Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 7: Kế toán tài sản cố định và công cụ lao động

I. Kế toán tài sản cố đinh:

1. Một số vấn đề cơ bản về tài sản cố định.

2. Chứng từ và tài khoản sử dụng.

3. Quy trình kế toán tăng, giảm, thanh lý tài sản cố định.

II. Kế toán công cụ lao động:

1. Cơ chế quản lý công cụ lao động và vật liệu.

2. Chứng từ và tài khoản sử dụng.

3. Quy trình kế toán công cụ lao động.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 7312 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 7: Kế toán tài sản cố định và công cụ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế toán Ngân hàng thương mại Giảng viên: Ths Đinh Đức Thịnh Khoa Ngân hàng - Học viện Ngân hàng Chương 7: Kế toán tài sản cố định và công cụ lao động I. Kế toán tài sản cố đinh: 1. Một số vấn đề cơ bản về tài sản cố định 2. Chứng từ và tài khoản sử dụng 3. Quy trình kế toán tăng, giảm, thanh lý tài sản cố định II. Kế toán công cụ lao động 1. Cơ chế quản lý công cụ lao động và vật liệu 2. Chứng từ và tài khoản sử dụng 3. Quy trình kế toán công cụ lao động Một số vấn đề cơ bản về TSCĐ Tiêu chuẩn TSCĐ TSCĐ là những tư liệu LĐ thường có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Theo chuẩn mực kế toán Việt nam (số 03 – TSCĐ hữu hình và 04 – TSCĐ vô hình) và chế độ của Bộ Tài chính thì TSCĐ phải thoả mãn các tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (nay là từ 10 triệu đồng trở lên) Phân loại TSCĐ theo hình thức tồn tại: TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do ngân hàng nắm giữ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình, như: nhà cửa, VKT; MMTB; PTVT, thiết bị truyền dẫn; TSCĐ hữu hình khác. TSCĐ vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do NH nắm giữ, sử dụng trong kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình, như: quyền sử dụng đất có thời hạn, bản quyền bằng sáng chế, phần mềm máy tính, nhãn hiệu háng hoá... Phân loại TSCĐ Lưu ý: Có những nguồn lực vô hình của doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình, ví dụ: Các nguồn lực vô hình như: Lợi thế thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, danh sách khách hàng...được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐVH. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích trong tương lai cho DN bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn truớc hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập...được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc phân bổ dần vào CFSXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm => không được coi là TSCĐVH. Chi phí nghiên cứu và phát triển thì giai đoạn nghiên cứu được coi là chi phí, chỉ khi nào chuyển sang giai đoạn phát triển tức là có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì mới được coi là TSCĐVH Phân loại TSCĐ Phân loại theo nội dung kinh tế và theo phương pháp quản lý: Tài sản cố định trong bảng tổng kết tài sản: Phải tính khấu hao vào chi phí. Tài sản cố định thuộc sở hữu của chủ ngân hàng: Mua sắm bằng nguồn vốn của ngân hàng được quyền tặng. TSCĐ đi thuê tài chính: không thuộc sở hữu của ngân hàng mà ngân hàng đi thuê tài chính để sử dụng. Tài sản cố định ngoài bảng tổng kết tài sản: TSCĐ thuê hoạt động: đối với tài sản này thì chi phí thuê hàng tháng sẽ được hạch toán vào chi phí phát sinh trong kì kế toán. TSCĐ nhận cầm cố, thế chấp, nhận giữ hộ khách hàng Phân loại TSCĐ Cơ chế quản lý TSCĐ của NHTM TSCĐ của một hệ thống NHTM được hình thành, sử dụng và quản lý ở các đơn vị NHTM trong hệ thống như: các Chi nhánh, Sở giao dịch, Hội sở chính. Các đơn vị phải có trách nhiệm tổ chức quản lý tốt việc hình thành, sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ theo đúng quy chế quản lý TSCĐ của Nhà nước. Đồng thời tổ chức việc hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời vào sổ sách kế toán và báo cáo đầy đủ trung thực tình hình TSCĐ của đơn vị về Hội sở chính Nguồn vốn hình thành TSCĐ của toàn hệ thống một NHTM được quản lý tập trung tại Hội sở chính. Tuy nhiên, ngoại lệ cũng có hệ thống (Vd: NHĐT&PTVN) thực hiện quản lý vốn hình thành TS phân tán tại các đơn vị ngân hàng. Xác định nguyên giá TSCĐ (Theo CMKTQT và CMKTVN số 03, 04, và 06) Nguyên giá của TSCĐ: là toàn bộ các chi phí mà NH phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ được ghi tăng nguyên giá của TS nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng TS đó. Ngoài ra, đối với TSCĐ vô hình thì các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được tính vào nguyên giá khi chi phí đó được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vô hình cụ thể. Với TSCĐ hữu hình TSCĐ xây dựng: là giá thực tế của công trình theo quy định của điều lệ quản lý đầu tư XD hiện hành, các chi phí liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có). TSCĐ mua sắm: (kể cả mới và cũ): Nguyên giá = Pmua - Chiết khấu, giảm giá (nếu có) + Các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) + Các CP liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào trạng thái sẵn sàng được sử dụng. TSCĐ mua trả chậm: NG TSCĐ được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua, chênh lệch giữa giá mua trả ngay và giá mua trả chậm được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được vốn hoá theo quy định trong CMKTVN số 16 về chi phí đi vay. Xác định nguyên giá TSCĐ TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: NG là giá trị còn lại trên sổ sách hoặc theo đánh giá của hội đồng giao nhận, chi phí tân trang sửa chữa, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) Riêng TSCĐ điều chuyển trong nội bộ giữa các chi nhánh trong 1 hệ thống thì NG là chính NG đang theo dõi tại chi nhánh điều chuyển đi, chi phí vận chuyển không hạch toán tăng nguyên giá mà ghi vào chi phí. TSCĐ dược quyên tặng: NG gồm giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận, chi phí tân trang, sửa chữa, v/chuyển, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận phải chi ra. Xác định nguyên giá TSCĐ Với TSCĐ vô hình: Đối với TSCĐVH được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp: NH phải phân chia quá trình hình thành TSCĐ theo 2 giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn triển khai. Toàn bộ CF của giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ mà phải ghi nhận là CFSXKD trong kỳ. TSCĐVH tạo ra trong giai đoạn triển khai chỉ được ghi nhận là TSCĐVH nếu thoả mãn các điều kiện ghi nhận TSCĐVH theo CMKTVN 04, gồm có điều kiện về tính khả thi kỹ thuật, khả năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai của TS, khả năng của doanh nghiệp để có thể hoàn thành việc xây dựng, đưa vào sử dụng hoặc đem bán TS đó, khả năng ước tính một cách hợp lý về chi phí trong giai đoạn triển khai tạo ra TS, về giá trị và thời gian sử dụng của TS. Đối với TSCĐVH là quyền sử dụng đất có thời hạn: gồm toàn bộ chi phí đã chi ra liên quan trực tiếp đến đất và sử dụng (chi để có quyền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp, lệ phí trước bạ) Xác định nguyên giá TSCĐ Với TSCĐ đi thuê Với TSCĐ thuê tài chính: NG của TSCĐ thuê tài chính tuỳ thuộc vào phương thức thuê và nội dung trên hợp đồng. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 về thuê tài sản, TSCĐ thuê tài chính phải được ghi nhận trong sổ sách kế toán của người đi thuê theo giá trị thấp hơn của (1) giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm bắt đầu thuê tài sản và (2) giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê phải trả trong tương lai (lãi suất chiết khấu để xác định giá trị hiện tại là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính). Với TSCĐ thuê hoạt động: Nếu NH bỏ tiền ra để xây lắp, trang bị thêm theo sự thoả thuận của bên cho thuê thì phải hạch toán phần trang bị thêm để trích khấu hao hàng tháng. Khi bàn giao hết hợp đồng thì thu hồi phần giá trị còn lại của phần trang bị thêm. Xác định nguyên giá TSCĐ Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ Phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời tình hình TSCĐ thực có, tình hình xuất nhập TSCĐ. Giám đốc chặt chẽ quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng Tính đúng và phản ánh kịp thời khấu hao TSCĐ, chấp hành đúng các quy định của nhà nước của ngành về tính và nộp khấu hao cho ngân sách Tính, phản ánh kịp thời về chi phí XDCB, sửa chữa TSCĐ, chấp hành dự toán về xây dựng, mua sắm, sửa chữa trong đơn vị Xử lý và thanh lý kịp thời những TSCĐ đã hư hỏng, không sử dụng được hợc không thích hợp… theo đúng thủ tục và chế độ Tài khoản sử dụng Tài khoản 602: Vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ Gồm 2 TK PT : - Vốn ngân sách - Vốn của ngân hàng TK 301,302,303: TSCĐ TK 305: Hao mòn TSCĐ TK 321: Mua sắm TSCĐ TK 322: Chi phí XDCB TK 323: Sửa chữa lớn TSCĐ TK 642: Chênh lệch đánh giá lại giá trị tài sản cố định TK 809: Trả lãi thuê tài chính TK 871: Khấu hao cơ bản tài sản cố định TK 872: Bảo dưỡng sửa chữa tài sản Quy trình kế toán mua sắm TSCĐ Kế toán mua sắm tại Hội sở chính: Lưu ý: Trên cơ sở vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ đã có, TCTD thực hiện mua sắm TSCĐ nên khi mua sắm TSCĐ không có sự thay đổi nguồn vốn hình thành TSCĐ mà chỉ giảm TS này (tiền mặt...) tăng TS khác (TSCĐ) Kế toán mua sắm tại chi nhánh: Tại Hội sở: Tại chi nhánh: Quy trình kế toán mua sắm TSCĐ Đối với thuế VAT đầu vào khi mua sắm TSCĐ tuỳ từng trường hợp để hạch toán: Nếu TSCĐ mua vào để sử dụng riêng cho hoạt động dịch vụ thì thuế VAT sẽ hạch toán vào TK 3632 (thuế VAT đầu vào) làm cơ sở khấu trừ. Nếu TSCĐ mua về để sử dụng riêng cho các hoạt động không phải chịu thuế hoặc chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp thì phần VAT đầu vào được hạch toán vào TK mua sắm TSCĐ để XĐ nguyên giá TSCĐ. Nếu TSCĐ mua vào sử dụng chung cho nhiều đối tượng thì thuế VAT đầu vào sẽ hạch toán vào tiểu khoản riêng của TK 3632 (thuế VAT đầu vào), sau đó căn cứ vào quá trình sử dụng TSCĐ để phân bổ phần khấu trừ cho các đối tượng được tính khấu trừ, phần còn lại sẽ hạch toán vào nguyên giá TSCĐ. Kế toán mua sắm TSCĐ Kế toán xây dựng cơ bản TSCĐ Theo phương pháp tự làm Theo phương pháp giao thầu: Kế toán xây dựng cơ bản TSCĐ Kế toán khấu hao TSCĐ Các quy định về trích khấu hao Các TSCĐ phải trích khấu hao. Giá trị khấu hao của TSCĐ được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho NH. Thời gian khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm. Có ba phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng Khấu hao theo số dư giảm dần Khấu hao theo số lượng sản phẩm Trong NH áp dụng phổ biến theo phương pháp khấu hao đường thẳng (tuyến tính). Nếu thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐ thay đổi và hàng năm các NH phải xác định lại mức và tỉ lệ khấu hao. TSCĐ tăng trong tháng thì trích ngay tháng đó, giảm trong tháng ngừng trích KH tại tháng đó. TSCĐ tạm ngừng sử dụng trong thời gian sửa chữa vẫn phải trích KH. Riêng những TSCĐ đã hết thời gian sử dụng và đã khấu hao hết nguyên giá nhưng vẫn sử dụng được thì không được tiếp tục trích khấu hao nữa. Không trích KH những TSCĐ: Không sử dụng được vì hư hỏng bất thường, bị đình chỉ sử dụng vì lý do sửa chữa, đang dự trữ. Số tiền trích KHCB TSCĐ thuộc vốn NSNN hàng tháng phải nộp NSNN Kế toán khấu hao TSCĐ Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ Tại các chi nhánh: Hàng tháng căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và tỉ lệ khấu hao, lập bảng kê trích KH theo đúng mẫu quy định, lập phiếu chuyển khoản hạch toán: Nợ TK 861 - chi khấu hao cơ bản TSCĐ Có TK 305 - Hao mòn TSCĐ (3051, 3052, 3053) Sau đó các chi nhánh báo về Hội sở số trích khấu hao theo các trường hợp: Nếu quản lý vốn tập trung: chỉ phải gửi một liên bảng kê trích KH về Hội sở. Nếu quản lý vốn phân tán: chuyển vốn về Hội sở Nợ TK 602 – Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ Có TK 5191 Kế toán khấu hao TSCĐ Tại Hội sở chính: Thực hiện trích khấu hao hàng tháng cho các TSCĐ sử dụng tại Hội sở như ở chi nhánh Nhận khấu hao của chi nhánh theo các trường hợp: Nếu quản lý vốn tập trung: nhận bảng kê trích KH của chi nhánh, Hội sở thực hiện kiểm soát sau đó tổng hợp. Nếu quản lý vốn phân tán: nhận được Lệnh chuyển tiền chuyển số khấu hao của chi nhánh, Hội sở hạch toán: Nợ TK 5191 Có TK 602 – Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ Sau đó tập hợp số khấu hao của toàn hệ thống, lập chứng từ nộp NSNN số KH TSCĐ thuộc vốn ngân sách Nợ TK 602 Có TK thích hợp Kế toán khấu hao TSCĐ Kế toán điều chuyển TSCĐ Quy định: Mọi trường hợp điều chuyển TSCĐ đều phải có lệnh của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao của hai đơn vị. Tại bên giao TS: Lập Lệnh chuyển Nợ để chuyển giao nguyên giá TSCĐ Nợ TK TTV nội bộ (5191) Có TK TSCĐ Đồng thời lập Lệnh chuyển Có để chuyển số khấu hao đã trích: Nợ TK hao mòn TSCĐ Có TK TTV nội bộ (5191) Tại bên nhận: Căn cứ biên bản giao TS và chứng từ chuyển tiền, ghi nhận nguyên giá TSCĐ nhận đến: Nợ TK TSCĐ Có TK TT nội bộ (5191) Đồng thời ghi nhận số khấu hao đã trích: Nợ TK TT nội bộ (5191) Có TK hao mòn TSCĐ Thông thường nếu chuyển giao trong nội bộ thì các chi phí vận chuyển, bốc dỡ… do chi nhánh nhận chịu và được hạch toán trực tiếp vào chi phí hoạt động, không tăng nguyên giá TSCĐ. Kế toán điều chuyển TSCĐ Kế toán đánh giá lại giá trị TSCĐ Quy định: Việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định được thực hiện định kỳ. Khi đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thực tế tại thời điểm đánh giá có thể cao hơn, hay thấp hơn giá trị trên sổ sách, lúc đó kế toán phải điều chỉnh lại. Khi điều chỉnh phải xử lý cả phần khấu hao để có được giá trị còn lại của tài sản một cách hợp lý. Ví dụ: Nếu quản lý vốn tập trung: Tại chi nhánh: Nợ TK TSCĐ : 100 Có TK Hao mòn TSCĐ : 25 Có TK Thanh toán vốn nội bộ : 75 Tại Hội sở Nếu là TSCĐ của Hội sở: Nợ TK TSCĐ : 100 Có TK Hao mòn TSCĐ : 25 Có TK 642 – CL đánh giá lại TSCĐ : 75 Nếu là TSCĐ của chi nhánh: thực hiện tiếp nhận qua TTV: Nợ TK TTV nội bộ : 75 Có TK 642 : 75 Nếu quản lý vốn phân tán: cả Hội sở và chi nhánh đều điều chỉnh ngay trên 642 Kế toán đánh giá lại giá trị TSCĐ Kế toán thanh lý TSCĐ Khi thanh lý TSCĐ chi nhánh phải lập hồ sơ báo cáo thực trạng TSCĐ thanh lý về hội sở và chỉ tiến hành thanh lý khi đã được hội sở duyệt và thông báo bằng văn bản. Khi thanh lý phải lập hội đồng thanh lý và lập biên bản thanh lý để gửi về hội sở. Sau khi thanh lý, căn cứ vào biên bản để hạch toán xuất TSCĐ ra khỏi sổ sách kế toán. Giá trị TSCĐ chưa khấu hao hết có thể được bù đắp bởi tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, bù đắp bởi công ty bảo hiểm (nếu TSCĐ đó đã được bảo hiểm), từ chênh lệch thu – chi về thanh lý, từ quỹ dự phòng tài chính, cuối cùng mới bù đắp bằng chi phí bất thường. Trường hợp hạch toán thu chi về thanh lý qua TK phải thu phải trả, sau đó xác định số chênh lệch để chuyển vào thu, chi bất thường Kế toán thanh lý TSCĐ Trường hợp hạch toán thẳng các khoản thu, chi về thanh lý vào thu nhập, chi phí bất thường: Kế toán thanh lý TSCĐ Sau khi hoàn thành việc thanh lý sẽ xuất TSCĐ khỏi sổ sách: Nợ TK 305 – hao mòn TSCĐ : Số thực tế đã trích KH Nợ TK thích hợp : Giá trị còn lại chưa KH Có TK 301 - TSCĐ : Nguyên giá Kế toán công cụ lao động và vật liệu Cơ chế quản lý CCLĐ và vật liệu CCLĐ và vật liệu là các tài sản, dụng cụ làm việc không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ, như: bàn ghế, các thiết bị văn phòng không thuộc TSCĐ và các vật liệu văn phòng, ấn chỉ. Giá trị CCLĐ và vật liệu là giá mua trên hoá đơn trừ đi chiết khấu, giảm giá (nếu có) cộng với các chi phí hợp lệ có liên quan. Việc mua sắm CCLĐ và vật liệu ở đơn vị NH phải dựa trên kế hoạch mua sắm theo năm, quý, tháng do thủ trưởng đơn vị duyệt. Giá trị CCLĐ và vật liệu xuất dùng đều phải được phân bổ đầy đủ vào chi phí theo đúng phương pháp. Khi thanh lý CCLĐ phải lập hội đồng thanh lý và phải có biên bản đầy đủ, số tiền thu được từ thanh lý được ghi vào thu nhập của NH Tài khoản và chứng từ sử dụng Tài khoản TK 311- Công cụ lao động đang dùng – Dư Nợ TK 312- Giá trị CCLĐ đang dùng đã ghi vào chi phí – Dư Có TK 313- Vật liệu – Dư Nợ Chứng từ Chứng từ gốc: Hoá đơn mua hàng, biên bản nhập, xuất kho Chứng từ ghi sổ: phiếu nhập, xuất kho; phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ thanh toán khác Kế toán công cụ lao động và vật liệu Kế toán công cụ lao động và vật liệu Khi mua sắm CCLĐ: Khi thanh lý CCLĐ: Căn cứ vào biên bản thanh lý, kế toán lập phiếu chuyển khoản hạch toán: Nợ TK 312 Có TK 311 Nếu có thu hồi từ phế liệu khi thanh lý sẽ ghi: Nợ TK thích hợp Có TK thu khác Kế toán công cụ lao động và vật liệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptKe toan TSCD&CCLD.PPT