Từ việc tìm hiểu vai trò của nhà nước trong học thuyết kinh tế của Keynes đến liên hệ thực tiễn quản lý kinh tế nước ta hiện nay

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, do đó chịu

ảnh hưởng không nhỏ từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì

vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm những giải pháp phù hợp

để vận dụng vào thực tiễn quản lý kinh tế giai đoạn hiện nay. Bài viết

trình bày khái quát về học thuyết J.M.Keynes, từ thực tiễn quản lý

kinh tế nước ta theo góc nhìn lý thuyết Keynes, chúng tôi đề ra một số

giải pháp góp phần nâng cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước, để

điều tiết nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đi đúng hướng.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Từ việc tìm hiểu vai trò của nhà nước trong học thuyết kinh tế của Keynes đến liên hệ thực tiễn quản lý kinh tế nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66 TỪ VIỆC TÌM HIỂU VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES ĐẾN LIÊN HỆ THỰC TIỄN QUẢN LÝ KINH TẾ NƢỚC TA HIỆN NAY SV: Lƣu Thị Loán Lớp: ĐHGDCT12 GVHD: TS. Trần Quang Thái Tóm tắt: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế, do đó chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm những giải pháp phù hợp để vận dụng vào thực tiễn quản lý kinh tế giai đoạn hiện nay. Bài viết trình bày khái quát về học thuyết J.M.Keynes, từ thực tiễn quản lý kinh tế nước ta theo góc nhìn lý thuyết Keynes, chúng tôi đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước, để điều tiết nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đi đúng hướng. Từ khóa: học thuyết, Keynes, kinh tế, nhà nƣớc, quản lý. 1. Đặt vấn đề Bài viết tập trung khai thác về vai trò quản lý kinh tế của Nhà nƣớc và việc vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes vào Việt Nam hiện nay. Nhƣ chúng ta biết hiện nay Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra hàng loạt chính sách tích cực để kích thích nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nghiên cứu về vai trò của Nhà nƣớc, sự hình thành và điều tiết nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay là điều rất cần thiết. 2. Nội dung 2.1. Vai trò của Nhà nước trong học thuyết kinh tế của Keynes Học thuyết của J.M.Keynes về vai trò của Nhà nƣớc trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học ngƣời Anh, có ảnh hƣởng lớn đối với kinh tế học phƣơng Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các Chính phủ. Ông là một trong những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và lƣu thông tiền tệ, làm cố vấn cho chính phủ Anh về ngân khố quốc gia. Năm 1942, ông đƣợc phong làm nam tƣớc Tilton. Năm 1999, Tạp chí Times đã đƣa Ông vào trong danh sách 100 ngƣời quan trọng và có ảnh hƣởng nhất thế kỷ 20 và bình luận rằng: “tƣ tƣởng cơ bản của Ông là chính phủ phải tiêu tiền mà họ không có để cứu chủ nghĩa tƣ bản”. Là tác giả của các tác phẩm nhƣ: “ Hậu quả kinh tế của hòa ƣớc” năm 1919, “Thuyết cải cách tiền tệ” năm 1923, “Thuyết tiền tệ” năm 1930 67 Các bài viết của ông là cơ sở cho các chính sách kinh tế nhằm điều tiết nền kinh tế nhiều chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế lúc bấy giờ. J.M.Keynes đƣợc coi là cha đẻ của kinh tế học vĩ mô hiện đại. Lý thuyết chung về việc làm của Keynes: Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng việc làm luôn phụ thuộc vào tiền lƣơng, đặt biệt khi tiền lƣơng thực tế thấp thì sẽ có rất nhiều việc làm. Còn theo Keynes, khối lƣợng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Khi cầu có hiệu quả cao thì lƣợng công nhân đƣợc thu hút vào sản xuất nhiều hơn trái lại, cầu có hiệu quả thấp thì khối lƣợng việc làm thấp. Để giải quyết vấn đề cầu có hiệu quả Keynes đã nêu lên các quy luật tâm lý cơ bản nhƣ khuynh hƣớng tiêu dùng, hiệu quả giới hạn của tƣ bản, thị hiếu lƣu động. Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn: Trong khuynh hƣớng này Keynes chia thu hập thành hai phần: phần cho tiêu dùng và phần cho tiết kiệm. Phần tiêu dùng là mối quan hệ giữa thu nhập và phần chi tiêu cho tiêu dùng, còn phần tiết kiệm là mối quan hệ giữa thu nhập và phần tiết kiệm. tiêu dùng và tiết kiệm phụ thuộc vào các nhân tố: thu nhập; những nhân tố khách quan tác động đến thu nhập: tiền công danh nghĩa, tiền thuế, lãi suất, thuế khóa; những nhân tố chủ quan, những khuynh hƣớng tâm lý. Nhƣ vậy, mức tiêu dùng chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, nhƣng xét về lâu dài và tổng thể thì nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ đến mức tiêu dùng là thu nhập, mà thu nhập lại lệ thuộc vào khối lƣợng việc làm và sản xuất. Keynes nói rằng “quy luật tâm lý thông thƣờng của chúng ta khi thu nhập thực tế của cộng đồng tăng hay giảm, thì tiêu dùng của cộng đồng thực tế sẽ tăng hay giảm nhƣng không nhanh bằng”. Đây là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Đầu tư và số nhân đầu tư: Để giải quyết vấn đề thất nghiệp Keynes đã nêu ra nguyên lý số nhân và đầu tƣ. Số nhân đầu tƣ chỉ rõ sự gia tăng đầu tƣ sẽ kéo theo gia tăng thu nhập. Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tƣ đều kéo theo cầu bổ sung về công nhân và tƣ liệu sản xuất, nghĩa là việc làm gia tăng, thu nhập gia tăng. Thu nhập tăng sẽ là tiền đề cho tăng đầu tƣ mới. Nhƣ vậy, số nhân đầu tƣ có tác động dây chuyền, nó khuếch đại thu nhập tăng lên. Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tƣ sẽ kéo theo sự gia tăng thu nhập lên bao nhiêu. Keynes sử dụng khái niệm số nhân để chứng 68 minh những hậu quả tích cực của một chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm. Lãi suất: Lãi suất có tác động rất lớn đối với đầu tƣ có ảnh hƣởng và tác động đến công ăn việc làm và việc làm của xã hội. Theo Keynes “lãi suất là khoản thù lao cho việc mất khả năng chuyển hoán trong một thời gian nhất định”. Trong đó có hai nhân tố có tác động đến lãi suất: thứ nhất, khối lƣợng tiền tệ. Ông cho rằng nếu khối lƣợng tiền đƣa vào lƣu thông nhiều, thì lãi suất giảm. Việc dùng lãi suất để điều tiết nền kinh tế là một trong những chủ trƣơng của Keynes. Thứ hai, là do dự ƣa thích giữ tiền mặt, Keynes cho rằng của cải dƣới dạng tiền là thuận lợi nhất, nên con ngƣời luôn có khuynh hƣớng giữ tiền mặt. Lãi suất cao thì chi phí cơ hội hội cho việc giữ tiền mặt cao nên ngƣời ta hạn chế việc giữ tiền mặt. Nên lãi suất là nguyên nhân cho sự xa rời tiền mặt. Sự ƣa thích tiền mặt chịu tác động nhiều yếu tố nhƣ: động lực giao dịch, động lực dự phòng và động lực đầu cơ. Từ những nhân tố trên Keynes đã khẳng định rằng cần phải giảm lãi suất để tăng đầu tƣ. Bởi vì khi hạ lãi suất thì ngƣời dân sẽ không đƣa tiền vào lƣu thông từ đó sẽ làm tăng lƣợng tiền mặt lên, tƣ lƣợng tiền mặt đó sẽ tăng cƣờng vào đầu tƣ sẽ tạo ra công ăn việc làm tránh tình trạn thất nghiệp, thu nhập ổn định. Qua đó sẽ kích thích nền kinh tế phát triển. Hiệu quả giới hạn của tư bản: Thực tế cho thấy rằng đầu tƣ luôn phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của tƣ bản. Không phải tất cả số tiền tiết kiệm đều đƣợc chuyển sang tổng lƣợng tiền đầu tƣ, mà thông thƣờng nhất là tiền đầu tƣ nhỏ hơn lƣợng tiền tiết kiệm. Bởi vì nếu đầu tƣ mang lại cho ngƣời đầu tƣ lợi nhuận lớn thì ngƣời ta đầu tƣ tích cực hơn, nếu lợi nhuận thấp thì ngƣời ta hạn chế đầu tƣ, nếu không thu về lợi nhuận hoặc thua lỗ thì ngƣời ta sẽ không đầu tƣ. Keynes cho rằng theo đà tăng lên của vốn đầu tƣ, hiệu quả giới hạn của tƣ bản sẽ giảm dần. Do hai nguyên nhân: Thứ nhất là: khi đầu tƣ tăng lên thì hàng hóa cung cấp cho thị trƣờng cũng tăng lên, nên giá cả hàng hóa giảm xuống, kéo theo sự suy giảm của lợi nhuận. Thứ hai là: cung hàng hóa tăng lên sẽ làm tăng chi phí tƣ bản thay thế. Trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật và tích lũy tƣ bản tăng nhanh, thì hiệu quả giới hạn của tƣ bản có thể dẫn đến số 0. Điều đó làm giảm tính tích 69 cực của Nhà kinh doanh hạn chế mở rộng đầu tƣ. Nên ảnh hƣởng hƣởng đến tình trạng giải quyết việc làm. Tại Đại hội VI Đảng ta đã xác định, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế này trƣớc hết phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của những quy luật khách quan của kinh tế thị trƣờng. Nền kinh tế thị trƣờng hiện đại là nấc thang cao trong lịch sử phát triển kinh tế thị trƣờng, vì thế ngoài những đặc trƣng mang tính phổ quát của nền kinh tế thị trƣờng tự do, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại ngày nay còn mang một số đặc trƣng mới. Đó là: thứ nhất, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại phải dựa trên nền tảng sở hữu hỗn hợp của các chủ thể thị trƣờng. Thứ hai, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại phải dựa trên những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại và kinh tế tri thức - một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến sự giàu mạnh, văn minh của mọi quốc gia. Thứ ba, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại phải có cơ cấu, trong đó những lĩnh vực sau phải hiện đại, đó là: công nghiệp - thị trƣờng, hệ thống kết cấu hạ tầng, các ngành dịch vụ cao cấp (đặc biệt là dịch vụ tài chính và ngân hàng).Thứ tƣ, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại dựa trên nguồn nhân lực chất lƣợng cao, làm chủ đƣợc khoa học và công nghệ với trình độ quản lý hiện đại.Thứ năm, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại đƣợc vận hành bởi thể chế thị trƣờng, thể chế quản lý Nhà nƣớc và chế độ quản trị công ty hiện đại.Thứ sáu, nền kinh tế thị trƣờng hiện đại phải dựa trên hệ thống an sinh xã hội hiện đại và một hệ thống phúc lợi vì mục tiêu phát triển con ngƣời. 2.2. Thực tiễn quản lý kinh tế nước ta hiện nay từ góc nhìn lý thuyết Keynes Nước ta đã vận dụng học thuyết của Keynes để nền kinh tế đi đúng hướng, Nhà nước quản lý điều hành tốt Qua 20 năm đổi mới, nƣớc ta đã dần dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vai trò Nhà nƣớc cũng có những chuyển biến lớn trong điều kiện kinh tế thị trƣờng Nhà nƣớc đã dần dần thực hiện quản lý kinh tế quốc dân bằng pháp luật trên cơ sở đã xây dựng và từng bƣớc hoàn chỉnh hệ thống luật. Nhờ đó, đã từng bƣớc đã hình thành đƣợc môi 70 trƣờng pháp lý tƣơng đối ổn định, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để cùng phát triển, góp phần tích cực phát triển kinh tế thị trƣờng. Bằng các cơ chế, chính sách kinh tế, Nhà nƣớc đã thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, giải phóng lực lƣợng sản xuất. Nhà nƣớc điều tiết nền kinh tế thị trƣờng thông qua pháp luật, kế hoạch, chính sách, các công cụ kinh tế và lực lƣợng vật chất mà Nhà nƣớc nắm, kết hợp kế hoạch với thị trƣờng; có sự phân cấp nhiều hơn để phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phƣơng; thực hiện tƣơng đối tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nền kinh tế quốc dân. Vai trò quản lý điều hành thể hiện ở những chức năng: - Hình thành luật pháp, đảm bảo tính pháp lý và trật tự luật pháp, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp. - Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát,ổn định tiền tệ. - Dự báo ngăn ngừa những đổ vỡ của thị trƣờng trong đó, có kiểm tra trực tiếp đối với giá cả, tiền lƣơng, định mức tiêu dùng những của cải nhất định - Kinh doanh của Nhà nƣớc, nghĩa là Nhà nƣớc sở hữu và quản lý các công ty sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà các công ty tƣ nhân cũng có khả năng sản xuất. - Tác động vào sự phát triển kinh tế, vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiệu quả. - Tác động vào việc hình thành các quy chế lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh cho các quy chế đó cho thích nghi với những điều kiện thay đổi, tiến hành các cuộc cải cách khi cần thiết. Tình hình tăng trưởng kinh tế; vấn đề lạm phát và giải quyết lạm phát Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều biến động. Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam luôn giữ mức cao thứ hai trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc, năm 2007 tăng trƣởng kinh tế Việt Nam đạt 8,46%; năm 2008 là 6,31% và năm 2009 là 5,32%. Xuất khẩu tăng cao là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trƣởng kinh tế. Trong những năm qua, tốc độ tăng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam cũng cao, tuy vào năm 2009, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu tốc độ xuất khẩu có giảm, nhƣng kim nghạch xuất khẩu vẫn giữ mức cao năm 2006: 22,7%; năm 2007: 21,9%, năm 2008: 29,1%. Đầu tƣ nƣớc ngoài vào việt nam cũng đanh dấu mức 71 tăng trƣởng nhảy vọt, với số vốn FDI đăng kí qua các giai đoạn luôn tăng, đặc biệt giai đoạn 2006 - 2009 là giai đoạn thu hút vốn FDI mạnh nhất của Việt Nam tổng số vốn FDI đạt 126,5 tỷ USD và tổng vốn FDI giải ngân đạt 33,6 tỷ USD [1, tr.3]. Lạm phát đi cùng với tăng trƣởng là hiện tƣợng kinh tế có tính quy luật, J.M. Keynes là một trong những nhà kinh tế học phát hiện ra tính quy luật này và ông cho rằng cần phải tạo ra mức lạm phát “có kiểm soát” để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Các nhà điều hành kinh tế Việt Nam hiện nay đang áp dụng quan điểm này. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận mức lạm phát “vừa phải”, dƣới 2 con số, để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế mức lạm phát năm 2004 là 9,5 %; năm 2005 là 8,4%, năm 2006 khoảng 7%. Từ đây có thể thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế, không có một tỷ lệ tăng trƣởng cao mà lạm phát ở mức thấp đƣợc, và ngƣợc lại. Theo quan điểm của các nhà kinh tế mức lạm phát có thể chấp nhận đƣợc là 1-2%. Do đó, năm 2007 lạm phát cao hơn mức tăng trƣởng hơn 4%, có thể chấp nhận đƣợc, nhƣng trong năm 2008 lạm phát đã tăng quá cao tăng trƣởng kinh tế là 6,31% trong đó mức lạm phát ở mức 19,89% [1, tr.4]. Để kiềm chế lạm phát chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp điều hành lại nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trƣởng kinh tế bền vững nhƣ: Chính sách tiền tệ cần thực hiện một cách linh hoạt và kịp thời theo thực tế diễn biến của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa tiền ra và rút tiền về một cách hợp lý sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trƣởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nƣớc nên điều hành chính sách tiền tệ một cách khôn khéo và linh hoạt, nên sử dụng một cách tốt hơn và kịp thời các công cụ của chính sách tiền tệ nhƣ: lãi chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buôc, nghiệp vụ thị trƣờng mở để điều hành nền kinh tế Việt Nam. Lạm phát năm 2009 ở mức 6,52%, nhƣng tăng trƣởng ở mức 5,32% [1, tr. 6] đƣợc xem là mức tăng trƣởng nhanh trong khu vực. Về chi tiêu công: chính phủ cần chú ý giải ngân kịp thời cho dự án đầu tƣ có nguồn từ ngân sách của chính phủ, nhằm hạn chế tình trạng gây sức ép giá vào cuối năm. Chính phủ cần tăng cƣờng năng lực của bộ máy dự báo để dự báo chính xác sự biến động giá cả trên thị trƣờng thế giới để kịp thời điều chỉnh giá trong nƣớc tránh tình trạng đối phó bị động nhƣ năm 2007, 2008. 72 Tăng cƣờng quản lý các doanh nghiệp Nhà nƣớc, nhất là các tập đoàn kinh tế, kiên quyết sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc có vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ trƣờng hợp tập đoàn Vinashin vừa qua. Biến các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nƣớc thành các đơn vị kinh tế chủ lực, trong việc thực hiện nhiệm vụ ổn định và tăng trƣởng kinh tế, tham gia kiềm chế lạm phát khi chính phủ yêu cầu. Chính phủ cần chú ý giải ngân kịp thời cho các dự án đầu tƣ có nguồn vốn từ ngân sách của chính phủ, nhằm hạn chế tình trạng gây sức ép tăng giá vào cuối năm. Những hạn chế trong quản lý kinh tế nước ta hiện nay Mặc dù vận dụng học thuyết kinh tế của Keynes đƣợc thể hiện trong các chính sách của chính phủ Việt Nam đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, những chính sách này đang gây ra một số hiệu quả tiêu cực đòi hỏi các nhà hoạch định cần lƣu tâm: thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng cao, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu Việt Nam thực hiện kích cầu theo đúng kế hoạch đề ra, mức thâm hụt ngân sách có thể lên đến 8 – 10%, gây mất cân đối nghiêm trọng cho nền kinh tế. Mục đích của học thuyết kinh tế của Keynes là chống khủng hoảng và thất nghiệp nhƣng chƣa làm đƣợc (chỉ có tác dụng tạm thời), biểu hiện: thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao; phƣơng pháp luận thiếu khoa học. Trong những năm vận dụng vào thực tiễn cuối năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến Việt Nam. Năm 2008, có 24,8% và năm 2009 có 38,2% số doanh nghiệp bị giảm doanh thu [7]. Tình trạng thất nghiệp có xu hƣớng gia tăng đến tháng 9 năm 2009 đã có 43.348 lao động mất việc và hơn 100.000 ngƣời thiếu việc làm [5]. Khủng hoảng kinh tế thế giới, cầu giảm FDI và đầu tƣ ở các làng nghề, một số doanh nghiệp tƣ nhân giảm tác động tiêu cực đến toàn cầu về lao động. Chính sách tăng giá để giải quyết nạn thất nghiệp cũng không thành công trong thực tế thể hiện trong những cuộc khủng hoảng kinh tế 1969 – 1975 ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Keynes nhận thấy sự cần thiết can thiệp Nhà nƣớc vào nền kinh tế và đƣa ra lý thuyết “chủ nghĩa tƣ bản đƣợc điều tiết”. Song khi đánh giá cao vai trò của kinh tế Nhà nƣớc, ông lại bỏ qua vai trò điều tiết của cơ chế thị trƣờng, quá coi nhẹ kinh tế thị trƣờng “dùng đại bác bắn vào cơ chế thị trƣờng”. Chính sách giảm lãi suất để kích thích đầu tƣ của Keynes tỏ ra không hiệu quả trong điều kiện tự do di chuyển ngoại tệ trên phạm vi toàn 73 cầu nhƣ hiện nay. Khi chính phủ giảm lãi suất sẽ có hiện tƣợng các nhà đầu tƣ rút vốn trong nƣớc để chuyển sang những nƣớc có lãi suất cao hơn dẫn đến đầu tƣ trong nƣớc sụt giảm. Học thuyết của Keynes đƣợc vận dụng rộng rãi trong thời gian dài ở các nƣớc tƣ bản và có những biến thể khác nhau. Nhƣng cũng chỉ là bài thuốc chữa ngọn, chƣa chữa đƣợc gốc rễ căn bệnh của chủ nghĩa tƣ bản. Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hóa cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tƣ nhân. Việc dùng chính sách tài chính để kích thích nền kinh tế tăng trƣởng có những hạn chế: trong thực tế khó tính toán chính xác liều lƣợng của việc tăng giảm chi tiêu và thuế khóa. Độ trễ của chính sách tài chính là khá lớn. Các giải pháp tối ưu: Xây dựng bộ phận kinh tế Nhà nƣớc vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. Nhà nƣớc cần tích cực và chủ động tác động vào nền kinh tế, qua đó để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển, đặt biệt trong bối cảnh hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đang tác động tiêu cực đến nƣớc ta thì vai trò đó càng trở nên cấp thiết. Nhà nƣớc thông qua công cụ lãi suất, có thể tác động để duy trì sự phồn vinh, tạo công ăn việc làm vƣợt qua tình trạng khủng hoảng kinh tế mà các nƣớc tƣ sản gặp phải trong những năm 30 của thế kỷ XX. Nó đƣợc nhiều nhà lý luận kinh tế tƣ sản tiếp thu, truyền bá và phát triển thành các trƣờng phái Keynes. Đảm bảo việc làm trong xã hội và giảm thất nghiệp bởi vì hiện nay sức ép về việc làm ngày càng gia tăng, nên giải quyết việc làm là một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Ổn định giá cả và tiền tệ chống nguy cơ lạm phát. Chính Phủ cần lập kho dự trữ lƣơng thực để điều tiết biến động giá lƣơng thực trong nƣớc và thế giới, đồng thời có chính sách hỗ trợ sản xuất – chế biến – tiêu thụ lƣơng thực, thực phẩm trong nƣớc; Chính phủ bớt quan tâm đến điều tiết thị trƣờng vàng trong nƣớc vì đây không phải là thủ phạm chính gây ra lạm phát ở Việt Nam. Nền kinh tế mới đang định hình, đòi hỏi tƣ duy thích ứng về bàn tay quản lý của Nhà nƣớc khi thực hiện nguyên tắc thị trƣờng, tránh các cực đoan, phiến diện trong nhận thức, tăng cƣờng sự phối hợp đồng bộ các công cụ và cấp độ quản lý, giám sát chặt chẽ và chủ động xử trí kịp thời các tác động mặt trái của kinh tế thị trƣờng. Việc vận dụng “hai bàn tay” hữu hình và vô hình là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế thị trƣờng phát triển. 74 3. Kết luận Học thuyết kinh tế của Keynes có một ý nghĩa nhất định, ra đời để đáp ứng yêu cầu thực tế của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, thoát ra khỏi lý luận truyền thống lấy tự do thả nổi làm nội dung căn bản để phân tích sự căn bằng. Xây dựng học thuyết kinh tế mới mà tƣ tƣởng trung tâm là sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế và tìm mọi biện pháp nâng cầu để giải quyết việc làm, nhằm giúp chủ nghĩa tƣ bản thoát khỏi cảnh cùng quẩn trƣớc khủng hoảng kinh tế. Từ đó tránh cho nó khỏi sự sụp đổ hoàn toàn. Việt Nam một nƣớc nông nghiệp, phần lớn dân cƣ sống ở nông thôn và gắn với kinh tế nông thôn, nên các giải pháp kích cầu luôn tác động đến bộ phận dân cƣ này. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Phƣớc Tài (2012), “Vai trò của Nhà nƣớc trong sự hình thành và điều tiết kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học thể chế và vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế tại Việt Nam, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM [2]. Đinh Văn Thông (2009), “Học Thuyết Keynes và những vấn đề kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 25, tr.185-192 [3]. Thống kê của Bộ Lao Động – TBXH về tình hình mất việc làm 9 tháng đầu năm 2009. [4]. Nguyễn Văn Trình (chủ biên), Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Tấn Phát (2011), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. [5]. Nguyễn Văn Trình & Nguyễn Sơn Hoa (2010), Trƣờng ĐH Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, “Chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trƣởng kinh tế”, Phát triển và hội nhập, số 6 – tháng 8. [6]. Trần Bình Trọng (2003), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb.Thống Kê, Hà Nội. [7]. Viện khoa học Lao động và xã hội (2009), số liệu điều tra về đánh giá “Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến doanh nghiệp và việc làm, thu nhập của người lao động” trong số doanh nghiệp cắt giảm qui mô lao động, số phải cắt giảm trên 20% qui mô lao động chiếm 15.9% năm 2008 và 23.3% năm 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_viec_tim_hieu_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_hoc_thuyet_kinh.pdf
Tài liệu liên quan