Tìm hiểu đức tính nhân - Nghĩa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy trong cuộc đấu tranh

chống thiên tai và dịch họa, nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã

đúc kết cho mình nhiều đức tính quý báu nổi bật nhất là đức tính Nhân - Nghĩa. Để

hiểu rõ hơn đức tính này ở vùng ĐBSCL, bài viết khái lược sự hình thành một số đặc

điểm đức tính Nhân – Nghĩa ở vùng ĐBSCL, qua đó phân tích vai trò của đức tính

Nhân - Nghĩa trong đời sống văn hóa của nhân dân vùng ĐBSCL hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu đức tính nhân - Nghĩa vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luôn thông cảm cho nhau vì “mọi người đều cùng chung một số phận”, hoạn nạn họ luôn kề vai để vượt qua – “ Bán bà con xa mua láng giềng gần” đây là câu nói cửa miệng của những con người ở đây để nói lên rằng họ luôn sống cho nhau, cho bạn bè, cho những người đang sống quanh họ. Nên khi có bạn bè đến chơi hay khách đến nhà, dù gia cảnh có bần hàn, khó khăn đến đâu họ cũng cố gắng đãi bạn, đãi khách cho tươm tất. Dù nghèo đến đâu, khi có khách hay bạn bè đến chơi thì họ luôn tâm niệm rằng” nghèo thì nghèo, tiếp bạn chu đáo cái đã, tiền bạc có sá gì, nhân nghĩa mới là điều quan trọng”. Người Tây Nam Bộ tiếp khách phải có rượu cùng các món ăn “đặc sản miệt vườn”. Khách đến có khi chỉ còn một con gà mái đang ấp, người Việt vùng Tây Nam Bộ cũng có thể bắt đãi khách. Nhà hết gà vịt học có thể 201 chạy sang hàng xóm mượn đỡ. Đang nấu bếp mà lỡ thiếu củi, họ sẵn sàng dỡ vách nhà chụm cho đồ ăn mau chín. Khi tiếp khách gia đình quây quần bên mâm cơm và chai rượu nếp. Ngay cả đàn bà trong nhà cũng chung tay cùng tiếp rượu khách. Những ai đã một lần làm khách ở gia đình Tây Nam Bộ thường khó quên đực cảm giác nồng hậu, chân thành và hiếu khách của người dân vùng này [3; tr.689]. Tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm thường được nhắc tới khi nói về tính cách người Nam bộ. Thiên nhiên hào phóng thì cũng sẽ tạo ra những con người hào phóng, người ta ít lo lắng cho cuộc sống của mình ở ngày mai. Tất cả chỉ có tình người dù họ biết rằng ngày mai, ngày mốt mình không còn cái gì để sống. Lối sống đó trở thành một tập quán xã hội, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, cả những khi đời sống vật chất khó khăn. Người nông dân bị bóc lột cơ cực, ít có hy vọng trở nên khá giả thì không cần dành dụm, làm được bao nhiêu cứ xài cho hết. Khi lâm vào cảnh thất nghiệp họ vẫn có thể thức đến tận khuya để uống rượu và đờn ca tài tử, chẳng bận tâm gì cho cuộc sống ngày mai. Thứ ba, một nền văn chương, thơ ca nhân nghĩa. Nổi bật về con người nhân nghĩa trong văn chương thì phải kể đến Lục Vân Tiên, một con người đầy khí phách hiên ngang, chấp nhận hiểm nguy để giúp người và một số nhân vật khác trong tác phẩm Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Câu nói biểu hiện rõ nhất đức tính nhân nghĩa, trọng nghĩa khinh tài là câu mà Vân Tiên đáp lại lời của Nguyệt Nga sau khi cứu nàng thoát khỏi tay bọn cướp và nàng tỏ ý muốn đáp đền: Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trong người trả ơn Nay đã rõ đạng nguồn cơn Nào ai tính thiệt so hơn làm gì Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng [1] Trong tác phẩm không chỉ riêng Lục Vân Tiên mà đến những người lao động bình thường như: ông Quán, ông Ngư, ông Tiều, Tiểu Đồng, Hớn Minh... cũng là những người vì nghĩa, vì lòng nhân ái, họ làm mọi việc xuất phát từ cái tâm không so đo tính toán. Đó là đạo lý làm người mà Nguyễn Đình Chiểu đề cập đến trong tác phẩm. Đạo lý đó có thể thâu tóm ở mấy điểm sau: Coi trọng tình nghĩa giữa người với người: tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, bè bạn, tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh). Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuốc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà [1].Với ngôn ngữ bình dị mang đậm bản sắc của người Tây Nam Bộ truyện Lục Vân Tiên được mọi tầng lớp tiếp thu và từ đó hình thành cho bản thân đước tính nhân nghĩa lưu truyền cho đến nay. Tiếp nối Nguyễn Đình Chiểu có rất nhiều nhà thơ, nhà văn viết về đức tính nhân nghĩa của nhân dân nơi đây như: Bùi Hữu Nghĩa vở tuồng “Kim Thạch kỳ duyên”, 202 Nguyễn Chánh Sắt với tác phẩm “Nghĩa hiệp kỳ duyên”, tiêu biểu nhất là Hồ Biểu Chánh người có hàng chục cuốn tiểu thuyết viết về đức tính nhân nghĩa của người dân nơi đây mà đạo lý ấy vẫn còn nguyên cho đến bây giờ. Những nhân vật của Hồ Biểu Chánh là những người nhân nghĩa, giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha, dù bản thân học đang sống trong nghèo khó, cơm không đủ ăn áo không đủ ấm như ông Sáu Thời, Lê Văn Đó trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”, bà Ba Thời trong “Cay đắng mùi đời”, bà lão nông dân đã cưu mang Thủ Nghĩa lúc mới vượt ngục trong “Chúa tàu Kim Quy”, dù bản thân họ có khó khăn như thế nào thì nhưng vẫn sẵn sáng giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, mà không màng tới lợi lộc hay trong chờ sự trả ơn nào cả. Hoàn toàn đúng với bản chất của nhân dân vùng ĐBSCL. 4. Vai trò của đức tính nhân nghĩa đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vùng ĐBSCL Một là, đức tính Nhân - Nghĩa đã làm cho người dân của vùng ĐBSCL có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Giúp họ có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Hai là, đức tính Nhân – Nghĩa tạo cho người dân của vùng ĐBSCL có nếp sống trên kính dưới nhường, giúp cho họ xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội Ba là, đức tính Nhân - Nghĩa góp một phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, thiết lập các quan hệ tốt trong cộng đồng, điều chỉnh hành vi lối sống của cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững, hướng tới tương lai không bằng pháp luật mà bằng sức mạnh kết tinh từ tinh hoa của nhiều thế hệ. Bốn là, đức tính Nhân - Nghĩa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành những đặc điểm riêng biệt của nhân dân nơi đây, giáo dục cho mọi người lòng biết ơn đối với những người đi trước, những người đã có công khai hoang mở đất ở vùng ĐBSCL. Năm là, đức tính Nhân – Nghĩa đã xây dựng những đặc trưng của vùng về tính cách bộc trực, thẳng thắng, lòng nhân ái, sự bao dung hay tính hiếu khách của nhân dân vùng này. Sáu là, đức tính Nhân – Nghĩa còn là một trong những cơ sở để hình thành một cá nhân toàn diện và có những cái riêng trong tính cách của người Tây Nam Bộ không thể lẫn vào vùng nào khác. 5. Kết luận Đức tính Nhân – Nghĩa của nhân dân vùng ĐBSCL đã được hình thành từ lúc sơ khai, khai hoang mở đất. Xuất hiện trong thực tiễn đời sống xã hội trong lời ru, điệu hò, câu ca cổ của ông, của bà, của mẹ hay của chị. Nhân - Nghĩa là đặc trưng cho văn hóa của Việt Nam mà trong đó nổi bật lên là vùng ĐBSCL. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc tìm hiểu đức tính Nhân - Nghĩa của nhân dân vùng ĐBSCL từ đó hình thành nên nhân cách của nhân dân nơi đây, việc giáo dục đức tính Nhân - Nghĩa cho thanh niên vùng ĐBSCL là rất quan trọng. Nhân - Nghĩa là tiền đề của những vấn đề xã hội, giúp con người hoàn thiện cá nhân hơn nữa, xã hội ngày 203 càng phát triển nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Tạo thành những làn sóng về đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng xã hội hướng tới những điều tốt đẹp, hướng tới cội nguồn. Hình thành phát triển nhân cách hướng tới một cá nhân có đủ Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đình Chiểu (2017), “Truyện Lục Vân Tiên”, Nxb. Văn học - Đông A, Hà Nội, 2017. [2]. Trần Ngọc Thêm (2013), “Văn hóa ngươi Việt vùng Tây Nam Bộ”, Nxb. Văn hóa – nghệ thuật, TP. HCM, 2013. [3]. Dương Công Đức, “Nam Bộ tình đất tính người”, 31/01/2017, https://plo.vn/xuan-dinh-dau-2017/dat-va-nguoi-nam-bo/nam-bo-tinh-dat-tinh-nguoi- 680223.html, [truy cập ngày: 21-03-2019]. [4].Phương Thụy, “Tính cách người miền Tây”, cach-nguoi-mien-tay/n3445.html, [truy cập ngày: 10-8-2018].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_duc_tinh_nhan_nghia_vung_dong_bang_song_cuu_long.pdf