Bài viết tìm hiểu khái quát về đặc điểm trong tư tưởng chính
trị của trường phái triết học Mặc gia thời kì Chiến Quốc ở Trung Quốc
cổ đại và những dấu ấn mà Mặc gia đã tác động đến các giai đoạn tiếp
theo trong lịch sử triết học Trung Hoa. Đồng thời, bài viết bước đầu chỉ
ra những mặt tích cực và hạn chế mà trường phái triết học này đã một
thời tỏa sáng cùng Nho gia với học thuyết “Kiêm ái” rất nổi tiếng và là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của trường phái này.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tìm hiểu tư tưởng chính trị của Mặc Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến hay cho phép ngƣời tiêu dùng.
Trong chích sách sử dụng thƣợng hiền cũng thế, rằng phải tƣớc cao,
hậu lộc, nhƣng câu hỏi đặt ra ở đây là hậu lộc đó đƣợc khen thƣởng để
dùng vào việc gì khi ông luôn khuyến khích phi nhạc, tiết dụng?
Trong thiên “Phi công”, Mặc Tử kịch liệt phản đối chiến tranh,
và “chủ trƣơng trừ hại cho thiên hạ, giết kẻ bạo loạn” [7, tập 1, tr.301].
Với ông, chiến tranh chẳng có lợi cho cả đôi bên, “quốc gia khởi việc
binh đao, đoạt cái dùng của dân, làm hỏng cái lợi của dân, việc nhƣ
thế xảy ra rất nhiều”, “sinh hoạt ở thời chiến, chỗ ở không đƣợc yên,
ăn uống thất thƣờng khi no khi đói, trăm họ bị tật bệnh mà chết chẳng
thể đếm xuể, còn quân lính bị chết trên trận cũng chẳng đếm xuể
đƣợc” [4, tr.565]. Việc xuất binh cũng không phù hợp với thời tiết
mùa vụ: mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng, mùa xuân thì dân cày
cấy, mùa thu thì thu hoạch, nếu vậy thì chẳng khác nào đƣa dân vào
chỗ chết? Với lại, phải huy động mọi lực lƣợng có thể để tham gia vào
cuộc chiến nhƣ: ngƣời, của cải, gia súc mà khi về nƣớc thì tiêu điều
hết thảy.
Tuy lên án chiến tranh, nhƣng Mặc Tử lại đề cao chiến tranh
chính nghĩa hay chiến tranh tự vệ, xây dựng thành quách để để bảo vệ
đất nƣớc, mở rộng phạm vi vũ trang hòa bình, kêu gọi các nƣớc chƣ
hầu đoàn kết với nhau cùng lo và cùng giúp đỡ lẫn nhau khi bị đe dọa
xâm lƣợc hay xâm lƣợc về sức ngƣời, sức của Nếu các nƣớc mạnh
hiếp yếu, cậy cƣờng quyền mà xâm lƣợc nƣớc nhỏ yếu thì đó là tàn ác
và bất nghĩa, nhƣ thế sẽ trái với ý trời và sẽ bị trừng phạt.
4. Đánh giá sơ bộ về tƣ tƣởng chính trị của Mặc gia
Những tƣ tƣởng chính trị của Mặc Tử về kiêm ái, phi nhạc, tiết
táng, phi công ít đƣợc các học trò của ông bàn tới sau khi ông mất
mà tập trung nhiều vào các vấn đề về tri thức luận, về khoa học
thƣờng thức thông qua sách Mặc Kinh. Tuy không phát triển rực rỡ
nhƣ giai đoạn trƣớc và vấp phải những hạn chế nhất định, song nhìn
chung Mặc gia, trong suốt quá trình tồn tại của nó đã có những đóng
góp nhất định với quá trình vận động của hệ tƣ tƣởng phong kiến
Trung Hoa.
Vì xuất thân trong giai cấp bình dân nên Mặc Tử đã bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp mình và đề cao nhân dân, lao động. Khuyến
34
khích mọi ngƣời giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt thân sơ, giai cấp,
chăm lo lợi ích cho con ngƣời, phê phán tính chất cha truyền con nối
(của Khổng Tử) đang diễn ra rất mạnh ngay thời ông đang sống và
mạnh dạn chủ trƣơng tuyển chọn ngƣời hiền tài thông qua cơ chế
tuyển cử để làm Thiên tử một cách triệt để. Đây là tƣ tƣởng tiến bộ
của ông về hình thức dân chủ thời bấy giờ. Tuy vẫn còn mang tính
chất duy tâm, nhƣng những tƣ tƣởng của ông đã phê phán thuyết định
mệnh gay gắt, khẳng định vận mệnh của con ngƣời tự quyết định ở
chữ “tự cƣờng”, họa phúc do con ngƣời tạo ra và quyết định lấy, bên
cạnh đó thì vẫn có yếu tố duy vật.
Với học thuyết của mình ông lên án chiến tranh, ca ngợi hòa
bình, muốn xây dựng lại xã hội Đại Vũ nhà Hạ mặc dù đó là xã hội
thời trƣớc ông. Với tƣ tƣởng của thời đại chất phác sơ khai nhƣng tƣ
tƣởng của ông vẫn để lại dấu ấn cho đến ngày nay nhƣ vấn đề dân chủ
là một điều hiếm gặp lúc bấy giờ, tƣ tƣởng đó đã tạo nền tảng cho
nhiều triết gia về sau định hƣớng tƣ tƣởng và chính sách đặc biệt là
phƣơng Đông, trong đó có Việt Nam.
Mặc Tử cũng thấy đƣợc vai trò của việc tập trung sản xuất kinh
tế tạo điều kiện tiền đề cho sự ổn định tình hình trong nƣớc, từ đó
nƣớc sẽ trị, khi nƣớc trị và thực hiện kiêm ái, liên kết các nƣớc lại với
nhau nhằm chống lại sự bành trƣớng đe dọa của các nƣớc khác, đặc
biệt là nƣớc lớn.
Bên cạnh những đóng góp nhất định trong tiến trình vận động
của hệ tƣởng Trung Hoa nói riêng và phƣơng Đông nói chung, nhƣng
học thuyết của Mặc Tử cũng không tránh khỏi những hạn chế của lịch
sử lúc bấy giờ.
Mặc tử dù không tin vào mệnh trời, nhƣng Mặc Tử lại rơi vào
lập trƣờng duy tâm khi tin ở trời, tin vào quỷ thần mà không có căn cứ
xác đáng, chỉ dựa vào thời xƣa thuật lại. Hơn nữa, trong học thuyết
của mình, ông yêu cầu ngƣời dân phải phục tùng vào Thiên tử một
cách tuyệt đối. Ông cũng chủ trƣơng sống khắc khổ và muốn khôi
phục lại xã hội nguyên thủy nhà Hạ là điều không thể vì ông chƣa thấy
đƣợc nhu cầu tất yếu về tiến bộ, về văn minh xã hội, chƣa thấy đƣợc
sự vận động tự thân của sự việc nếu không sẽ đi trái ngƣợc lại.
Thuyết kiêm ái của ông phần giống với tƣ tƣởng của Khổng
Tử, nhƣng Mặc Tử thì không chú trọng tình cảm gia đình, kể cả tình
cảm thầy trò môn đệ vì lẽ đó mà ông bị Mạnh Tử bảo là không có tình
cha con là vậy, về sau đƣợc phái Biệt Mặc sửa lại gọi là thuyết “luân
35
liệt” yêu thƣơng mọi ngƣời nhƣ nhau không phân biệt nhƣng yêu
ngƣời trong gia đình trƣớc.
Những tƣ tƣởng chuẩn mực cả về đạo đức và chính trị bị pha
trộn của một bên là lực lƣợng siêu nhiên (trời, quỷ thần) và một bên là
con ngƣời. Đồng thời ông cũng không thấy đƣợc nhu cầu của con
ngƣời mà theo ông là do giới cầm quyền quyết định (nhƣ Văn Công
nƣớc Tấn yêu thích những ngƣời mặc áo xấu, nên toàn dân mặc áo
vải, giày thô), rõ ràng ông đã thủ tiêu mọi tự do của con ngƣời trong
việc lựa chọn sở thích của họ, những nguyên tắc không phụ thuộc vào
ý muốn của ngƣời cầm quyền mà phụ thuộc vào đời sống hiện thực
của các hành động và của ngƣời dân. Thấy sản xuất của cải vật chất là
nền tảng quyết định đời sống xã hội nhƣng thuyết kiêm ái, tiết dụng
của ông dƣờng nhƣ đã bác bỏ, rằng con ngƣời cũng có nhu cầu, thích
hƣởng lợi và khi có điều kiện thì hƣởng thụ.
Ông quá đề cao thánh nhân, phải noi gƣơng theo thánh nhân,
nhƣng thánh nhân nào bắt con ngƣời, thần dân của mình chịu cực khổ
nhƣ thế đƣợc?, vì hoàn cảnh lịch sử va điều kiện kinh tế xã hội của các
thánh nhân lúc đó là lạc hậu, sơ khai hơn rất nhiều so với thời của Mặc
tử (thời kỳ đồ sắt) năng suất cao hơn, phát triển hơn thì con ngƣời cũng
phải thay đổi về sự tiêu dùng hơn. Có lẽ thánh nhân buộc dân chúng
thời đó tiết dụng giống Mặc bây giờ là do điều kiện còn eo hẹp, buộc
con ngƣời phải sản xuất lao động nhiều hơn, có mà không đƣợc ăn, để
lo cho đất nƣớc?, nếu kinh tế thời của thánh nhân nhƣ thời của Mặc thì
chắc họ cũng không tiết dụng quá mức giống nhƣ Mặc đã nêu.
5. Kết luận
Nhìn chung, học thuyết của Mặc Tử có đôi nét trùng với Khổng
Tử, tuy vẫn còn hạn chế nhất định nhƣng vân có những điểm tích cực
và đƣợc thời đại ngày nay công nhận. Với học thuyết của mình thì
Mặc Tử là một trong những đóa hoa đẹp rực sáng trong rừng hoa của
thời đại “bách gia tranh minh” bởi vì những dấu ấn cả về hành động
và tƣ tƣởng của ông đƣợc mọi ngƣời đánh giá cao kể cả kẻ thù của
mình, một ngƣời luôn lao tâm lao lực yêu thƣơng mọi ngƣời và ƣớc
muốn xây dựng xã hội lý tƣởng tốt đẹp.
36
Tài liệu tham khảo
[1]. Doãn Chính (2003), “Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ
đại”, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội.
[2]. Vũ Đình (1998),”Đạo đức học phương Đông cổ đại”, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
[3]. Phùng Hữu Lan (2006), “Lịch sử triết học Trung Quốc, Tập
1&2”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Hiến Lê (1995), “Mặc học (Mặc Tử và Biệt Mặc)”, Nxb.
Văn hóa, Hà Nội.
[5]. Phạm Quýnh (2000), “Bách gia chư tử - Giản thuật”, Nxb. Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
[6]. Hồ Thích (2004), “Trung Quốc triết học sử đại cương, Tập 1 &
2”, Minh Đức dịch, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Đăng Thục (1997),”Lịch sử triết học phương Đông - Tập
1”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_tu_tuong_chinh_tri_cua_mac_gia.pdf