Ảnh hưởng của công nghệ mới đối với xã hội và giáo dục đại học của Nhật Bản trong cách mạng công nghiệp 4.0

Sự phát triến tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin và truyền

thông những năm gần đây liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xã

hội siêu thông minh (xã hội 5.0). Trong đó xã hội siêu thông minh 5.0 hướng tới

lấy con người làm trung tâm cân bằng giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn

đề xã hội bằng một hệ thống tích hợp không gian ảo và không gian thực tế ở mức

độ cao. Trong xã hội siêu thông minh các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo

(AI), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật kết nối (IoT), người máy (Robotics) sẽ

thay đổi rất nhiều được phát triển và áp dụng trong mọi ngành công nghiệp và đời

sống xã hội. Môi trường xung quanh xã hội công nghiệp có nhiều thay đổi, một số

lĩnh vực công nghệ của Nhật Bản đạt đến độ hàng đầu thế giới. Nghiên cứu chỉ ra

những yếu tố ảnh hưởng và áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp

4.0 với nhiều yếu tố khác nhau như công nghệ, tổ chức, giáo dục đại học, môi

trường đã thay đổi văn hóa, thái độ đối với áp dụng công nghệ tích hợp tự động

trong cuộc sống ở Nhật Bản.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của công nghệ mới đối với xã hội và giáo dục đại học của Nhật Bản trong cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hƯỞng CỦa CÔng nghỆ mới đỐi với xà hỘi và giáo dụC đẠi họC CỦa nhật BẢn trong CáCh mẠng CÔng nghiỆp 4.0 TS. Nguyễn Hữu Chung1 TS. Nguyễn Trung Kiên2 Tóm tắt: Sự phát triến tiến bộ không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông những năm gần đây liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội siêu thông minh (xã hội 5.0). Trong đó xã hội siêu thông minh 5.0 hướng tới lấy con người làm trung tâm cân bằng giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội bằng một hệ thống tích hợp không gian ảo và không gian thực tế ở mức độ cao. Trong xã hội siêu thông minh các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật kết nối (IoT), người máy (Robotics) sẽ thay đổi rất nhiều được phát triển và áp dụng trong mọi ngành công nghiệp và đời sống xã hội. Môi trường xung quanh xã hội công nghiệp có nhiều thay đổi, một số lĩnh vực công nghệ của Nhật Bản đạt đến độ hàng đầu thế giới. Nghiên cứu chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng và áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều yếu tố khác nhau như công nghệ, tổ chức, giáo dục đại học, môi trường đã thay đổi văn hóa, thái độ đối với áp dụng công nghệ tích hợp tự động trong cuộc sống ở Nhật Bản. Từ khóa: Công nghiệp 4.0, Trí tuệ nhân tạo, Kết nối thông minh, Công nghệ, Giáo dục 1. Mở đầu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang nổi lên với sự kết nối các lĩnh vực ngành nghề với công nghiệp tự động hóa. Trong đó máy móc và các hệ thống có thể kết nối giao tiếp với nhau tạo ra những thay đổi lớn trong các hoạt động xã hội, giáo dục và sản xuất. Môi trường xung quang cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội 5.0 đang thay đổi rất nhanh, như ở Nhật Bản, nó đặt ra cần phải thay đổi hệ thống hóa tích hợp các cấp độ công nghệ và tập trung kĩ thuật sản xuất trí tuệ nhân tạo khoa học thực tiễn [1]. 1, 2 Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành206 Một trong những chìa khóa giúp Nhật Bản đạt được sự thay đổi mô hình toàn cầu hóa về khoa học, xã hội, tự nhiên và công nghệ một cách nhanh chóng là đào tạo được nguồn nhân lực kỹ thuật tinh xảo. Nhật Bản đã đổi mới hệ thống giáo dục, liên ngành của nhiều hệ thống thành phần ở các trường đại học và các viện nghiên cứu để phát triển nguồn nhân lực cần thiết trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng tới xã hội 5.0 tạo ra các công nghệ để hỗ trợ các ngành công nghiệp mới [1]. Mô hình giáo dục đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng tới xã hội 5.0, đã được ủy ban giáo dục quốc gia Nhật Bản giao cho các trường đại học và viện nghiên cứu thực hiện triển khai sự thay đổi trong phạm vi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dựa trên những đặc điểm riêng của từng trường đại học. Các phương pháp giảng dạy, nghiên cứu, mối liên hệ giữa kỹ thuật và xã hội, hợp tác giáo dục giữa các ngành công nghiệp và học thuật để học các cách kĩ thuật tích hợp là những nội dung cần được chú trọng [2]. Nghiên cứu cho thấy nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghiệp 4.0 được phân loại thành các lĩnh vực của đời sống xã hội. 2. Những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Hình 1. Định nghĩa cách mạng công nghiệp 4.0 theo LEAP Australia, 2017 Thuật ngữ “cách mạng công nghiệp 4.0” cũng có thể dùng với tên gọi khác là cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được dùng để mô tả tương lai của sản xuất. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự chuyển đổi kỹ thuật số của các ngành sản xuất, toàn bộ ứng dụng được tích hợp bằng cách sử dụng công nghệ số, các bộ Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 207 phận có thể giao tiếp quyết định độc lập, xem mô tả minh họa cuộc cách mạng 4.0 (Hình 1) [3]. Triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm đạt được các loại tích hợp theo chiều dọc, tích hợp theo chiều ngang, cũng như tích hợp toàn bộ kỹ thuật từ đầu đến cuối trong toàn bộ chuỗi giá trị. Tích hợp theo chiều ngang nghĩa là tích hợp các hệ thống khác nhau và cho phép giao tiếp từ tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng. Tích hợp theo chiều dọc để nói đến sự kết hợp các hệ thống khác nhau có các bậc khác nhau. Mặc dù tầm nhìn của cách mạng công nghiệp 4.0 nói về hệ thống tự động sản xuất, giáo dục là tối ưu hóa, nhưng quá trình ứng dụng công nghiệp 4.0 thì con người đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của nó, đặc biệt là các nhiệm vụ không tự động hóa hoặc ở đó cần đến sự linh động và sáng tạo của con người. Bởi vì yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi áp dụng triệt để các dữ liệu của công nghệ thông tin nhiều đến mức tối đa, hệ thống sản xuất tự động ngày một tăng, sự tương tác người máy để hỗ trợ sản xuất sao cho phù hợp. Nhiều công cụ hỗ trợ cho phép điều hành tương tác người máy hiệu quả như VR, điện thoại di động, máy tính bảng, kính thông minh. Ví dụ như các ứng dụng của video có thể trực tiếp hỗ trợ bảo trì, trực quan hóa dữ liệu hiệu quả để người vận hành có thể dễ dàng thực hiện. Với sự phát triển của điện thoại thông minh, máy tính bảng, được đơn giản phổ biến được ứng dụng, rút ngắn con đường học tập cho người dùng mới hay triển khai các hệ thống mới nhanh hơn [5]. Theo mô tả về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang máy móc và các thiết bị lại gần nhau hơn, cho phép giao tiếp hiệu quả giữa các đối tượng cung cấp khác nhau, tiêu chuẩn hóa về về thu thập dữ liệu và truyền đạt dữ liệu. Đã mang lại khả năng trao đổi thông tin tổng thể và tích hợp các hệ thống mới và hiện có, thời gian chuyển dữ liệu nhanh và dễ dàng. Sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều tổ chức bị thay đổi, vì nhiều công việc sẽ bị biến mất và một số công việc mới sẽ xuất hiện, các tổ chức phải quản lý nhiều nhiệm vụ hơn như những người giải quyết vấn đề. Điều này đòi hỏi con người trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 phải tự bản thân hoạt động ở mức độ cao hơn, ít phụ thuộc vào ý kiến của người khác, đòi hỏi tăng kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ thuật và số hóa của con người hơn. 3. Thực trạng ảnh hưởng áp dụng của công nghiệp 4.0 Các công nghệ hay qui trình mới áp dụng của công nghệ 4.0 dẫn đến nhưng thay đổi trong các tổ chức cá nhân, do dẫn đến việc đòi hỏi thay đổi các tác nhân trong toàn bộ các ngành của đời sống xã hội để đáp ứng được những thay đổi đó. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành208 Ví dụ như hãng máy ảnh Kodak khi đưa áp dụng ảnh kỹ thuật số đã phải giảm đi 80% công nhân lao động việc làm, do phải do phải tái trúc cơ cấu và hệ thống [5], hay việc không thể áp dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất đã dẫn đến phá sản công ty Fortune của Mỹ năm 2018 [6]. Đó là những ví dụ rõ ràng về ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ đến tổ chức và hệ thống việc làm của việc ứng dụng công nghệ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đánh giá ảnh hưởng của áp dụng công nghệ đã được Tahedoost 2017 đưa ra phân tích cấu trúc khuếch tán sự đổi mới theo khía cạnh đổi mới cải tiến công nghệ giữa mục tiêu người dùng và cách sử dụng chúng [7]. Nó sử dụng để mô tả đổi mới cải tiến công nghệ trong các tổ chức bị ảnh hưởng là công nghệ, tổ chức và môi trường. Điều đó bao gồm cả công nghệ hiện đang sử dụng và công nghệ bên ngoài nhưng chưa được áp dụng. Ngày nay các tổ chức có thể hình thành trên thị trường và ngành công nghiệp khác nhau, tạo ra cái gọi là hệ sinh thái kinh doanh, nghĩa là các công ty có khả năng khác nhau, liên kết xung quanh các công nghệ mới. Những khía cạnh chính ảnh hưởng của áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự thay đổi cơ quan tổ chức xã hội, kết hợp kiến thức về công nghệ thông tin cho phép các tổ chức tự phát triển và thuận lợi hợp tác được với các cơ quan tổ chức khác, đó là yếu tố thay đổi cần thiết để kích hoạt công nghệ 4.0. Cơ quan tổ chức chuyển từ đơn vị hỗ trợ thành đơn vị phát triển kỹ thuật số để tăng tích hợp giữa các bộ phận sản xuất và công nghệ thông tin. Do đó công nghệ được áp dụng trong các cơ quan tổ chức cần có văn hóa và thái độ đối với sự thay đổi của công nghệ mới áp dụng. Hệ thống hoạt động các lĩnh vực ngày càng được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến và hiện đại, do đó cần phải bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật số, công nghệ thông tin cho đối tượng khai thác sử dụng công nghệ mới. Một yếu tố khác ảnh hưởng ứng dụng công nghệ 4.0 là sự kết hợp giữa kiến thức tên miền và và kiến thức kỹ thuật số, kiến thức tên miền là kiến thức về lĩnh vực cụ thể như các ngành sản xuất, trong khi đó kiến thức về kỹ thuật số như khoa học dữ liệu, phát triển các phần mềm sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức năng lực công nghệ và các sản phẩm được sản xuất với các kiến thức về dữ liệu số để có thể áp dụng thành công cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 gồm nhiều công nghệ và dịch vụ khác nhau, tập trung tạo ra các chuỗi giá trị tích hợp và kết nối giữa các ngành công nghiệp với nhau. “Công nghệ” và “sử dụng công nghệ” là hai thuật ngữ không phải như nhau, do đó trong cách mạng công nghiệp 4.0 bổ sung thêm thuật ngữ mô hình chấp thuận công nghệ (TAM) và mô hình tổ chức công nghệ (TOE) để nói về những công nghệ ứng dụng được chấp nhận được sử dụng như thế nào. Việc tích hợp các qui trình, máy móc và Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 209 con người sẽ ảnh hưởng đến cách tạo ra giá trị, thay đổi môi trường và cấu trúc tổ chức trong chuỗi cung ứng [8]. Phạm vi ứng dụng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến áp dụng công nghiêp 4.0. Khi nói khái niệm “cách mạng công nghiệp”, không được quên nói về những khái niệm cơ bản ban đầu với những điều cơ bản nhỏ nhất rồi từng bước tiến đến để đạt được những mục đích cuối cùng. Vì ứng dụng công nghệ 4.0 được chứng minh phức tạp so với dự đoán ban đầu. Trước tiên, bắt đầu của bất kì ứng dụng công nghiệp 4.0 là với các nguyên tắc cơ bản trước khi xem xét ứng dụng với qui mô lớn hơn, tiên tiến hiện đại hơn. Chỉ khi ứng dụng đã được áp dụng thành công trong trường hợp nhỏ, mới có thể được thu nhỏ hoặc nhân rộng thành các qui trình khác rộng lớn hơn. Yếu tố tiếp theo của công nghệ ảnh hưởng đến công nghiệp 4.0 là giáo tiếp và chia sẻ thông tin được chuẩn hóa giữa các hệ thống khác, làm tăng mức độ kết nối giữa máy móc, qui trình và con người. 4. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống xã hội Nhật Bản Người ta nói đến cuộc cách mạng công nghệp 4.0 hay cụ thể hơn để nói về những ảnh hưởng tác động của đổi mới về công nghệ đang diễn ra như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật kết nối (IoT) với mọi ngành nghề của đời sống xã hội hiện nay và tương lai mai sau. Theo nghiên cứu do Nomura viện nghiên cứu Nhật Bản năm 2015, Michael A. Osborne, Đại học Oxford, Vương quốc Anh năm 2014 và Carl Benedict Frei đại học của Hoa Kì năm 2013. Trên cơ sở thống kê thử nghiệm ứng dụng của công nghệ công nghiệp 4.0 có thể thay đưa ra dự đoán trong vòng 10 năm tới (2025-2035) ước tính khoảng 49% dân số của Nhật bản có khả năng công việc có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo hoặc người máy (robot), trong khi đó của Hoa Kì 47% và Anh Quốc 35 % (Bảng 1) [9]. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành210 Bảng 1: Tỉ lệ dân số làm việc có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo, robot, v.v. (so sánh giữa Nhật Bản, Anh và Mỹ) [9] Nghiên cứu dựa trên ứng dụng công nghệ đưa ra khoảng 100 ngành nghề không nhất thiết đòi hỏi kiến thức và kỹ năng đặc biệt có khả năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo thay thế của Nhật năm 2015, Vương Quốc Anh năm 2014 và nước Mỹ năm 2013. Với mục tiêu xây dựng hệ thống giáo dục phát triển bền vững, có thể học tập suốt đời, tất cả mọi người có thể nhận được sự giáo dục cần thiết, phát huy tối đã khả năng của mọi người, hưởng nền hòa bình, giầu có và tôn trọng các giá trị các cá nhân. Một hệ thống giáo dục đáp ứng những thay đổi xã hội, công việc trước tiên là thiết lập các mục tiêu yêu cầu đạt được của tiến trình mới. Tiếp sau đó xây dựng chương trình đào tạo đại học theo định hướng năng lực, tích hợp thêm nội dung kiến thức về các lĩnh vực khác trong chương trình đào tạo, tăng cường đào tạo bậc cao trong các trường đại học, nâng cao chất lượng đào tạo bậc tiến sĩ hàng năm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa hình thức làm việc linh hoạt, thay đổi tư duy nhận thức chương trình giảng dạy tùy biến cho từng học sinh. Các trường đại học tận dụng tối đa sự đa dạng, tính độc đáo cải cách toàn diện hệ thống giáo dục, đánh giá hệ thống năng lực của từng bộ phận theo hướng tăng cường giáo dục công nghệ tại Nhật Bản. Tiêu chí đào tạo theo hướng năng lực các ngành, chuyên ngành được đưa vào tiêu chuẩn thành lập các trường đại học nhằm mục đích xây dựng một hệ thống giáo dục đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng xã hội 5.0. Cần thiết phải tăng cường giáo dục tích hợp liên ngành, tăng cường có hệ thống các kỹ năng cơ bản chuyên ngành để học sinh có khả năng sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề. Ngoài ra các môn học cơ bản mà các trường đại học chú trọng nên phù hợp với nội dung mà các doanh nghiệp nhấn mạnh. Các Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 211 môn học cơ bản chuyên ngành thiết yếu liên quan đến kỹ thuật cho các trường đại học được tổ chức lại lĩnh vực, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực của giáo viên khi sử dụng tài liệu bài giảng trực tuyến (E-Learning). Sinh viên làm khóa luận, luận văn tốt nghiệp có khả năng diễn đạt, thuyết trình để truyền đạt ý tưởng, nêu và giải quyết vấn đề để được nhấn mạnh đến khả năng độc lập của sinh viên trong học tập và nghiên cứu. Cần cải tiến trong giáo dục đại học theo hướng cụ thể học tập và kết quả thu được. Giáo dục phát huy tối đa sức mạnh cá nhân và tài năng mỗi người, giáo dục không giới hạn trong khoa học, kết hợp giữa kiến thức với các kĩ năng để đáp ứng những thay đổi tiến bộ về kiến thức và công nghệ. 5. Những thay đổi trong xã hội và giáo dục của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (Al), dữ liệu lớn (Big data), internet vạn vật kết nối, người máy robot đang được tích hợp vào mọi ngành công nghiệp của đời sống xã hội Nhật Bản làm cho cuộc sống của con người được thuận tiện hơn. Không có khoảng cách lớn giữa người tạo ra và sử dụng trí tuệ nhân tạo, ai tiến hóa sẽ lấy đi phần lớn công việc của con người. Để đáp ứng với sự thay đổi đó, Bộ Giáo dục Nhật Bản đưa kế hoạch phát triển chủ đề trí tuệ nhân tạo trong trường đại học, đưa vào thành môn học công nghệ kỹ thuật mới, nhằm nghiên cứu ứng dụng cải tiến 19 ngành đào tạo ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Các trường đại học đưa ra kế hoạch phát triển chi tiết xây dựng trí tuệ nhân tạo, sắp xếp tối ưu hệ thống khoa học các môn học thích ứng với sự phát triển ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Xây dựng nhiều cơ sở đổi mới khoa học công nghệ, hoàn thiện hệ thống phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy chuyển đổi đầu ra ứng dụng hình thành một số nhóm công nghiệp. Tập chung các công nghệ cốt lõi điện toán thông minh, phân tích đa phương tiện trí thông minh (Swarm Intelligence), khuếch đại trí thông minh (Intelligence Amplification) và hệ thống tự động không người lái để hình thành chức năng dịch vụ trí tuệ nhân tạo, xây dựng hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo dựa trên dữ liệu và phần cứng. Xây dựng giáo trình đến năm 2020 có thể dạy trực tuyến cho sinh viên các trường đại học về 50 lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo của quốc gia. Các trường đào tạo nghề tăng nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong các chuyên ngành về quản lý thông tin, bồi dưỡng nhân viên kĩ năng kĩ thuật trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo [10]. Hệ thống trí tuệ nhân tạo và nền tảng đổi mới dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế thông minh, các chức năng nhận dạng, sàng lọc các vấn đề về sức khỏe, già hóa dân số, bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính, dị tật bẩm sinh và rối loạn tăng trưởng để tăng khả năng cung cấp thuốc trí tuệ nhân tạo (Al). Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành212 Xây dựng nền tảng dữ liệu đô thị, hệ thống ứng dụng đô thị điển hình thông minh, kiểm soát chất lượng thành phố thông minh, xây dựng các sản phẩm và hệ thống trí tuệ nhân tạo theo hướng mang lại sự thuận tiện cho con người. Tự động phát hiện manh mối các vụ án dựa trên dữ liệu lịch sử, dữ liệu liên quan kĩ thuật phân tích tài liệu, nhận dạng giọng nói, biểu đồ, tri thức Nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính chuẩn mực chính xác của tòa xét xử. Mở rộng các lĩnh vực mà trước đây không thể quản lý, trí tuệ nhân tạo và robot sẽ thay thế nhiều công việc, giảm gánh nặng của con người, nhưng kèm với sự thay đổi đó sẽ tạo ra nhiều người thất nghiệp. Nhật Bản đang ở trong giai đoạn sáng tạo và giới thiệu các công nghệ mới, tạo ra giá trị mới bằng cách tận dụng các tính năng độc đáo khác nhau, sự phát triển hơn nữa của của công nghệ thông tin và truyền thông, trải nghiệm ảo sẽ trở nên thực tế hơn, dân số sẽ tập trung ở khu vực thành thị. Với những thực trạng thay đổi ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0 trong đời sống xã hội Nhật Bản hiện nay và kế hoạch định hướng cho xã hội siêu thông minh trong tương lai sẽ là bài học bổ ích cho Việt Nam, đất nước đang phát triển. Những phát triển công nghệ và thay đổi xã hội rất phức tạp, ảnh hưởng lẫn nhau theo cấp số nhân, điều này khiến cho dự đoán chính xác loại xã hội nào sẽ đến trong tương lai là vô cùng khó khăn. Một trong những bài học cho Việt Nam là các trường đại học cần nhanh chóng xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo kiến thức về khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở các lĩnh vực quan trọng thiết yếu của đời sống xã hội. Chia sẻ kiến thức thông tin để tạo ra các giá trị mới, cung cấp thông tin cần thiết, công nghệ người máy robot, máy bán tự động phục vụ ở các lĩnh vực giáo dục, y tế và sản xuất với hy vọng hướng tới giải quyết các vấn đề vướng mắc trong xã hội. 6. Kết luận Internet như một chức năng trung tâm giới thiệu tình hình giáo dục, triển khai chương trình giảng dạy tại các trường đại học, cung cấp tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu, tạo ra môi trường giáo dục và học tập mong muốn. Trong những năm gần đây mỗi trường đại học ở Nhật Bản đã triển khai nhiều cải cách khác nhau để đáp ứng những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra. Với quan điểm chất lượng học tập ở các cấp học từ giáo dục tiểu học đến giáo dục đại học liên quan đến tu luyện và năng lực mà trẻ em, học sinh và sinh viên có được. Do vậy cần phải thúc đẩy đổi mới khoa học và công nghệ như là chìa khóa để cải thiện giáo dục đưa Nhật Bản lên tầm thế giới. Phần 2. cÔNG NGHỆ VÀ GIÁO Dục 213 Dự đoán trong tương lai nhiều vấn đề có tác dụng đến xã hội và nền kinh tế, xu hướng sử dụng công nghệ thông tin, thu thập phân tích các dữ liệu trong khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (Al)... đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng thay đổi do công nghiệp 4.0 mang lại. Giới thiệu, qui trình và sản phẩm của Internet vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, Big Data để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alec M, Lee, 2017. A Tale of Two Countries: Some Systems Perspectives on Japan and the United Kingdom in the Age of Information Technology. The Operational Research Society, Vol 34. 2. Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology, 2017. Age of boundless connectivity and intelligent automation. 15th Annual Meeting of the Network for ICT Regulators. 3. LEAP Australia, 2017. Industry 4.0. [Online] Available at: https://www.leapaust. com.au/industry4-0/ [Accessed 25 01 2018]. 4. Pai, et al., 2018. Smart manufacturing systems for Industry 4.0: Conceptual framework, scenarios, and future perspectives. Frontiers of Mechanical Engineering (Peer-reviewed), 27 September, 13(2), pp. 137-150. 5. Lanzolla, G. & Suarez, F. F., 2012. “Closing the Technology Adoption–Use Divide: The Role of Contiguous User Bandwagon”. Journal of Management (Peer-reviewed), May, 38(3), pp. 839-859. 6. Fortune, 2018. Archive Fortune 500. Available Accessed 7 May 2018. 7. Taherdoost, H., 2017. Manufacturing Engineering Society International Conference 2017, MESIC 2017, 2830 June 2017, Vigo (Pontevedra). Romania, Procedia Manufacturing (Peer-reviewed). 8. Santos, C. et al., 2017. Towards Industry 4.0: an overview of European strategic roadmaps. Spain, Procedia Manufacturing (Peer-reviewed), pp. 972-979. 9. World Economic Forum, 2016. The Global Information Technology Report 2016. 10. Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology, 2017. Basic School Survey in December 2017, Japan. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành214 EFFECT OF A INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ON JAPAN SOCIETY AND HIGHER EDUCATION Abstract: The development of information and communication technology has related to the Industrial Revolution 4.0 and the super smart society (society 5.0). In the super smark society include fundamental technologies, artificial intelligence (AI), internet of things (IoT), big data analysis technology, robotics will bring structural change in industry and society. The environment surrounding society industry is changing dramatically, some Japan technology fields in the world top level. The study found that there are various factors affecting the adoption of industry 4.0 categorized into technological, organizational, higher education has change the culture and attitude toward for Japan society Keywords: Industry 4.0, Artificial intelligence, Internet of things, Technology, Education

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_cong_nghe_moi_doi_voi_xa_hoi_va_giao_duc_dai_h.pdf
Tài liệu liên quan