Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam

Trong nhiều năm qua, nguyên tắc giá gốc và kế toán theo phương pháp giá gốc đã

thực hiện tốt vai trò cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy cho các chủ thể trong nền

kinh tế trong tiến trình ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và

hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, nhằm đảm bảo sự hài hòa và tương thích của hệ thống kế

toán Việt Nam với các nước trên thế giới, việc sử dụng các cơ sở tính giá khác ngoài giá

gốc trong công tác kế toán là xu thế tất yếu khách quan. Nghiên cứu trình bày cơ sở lý

thuyết về nguyên tắc giá trị hợp lý, thực trạng vận dụng nguyên tắc này trong công tác kế

toán tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất

nhằm đẩy nhanh lộ trình vận dụng cơ sở tính giá theo giá trị hợp lý trong công tác kế toán

tại Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Huỳnh Thị Kim Hà 139 Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam Huỳnh Thị Kim Hà Văn phòng Công đoàn Đại học Đà Nẵng 41 Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng huynhthikimha@yahoo.com Tóm tắt: Trong nhiều năm qua, nguyên tắc giá gốc và kế toán theo phương pháp giá gốc đã thực hiện tốt vai trò cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy cho các chủ thể trong nền kinh tế trong tiến trình ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, nhằm đảm bảo sự hài hòa và tương thích của hệ thống kế toán Việt Nam với các nước trên thế giới, việc sử dụng các cơ sở tính giá khác ngoài giá gốc trong công tác kế toán là xu thế tất yếu khách quan. Nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết về nguyên tắc giá trị hợp lý, thực trạng vận dụng nguyên tắc này trong công tác kế toán tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy nhanh lộ trình vận dụng cơ sở tính giá theo giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam. Từ khóa: kế toán, giá trị hợp lý, Việt Nam. 1 Đặt vấn đề Hiện nay, khi giá gốc vẫn được quy định là một nguyên tắc kế toán cơ bản trong công tác kế toán tại Việt Nam, thì giá trị hợp lý đang dần khẳng định những ưu thế trong định giá. Việc sử dụng giá trị hợp lý đã và đang được Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) ủng hộ và chuẩn bị những cơ sở quan trọng cho việc áp dụng rộng rãi tại các quốc gia. Nghiên cứu khái quát hóa những nội dung cơ bản và nêu lên thực trạng vận dụng nguyên tắc giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam và các nước trên thế giới, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy nhanh tiến trình áp dụng cơ sở tính giá này vào công tác kế toán tại Việt Nam. 2 Cơ sở lý thuyết về giá trị hợp lý 2.1 Khái niệm Giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá trị thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị (Luật Kế toán số 88/2015/QH13 năm 2015). Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá (Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)16 - Tài sản, nhà cửa và thiết bị). Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch hoàn toàn ngang giá (IAS 40: Bất động sản đầu tư). Giá trị hợp lý là mức giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả khi thanh toán một khoản nợ trong một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá (Chuẩn mực kế toán Mỹ - FAS 57). 140 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Giá trị hợp lý là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một món nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)13 - Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) có hiệu lực từ 01/1/2013). 2.2 Đo lường giá trị hợp lý Đo lường giá trị hợp lý ở thời điểm ghi nhận ban đầu: IFRS 13 đã đưa ra 3 cấp độ xác định giá trị hợp lý, theo đó cấp độ càng cao thì ước tính càng đáng tin cậy. - Cấp độ 1: Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất, trong các thị trường đang hoạt động mà doanh nghiệp báo cáo có thể tiếp cận tại ngày đo lường. - Cấp độ 2: Các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập cho tài sản hay nợ phải trả, trực tiếp (giá thị trường) hay gián tiếp (xuất phát từ thị trường), khác giá niêm yết cấp độ 1. Nếu tài sản hay nợ phải trả liên quan đến một điều khoản cụ thể, dữ liệu tham chiếu cấp độ 2 phải là dữ liệu có thể thu thập của tất cả các điều khoản thiết yếu, có liên quan đến tài sản hay nợ phải trả. Dữ liệu tham chiếu cấp độ 2 bao gồm: + Giá niêm yết của tài sản hay công nợ phải trả tương tự, trong thị trường hoạt động. + Giá niêm yết của tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay tương tự trong thị trường không phải là thị trường hoạt động. - Cấp độ 3: Dữ liệu tham chiếu tài sản hay nợ phải trả, không dựa trên dữ liệu thị trường có thể thu thập (dữ liệu không thể thu thập từ thị trường). Các dữ liệu này được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý trong trường hợp các dữ liệu về thị trường hoạt động không sẵn có tại ngày đo lường. Đo lường giá trị hợp lý trong quá trình sử dụng tài sản và tại thời điểm lập báo cáo tài chính: Theo IAS 36 “Tổn thất tài sản”, dấu hiệu cho thấy tài sản dang giảm giá trị là khi giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản thể hiện trên báo cáo tài chính tại thời điểm cuối niên độ. Giá trị có thể thu hồi của một tài sản được xác định là giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản. Ðây được xem như sự áp dụng giá trị hợp lý trong việc xác định sự giảm giá trị tài sản. Các khoản chênh lệch phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáo có thể được xử lý theo các phương án: - Ghi nhận là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi lỗ. - Ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, các khoản chênh lệch giá đánh giá lại được tính trên cơ sở giá trị hợp lý (áp dụng với nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài sản vô hình) được xử lý theo nguyên tắc: - Chênh lệch giá trị đánh giá lại của tài sản giảm (do giá trị hợp lý giảm) được ghi nhận là chi phí trên báo cáo lãi, lỗ hoặc ghi giảm vốn chủ sở hữu nếu trước đó có phát sinh chênh lệch đánh giá lại tăng đã được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu. - Chênh lệch giá trị đánh giá lại của tài sản tăng (do giá trị hợp lý tăng) được ghi nhận tăng vốn chủ sở hữu hoặc ghi nhận vào thu nhập nếu trước đó có phát sinh chênh lệch đánh giá lại giảm đã được ghi nhận vào chi phí trên báo cáo lãi, lỗ. Huỳnh Thị Kim Hà 141 2.3 Các phương pháp xác định giá trị hợp lý - Các kỹ thuật định giá bao gồm: Phương pháp thị trường, phương pháp thu thập, phương pháp chi phí. - Phương pháp thị trường: Sử dụng các giá và thông tin liên quan được phát sinh bởi các giao dịch trên thị trường bao gồm các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay so sánh được. - Phương pháp thu nhập: Sử dụng kỹ thuật định giá để chuyển đổi các giá trị tương lai về giá trị hiện tại (chiết khấu). - Phương pháp chi phí: Dựa trên giá trị mà hiện tại có thể được yêu cầu để thay thế khả năng cung cấp của tài sản. 2.4 Ưu điểm và hạn chế của mô hình giá trị hợp lý Ưu điểm: - Phản ánh được những thay đổi của thị trường. - Những giả định dùng để ước tính giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng, ngày càng mang tính khách quan hơn với sự phát triển của hệ thống thông tin và sự phát triển của các thị trường chuyên ngành, nó cũng được yêu cầu công bố. Vì vậy, khả năng lạm dụng giá trị hợp lý được hạn chế đáng kể. - Các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang phát triển và từng bước hoàn thiện. Hạn chế: - Đối với những thị trường hoạt động chưa hoàn thiện hoặc trường hợp doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào những tài sản sau nhiều năm mới bán, thì mô hình giá trị hợp lý khó có thể thực hiện được, vì không có mức giá trị thường hoặc không có các tham số của thị trường [1]. 3 Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam và trên thế giới 3.1 Tại Việt Nam Một số các chuẩn mực kế toán trong hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành từ năm 1999 đang yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý, tuy nhiên các phương pháp xác định giá trị hợp lý trong các chuẩn mực dưới đây chỉ trình bày ở mức độ chung chung để ghi nhận nghiệp vụ phát sinh ban đầu trong các trường hợp không thể xác định được giá gốc. Giá trị hợp lý lần đầu tiên được đề cập đến trong chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập. Về phương pháp xác định giá trị hợp lý, ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 4 - Tài sản cố định vô hình: Giá trị hợp lý có thể là giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá của nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vô hình tương tự. Bảng 1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý Chuẩn mực Đối tượng VAS 01 “Chuẩn mực chung” Tài sản VAS 03 “Tài sản cố định hữu hình” (TSCĐHH) - TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi. - TSCĐHH được tài trợ, được biếu tặng. 142 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” VAS 04 “Tài sản cố định vô hình” (TSCĐVH) - TSCĐVH hình thành từ việc trao đổi chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị. - TSCĐVH hình thành trong quá trình sáp nhập. - TSCĐVH được nhà nuớc cấp hoặc được biếu tặng. - TSCĐVH mua duới hình thức trao dổi với một tài sản cố định vô hình không tương tự. VAS 05 “Bất động sản đầu tư” Bất động sản đầu tư VAS 06 “Thuê tài sản” Tài sản thuê tài chính VAS 10 “Ảnh huởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ mà được ghi nhận ban dầu theo giá trị hợp lý VAS 11 “Hợp nhất kinh doanh” Giá phí hợp nhất kinh doanh VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác” Doanh thu Bên cạnh đó, một số các chuẩn mực sau cũng đã đề cập đến giá trị hợp lý nhưng chưa yêu cầu phải sử dụng: VAS 02 “Hàng tồn kho”, VAS 05 “Bất động sản đầu tư”, VAS 07 “Các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, VAS 15 “Hợp đồng xây dựng”, VAS 19 “Hợp đồng bảo hiểm”, VAS 20 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”, VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, VAS 30 “ Lãi trên cổ phiếu” [1]. Ngày 13/3/2006, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 17/2006/TT-BTC hướng dẫn nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp định giá, tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp này như thế nào trong công tác kế toán vẫn chưa được đề cập đến. Ngày 20/3/2006 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Thuật ngữ “giá trị hợp lý” được đề cập chủ yếu trong thông tư 210/2009/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2009 về “Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính” được áp dụng để trình bày và thuyết minh các công cụ tài chính trên báo cáo tài chính từ năm 2011. Đến ngày 20/11/2015, giá trị hợp lý đã được đưa vào Luật Kế toán Số 88/2015/QH13 năm 2015 được Quốc Hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2017. Tuy nhiên, giá gốc được quy định trong công tác kế toán Việt Nam vẫn là một nguyên tắc cơ bản, do đó, hệ thống kế toán Việt Nam chưa sử dụng giá trị hợp lý để trình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt được mục đích ghi nhận và trình bày các khoản mục trên báo cáo theo những thay đổi của thị trường. Như vậy, có thể thấy bên cạnh giá gốc và đánh giá lại phù hợp với đặc điểm của từng loại tài sản và thời điểm lập báo cáo tài chính, Việt Nam đã từng bước cập nhật công tác kế toán theo phương pháp giá trị hợp lý nhưng đến nay vai trò của cơ sở định giá này còn khá mờ nhạt và vẫn chưa có định hướng rõ ràng [1]. 3.2 Trên thế giới Giá trị hợp lý bắt đầu trở thành một cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những năm 1990 và thuật ngữ “giá trị hợp lý” lần đầu tiên được đề cập đến trong Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 - Tài sản, nhà cửa và thiết bị (IAS 16). Tháng 5 năm 2009, IASB công bố “Dự thảo chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý”. Định nghĩa về giá trị hợp lý trong dự thảo này tương tự như Huỳnh Thị Kim Hà 143 định nghĩa giá trị hợp lý được đưa ra trong Chuẩn mực kế toán Mỹ số 157 - Đo lường giá trị hợp lý (FAS 157) của FASB ban hành năm 2006. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chuẩn mực kế toán quốc tế không nêu rõ mục tiêu xác định cũng như trình bày giá trị hợp lý. Theo đó, một số chuẩn mực kế toán được ban hành đã đưa ra các hướng dẫn chưa đầy đủ về cách xác định giá trị hợp lý, trong khi đó một số chuẩn mực khác có hướng dẫn chi tiết nhưng lại không nhất quán. Trên thực tế, rất cần thiết trên cả phương diện quốc tế và với hầu hết các quốc gia là cần có sự nhất quán trong xác định giá trị hợp lý để doanh nghiệp xác định hoặc trình bày giá trị hợp lý về tài sản/ nợ phải trả/ các công cụ vốn của doanh nghiệp. Vào tháng 6/2010, FASB đã đề xuất 04 điểm cần cập nhật cho các tiêu chuẩn kế toán nhằm sửa đổi dự thảo tiêu chuẩn kế toán của FASB, đó là: trình bày và đo lường theo giá trị hợp lý; ghi nhận doanh thu; các công cụ tài chính, vốn phái sinh và bảo hiểm rủi ro; báo cáo thu nhập tổng hợp [3]. Vào tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) và ban hành IFRS 13 vào tháng 5/2011, có hiệu lực từ ngày 01/1/2013. Khái niệm giá trị hợp lý trong chuẩn mực này nhấn mạnh giá trị hợp lý được xác định trên cơ sở giá thị trường, không phải theo doanh nghiệp. Cho đến nay, IASB đã thống kê có 17 chuẩn mực yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý trong một số trường hợp cụ thể, 08 chuẩn mực yêu cầu giá trị hợp lý thông qua tham chiếu đến một chuẩn mực khác và 13 chuẩn mực không yêu cầu giá trị hợp lý [2]. Bảng 2. Các chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý Số hiệu Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 11 Hợp đồng xây dựng IAS 16 Tài sản cố định hữu hình IAS 17 Thuê tài sản IAS 18 Doanh thu IAS 19 Phúc lợi lao động IAS 20 Kế toán các khoản trợ cấp của chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ Chính phủ IAS 26 Kế toán và báo cáo quỹ hưu trí IAS 33 Lãi trên cổ phiếu IAS 36 Tổn thất tài sản IAS 38 Tài sản cố định vô hình IAS 39 Ghi nhận và đánh giá công cụ tài chính IAS 40 Bất động sản đầu tư IAS 41 Nông nghiệp IFRS 1 Lần đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh IFRS 5 Tài sản dài hạn giữ để bán và hoạt động không liên tục 144 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Bảng 3. Các chuẩn mực yêu cầu giá trị hợp lý tham chiếu đến một chuẩn mực khác Số hiệu Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2 Hàng tồn kho IAS 21 Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ IAS 27 Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất IAS 28 Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết IAS 31 Góp vốn liên doanh IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm IFRS 7 Công cụ tài chính: Thuyết minh Hiện nay, kế toán giá trị hợp lý đã được sử dụng hầu hết tại các nước trên thế giới (Liên minh Châu Âu, Nga, Úc, Hồng Kông, Malaixia, Singapore, Chi Lê, Nam Phi,...). Trong số 140 quốc gia thuộc thẩm quyền khu vực trên toàn thế giới được xác định bởi IASB, 116 quốc gia đã thông qua IFRS cho tất cả hoặc hầu hết các thực thể có trách nhiệm công bố trong nước, 14 quốc gia đã thông qua IFRS cho ít nhất một vài thực thể, và 10 quốc gia không yêu cầu cũng không cho phép áp dụng IFRS cho bất kỳ một thực thể có trách nhiệm công bố trong nước (Thái Lan đang trong tiến trình thông qua IFRS, Inđônêxia đang trong quá trình hội nhập hầu hết các chuẩn mực quốc gia với IFRS, 8 quốc gia còn lại sử dụng các chuẩn mực quốc gia hoặc vùng: Bôlivia, Trung Quốc, Ai Cập, Guinea-Bissau, Macao, Niger, Hoa Kỳ và Việt Nam) [5]. Ở Trung Quốc, nhằm làm tăng tính hội tụ giữa các chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế, chuẩn mực kế toán số 3 - Bất động sản đầu tư (CAS 3) đã được ban hành vào năm 2006 nhằm hài hòa với chuẩn mực kế toán quốc tế số 40 - Bất động sản đầu tư (IAS 40). Tại khoản 7 trong tiêu chuẩn này quy định bất động sản đầu tư đầu tiên phải được ghi sổ theo giá gốc. Tuy nhiên, tương tự IAS 40, sau khi ghi nhận ban đầu tại giá gốc, CAS 3 yêu cầu các doanh nghiệp phải lựa chọn giữa mô hình giá gốc và giá trị hợp lý để áp dụng tính giá cho tất cả bất động sản đầu tư, và một khi đã chọn mô hình tính giá nào thì không được thay đổi một cách ngẫu nhiên được nữa. Nếu doanh nghiệp thay đổi từ cách tính theo giá gốc sang giá trị hợp lý thì được xem như là đã thay đổi chính sách kế toán, và phải tuân thủ chuẩn mực số 28 - Chỉnh sửa sai sót và ước tính trong thay đổi chính sách kế toán (CAS 28). Tuy nhiên, khoản 14 của CAS 4 quy định khi bất động sản đầu tư đã được ghi nhận theo giá trị hợp lý thì không được chuyển đổi sang giá gốc. Đáng chú ý là trong khi IAS xác định là doanh nghiệp được khuyến khích (không yêu cầu) sử dụng các nhà định giá độc lập với trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong việc xác định giá trị hợp lý, giá trị đáng tin cậy thì không được CAS đề cập đến [4]. Ở Ấn Độ, mặc dù chuẩn mực kế toán Ấn Độ (Ind AS) 113 đã đưa ra định nghĩa giá trị hợp lý, và đưa ra khuôn khổ pháp lý cho đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu trình bày đo lường giá trị hợp lý, tuy nhiên, Ind AS 113 đã không cụ thể loại tài sản và công nợ nào được đo lường bằng giá trị hợp lý mà chỉ đề cập rằng Ind AS 113 chỉ được áp dụng khi một Ind AS khác yêu cầu hoặc cho phép đo lường hoặc trình bày bằng giá trị hợp lý. Một số Ind AS hướng dẫn đo lường tài sản và nợ phải trả bằng giá trị hợp lý: Ind AS 19 - Phúc lợi nhân viên, Ind AS 109 - Công cụ tài chính, Sự định giá tài sản và công nợ bằng giá trị hợp lý theo những Ind AS này được thực hiện theo những hướng dẫn và kỹ thuật đưa ra trong Ind AS 113 [5]. Huỳnh Thị Kim Hà 145 4 Một số đề xuất nhằm đẩy nhanh lộ trình vận dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về việc có nên vận dụng giá trị hợp lý vào trong công tác kế toán tại Việt Nam hay không. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở tính giá là phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay đáp ứng nhu cầu luôn muốn nắm bắt và cập nhật những thông tin tài chính chính xác nhất, nhanh nhất và phù hợp nhất của các nhà đầu tư, các chủ thể của nền kinh tế. Việc tiến tới sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần phải có lộ trình hợp lý. Nhằm đẩy nhanh tiến trình này, cần: Thứ nhất, Bộ Tài chính cần ban hành hướng dẫn áp dụng giá trị hợp lý; chuẩn hóa các định nghĩa giá trị hợp lý, nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để xác định các loại tài sản được đưa vào danh mục tài sản được điều chỉnh theo giá trị hợp lý; cơ sở xác định giá trị hợp lý; phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý; những nội dung, phạm vi thông tin cần công bố trên báo cáo tài chính. Thứ hai, trên cơ sở IFRS 13, Bộ Tài chính cần sớm ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý phù hợp với điều kiện áp dụng giá trị hợp lý theo IFRS 13; trên cơ sở đó, bổ sung, cập nhật nội dung các chuẩn mực kế toán hiện hành có liên quan đến giá trị hợp lý, đặc biệt là các chuẩn mực liên quan đến các tài sản nhạy cảm với sự biến động của thị trường như các loại chứng khoán đầu tư, các loại tài sản tài chính khác. Thứ ba, từng bước hoàn chỉnh hệ thống thị trường hoạt động; đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Việt Nam phải được xây dựng theo hướng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý [6]. 5 Kết luận Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, môi trường kinh doanh luôn có sự biến động, vấn đề lạm phát là tất yếu thì thông tin về giá trị tài sản trên báo cáo tài chính nếu chỉ trình bày theo giá gốc sẽ không còn thích hợp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Thêm vào đó, theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thì việc áp dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại Việt Nam là rất cần thiết và phù hợp. References 1. ThS. Nguyễn Thị Tấm, Hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam trong điều kiện áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý theo quy định của Luật kế toán mới, 2016. 2. luan-va-dinh-huong-ap-dung-o-viet-nam-97472.htm 3. TS. Nguyễn Kim Chung, TS. Trần Văn Tùng, Các nhân tố tác động đến quá trình vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính tháng 10/2016, 27-30. 4. Ross Taplin, Wei Yuan and Alistair Brown, The Use of Fair Value and Historical Cost Accounting for Investment Properties in China, AABFJ, Volume 8, No. 1, 2014. 5. Debarshi Bhattacharya, Adoption of Fair Value Accounting in Indian Accounting System, The IUP Journal of Accounting Research & Audit Practices, Vol. XVI, No.1, 2017. 6. tai-chinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_van_dung_gia_tri_hop_ly_trong_cong_tac_ke_toan_ta.pdf