Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Mai Thanh Tuấn

Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào có diện tích 236.800 km2, dân số ước lượng năm 2015 là 6.803.699 người, mật độ dân số đạt 29,6 người/km2. Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ Vương quốc Lan Xang tồn tại trong bốn thế kỷ, là một vương quốc có diện tích lớn tại Đông Nam Á. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang phân chia thành ba vương quốc riêng biệt: Luông Pha-bang, Viên-chăn và Chăm-pa-sắc. Năm 1893, ba vương quốc hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp, tiền thân của quốc gia Lào hiện nay. Lào giành độc lập sau khi Nhật Bản chiếm đóng, song người Pháp sau đó áp đặt lại quyền cai trị cho đến khi Lào được tự trị vào năm 1949. Lào độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến dưới quyền Sisavang Vong. Một cuộc nội chiến trường kỳ kết thúc vào năm 1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, phong trào Pha-thét Lào theo chủ nghĩa cộng sản lên nắm quyền.

Lào có chung đường biên giới dài 2069 km phía Tây được Việt Nam ôm trọn phía biển Đông, đường biên giới giữa Việt Nam và Lào trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum cũng thật trùng hợp tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phông-xa-lỳ, Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muồng, Xa-van-na-khẹt, Xa-la-văn, Xê-kông và Ắt-tạ-phư. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có nhiều cơ sở thực tiễn quan trọng.

Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt - Lào và sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp.

 

docx16 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Mai Thanh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Từ khi bị thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam và Lào, nhân dân hai nước đã giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung tại một số vùng và một số cuộc khởi nghĩa; chưa xuất hiện lý luận dẫn đường và cơ quan lãnh đạo quan hệ đoàn kết của hai dân tộc. Với trách nhiệm cao đối với cách mạng Đông Dương và năng lực sáng tạo lý luận cách mạng kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất những quan điểm cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Campuchia, Lào, bao hàm cả nội dung quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đó là cách mạng của các dân tộc ở Đông Dương được tiến hành theo quan điểm cách mạng triệt để, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Sức mạnh tạo nên thắng lợi của sự nghiệp đó là khối đại đoàn kết nhân dân Đông Dương và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế... Người nhấn mạnh, phải hết sức tôn trọng nguyên tắc “dân tộc tự quyết”, quyền độc lập, tự do của các dân tộc ở Đông Dương. Và phải coi việc Việt Nam giúp cách mạng Lào là thực hiện nghĩa vụ quốc tế, hơn thế nữa đó là giúp bạn là mình tự giúp mình. Hai Đảng, hai dân tộc Việt Nam, Lào coi đó là nền tảng tư tưởng và phương pháp ứng xử của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Những quan điểm trên thể hiện rõ ràng, đúng đắn nguyên tắc dân tộc tự quyết và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, biến những hy sinh cao cả mà hai bên dành cho nhau như là lẽ sống bình dị. Tư duy và hành động đó càng có ý nghĩa khi ngày nay trên thế giới xuất hiện xu thế hòa bình, độc lập, dân chủ, hợp tác và phát triển, nhưng vẫn diễn ra những cuộc đấu tranh dân tộc, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh kinh tế rất phức tạp. Xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do hai bên xác lập. Trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc và phương pháp tiến hành liên minh, hợp tác giữa hai dân tộc, hai bên cùng ra sức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Lào đề ra với sự cố gắng cao nhất của mình và thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Tại cuộc Hội đàm giữa đại diện hai Trung ương Đảng năm 1971, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản nói: “Tuy Việt Nam có khó khăn nhưng đã không tiếc gì với Lào, chính cái đó đã góp phần tăng cường đoàn kết giữa hai Đảng. Đây là quan hệ đặc biệt trên thế giới không đâu có”. Cảm ơn và đáp lại lời nói chân tình đó của đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, đồng chí Lê Duẩn phát biểu: “Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu cho cách mạng Lào, nhân dân Lào cũng hy sinh tính mạng và của cải để giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Hai Đảng, hai dân tộc chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, nếu chỉ thấy sự giúp đỡ của một bên là không đúng. Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên Việt Nam hiểu rõ điều đó”. Trong những năm tháng cùng nhau hoạt động, cán bộ và nhân dân Việt Nam, Lào luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, phong tục tập quán của nhau, tin yêu giúp đỡ nhau; thật lòng tự phê bình, phê bình để cùng tiến bộ và phát triển nội lực của mỗi bên Do vậy, những thành quả cách mạng của hai nước cũng in đậm giá trị cách mạng và nhân văn của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, không chỉ cho hiện tại mà cần bảo vệ, phát huy cao hơn nữa trong tương lai. Tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hiện thực lịch sử cho thấy độ bền vững và phát triển của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chịu tác động quan trọng và trực tiếp của tình cảm thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tình cảm đó bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của đảng viên, từ phẩm chất trong sạch, và năng lực tương xứng với nhiệm vụ của người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào cần giữ gìn và phấn đấu thực hiện như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Trong môi trường hoạt động hiện nay của đảng viên, có nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy cám dỗ tiêu cực. Tất cả đều đòi hỏi ở sự tự giác của mỗi đảng viên và sự giáo dục, kiểm tra của tổ chức Đảng, gắn liền với việc giữ vững các nguyên tắc xây dựng Đảng và nâng cao bản lĩnh, năng lực lãnh đạo của Đảng; đồng thời cần nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vì lợi ích quốc gia và quốc tế. Khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Việt Nam và Lào sống bên nhau tại hai triền Đông và Tây dãy Trường Sơn hùng vĩ, rất thuận lợi cho sự phát triển phong phú của động vật, thực vật lại được bổ sung bởi nhiều hang động, rừng nguyên sinh kỳ thú, thuận lợi cho du lịch. Nơi đây có nhiều sông suối chảy dốc từ núi cao đổ xuống, tạo lợi thế cho khai thác thủy điện. Trường Sơn còn là một tường thành vững chắc cho quân dân hai nước nương tựa nhau chống giặc ngoại xâm. Về kinh tế, hai nước có thể bổ sung cho nhau thế lợi về biển cả của Việt Nam, đường bộ của Lào đi sâu vào lục địa châu Á, cùng các nguồn tài nguyên phong phú do mỗi nước quản lý. Ngoài những điều kiện trên, hai nước Việt Nam, Lào có một ưu thế nổi trội vô cùng quý giá là quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam mà hai Đảng, hai dân tộc cần luôn luôn vun đắp, bảo vệ và phát huy trong mọi hoạt động chính trị, tư tưởng, kinh tế, quốc phòng an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục đào tạo nhân lực, nhân tài. Tôi xin mượn chia sẻ của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường nói về những người từng có thời gian dài “cắn đôi hạt muối, bẻ nửa cọng rau” với những người bạn Lào để kết thúc bài viết này. Bây giờ ở cái tuổi 88, chân yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức đẹp đẽ về một thời lý tưởng cứ cuộn chảy không thôi. Người Lào hay người Việt khi nhắc đến tên ông là nhắc đến những kỷ niệm đẹp nhất của tình hữu nghị hai nước một thời lửa khói. Ông là Bô Nhơn - Lê Việt Muồn, đang sinh sống ở bản Nôn Mi Sai, huyện Lạ Màm, tỉnh Sê Kông bên Lào. Nhà ông Muồn là căn nhà cấp bốn, nền lát gạch men đã vàng ố màu bụi đỏ. Bọc quanh tường nhà là những bức ảnh của ông thời trai trẻ, ảnh chân dung Bác Hồ, ảnh Bác Hồ cùng bác Cay-xỏn Phôm-vi-hản tươi cười cùng nhau. Người lạ bước vào đây không thể nhận ra là căn nhà của người Việt hay nhà của người Lào vì những trang trí, vật dụng của hai dân tộc đan xen vào nhau. Ông già ngồi giữa hai chiếc chiếu lót dưới nền chờ khách của tỉnh Quảng Nam đến thăm nhân dịp năm mới của nước Lào. Ông bảo mình chỉ ngồi và không còn đứng được vì đầu gối đau nhức, tai cũng nặng rồi nên nghe không còn rõ lắm. “Mỗi năm đều có những đoàn của Việt Nam từ trung ương đến địa phương đến đây thăm tôi. Mừng lắm. Gần 70 năm sống ở đất này, tôi đã thành người Lào lúc nào không biết nhưng ký ức về làng quê xưa, về Hội An một thời trai trẻ vẫn vẹn nguyên như cũ” - già Muồn nói chậm rãi. Người vợ Lào của ông không biết nói tiếng Việt nhưng những người con trai đều nói rành rọt vì từng học tại Việt Nam. Nhấp chén chè xanh mời khách, ông già Muồn kể lại thời được chọn trong số 19 chiến sĩ quân tình nguyện của Liên khu 5, tập trung tại làng Đề An (xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành) và đúng ngày 19 tháng 8 năm 1948 đã làm lễ xuất quân lên miền tây Tổ quốc, đi chiến đấu đánh Pháp giúp Lào. Từ Nghĩa Hành, sau hàng tháng trời gùi lương thực, súng đạn vượt dãy Trường Sơn, những người bộ đội Cụ Hồ đã đặt chân lên vùng hạ Lào đầy hoang sơ. “Đó là những tháng ngày mưa rừng, nắng cháy. Chiến trường mới lạ, khác ngôn ngữ, tập quán nên khó khăn chồng chất. Cùng chịu đựng ốm đau, gian khổ thiếu thốn với quân dân Lào. Nhưng với tinh thần kiên định vì Tổ quốc, chúng tôi đã sống và chiến đấu hết mình” - ông Muồn nhớ lại. Sau khi cách mạng thành công, ông Lê Việt Muồn được phân công ở lại giúp nước bạn Lào và trở thành bí thư, tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, phó Ban Tổ chức trung ương cho đến ngày nghỉ hưu. Nhớ lại những ngày gian khổ, ông trầm tư: “Để biết chữ Lào không còn cách nào khác là ngày ngày vác cuốc lên nương trồng sắn, khoai với đồng bào. Rồi hằng đêm học từng con chữ để biết đọc, biết viết thông thạo. Ngày đó Nam Lào là những cánh rừng thiêng nước độc, người thưa. Có những bản làng đi bộ cả tuần không đến nơi. Vậy mà tôi vẫn phải đi phải làm tất cả vì tình yêu thương vô tận”. Ông đã để quê hương và nỗi nhớ dằng dặc sau lưng. Sau này khi những con đường biên giới đã thông thương giữa hai nước thì sức ông không còn khỏe để về thăm quê. “Tôi nhớ Hội An lắm, nhớ rừng dừa Cẩm Thanh, biển Cửa Đại nhưng giờ bước lên xe còn khó làm sao đi xa. Những đêm nằm giữa rừng Lào cứ mơ màng đến quê cũ nhưng rồi thương đồng bào nơi đây khốn khó. Thương những anh em đã nằm xuống mình phải gượng dậy” - ông Muồn thổn thức. Ngồi bên ông Muồn, chia sẻ chút tình quê, Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường kể rằng Quảng Nam nay đã đổi thay nhiều lắm. Cây cầu Cửa Đại bây giờ đã nối liền hai miền di sản và công nghiệp dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ để cùng đất nước đi lên. “Công đức và những hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ tình nguyện ngày ấy không ai và không bao giờ được phép quên lãng. Hình ảnh của các cụ là tình cảm thắm thiết nhất mà quân và dân Việt Nam dành cho nước bạn Lào. Tôi nhắc anh em, đi công tác Lào thì hãy ghé thăm bác bởi tuổi bác đã già như chuối chín cây” - ông Cường tâm sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxmai_thanh_tuan_533.docx