, nhưng về cuối tháng đã hạ nhiệt sau khi NHNN yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 95 của chính phủ về xử phạt trong lĩnh vực tiền tệ. Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng tháng 10/2011 20,600 20,650 20,700 20,75 20,800 20,850 1/ 10 4/ 10 6/ 10 10 /1 0 12 /1 0 14 /1 0 17 /1 0 19 /1 0 21 /1 0 24 /1 0 26 /1 0 28 /1 0  Thông tin quan trọng  Hội nghị TW 3 xác định tái cơ cấu thị trường tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các NHTM nhỏ, yếu kém. NHNN đưa ra 4 quan điểm và nguyên tắc cho quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM, khuyến khích các NHTM chủ động mua bán, sáp nhập.  Ngày 5/10, NHNN họp với nhóm „G12‟ là các NHTMCP lớn và ra tuyên bố không để NHTM nào mất thanh khoản.  NHNN cho phép nhóm 5 NHTM mở tài khoản vàng ở nước ngoài và phối hợp với SJC bán vàng bình ổn. Sau đó có thêm 2 NHTM tham gia bán vàng bình ổn, nâng tổng số NHTM được thực hiện lên 7 ngân hàng.  Ngày 7/10, HD Bank bị phát hiện huy động vượt trần lãi suất.  Cơn bão tín dụng đen hoành hành, thông tin về nhiều vụ vỡ nợ xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố. Nhiều vụ việc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. CA Hà Nội cảnh báo về hệ lụy xấu từ tín dụng đen.  Theo ước tính của TBKTSG, các tổ chức đã bán ra xấp xỉ 30 tấn vàng trong vòng 1 tháng.  Ngày 19/10, theo số liệu từ đơn vị nghiệp vụ thì đến cuối tháng 8/2011, nợ không đủ tiêu chuẩn là hơn 76 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ mất trắng là 3,21%, tương đương 37 ngàn tỷ.  Ngày 20/10, tại kỳ họp thứ II quốc hội khóa XIII, Thủ tướng công bố kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2012. Theo đó tăng trưởng tín dụng ở mức 12%, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,5%.  Trong ngày 25/10, một nguồn tin của TBKTSG online cho biết là NHNN tái cấp vốn có điều kiện cho 5-6 NHTM.  Các NHTM thông báo kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng với mức lợi nhuận khả quan, tuy nhiên các chuyên gia lo ngại về tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhanh chóng.  Chính sách, văn bản pháp luật  Ngày 6/10, NHNN ban hành thông tư 32 chính thức cho phép một số NHTM bán vàng huy động bình ổn giá và mở tài khoản vàng ở nước ngoài.  Ngày 8/10, NHNN ban hành thông tư 33/TT- NHNN quy định hệ số rủi ro là 250% với khoản vay đảm bảo bằng vàng và TCTD không được KINH TẾ TRONG NƯỚC TÀI TRỢ VÀNG Page 7 Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011 cho vay để mua vàng.  Ngày 18/10, NHNN khẳng định sẽ đảm bảo thanh khoản cho các TCTD và an toàn cho cả hệ thống.  Ngày 22/10, Chính phủ ban hành nghị định 95/2001 NĐ-CP sửa đổi quy định mức phạt cao nhất về quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng lên 500 triệu đồng thay vì 70 triệu đồng như trước.  Ngày 26/10 NHNN gửi công văn đề nghị tới UBND các tỉnh, TP, các bộ có liên quan hợp tác trong Thị trường hàng hóa  Giá hàng hóa giảm, ngoại trừ gạo và thủy sản Giá hàng hóa dịch vụ tháng 10 hạ nhiệt, giúp lạm phát thấp nhất trong 14 tháng.  Giá dầu hỏa và diezel giảm lần lượt 300 đồng và 400 đồng mỗi lít kể từ 11h ngày 10/10. Cụ thể dầu diezel loại 0,05S giảm từ 20.800 đồng xuống 20.400 đồng mỗi lít. Còn dầu hỏa giảm từ 20.500 đồng xuống còn 20.200 đồng mỗi lít.  Giá thịt giảm khoảng 20% so với thời điểm cuối tháng 7 đầu tháng 8. Giá rau tăng mạnh trong thời gian mưa bão, nhưng sớm cân bằng trở lại.  Giá cà phê xuống thấp nhất kể từ cuối tháng 1, còn chưa đến 40 triệu đồng/tấn. Giá cao su cũng sụt mạnh theo xu hướng của thế giới.  Giá hạt tiêu thiết lập đỉnh cao chưa từng có tại 160.000 đồng/kg, nhưng cũng điều chỉnh nhanh và hiện còn 140.000 đồng/kg.  Giá các nông sản như mía và sắn ở các vùng chịu lũ rớt mạnh, thiếu sức mua.  Giá lúa gạo tăng khoảng 500 – 1.000 đồng/kg, thiết lập mặt bằng mới, vì nhu cầu xuất khẩu mạnh cộng với tác động tâm lý từ lũ lụt ở Thái Lan.  Giá thủy sản như cá tra, tôm sú, tôm hùm… tăng, riêng tôm hùm lập kỷ lục về giá với trên 2 triệu đồng/kg do nhu cầu cao trong khi nguồn cung khan hiếm. quản lý thị trường vàng và ngoại hối; trực tiếp đề nghị Bộ Công An xử lý nghiêm các vi phạm kinh doanh về ngoại hối và vàng.  Ngày 26/10, NHNN cũng ra quy định lãi suất tiền gửi bao gồm cả khuyến mãi không được vượt quá trần quy định  Ngày 28/10, NHNN trình Thủ tướng dự thảo quản lý thị trường vàng trong đó nêu rõ 7 biện pháp được áp dụng với mọi loại hình sản xuất, giao dịch và kinh doanh vàng  Nhiều bất cập trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa  Một loạt các sai phạm về chế biến thực phẩm bị phát giác như cốm Vòng, tương ớt hay các loại thịt.  Tình trạng nhập lậu nội tạng và thịt hỏng từ Trung Quốc vẫn tiếp diễn trong khi thương lái trong nước lại gom heo xuất sang bên kia biên giới vì giá cao hơn.  Chiêu làm giá của các đại lý kinh doanh xe máy Honda và Yamaha ngày càng mạnh. Giá bán đến tay người tiêu dùng cao hơn tới 30% so với giá đề xuất của nhà sản xuất.  Gói cước tỉ phú của hãng di động Beeline tung ra được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình, nhưng lại bị Bộ Thông tin và Truyền thông tuýt còi vì vi phạm quy định hoạt động khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động.  Nhận định của chuyên gia  Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương), giá hàng hóa tháng 11 sẽ không có biến động lớn. Cụ thể là, giá nhiều mặt hàng vẫn theo đồ thị hình sin, với mức tăng lớn nhất là rau củ quả, gạo, rượu... mức tăng thấp nhất ở nhóm hàng vật liệu xây dựng. Sự biến động tỷ giá USD/VND các tháng cuối năm sẽ ảnh hưởng tới giá hàng hóa nhập khẩu. TÀI TRỢ VÀNG Page 8 Báo cáo kinh tế - tài chính tháng 10/2011 Tháng 10/2011, VN-Index giảm 1,6% từ 427,6 điểm xuống 420,8 điểm. HNX-Index giảm từ 71,3 điểm xuống 70,2 điểm. KLGD trung bình sàn HoSE đạt 28,52 triệu cp/phiên, đạt giá trị trung bình khoảng 467,5 tỷ đồng/phiên. KLGD tháng 10 giảm 44% và giá trị giao dịch giảm 49% so với tháng 9/2011. Thị trường đã hồi phục nhẹ vào tuần thứ 3 của tháng 10 song VN-Index không thể bứt phá được qua mốc 422 điểm khi các thông tin bất lợi liên tục xuất hiện: TTCK thế giới sụt giảm mạnh do ảnh hưởng bởi nợ công Châu Âu, các vụ vỡ nợ liên tục được phát hiện gây tâm lý xấu đến NĐT, tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, kết quả kinh doanh quý 3 làm các cổ phiếu phân hóa mạnh. Tại HoSE, trong tháng 10 có 81 mã tăng; trong đó có 17 mã tăng trên 10%. Phía giảm giá có 207 mã; trong đó có 58 mã giảm trên 10%. Dẫn đầu phía tăng giá là CTI của Cường Thuận Idico, tăng gần 40% từ 16.100 lên 22.500 đồng. Tiếp đến là VLF-Lương thực Vĩnh Long (28,2%), TSC-Vật tư nông nghiệp Cần Thơ (28%), NHS- Đường Ninh Hòa (25,9%), AGF (18,7%), PDR (16,8%)… Phía giảm giá, dẫn đầu là tân binh SVT-Savitech, giảm 49,4% từ 17.000 xuống 8.600 đồng. Tại HNX, trong tháng 10 có 133 mã tăng; trong đó có 13 mã tăng trên 10%. Phía giảm giá có 221mã; trong đó có 18 mã giảm trên 20%.  Các thông tin ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu trong tháng  Vụ vỡ nợ đình đám mang tên Huỳnh Thị Huyền Như (Thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Phương Đông): Các thông tin xoay quanh vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như tại các công ty chứng khoán đã khiến giá cổ phiếu ORS giảm sàn liên tục từ 5.500 đồng xuống 3.200 đồng/cp.  VSD đình chỉ hoạt động lưu ký của SME 1 tháng vì không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh toán đúng thời hạn, trước đó các lệnh giao dịch của khách hàng SME đều bị hủy. Theo thông tin thì quy mô hủy giao dịch của SME khoảng 1,5 tỷ đồng và Chủ tịch HĐQT SME ông Phan Huy Chí đã lên tiếng về sự việc trên xảy ra là do lỗi đường truyền nên tiền không thể đến B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1.bcao_kte_tai_chinh_t10_cafef.pdf
Tài liệu liên quan