Thực trạng quản lí bồi dưỡng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở tỉnh Lào Cai

Việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh là

nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên các trường trung học phổ thông.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng nhằm đáp ứng sự thay đổi trong việc dạy học, giáo dục, kiểm tra,

đánh giá theo tiếp cận năng lực học sinh trung học phổ thông là rất cần thiết.

Qua nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, bài báo làm rõ thực trạng công

tác bồi dưỡng hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo tiếp

cận năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, từ đó đề ra biện pháp quản lí phù

hợp với thực trạng bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường trung học

phổ thông tỉnh Lào Cai.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng quản lí bồi dưỡng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng tập trung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Bồi dưỡng theo các cụm trường trên địa bàn tỉnh; Bồi dưỡng tại chỗ của các trường THPT. Kết hợp bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến thông qua mạng nội bộ, bồi dưỡng theo đợt với bồi dưỡng thường xuyên. Yêu cầu chung của phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng là đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng, đảm bảo cho mỗi CBQL, GV có thể tham gia bồi dưỡng. Mặt khác, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng phải bám sát nội dung, chương trình bồi dưỡng, hướng vào thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ CBQL, GV THPT, giúp họ biết cách tổ chức các hoạt động nghiên cứu KHSPƯD ở trường THPT. 2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh Lào Cai biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tập trung. Trước hết, cần bồi dưỡng những vấn đề chung về nghiên cứu KHSPƯD cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường THPT. Sau đó, có thể tách ra tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV theo chương trình hoạt động nghiên cứu KHSPƯD của từng ngành chuyên môn. Căn cứ điều kiện cụ thể, có thể tổ chức bồi dưỡng linh động đến các địa bàn, theo cụm trường để tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, GV vừa tham gia quản lí, giảng dạy, vừa tham gia các hoạt động bồi dưỡng. Sở Giáo dục và Đào tạo cần phải xác định những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động bồi dưỡng GV trên địa bàn tỉnh. Xác định nhu cầu bồi dưỡng về hoạt động nghiên cứu KHSPƯD của đội ngũ CBQL, GV. Phân loại CBQL, GV theo nhu cầu và năng lực để bồi dưỡng, tổ chức cho GV đi tham gia các lớp bồi dưỡng tập trung. Xây dựng kế hoạch và chủ trì tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho GV THPT trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các nhà trường THPT tổ chức hoạt động bồi dưỡng CBQL, GV trong nhà trường hoặc theo cụm trường trên địa bàn tỉnh. Nội dung bồi dưỡng bao gồm cả bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu KHSPƯD ở trường THPT và Chương trình Giáo dục phổ thông mới; phải tuân thủ theo chương trình quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo. Có thể lựa chọn một số chủ đề liên quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa và đổi mới hoạt động nghiên cứu KHSPƯD để CBQL, GV tiếp cận nghiên cứu. Ban giám hiệu nhà trường THPT cần phân loại CBQL, GV trong nhà trường, xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng CBQL, GV, phân công, GV luân phiên nhau đi tham gia các lớp bồi dưỡng. Đồng thời, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường mình cũng như hoạt động tự bồi dưỡng qua tài liệu hướng dẫn. Để tổ chức hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường, cần phải xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng, xác định nội dung, phương thức hoạt động bồi dưỡng, đảm bảo cho đội ngũ CBQL, GV vừa tham gia lớp bồi dưỡng, vừa hoạt động quản lí, giảng dạy theo kế hoạch. Đảm bảo cho CBQL, GV vừa được bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu KHSPƯD, vừa được bồi dưỡng về Chương trình Giáo dục phổ thông mới; lấy Chương trình Giáo dục phổ thông mới như một cơ sở để triển khai thực hiện các đề tài KHSPƯD ở nhà trường THPT. Phải xem hoạt động bồi dưỡng tại trường là hình thức bồi dưỡng quan trọng nhất. Ban giám hiệu nhà trường cần phải phân loại năng lực của CBQL, GV trong nhà trường để giao các đề tài nghiên cứu KHSPƯD cho phù hợp. Mục tiêu của tổ chức nghiên cứu đề tài KHSPƯD trong nhà trường không chỉ tập trung vào nghiệm thu đánh giá về giá trị khoa học sản phẩm nghiên cứu mà phải đánh giá được sự phát triển năng lực của CBQL, GV. Đội ngũ CBQL, GV ở các trường THPT theo sự phân công của nhà trường, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng. Đồng thời, phải tự chủ xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của bản thân, lấy hoạt động tự bồi dưỡng làm chính. Tự bồi dưỡng phải có tổ chức. Ban giám hiệu nhà trường cần phải xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu để các GV có thể tự bồi dưỡng. Nội dung, chương trình, tài liệu tự bồi dưỡng được phổ biến công khai đến Đỗ Thanh Tùng, Trần Đại Nghĩa NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC 54 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM các GV trong nhà trường THPT. Các nhà trường cần phải có chính sách động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho CBQL, GV của nhà trường tự bồi dưỡng. Mỗi CBQL, GV có thể căn cứ vào tài liệu, nội dung chương trình quy định để tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. 3. Kết luận Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV THPT NCKH theo tiếp cận năng lực có thể được vận dụng để nâng cao chất lượng NCKH sư phạm ứng dụng theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT cả nước nói chung và các trường THPT tỉnh Lào Cai nói riêng, phải tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng trường, từng địa phương để GV có thể thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu KHSPƯD theo tiếp cận năng lực để đáp ứng với xu thế bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông. Trong các biện pháp quản lí hoạt động NCKH ứng dụng theo tiếp cận năng lực, việc tổ chức bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ GV ở trường phổ thông về kiến thức, kĩ năng, năng lực để tiếp cận phương pháp nghiên cứu KHSPƯD là rất quan trọng và rất cần thiết. Nếu nghiên cứu kĩ lí luận, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng NCKH sư phạm ứng dụng ở trường phổ thông hiện nay sẽ có được hiệu quả như mong muốn. Điều này sẽ tác động tích cực đến các vấn đề ứng dụng thực tiễn trong dạy học, giáo dục HS THPT ở từng trường, từng địa phương khác nhau, tác động tích cực đến các hoạt động của HS, giúp HS đạt được năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, đạt được các mục tiêu dạy học, giáo dục đề ra. Tài liệu tham khảo [1] Trần Kiểm, (2012), Tiếp cận hiện đại trong quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015 - 2020 tỉnh Lào Cai, (2020). [3] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.94, 95, 96. [4] Brophy, J.E., and Good, T.L, (1986), Teacher behavior and student achievement, In M.C. Wittrock (Ed.), Handbook of research on teaching (3rd ed., pp 328- 375), New York: Macmillan. [5] Krathwohl, D.R, (1998), Methods of educational and social science research: An inte-grated approach, New York: Longman. [6] Lass, G.V., Cahen, L.S., Smith, M.L., and Filby, N.N, (1982), School class size: Research and policy, Beverly Hills, CA: Sage [7] Levy, F., and Murnane, R.J, (2004), The new division of labor: How computers are creating the next job market, Princeton, NJ: Princeton University Press. [8] National Research Council, (2007a), Taking science to school: Learning and teaching science in grades K-8, Washington, DC: The National Academies Press. [9] Yael Friedler & Pinchas Tamir, (2010), Teaching basic concepts of scientific research to high school students, p.263-269, Publishedonline: 13 Dec 2010, https://doi.or g/10.1080/00219266.1986.9654837. CURRENT SITUATION OF MANAGEMENT AND DEVELOPMENT OF RESEARCH ACTIVITIES ON APPLIED EDUCATIONAL SCIENCES BASED ON COMPETENCE APPROACH FOR SCHOOL MANAGERS AND TEACHERS AT HIGH SCHOOLS IN LAO CAI PROVINCE Do Thanh Tung1, Tran Dai Nghia2 1 Department of Education and Training of Lao Cai province Block 4, 30/4 Street, Bac Lenh ward, Lao Cai city, Lao Cai province, Vietnam Email: thanhtung7373@gmail.com 2 Dong Thap University 783 Pham Huu Lau, Cao Lanh city, Dong Thap province, Vietnam Email: trandainghia158@gmail.com ABSTRACT: Improving the quality of training and education of students is an important task of high school teachers. In order to perform that task, research activities on applied educational sciences is necessary to meet the changes in teaching and evaluating based on competence approach for high school students. Through a survey on theoretical research and its current status, the article examines an overview of research activities on applied educational science based on competence approach for school managers and teachers, thereby suggesting management measures in line with the current situation of developing school managers and teachers at high schools in Lao Cai province. KEYWORDS: Management, developing, scientific research, applied education, high schools.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_quan_li_boi_duong_nghien_cuu_khoa_hoc_su_pham_ung.pdf
Tài liệu liên quan