Tự chủ đại học vẫn còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ

Tự chủ Đại học (university autonomy) trở thành cụm từ được thường xuyên

nhắc đến ở trong các trường Đại học, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và

xuất hiện ở các đề tài của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong thời gian gần

đây. Điều đó đã đủ để minh chứng cho chủ trương thực hiện chính sách tự chủ trong

các trường Đại học của nhà nước là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển giáo

dục. Bắt đầu phải kể đến là Nghị quyết 14 của Chính phủ vào năm 2005 đã trao quyền

tự chủ cho các cơ sở giáo dục Đại học, gắn liền với việc xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản đã

mở ra hướng mới cho các trường xây dựng đề án tự chủ và tiến hành thí điểm. Kết quả

cho thấy các trường thí điểm đều đạt được những hiệu quả bất ngờ ví dụ như Đại học

Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh. Thực tế đã chứng minh tự chủ Đại học mang lại

hiệu quả cao cho cơ sở giáo dục. Năm 2018 Luật Giáo dục sửa đổi và chính thức có

hiệu lực vào tháng 01/07/2019 thì nhiều trường đã chính thức hoàn thiện đề án tự chủ,

được phê duyệt và tiến hành thực hiện từ năm học này 2020 - 2021. Tuy nhiên nhìn

một cách tổng thể thì thời điểm này vẫn đang nằm trong giai đoạn chuyển đổi một

cách đồng loạt của các trường từ cơ chế Bộ/ Cơ quan chủ quản sang tự chủ. Do đó việc

thực hiện đồng bộ sẽ gặp khó khăn vì các trường đã không còn có giai đoạn thí điểm

nữa mà là hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, nhân sự, học thuật, liên kết quốc tế,

Điều này đòi hỏi Nhà trường cùng với cán bộ giảng viên phải không ngừng tìm hiểu

về cơ chế chính sách, xây dựng đề án tự chủ và thực hiện nghiêm túc theo đề án. Song

thực tế đặt ra là không phải giảng viên nào cũng hiểu về tự chủ và không phải ai cũng

phân biệt rõ về quá trình tự chủ - đặc biệt là các trường công lập. Bài viết này đề cập

đến các bước thực tiễn để một cơ sở giáo dục từ công lập chuyển sang tự chủ và chỉ ra

những khó khăn gặp phải trong giai đoạn chuyển đổi đầy bỡ ngỡ này.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tự chủ đại học vẫn còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 5 3.56 TCHT4 66 1 5 3.79 Giá trị số lượng hợp lệ 66 398 IV. Kết luận và khuyến nghị Từ những kết quả khảo sát trên đây mặc dù số lượng khảo sát không đại diện cho toàn bộ các cán bộ giảng viên, các trường đại học trên mọi miền Tổ quốc nhưng cũng đã phản ánh phần nào những khó khăn, bỡ ngỡ của các trường khi thực hiện chủ trương tự chủ đại học. Qua góc nhìn của các cán bộ giảng viên cũng có thể thấy được mặc dù có nhiều lạc quan, nhiều chính sách hỗ trợ nhưng các Thầy Cô và nhà quản lý, lãnh đạo nhà trường còn rất nhiều khó khăn khi thực hiện đề án tự chủ. Từ việc phải xây dựng hoàn thiện đề án tự chủ đến việc triển khai thực hiện thành công trong thực tiễn là một khoảng cách rất xa, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng và chung tay của hầu hết các cán bộ quản lý lãnh đạo và giảng viên, thậm chí là sinh viên của các trường. Với mong muốn đề án tự chủ sẽ thực sự mang lại hiệu quả, giảm bớt các khó khăn cho các trường và đẩy nhanh quá trình tiếp nhận đề án của cán bộ giảng viên, thông qua kết quả khảo sát tác giả có một số khuyến nghị như sau: - Thứ nhất đối với đề án tự chủ: đề nghị các trường nên lấy ý kiến của cán bộ giảng viên khi xây dựng đề án, đặc biệt là các quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến giảng viên; tuyên truyền để giảng viên hiểu rõ thế nào là tự chủ, thế nào là thí điểm tự chủ và các khung chính sách pháp luật liên quan đến tự chủ đại học. Từ đó giảng viên hiểu được đề án và tìm hiểu áp dụng để quá trình thực hiện được thuận lợi hơn. - Thứ hai đối với tổ chức quản lý bộ máy tự chủ nên được quy định một cách chi tiết cụ thể hơn, ban hành các quy trình rõ ràng liên quan đến từng tiêu chí để cán bộ giảng viên hiểu rõ về chức năng quyền lực của bộ máy quản lý, từ đó có niềm tin hơn đối với bộ máy quản lý. Bên cạnh đó vai trò của Hội đồng Trường đang còn rất mờ nhạt, cần có những quy định chi tiết cụ thể về số lượng, chức năng nhiệm vụ và vị trí của các thành viên trong Hội đồng Trường để từ đó cán bộ giảng viên hiểu rõ hơn về vai trò của các thành viên Hội đồng. Qua đó cũng làm cho các thành viên Hội đồng Trường có trách nhiệm hơn với hoạt động quản lý của nhà trường, đưa ra những quyết sách có tác động đến sự phát triển bền vững của nhà trường. - Thứ ba đối với hoạt động tuyển dụng và tài chính: nhà trường nên công khai kế hoạch tuyển dụng từ đầu năm và các kế hoạch cũng như các định mức tài chính hàng năm để cán bộ giảng viên có thể nắm rõ được mức thu chi như thế nào là hợp lý, đảm bảo thu nhập và phúc lợi cho họ. Việc đảm bảo khen thưởng và trả lương cũng như những mô tả chi tiết về vị trí thăng hạng là rất quan trọng với cán bộ giảng viên, là động lực để thu hút và giữ chân người lao động đồng thời cũng giúp chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường được tăng lên, giúp môi trường giáo dục đại học ngày càng phát triển. - Thứ tư đối với tự chủ học thuật: việc nâng cao năng lực cạnh tranh của trường học cần phải thông qua các kiểm định chuẩn quốc tế để không chỉ nâng cao lợi thế cạnh tranh trong nước mà còn trên trường quốc tế. Việc đáp ứng các chuẩn quốc tế không chỉ giúp các trường thăng hạng còn giúp thu hút lượng lớn sinh viên quốc tế, mở rộng các chương trình liên kết quốc tế với các trường nước ngoài, sinh viên có nhiều cơ hội để tốt nghiệp nhiều trường quốc tế tại Việt Nam. Do đó việc đẩy mạnh tự chủ học thuật phải đòi hỏi cán bộ giảng viên phải cố gắng nỗ lực tự hoàn thiện mình, nâng cao trình độ chuyên môn và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ để có thể nhanh chóng phù hợp với sự phát triển của các chương trình học thuật. Trên đây là một số những kết quả khảo sát và quan điểm của tác giả khi tìm hiểu, nghiên cứu về tự chủ đại học trong thời điểm hiện nay. Có thể không phải là cái 399 nhìn mang tính tổng quát đại diện nhưng là một phần thực trạng đang tồn tại, phản ánh dưới góc nhìn của cán bộ giảng viên các trường đang tham gia đề án tự chủ đại học theo chủ trương của Nhà nước và tinh thần của Luật giáo dục. Tác giả hy vọng những khuyến nghị sẽ góp phần giải quyết một số những vướng mắc đối với các trường đang bước đầu tham gia quá trình tự chủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo Thông tư số 04/2016/TT- BGDĐT. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT về quy định về liên kết đào tạo trình độ Đại học 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT về ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT về ban hành quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ Đại học. 6. Bộ giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT về ban hành quy định về danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ Đại học 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý chất lượng, thay thế Tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH ban hành kèm theo Công văn số 769/QLCL- KĐCLGD ngày 20/4/2018. 8. Nghị định số 73/2015/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. 9. Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục 10. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 11. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 12. Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. 13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012): Luật số 08/2012/QH13 - Luật Giáo dục Đại học 14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018): Luật số 34/2018/QH14 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 15. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam: Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020. 400 16. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam: Quyết định số 69/2019/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025. 17. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam: Quyết định số 89/2019/QĐ-TTg về phê duyệt đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 18. Và các website: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-Giao-duc-dai-hoc-2012- 142762.aspx https://moet.gov.vn/pages/tim-kiem.aspx?ItemID=5654 https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/thanh-cong-va-thach-thuc-mo-hinh-tu-chu-dai- hoc-20200629153820263.html https://www.epu.edu.vn/trang/thong-tin-khai-quat-2127.html truong-dai-hoc/xa-hoi/1538562.html https://giaoduc.net.vn/tin-hiep-hoi/nhung-con-so-biet-noi-ve-ket-qua-thuc-hien-tu- chu-cua-dai-hoc-ton-duc-thang-post212008.gd https://hunre.edu.vn/co-cau-to-chuc.html /asset_publisher/kas0boHG03DG/content/id/762195 https://tmu.edu.vn/vi/news/Quan-ly-Nhan-su-Tuyen-dung/le-cong-bo-va-trao- quyet-dinh-bo-nhiem-chuc-vu-chu-tich-hoi-dong-truong-nhiem-ky-2016-2021- 1547.html https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/tu-chu-dai-hoc-va-trach-nhiem-giai-trinh- VfSp6UIGg.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_chu_dai_hoc_van_con_nhieu_kho_khan_bo_ngo.pdf
Tài liệu liên quan