Phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với việc hình thành năng lực nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

rong những năm qua, các trường Đại học Sư phạm trong cả nước đã và đang cố gắng đưa ra

những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên (GV) tương lai cho các cơ sở giáo dục.

Chính vì lẽ đó mà việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) phải được coi là một trong những

khâu quan trọng nhất làm nền tảng cho việc hình thành con người mới năng động và sáng tạo và

có hướng phát triển nghề nghiệp bền vững. Việc hình thành và phát triển năng lực sư phạm không

chỉ qua những bài giảng về tâm lý hay giáo dục học, mà còn được rèn luyện trong môi trường thực

hành nghề mang tính hệ thống, chuyên môn sâu theo chương trình đào tạo, quy trình và môi

trường chuẩn mực nhất định, đó là phòng nghiệp vụ sư phạm ở trường sư phạm.

pdf8 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với việc hình thành năng lực nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48 41 PHÒNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM VỚI VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN Nguyễn Mậu Đức* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm qua, các trường Đại học Sư phạm trong cả nước đã và đang cố gắng đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên (GV) tương lai cho các cơ sở giáo dục. Chính vì lẽ đó mà việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) phải được coi là một trong những khâu quan trọng nhất làm nền tảng cho việc hình thành con người mới năng động và sáng tạo và có hướng phát triển nghề nghiệp bền vững. Việc hình thành và phát triển năng lực sư phạm không chỉ qua những bài giảng về tâm lý hay giáo dục học, mà còn được rèn luyện trong môi trường thực hành nghề mang tính hệ thống, chuyên môn sâu theo chương trình đào tạo, quy trình và môi trường chuẩn mực nhất định, đó là phòng nghiệp vụ sư phạm ở trường sư phạm. Từ khóa: nghiệp vụ, nghiệp vụ sư phạm, sinh viên, năng lực, trường đại học sư phạm ĐẶT VẤN ĐỀ* Nghề sư phạm là một nghề mang tính chuyên nghiệp với những kỹ năng sư phạm riêng (kỹ năng giảng dạy và giáo dục học sinh). Những kỹ năng này được hình thành và phát triển trong suốt quá trình đào tạo ở trường sư phạm và tiếp tục hoàn thiện dần trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Phòng RLNVSP hướng đến hình thành cả năng lực chuyên môn lẫn năng lực sư phạm (SP). Việc trang bị hệ thống tri thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng SP, giáo dục nghệ thuật làm thầy là những vấn đề cực kỳ quan trọng, cần phải được tiến hành trong suốt 4 năm học ở trường Đại học Sư phạm. Trong thực tế những phòng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) này chưa theo một quy chuẩn nào và cho đến hiện nay cũng chưa có tiêu chuẩn thiết kế cụ thể cho loại phòng học mang tính chuyên sâu để hình thành tay nghề cho sinh viên (SV). Nếu đối chiếu với yêu cầu và chức năng của một phòng RLNVSP thì hầu như chưa có phòng RLNVSP theo đúng nghĩa, mà có chăng mới chỉ là phòng bộ môn phương pháp với trang thiết bị tối thiểu và giản đơn. Thực hành RLNVSP cho SV đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành năng lực nghề và cần thiết tiến hành thường xuyên * Tel: 0983 834724, Email: mauducsptn@gmail.com liên tục và trong những điều kiện tập luyện tốt. Trên thực tế các cuộc khảo sát qua đợt thực tập tốt nghiệp của SV hằng năm cho thấy SV của trường ĐHSP có kiến thức vững chắc về các môn khoa học cơ bản và phương pháp giảng dạy môn học, song kĩ năng SP vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được ngay với những yêu cầu của thực tiễn giáo dục mà nguyên nhân ít được thực hành trước đó. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thì phòng RLNVSP giúp SV nhanh chóng tiếp cận với thực tế nghề nghiệp và thực hành luyện tập một số kĩ năng dạy học, giáo dục trước khi đi thực tập dưới trường phổ thông [4] NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CẦN PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI GIÁO VIÊN Khái niệm “nghiệp vụ” và “nghiệp vụ sư phạm” “Nghiệp vụ thường được hiểu là công việc chuyên môn của một nghề xác định ”(Trần Bá Hoành). Nghiệp vụ thể hiện tính chuyên biệt của một nghề so với những nghề khác, đòi hỏi tính chuyên nghiệp khi thực hiện hoạt động của nghề cụ thể. “Nghiệp vụ sư phạm là hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) học sinh của nhà giáo” . “Nghiệp vụ sư phạm là công việc chuyên môn của người làm “nghề dạy học”. Khả năng Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48 42 thực hiện công việc chuyên môn đó với một chất lượng nhất định gọi là năng lực nghề nghiệp. Người có năng lực nghề nghiệp hay năng lực sư phạm hay năng lực nghiệp vụ sư phạm là người biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vốn kinh nghiệm cá nhân vào giải quyết tốt các nhiệm vụ giáo dục, dạy học trong các hoàn cảnh, các điều kiện cụ thể của nhà trường. Rèn luyện NVSP cho SV cần phải đặt ra một cái đích nào đấy thuộc về năng lực [2]. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Rèn luyện là một quá trình tập luyện, thực hành một cách có hệ thống những kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của một nghề [2]. "Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo". Muốn rèn luyện một năng lực nào đó, một phẩm chất nào đó phải tiếp xúc với thực tế, làm lại nhiều lần các thao tác cụ thể. Phẩm chất ấy, năng lực ấy có thể được hình thành, nảy sinh trong quá trình học tập. Song muốn đạt được một trình độ vững vàng, một phẩm chất bền vững, ổn định thì người học phải thường xuyên được luyện tập trong thực tế. Theo đó, "Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một quá trình, trong đó SV được luyện tập, thực hành một cách có hệ thống những kỹ năng sư phạm cần thiết của một nhà giáo tương lai; đồng thời củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức về chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với nghề giáo dục"[2]. Năng lực nghiệp vụ sư phạm[2],[4] Người giáo viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm, khoa Sư phạm của các trường Đại học khác, hoặc trường Cao đẳng Sư phạm và mới bắt đầu làm nhiệm vụ ở cấp THPT hoặc cấp THCS cần luôn liên hệ đối chiếu bản thân với những yêu cầu về phẩm chất và năng lực NVSP của người giáo viên, đó là : + Có kiến thức kỹ năng cơ bản về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học, biết vận dụng vào dạy học - giáo dục (DH - GD) ở trường THPT hoặc THCS. + Nắm vững mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học của cấp THPT hoặc THCS và của môn học, biết các quy định, chủ trương chỉ thị hiện hành của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác DH - GD ở trường THPT hoặc THCS. + Biết chẩn đoán nhu cầu, đặc điểm đối tượng dạy học của mình để thiết kế kế hoạch DH - GD phù hợp. + Biết lập kế hoạch DH - GD: nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa, dựa vào đặc điểm đối tượng đã khảo sát để lập kế hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm soát được, đánh giá được; bản kế hoạch có định rõ các điều kiện (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) cùng với các họat động (có định rõ tiến độ và phân công trách nhiệm). + Biết tổ chức thực hiện kế hoạch DH - GD: Bước đầu có kỹ năng vận dụng các tri thức khoa học và khoa học giáo dục đã được đào tạo, biết lựa chọn phối hợp và vận dụng hợp lí phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện, biết sử dụng đồ dùng dạy học, thí nghiệm và các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, biết phát triển năng lực học tập của học sinh, biết tư vấn cho học sinh xây dựng các kế hoạch học tập, cải tiến phương pháp học tập, góp phần giáo dục hướng nghiệp, biết quản lí các họat động DH - GD được giao, bảo đảm kế hoạch đề ra được triển khai đầy đủ, được điều chỉnh khi cần thiết, biết cách cuốn hút sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, biết khích lệ động viên và giúp đỡ các HS đóng góp vào tiến bộ chung của lớp, của trường. + Biết cách giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động DH - GD. Nắm được các phương pháp kĩ năng đánh giá chính xác, công bằng kết quả học tập của học sinh. Biết phát triển năng lực đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong HS, giúp các em tự điều chỉnh cách học tập rèn luyện. Biết tự đánh giá kết quả DH - GD của bản thân và điều chỉnh cách DH-GD cho hợp lí. Nắm vững các phương pháp kiểm tra truyền Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48 43 thống, biết vận dụng một số phương pháp kiểm tra hiện đại trên các thiết bị thông tin. + Bước đầu giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH - GD bằng con đường nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm. Có kĩ năng phát triển, nhận dạng nắm được cách phát triển vấn đề cần giải quyết thành đề tài nghiên cứu, biết xây dựng giả thiết khoa học, xây dựng đề cương nghiên cứu, bố trí điều tra nghiên cứu cơ bản, thực nghiệm sư phạm, xử lí kết quả điều tra và thực nghiệm, báo cáo khoa học, ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm. + Có năng lực hoạt động nhóm: Biết phối hợp với đồng nghiệp, biết xây dựng tập thể các đồng nghiệp. CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN [2],[3] Như trên đã trình bày, năng lực được hình thành và phát triển trong một môi trường hoạt động nhất định. Song ngoài chương trình đào tạo rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, người hướng dẫn thì môi trường (môi trường phòng/ lớp, trang thiết bị cơ sở vật chất, môi trường tâm lí của sinh viên và giảng viên sư phạm) cũng tạo nên những điều kiện cần thiết để sinh viên có cơ hội thực hành, trải nghiệm, rèn luyện tay nghề dạy học và giáo dục theo nhiều cách khác nhau. Phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một phòng chuyên môn, mà ở đó giảng viên và sinh viên thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Do đó phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có những chức năng giúp sinh viên: + Làm một bộ phận giúp thực hiện chương trình RLNVSP cho SV nhằm hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho SV sư phạm. Phòng RLNVSP ở trường sư phạm kết hợp trường mầm non, phổ thông theo mô hình liên kết đào tạo như dạy học, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn trực tuyến. Các phòng học có kết cấu chuyên biệt sao cho sinh viên có thể quan sát được hoạt động giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh trong quá trình tương tác. Có thể quan sát các hoạt động dạy và học của học sinh và giáo viên, mối quan hệ tương tác giữa thầy – trò; trò – trò với nhau: những biểu hiện tâm lý của học sinh trong quá trình họat động, những thao tác của học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, những hành động dạy học của giáo viên, quan hệ giao tiếp Trong quá trình quan sát đối tượng giáo dục dần hình thành cho sinh viên kĩ năng quan sát và hiểu đối tượng dạy học và giáo dục. + Tổ chức thực hiện các hoạt động SP mang tính thực tiễn cho SV, giúp hiểu sâu sắc hơn lý thuyết được học (trong tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn) và hình thành kĩ năng cần thiết của GV (quan sát, tìm hiểu đối tượng, nhận dạng các tình huống SP và cách xử lí). + Nghiên cứu các tài liệu tham khảo (sổ ghi đầu bài, giáo án, kế hoạch của lớp, nhật kí hàng ngày của lớp, sáng kiến kinh nghiệm, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, sách giáo khoa và sách giáo viên, các công trình nghiên cứu khoa học hoặc luận văn tốt nghiệp, luận văn cao học, các bài tập đánh giá). + Có những điều kiện để nghiên cứu bài học, nghiên cứu những tài liệu tham khảo chuyên môn. Từ đó sinh viên có thể tập lập kế hoạch dạy học và giáo dục dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của giảng viên, chuẩn bị giáo án hay kế hoạch hoạt động giáo dục, tùy theo mục đích đặt ra. Vào đây, sinh viên có những tài liệu tham khảo, trao đổi với bạn bè và chuẩn bị giáo án cho chính mình. + Tập soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy. Ở đây, có luyện cách soạn giáo án của các môn học, các loại tiết. + Chuẩn bị những điều kiện để dạy học hay tổ chức họat động GD như: chuẩn bị và làm đồ dùng dạy học, tập sử dụng đồ dùng dạy học, các tài liệu ấn phẩm, tranh/ ảnh, các vật liệu, luyện cách sử dụng dụng cụ thí nghiệm và Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48 44 phối kết hợp với việc trình bày diễn giải hay ra câu hỏi thảo luận, luyện cách viết bảng, tập sử dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại. + Tập giảng và rèn luyện các kĩ năng cụ thể như: kĩ năng trình bày bảng và lời nói; kĩ năng giao tiếp SP; kĩ năng ra câu hỏi; kĩ năng sử dụng phương tiện, đồ dùng trong dạy học, kĩ năng kết hợp giảng dạy với sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, kĩ năng đánh giá học sinh, kĩ năng tổ chức thảo luận nhóm + Thực hành giảng dạy, đóng vai trước khi đi xuống thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non, phổ thông. Việc thực hành giảng dạy kết hợp ghi hình theo phương pháp nghiên cứu bài học để sinh viên có thể nghiên cứu, xem lại băng hình, trao đổi sinh hoạt chuyên môn sau giờ dạy, rút kinh nghiệm sau giờ dạy. Việc ghi hình giúp cho sinh viên và giảng viên có cơ hội xem lại, phân tích sâu sắc những thành công và bài học rút kinh nghiệm – là điều kiện để sinh viên tập luyện trước khi thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non, phổ thông. Xét từ khía cạnh môn học, ngành học hay bậc học cho thấy: mỗi khoa học và phương pháp giảng dạy môn học có những đặc điểm riêng: có những môn đòi hỏi việc giảng giải kết hợp với làm thí nghiệm, thực nghiệm (môn hóa học, vật lí học, sinh học) nhưng có những môn học có liên quan nhiều đến việc sử dụng mẫu vật, tranh ảnh, thậm chí cả trang thiết bị nghe nhìn như: xem phim, xem video, nghe băng nhạc (môn lịch sử, địa lí, văn học, âm nhạc). Vì vậy mà phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên của từng khoa (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non) có những yêu cầu và tiêu chuẩn khác biệt, phù hợp với công tác đào tạo nhằm hình thành tay nghề của giáo viên một cách phù hợp. Việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn của chương trình RLNVSP, cũng như họat động RLNVSP đang thực hiện tại trường ĐHSP cho thấy bức tranh tổng thể về RLNVSP hiện nay ở trường ĐHSP cũng như cách thức tổ chức và hướng dẫn SV thực hành, thực tập tại trường, trước khi xuống trường phổ thông. Ai cũng đều nhận thức đúng đắn về họat động RLNVSP nhằm hình thành các kĩ năng nghề nghiệp cho SV là cần thiết. Có thể nói RLNVSP làm tốt bao nhiêu, thì “tay nghề” của các GV tương lai sẽ tốt bấy nhiêu. Để làm được việc thực hành nghề của SV cần làm đúng, đủ và sáng tạo đối với những vấn đề đã được học trong chương trình RLNVSP. Bên cạnh đó, SV cần được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại, còn chưa đưa kịp vào chương trình đào tạo NVSP như: kĩ thuật dạy học vi mô, dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc; kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bản Đây là những phương pháp và kĩ thuật dạy học mà các dự án của Bộ GD-ĐT đã triển khai nhằm trang bị cho đội ngũ GV của nhiều trường phổ thông và SP. Nếu không nắm bắt kịp thời những phương pháp và kĩ thuật dạy học mới này thì dù SV của chúng ta mới tốt nghiệp vẫn luôn đi sau, lạc hậu với thực tế đổi mới ở các trường PT. Qua quá trình chúng tôi điều tra cũng cho thấy cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất, kĩ thuật cũng như nguồn lực con người để phòng RLNVSP đó có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đã được xác định. Đây cũng chính là yêu cầu của GVSP cũng như SV của các khoa đào tạo GV mầm non, GV tiểu học và GV trung học. Phòng RLNVSP cần có: một đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu và có trình độ, kĩ năng nghiệp vụ SP tinh thông, vững vàng để có thể đảm nhận việc rèn luyện kĩ năng nghề cho SV. Bên cạnh đó, cần có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết: phòng thực hành với hệ thống nghe nhìn, tài liệu, thiết bị thí nghiệm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc RLNVSP của từng cá nhân và tập thể nhóm SV, phù hợp với đặc thù nghề SP nói chung và đặc thù đào tạo GV cho từng bậc học, cấp học hay GV bộ môn giảng dạy nói riêng. Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48 45 MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ TIÊU CHUẨN (DỰ KIẾN) CỦA PHÒNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN - Phòng RLNVSP phải là nơi giúp SV thực hành những họat động mang tính nghiệp vụ nhằm rèn luyện năng lực sư phạm. - Phòng RLNVSP phải đảm bảo đủ diện tích cần thiết và những trang thiết bị phù hợp để SV có thể thực hiện các hoạt động RLNVSP. - Phòng RLNVSP phải đảm bảo tính sư phạm, tính giáo dục và tính thực hành cho SV trường đại học sư phạm Chính vì những chức năng riêng biệt, khác với các phòng học bình thường, nên phòng rèn luyện NVSP cần có cấu trúc không gian với những tiêu chuẩn riêng về trang thiết bị và đồ dùng chuyên biệt. Có thể nói phòng rèn luyện NVSP cần đảm bảo theo những tiêu chuẩn kĩ thuật nhất định nhằm thực hiện được chức năng rèn luyện kĩ năng tay nghề cho sinh viên sư phạm để sau khi tốt nghiệp, họ có được những kĩ năng cơ bản của người GV, nhanh chóng tham gia vào hoạt động nghề giáo dục. Về không gian - Về phòng/ lớp có không gian đủ rộng để sinh viên và giảng viên có thể tổ chức họat động thoải mái và thuận tiện, phù hợp với mục đích rèn luyện; - Không gian đủ rộng phù hợp với số lượng học sinh và giáo viên, tạo một không gian như một lớp học bình thường. - Nếu có thể có 2 – 3 phòng riêng biệt để người ngồi quan sát (bên ngoài) hoặc thực hiện những công việc khác mà không ảnh hưởng đến họat động dạy học của học sinh và giáo viên khi tiến hành tiết học. Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Bục giảng điện tử cho giáo viên 1) Giúp GV quản lý lớp học, tạo bài giảng tương tác, đánh giá và kiểm tra trắc nghiệm qua các phần mềm: quản lý việc học của người học ActivInspire 1.6; Giảng dạy trực tuyến Come To Live; Sách giáo khoa điện tử. 2) Giúp GV kết nối máy chiếu, bảng tương tác và máy tính của sinh viên một cách dễ ràng. 3) Tổ chức học tập thể, học nhóm, học cá nhân theo yêu cầu của GV; Giảng viên có thế kiểm tra và đánh giá việc sinh viên đang học hay làm việc riêng và yêu cầu từng sinh viên làm bài tập và nộp lại cho GV thông qua bục giảng này. 4) GV hỏi và trả lời câu hỏi cho từng SV mà không làm ảnh hưởng các SV khác; Sinh viên có thể đặt câu hỏi cho giáo viên trả lời cho cá nhân mình hay cả nhóm, tập thể cũng đều thông qua bục giảng này. Máy tính giáo viên cài đặt các phần mềm: tạo bài giảng tương tác, giảng dạy trực tuyến, sách giáo khoa điện tử, hệ thống quản lý việc học (learning management system LMS) Bảng tương tác 1) Hiển thị thông tin từ bục giảng của GV. 2) Là một thiết bị thông minh có thể viết, vẽ đồ họa, soạn thảo văn bản, giáo án điện tử, mô hình ứng dụng trong các môn học một cách trực quan và sinh động sau đó có thể ghi lại toàn bộ tư liệu đã được thiết kế để phục vụ cho giờ giảng lần sau. 3) Cập nhật mạng Internet để hiển thị các thông tin cần thiết phục vụ cho bài giảng của GV qua sự kết nối giữa bảng tương tác và bục giảng điện tử của giáo viên. 4) Là màn hình lớn 100 inch có thể hiển thị video, các hình ảnh sống động giúp GV và SV có cái nhìn trực quan hơn đều thông qua thiết bị này. Máy tính xách tay trang bị cho người học 1) Giúp SV thực hành luyện tập, trình bày lời giải bài tập, lưu trữ thông tin bài giảng. 2) Máy tính xách tay dễ di chuyển để hướng dẫn thực hành nhóm và chia nhóm Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48 46 3) Hiển thị và kết nối camera trực tuyến tại các vị trí di động trong phòng học giúp giảng viên quan sát và hướng dẫn SV học nhóm một cách dễ dàng. 4) Thay thế các phòng thực hành tin học hiện nay của Trường, vì hệ thống máy tính của các phòng này được trang bị từ lâu đã bị hỏng gần hết. Máy chiếu cự ly gần 1) Hiển thị các thông tin từ các phần mềm ứng dụng. 2) Hỗ trợ tăng kênh hình trong dạy học 3) Giúp SV có thể trình bày kết quả hoạt động nhóm nhanh chóng trước lớp. Bộ thiết bị kiểm tra trắc nghiệm Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng trong dạy học một cách trực tiếp và biết ngay kết quả của từng cá nhân trong lớp học cũng như cả lớp học. Máy chiếu vật thể hiển thị các vật thể với kích thước tỷ lệ theo yêu cầu. Hệ thống camera IP: thu hình ảnh và âm thanh từ các nơi theo yêu cầu. 1) Có chức năng kết nối các giờ giảng từ các trường mầm non, THCS, THPT, các trường đại học, các phòng học với nhau nhờ thiết bị bục giảng, bảng tương tác, máy chiếu... 2) Ghi lại 01 giờ giảng mẫu để thực hành cho các bài học lần sau. 3) Giúp cho Phòng Thanh tra khảo thí và phòng đào tạo kiểm tra giờ giảng và việc học của SV một cách nhanh chóng, thuận tiện. Bàn ghế sinh viên: có thể di động (ghế cá nhân). Có thể tạo nhóm dễ dàng giúp GV sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực (Dạy học hợp tác, học theo góc, dạy học vi mô, ) Bảng viết phấn có ray trượt 1) Là bảng linh hoạt giúp cho GV, SV khi không sử dụng thiết bị thông minh, thì có thể quay về việc viết phấn theo kiểu truyền thống. 2) Là một loại bảng được thiết kế để có thể sử dụng cả trình chiếu và cả viết phấn mà không ảnh hưởng đến không gian của bảng. Hệ thống thiết bị mạng và bộ phát sóng không dây Mic không dây: Kết hợp với hệ thống loa, âm ly để tăng âm cho phòng học. Mic không dây đeo tai: Gắn vào tai không cần sử dụng tay như micro. Thiết bị kết nối mạng Lan; wifi: Kết nối mạng Lan, wifi có tác dụng hỗ trợ dạy học: + Dạy học trên mạng tạo điều kiện cho người học vượt qua “rào cản về thời gian và không gian”. + Dạy học trên mạng giúp cho việc dạy học vượt qua “rào cản liên quan đến đối tượng học tập”. + Nhờ dạy học trên mạng người học có thể vượt qua được “rào cản về tư liệu học tập”. Camera di động, máy in, máy scanner - Đồ dùng thí nghiệm, đồ dùng rèn luyện kĩ năng (đàn, đồ dùng vẽ, thiết bị thí nghiệm lí, hóa, sinh) - Máy ảnh, máy quay, ghi băng hình, camera.. + Ghi lại hình ảnh và âm thanh trong phòng học. + Giám sát hoạt động của sinh viên. + Chia sẻ, kết nối với hình thức đào tạo trực tuyến. + Ghi lại những thước phim tư liệu dạy học. KẾT LUẬN Xây dựng phòng rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm là cần thiết vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đào tạo sinh viên sư phạm trở thành những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có tri thức lý luận và kỹ năng sư phạm phong phú, có tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong giảng dạy cũng như trong việc xử lý các tình huống giáo dục chung. Vì vậy cần cấu trúc, thiết kế và trang bị cho các phòng này các phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học phù hợp đảm bảo việc rèn luyện tay nghề dạy học và giáo dục cho sinh viên đạt hiệu quả cao, nhưng đồng thời cũng cần chú ý đến những đặc thù riêng của bộ môn khoa học mà giáo viên sẽ đảm nhận công việc giảng dạy. Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48 47 Mô hình phòng học RLNVSP liên kết phòng học khác Mô hình phòng rèn luyện NVSP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bộ giáo dục và Đào tạo (1995) 2. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội “Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm ” – Kỷ yếu hội thảo (2010) 3. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình Đại học Sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”. Viện nghiên cứu giáo dục - ĐHSP TPHCM tháng 5/2005. 4. Kỉ yếu Hội thảo khoa học:“Đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại các trường Đại học Sư phạm” Viện nghiên cứu giáo dục - ĐHSP TPHCM tháng 4/2006. Nguyễn Mậu Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 41 - 48 48 SUMMARY DEPARTMENT OF THE PEDAGOGIC PROFESSION WITH FORMATION OF THE PEDAGOGIC PROFESSIONAL CAPACITY FOR STUDENTS Nguyen Mau Duc* College of Education - TNU In recent years, Universities of Education in the whole country have been trying to take measures to improve the training quality of future teachers (Ts) for educational facilities. Therefore, the professional pedagogic training (PPT) must be considered as one of the most important steps that underlie the formation of new humans with dynamics and creation and availability of direction of sustainable professional development. Teaching capacity formed and developed is not only lectures on psychology or education, but also trained in systematic practicing environment, depth expertise under the training program, process and certain standard environment that is a department of the pedagogic profession at university of Education Keywords: business, pedagogic, student, capacity, Universities of Education Ngày nhận bài:07/4/2014; Ngày phản biện:14/4/2014; Ngày duyệt đăng:25/6/2014 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Hà – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN * Tel: 0983 834724, Email: mauducsptn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphong_ren_luyen_nghiep_vu_su_pham_voi_viec_hinh_thanh_nang_l.pdf
Tài liệu liên quan