Thích ứng của giáo viên mầm non mới vào nghề tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương biểu hiện qua khía cạnh thái độ

Bài viết này đề cập đến sự thích ứng của giáo viên mầm non (GVMN) mới vào nghề tại

thành phố Thủ Dầu Một biểu hiện qua khía cạnh thái độ đối với hoạt động dạy học. Khách

thể nghiên cứu gồm 100 giáo viên mầm non. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng

trong nghiên cứu này là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy

mức độ thích ứng khác nhau ở những hành động dạy học khác nhau cũng như trong từng

biểu hiện của hành động. Mức độ thích ứng đối với ba hành động dạy (Chuẩn bị; tổ chức,

điều khiển; kiểm tra, đánh giá) không cao, trong đó hành động kiểm tra, đánh giá có mức

thích ứng cao hơn hai hành động còn lại.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thích ứng của giáo viên mầm non mới vào nghề tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương biểu hiện qua khía cạnh thái độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2690 THÍCH ỨNG CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON MỚI VÀO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG BIỂU HIỆN QUA KHÍA CẠNH THÁI ĐỘ Huỳnh Thanh Trúc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến sự thích ứng của giáo viên mầm non (GVMN) mới vào nghề tại thành phố Thủ Dầu Một biểu hiện qua khía cạnh thái độ đối với hoạt động dạy học. Khách thể nghiên cứu gồm 100 giáo viên mầm non. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thích ứng khác nhau ở những hành động dạy học khác nhau cũng như trong từng biểu hiện của hành động. Mức độ thích ứng đối với ba hành động dạy (Chuẩn bị; tổ chức, điều khiển; kiểm tra, đánh giá) không cao, trong đó hành động kiểm tra, đánh giá có mức thích ứng cao hơn hai hành động còn lại. Từ khóa: thích ứng, thái độ, giáo viên mầm non. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khi có sự thích ứng trong công việc, con người sẽ có sự say mê phấn khởi, sẽ đặt tâm trí và sức lực của mình vào hoạt động. Thích ứng có thể hiểu như sự thích nghi và ứng xử, với nghề nhà giáo, người dạy luôn phải tự xoay mình để thích nghi trong môi trường nghề nghiệp của họ rồi tìm ra những phương pháp ứng xử để phù hợp cho công tác giảng dạy, đưa được kiến thức tới người học. Một nghề được gọi với cái tên GVMN, cái nghề làm dâu trăm họ, nghề làm mẹ cả trăm con, đòi hỏi những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức, sự nhiệt huyết tận tâm với nghề. GVMN, nhất là khi mới vào nghề, cảm thấy áp lực khi đối diện với một thế hệ mầm non như những trang giấy trắng với những cử chỉ, hành vi đều mang theo sự hồn nhiên vô tư và cả sự bướng bỉnh, khóc la; vất vả xử lý tình trạng ăn uống khó khăn của trẻ, khó xử trong những tình huống giữa các trẻ với nhau, áp lực khi giao tiếp với phụ huynh Abe Arkoff (1968) chỉ ra rằng: “Sự thích ứng nói chung của con người gồm các chỉ số: hạnh phúc, hài lòng, lòng tự trọng, sự phát triển cá nhân, sự hội nhập cá nhân, khả năng tiếp xúc với môi trường, hiệu quả hoạt động trong môi trường; sự độc lập với môi trường”. Một khi thái độ bị tác động theo chiều hướng tiêu cực thì kéo theo nhiều hệ lụy. Xinyin Chen (2000) “Sự thất vọng tác động âm tính tới các kết quả học tập và tác động dương tính tới việc tăng các khó khăn thích ứng”. Có thể thấy thái độ góp một phần quan trọng trong hoạt động nói chung và hoạt động nghề nghiệp nói riêng, cũng là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng dạy và học. 2691 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu về thích ứng của giáo viên mầm non mới vào nghề biểu hiện qua khía cạnh thái độ, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nhưng phương pháp chính là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Khánh thể nghiên cứu gồm 100 giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Câu hỏi nghiên cứu gồm: Khi mới vào nghề và cho đến nay, Thầy/Cô có sự thay đổi thái độ với hoạt động dạy không? Thái độ của Thầy/Cô đối với từng hành động cụ thể như chuẩn bị cho hoạt động dạy học/tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học trên lớp/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ? Đánh giá sự thích ứng ở 5 mức độ: Mức độ thích ứng rất thấp: 1≤ĐTB≤1,80; Mức độ thích ứng thấp: 1,81≤ĐTB≤2,60; Mức độ thích ứng trung bình: 2,61≤ĐTB≤3,40; Mức độ thích ứng cao: 3,41≤ĐTB≤4,20; Mức độ thích ứng rất cao: 4,21≤ĐTB≤5,00. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU Nghiên cứu sự thay đổi thái độ với từng hành động dạy học cụ thể: Chuẩn bị cho hoạt động dạy học; Tổ chức - điều khiển hoạt động ở lớp; Kiểm tra- đánh giá kết quả học tập để làm sáng tỏ về mức độ thích ứng biểu hiện qua khía cạnh thái độ, chúng tôi khảo sát và xử lý số liệu từ 100 phiếu điều tra, kết quả thể hiện ở Bảng 3.1, 3.2 và 3.3. Thích ứng biểu hiện ở sự thay đổi thái độ khi thực hiện hành động chuẩn bị. Kết quả Bảng 3.1 cho thấy trong khâu chuẩn bị cho hoạt động dạy, sự thay đổi thái độ của GV cho thấy mức thích ứng thấp (ĐTB=2,42; ĐLC=1.172). Điểm trung bình cao nhất thuộc về nội dung “Hứng thú, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, các sách giáo khoa liên quan về kỹ năng sư phạm, giảng dạy, lĩnh hội các kiến thức chuyên ngành mầm non”, được GV lựa chọn nhiều nhất với ĐTB=2,54. Xếp hạng hai là “Hài lòng khi tiến hành xây kế hoạch giảng dạy và tổ chức các trò chơi, theo năm, tháng và các buổi dạy, phù hợp tiêu chuẩn được đề ra” với ĐTB=2,45. Những vị trí tiếp theo lần lượt là “Thích thú khi lên kế hoạch và thực hiện công tác nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc trẻ” có ĐTB=2,44 và “Say mê việc tự làm đồ dùng học tập, đồ chơi, sưu tầm học cụ cho trẻ để sử dụng cho các bài giảng mang tính trực quan” có ĐTB=2,39. Cuối cùng, thay đổi thái độ ở mức thấp nhất thuộc về “Quan tâm đến sự phát triển kiến thức, sáng tạo khi soạn giáo án, tích cực đổi mới hoạt động dạy học” có trị số trung bình ĐTB=2,28. Kết quả trên cho thấy biểu hiện tính đặc thù của nghề GVMN phải nắm được các đặc điểm của từng trẻ, phát huy những sở trường trong quá trình lên lớp và khắc phục những hạn chế của học sinh, theo đó đòi hỏi trong bước chuẩn bị các hoạt động phải luôn đổi mới nhằm phát huy được tính tích cực giữa giáo viên và trẻ. Tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, chúng tôi thực hiện phỏng vấn cô Huỳnh Kim Lê H. và cô cho biết: “Vì mình là giáo viên vào nghề mới được 1 năm, mình lựa chọn nghề này vì rất yêu thích trẻ, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt tâm lý cũng như hiểu trẻ, cho nên việc xây dựng nội dung và tổ chức các hoạt động cho trẻ còn hạn chế dẫn đến chưa tạo được sự sôi nổi tích cực trong giờ lên lớp, lúc đó mình cảm thấy rất áp lực và mệt mỏi, tôi còn nghĩ mình không phù hợp với nghề. Nhưng dần về sau, mình đã hiểu trẻ hơn đồng thời cũng học hỏi các kinh nghiệm của những thầy cô đi trước, khi thấy trẻ năng nổ tham gia các hoạt động mình đã có lại niềm tin và hứng thú với nghề”. Kết quả phỏng vấn sâu càng cho thấy khía cạnh thích ứng biểu hiện qua thái độ của giáo viên với hành động chuẩn bị. Khi mới bắt đầu vào nghề, đa số GVMN mang trong mình sự nhiệt huyết, hào hứng cao, tuy nhiên chưa thật sự say mê, hài lòng nên khó tránh khỏi sự mệt mỏi, chán nản. 2692 Thích ứng biểu hiện ở sự thay đổi thái độ khi tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học. Nhìn bảng 3.2, thích ứng biểu hiện ở thay đổi thái độ khi tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học trên lớp của GVMN mới vào nghề cũng chỉ ở mức thấp (ĐTB=2,458 và ĐLC=1,1572). Trong đó, sắp xếp theo mức độ thay đổi tăng dần thì “Thích sáng tạo khi xây dựng những bài giảng, hoạt động cụ thể thu hút sự chú ý, tạo hứng thú cho trẻ” (ĐTB=2,68) đạt mức cao nhất. “Hứng thú cập nhập lại kiến thức, đổi mới để có sự sáng tạo trong hoạt động và sử dụng phương tiện để giáo dục trẻ” với ĐTB=2,62 cho thấy thu hút sự chú ý của trẻ là thách thức lớn nhất đối với bất kì GVMN nào, vì vậy họ luôn cần sự thay đổi tìm kiếm phương pháp giảng dạy để trẻ có được trải nghiệm hấp dẫn, thú vị trong lớp học. “Hài lòng khi phân phối, sử dụng thời gian hợp lý trong giờ dạy” với ĐTB=2,45 đứng thứ ba và cuối cùng là “Hài lòng khi xác định được trình tự logic của bài học” và “Hài lòng với ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm” có mức độ thay đổi thấp nhất với trị số trung bình lần lượt là 2,34 và 2,20. Kết quả phỏng vấn sâu về thái độ khi tổ chức và điều khiển hoạt động dạy học cho thấy hầu hết GVMN khi mới bắt đầu vào nghề do thiếu kinh nghiệm đứng lớp nên chưa có nhiều sự tự tin dẫn đến không hài lòng về giọng nói, cảm thấy run và thiếu sự truyền cảm qua lời nói. Họ có xu hướng coi trọng nội dung truyền đạt mà thiếu chú ý đến phương pháp dạy, thiếu sự sáng tạo trong những tình huống kích thích sự tò mò cũng như gây hứng thú cho trẻ. Cô Lê Thị Thanh H. cho rằng “GVMN mới vào nghề chưa tập trung nhiều đến việc tổ chức và điều khiển, đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo hoạt động dạy để thu hút sự chú ý cho trẻ”. Sự nhiệt huyết, tận tâm với nghề là những phẩm chất rất cần trong giáo dục mầm non để có thể sáng tạo trong tổ chức và điều khiển lớp học, song thực tế có nhiều yếu tố tác động trong quá trình hoạt động nghề làm hạn chế hiệu quả dạy học. Bảng 3.1. Mức độ thay đổi thái độ của giáo viên đối với hành động chuẩn bị Hành động Hoàn toàn không thay đổi (%) Không thay đổi % Phân vân % Thay đổi % Hoàn toàn thay đổi % ĐTB ĐLC Chuẩn bị Hài lòng khi tiến hành xây kế hoạch giảng dạy và tổ chức các trò chơi, theo năm, tháng và các buổi dạy, phù hợp tiêu chuẩn được đề ra. 19,0 46,0 7,0 27,0 1,0 2,45 1,11 Thích thú khi lên kế hoạch và thực hiện công tác nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc trẻ. 19,0 47,0 9,0 21,0 4,0 2,44 1,14 Hứng thú, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, các sách giáo khoa 17,0 45,0 10,0 23,0 5,0 2,54 1,17 2693 Hành động Hoàn toàn không thay đổi (%) Không thay đổi % Phân vân % Thay đổi % Hoàn toàn thay đổi % ĐTB ĐLC liên quan về kỹ năng sư phạm, giảng dạy, lĩnh hội các kiến thức chuyên ngành mầm non. Say mê việc tự làm đồ dùng học tập, đồ chơi, sưu tầm học cụ cho trẻ để sử dụng cho các bài giảng mang tính trực quan. 21,0 48,0 6,0 21,0 4,0 2,39 1,15 Quan tâm đến sự phát triển kiến thức, sáng tạo khi soạn giáo án, tích cực đổi mới hoạt động dạy học. 32,0 40,0 4,0 16,0 8,0 2,28 1,29 Chung 2,42 1,172 Bảng 3.2. Mức độ thay đổi thái độ của giáo viên đối với hành động tổ chức – điều khiển Hành động Hoàn toàn không thay đổi (%) Không thay đổi % Phân vân % Thay đổi % Hoàn toàn thay đổi % ĐTB ĐLC Tổ chức điều khiển Hứng thú cập nhập lại kiến thức, đổi mới để có sự sáng tạo trong hoạt động, phương tiện để giáo dục trẻ. 17,0 39,0 12,0 29,0 3,0 2,62 1,16 Thích sáng tạo khi xây dựng những bài giảng, hoạt động cụ thể thu hút sự chú ý, tạo hứng thú cho trẻ. 16,0 43,0 7,0 25,0 9,0 2,68 1,26 Hài lòng khi phân phối, sử dụng thời gian hợp lý trong giờ dạy. 17,0 50,0 11,0 15,0 7,0 2,45 1,14 2694 Hành động Hoàn toàn không thay đổi (%) Không thay đổi % Phân vân % Thay đổi % Hoàn toàn thay đổi % ĐTB ĐLC Hài lòng khi xác định được trình tự logic của bài học. 19,0 53,0 9,0 13,0 6,0 2,34 1,11 Hài lòng với ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm 28,0 43,0 15,0 9,0 5,0 2,20 1,10 Chung 2,45 1,15 Bảng 3.3. Mức độ thay đổi thái độ của giáo viên đối với hành động kiểm tra, đánh giá Hành động Hoàn toàn không thay đổi (%) Không thay đổi % Phân vân % Thay đổi % Hoàn toàn thay đổi % ĐTB ĐLC Kiểm tra đánh giá Hài lòng khi áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả. 21,0 43,0 5,0 26,0 5,0 2,51 1,22 Hài lòng khi xác định thang điểm chuẩn để thực hiện đánh giá, xếp loại 19,0 45,0 5,0 24,0 7,0 2,55 1,24 Quan tâm đến việc tạo dựng hoạt động giúp trẻ học tập, xây dựng câu hỏi, bài tập, tạo huống kiểm tra đảm bảo tính phù hợp, vừa sức với trẻ. 17,0 40,0 6,0 22,0 15,0 2,78 1,36 Thích thú xây dựng kiến thức, nội dung học tập cần kiểm tra. 19,0 30,0 11,0 30,0 10,0 2,82 1,32 Thích sáng tạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá vừa sức với trẻ. 19,0 33,0 4,0 26,0 18,0 2,91 1,44 Chung 2,71 1,32 Ghi chú: Điểm trung bình: ĐTB; Độ lệch chuẩn: ĐLC 2695 Thích ứng biểu hiện ở sự thay đổi thái độ trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ. Kết quả thích ứng biểu hiện ở sự thay đổi thái độ trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ được thể hiện ở bảng 3.3. Các khía cạnh cụ thể trong hành động kiểm tra, đánh giá được GVMN đánh giá có mức độ thay đổi tương đối hơn nhưng vẫn ở mức trung bình với trị số trung bình 2,714 và ĐLC = 1.3202. Hầu hết GVMN tham gia nghiên cứu điều tỏ ra sự hài lòng đối với khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ. Trị số cao nhất thuộc về “Thích sáng tạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá vừa sức với trẻ” với ĐTB = 2,91. Kế đến là “Thích thú xây dựng kiến thức, nội dung học tập cần kiểm tra” với ĐTB = 2,82. “Quan tâm đến việc tổ chức hoạt động cho trẻ học tập, xây dựng câu hỏi, bài tập, tạo huống kiểm tra đảm bảo tính phù hợp, vừa sức với trẻ” có ĐTB = 2,78. Hành động được GVMN lựa chọn đánh giá có sự thay đổi thấp nhất là “Hài lòng khi áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả” với ĐTB = 2,51 và “Hài lòng khi xác định thang điểm chuẩn để thực hiện đánh giá, xếp loại” với ĐTB = 2,55. Trong giáo dục mầm non, việc đánh giá, xếp loại trẻ là quy trình khó khăn, phức tạp vì nó mang nhiều yếu tố tổng hợp, đối với GVMN mới vào nghề, nếu không đủ hứng thú, yêu nghề thì việc này sẽ cảm thấy quá tải và áp lực. 4 KẾT LUẬN Từ kết quả khảo sát trên 100 GVMN tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, có thể thấy sự thích ứng của GVMN biểu hiện qua thái độ đối với từng hành động dạy học. Trong 3 hành động được khảo sát, chỉ có 1 hành động có sự thay đổi ở mức trung bình (Kiểm tra - đánh giá), 2 hành động còn lại (Chuẩn bị và Tổ chức - điều khiển) được các GVMN chọn ở mức thích ứng thấp và tùy theo từng hành động mà có mức độ thay đổi và thích ứng khác nhau. Có thể thấy sự thay đổi thái độ của GVMN đối với từng hành động dạy học phản ánh mức độ thích ứng với ngành nghề. Tuy còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự thích ứng với nghề, nhưng với nhiệt huyết và lòng yêu trẻ sẽ giúp những con người lái đò trụ được với nghề, thích ứng tốt hơn để có được những giờ học thú vị thông qua các hành động dạy học hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Andreeva.E.A.(1972), Những vấn đề thích ứng của sinh viên, Thanh niên và giáo dục, NXBTN cận vệ, Maxcơva. [2] Arkoff.A,Adjustmant and mental health-Mc Graw–Mc Graw–Hill Book Company [3] Hesketh, B, (2001), Ada.ting Vocational Psychology to Cope with Change Journal of Vocational Behavior, Vol.59, Issue 2. [4] Lê Thị Minh Loan (2010), Mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. [5] Xinyin Chen, Bo Shu Li (2000), Depressed mood in Chinese children: Development significance for social and shool adjusment, International journal of development. Volume 24, Issue 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthich_ung_cua_giao_vien_mam_non_moi_vao_nghe_tai_thanh_pho_t.pdf
Tài liệu liên quan