Vai trò của giáo viên trong sử dụng và sản xuất tài nguyên giáo dục mở

Giáo dục đại học Việt Nam luôn được Nhà nước quan tâm, đặc biệt

trong những năm gần đây. Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều vấn đề bất

cập và cần phải giải quyết trước những yêu cầu đổi mới của đất nước

và sự phát triển về giáo dục thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra

như một xu thế tất yếu trên thế giới, vì vậy công cuộc đổi mới giáo dục

đào tạo ở Việt Nam đòi hỏi phải thực sự bắt kịp với môi trường quốc

tế. Những thực trạng chính của nền giáo dục đại học Việt Nam đã được

nhiều tác giả phân tích (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009; Vũ Minh Giang,

2013; PGS.TS. Phạm Văn Quyết, 2017)

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Vai trò của giáo viên trong sử dụng và sản xuất tài nguyên giáo dục mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất OER bao gồm cả nội dung giảng dạy và học tập. + Chuyển giao toàn bộ kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng và sản xuất OER cho các trường đại học. + Hỗ trợ cho các trường đại học đào tạo giáo viên thông qua việc thúc đẩy dạy học sử dụng OER. + Tổ chức các các chương trình đào tạo, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng để thúc đẩy OER. + Chia sẻ những kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất về OER cho các trường đại học và giáo viên. + Tăng cường các nghiên cứu và triển khai những nghiên cứu dựa trên OER trong các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên. + Xây dựng các nhóm chuyên gia có chuyên môn trong OER để hỗ trợ cho các trường đại học. + Xây dựng các chương trình đào tạo OER bằng các hình thức khác nhau, đặc biệt chú trọng đào tạo trực tuyến thông qua OER. Đối với các trường đại học (Misra, Pradeep Kumar, 2012): + Cung cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư kinh phí, xây dựng cơ chế chính sách để sử dụng và phát triển OER. + Khuyến khích và hỗ trợ giáo viên, sinh viên sử dụng OER để giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ học tập. 100 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ + Mời các chuyên gia về OER để đào tạo giáo viên sử dụng OER. Đào tạo giáo viên chủ chốt dạng chuyên gia để làm nòng cốt cho sự phát triển OER tại đơn vị mình. + Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn định kỳ cho giáo viên về OER. + Phối hợp với các cơ sở giáo dục khác để thúc đẩy đào tạo OER trong cộng đồng giảng dạy. + Chuyển đổi thư viện hoặc trung tâm học liệu thành kho tài nguyên giáo dục mở, đặc biệt là xây dựng kho tài liệu về OER bằng tiếng Việt để mọi đối tượng có thể sử dụng. Đối với giáo viên (Misra, Pradeep Kumar, 2012): + Tham dự các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng về OER. + Tạo được sự liên kết giữa nội dung giáo dục của mình với OER, sử dụng OER có sẵn để cải tiến quá trình dạy học của mình. + Thảo luận và thúc đẩy việc giảng dạy với các đồng nghiệp qua OER. + Sản xuất OER dựa trên nhu cầu thực tế. + Nghiên cứu các tác động giáo dục của OER đến dạy học. + Đào tạo những sinh viên của mình thành những người sử dụng và sản xuất OER bằng nhiều hình thức khác nhau. + Xây dựng cộng đồng phát triển OER. 3.3. Cách thức triển khai Các tổ chức liên kết phong trào OER đóng vai trò quan trọng cho nhiệm vụ này. Bởi vì các tổ chức này sẽ hướng dẫn và tư vấn cho các trường đại học và các giáo viên về những lợi ích của phong trào OER trong dạy và học. Họ cũng là những người sẽ phát triển các chiến lược và cung cấp các hướng dẫn, các chính sách thực tế để đưa OER vào các chương trình giáo dục hiện tại. Các đơn vị giáo dục và các tổ chức giáo dục đóng vai trò chủ đạo về tiếp cận và sử dụng OER để giúp giáo viên tiếp cận cũng như sáng 101PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ tạo trong việc sử dụng OER phục vụ hoạt động giảng dạy. Các trường đại học có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới học tập, cung cấp các biện pháp hỗ trợ để giáo viên tiếp cận các kỹ năng và phương pháp OER, khuyến khích giáo viên đóng vai trò nòng cốt, tích cực trong việc sử dụng và sản xuất OER. Các trường đại học đưa chương trình đào tạo nói trên vào nội dung đào tạo sinh viên để khi ra trường tất cả các sinh viên đều có thể sử dụng và phát triển OER. Người giáo viên là trọng tâm của mọi hoạt động về OER do đó giáo viên có nghĩa vụ phải tìm hiểu chính về phong trào OER và nguồn gốc của nó; nghiên cứu làm thế nào để sử dụng và thực hiện các công cụ OER, làm thế nào để giải quyết các vấn đề an toàn, an ninh và riêng tư; và làm thế nào để sản xuất OER. Giáo viên sẽ nắm bắt mọi kiến thức và kỹ năng của khóa học theo nội dung trên để từ đó làm chủ quá trình hoạt động của mình và đào tạo lại các thế hệ sinh viên tiếp theo. Bằng cách sử dụng nội dung đào tạo thông qua các mô-đun, các trường đại học sẽ được yêu cầu mời các chuyên gia của OER để giảng dạy, đào tạo trực tuyến cho giáo viên. Những chuyên gia đào tạo giáo viên này sẽ đóng vai trò là giảng viên chính trong quá trình đào tạo OER cho các thế hệ giáo viên tiếp theo của nội dung đã đề xuất. Ngoài chương trình đào tạo này, các trường cũng sẽ được yêu cầu đưa giáo viên hướng dẫn của họ đi tập huấn định kỳ ở các tổ chức giáo dục đang sử dụng OER, chia sẻ và không ngừng học hỏi về OER. 3.4. Thời gian và phương pháp Các phương pháp giảng dạy thông qua bài giảng, thảo luận, nghiên cứu trường hợp sử dụng, chia sẻ, truyền thụ kinh nghiệm làm việc, thực tế,, sẽ được sử dụng trong quá trình đào tạo này. Các giáo viên sẽ được dạy về các khía cạnh lý thuyết của OER. Sau khi tiếp thu kiến thức lý thuyết, họ sẽ được giao nhiệm vụ thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn. Trong quá trình đào tạo, mỗi giáo viên sẽ phải tạo ra các sản phẩm OER hữu ích và sử dụng nó trong khóa học. Các khóa học có thể tổ chức tập trung tại chỗ hoặc cử chuyên gia đến đào tạo hoặc tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến. Thời gian tổ chức 102 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo một cách định kỳ theo đặc thù của các đơn vị. 4. PHẦN KẾT LUẬN Tài nguyên giáo dục mở ra đời và phát triển trên cơ sở mục đích chính là sản xuất ra tài nguyên để phục vụ giáo dục, qua đó người học tăng cường học tập, đặc biệt là hình thức tự học, tự nghiên cứu để phát triển khả năng cá nhân cũng như các sản phẩm xã hội. Thành phần chính của tài nguyên giáo dục mở là nội dung giáo dục, hoạt động cần thiết là người hướng dẫn cung cấp nội dung đó và đồng ý làm cho nó được tự do và công khai trong quá trình sử dụng. Giáo viên chính là công cụ tốt nhất sử dụng và phát triển có hiệu quả các công nghệ mới nổi như OER để giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Trong tương lai OER sẽ là phương tiện để giúp mọi người trên toàn cầu đạt được những kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ vào mọi lĩnh vực giáo dục, chính trị, kinh tế và xã hội. Việc xây dựng và triển khai các mô hình đào tạo giáo viên OER sẽ giúp các cơ quan giáo dục, các trường đại học và các tổ chức xã hội phát huy vai trò của giáo viên qua việc sử dụng và sản xuất OER, và chính những giáo viên được đào tạo này cuối cùng sẽ đảm bảo tối đa lợi ích của phong trào tiếp cận mở cho cá nhân và xã hội, làm thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009), Thực trạng Giáo dục đào tạo đại học Việt Nam. Trung tâm đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Viện Nghiên cứu Giáo dục. From thuc-trang-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-pot.htm. 2. GS.TSKH. Vũ Minh Giang (2013), Giáo dục Việt Nam trước đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện. Tạp chí Cộng Sản. Retrieved from https:// www.vnu.edu.vn/ttsk/inc/print.asp?N14938. 3. PGS.TS. Phạm Văn Quyết (2017). Những trăn trở cho đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Báo điện tử Tầm nhìn. Retrieved from net.vn/tran-tro-cho-doi-moi-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-d1227.html. 103PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 4. Giới thiệu chương trình tài nguyên giáo dục mở Việt Nam VOER (VIETNAM OPEN EDUCATIONAL RESOURCES). From edu.vn/content/gioi-thieu/. 5. Atkins, D.E., Brown, J.S., & Hammond, A.L. (2007). “A review of the open educational resources (OER) movement: Achievements, challenges, and new opportunities”. From hewlett.org/ uploads/files/ReviewoftheMovement.pdf 6. OECD. (2007). Giving Knowledge for Free-the Emergence of Open Educational Resources. Paris: OECD. 7. Hylén, J. (2009). Mapping producers and users. In S. D’Antoni & C. Savage (Eds.), Open Educational Resources Conversations in Cyberspace (pp. 127-134). France: UNESCO Publications. 8. Perraton, H. (2010). Teacher education: the role of open and distance learning. Vancouver, British Columbia: COL. 9. Rossini, C. (2010). The state and challenges of OER in Brazil: from readers to writers? Berkman Center Research Publication No. 2010–01. 10. Đỗ Văn Hùng, Tổng quan về học liệu mở và nhận dạng các yếu tố tác động đến việc xây dựng và chia sẽ học liệu mở trong các trường đại học Việt Nam. Hội thảo: Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam, tr98. 11. Misra, Pradeep Kumar. (2012). Training Teachers to Use and Produce Open Educational Resources: A Win-Win Approach, Journal of Educational Technology, v9 n2 p1-7 Jul-Sep 2012. 12. ROER4D. (2014). Teachers’ attitudes, motivations and conceptions of quality and barriers to open educational resources in India.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_giao_vien_trong_su_dung_va_san_xuat_tai_nguyen_g.pdf
Tài liệu liên quan