Bài giảng Kiểm toán căn bản - Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm toán

Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán.

Bản chất và chức năng của kiểm toán.

Khái niệm kiểm toán.

Phân biệt kiểm toán tài chính và kế toán.

Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán.

Kiểm toán viên và hiệp hội kiểm toán viên.

Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán.

Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của KTV.

Chuẩn mực kiểm toán.

 

ppt45 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 8040 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm toán căn bản - Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TOÁN CĂN BẢN THÔNG TIN GIẢNG VIÊN ThS. Hồ Thị Thúy Nga Khoa KT-TC – ĐH Kinh Tế Huế Số ĐT: 0949 068259 Email: hothuynga@gmail.com Trang tài liệu học tập: Tài liệu tham khảo Tài liệu bắt buộc: GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết Kiểm toán, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008 Tài liệu tham khảo: Khoa Kế toán – Kiểm toán Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm Toán, NXB Thống kê, 2004. Th.S Phan Trung Kiên, Kiểm Toán: Lý thuyết và Thực hành, NXB Tài Chính, 2008 иnh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp Điểm tham dự lớp (10%) Bài kiểm tra giữa kỳ (10%) Bài tập tình huống (20%) Kiểm tra cuối kỳ (60%) CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KiỂM TOÁN Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán Bản chất và chức năng của kiểm toán Khái niệm kiểm toán Phân biệt kiểm toán tài chính và kế toán Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán Kiểm toán viên và hiệp hội kiểm toán viên Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của KTV Chuẩn mực kiểm toán LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KiỂM TOÁN ÅÍ trãn thãú giåïi Thời kỳ cổ đại Hình thành kế toán Xuất hiện kiểm toán đơn giản (La Mã) Trung đại Hoàn thiện và phát triển dần của kế toán Vai trò của kiểm toán vẫn còn mờ nhạt 1930s Phá sản của các tổ chức tài chính Khủng hoàng kinh tế, Suy thoái về tài chính dấu hiệu chứng minh yếu điểm của kế toán và kiểm tra so với yêu cầu quản lý mới. Kiểm toán viên có vai trò quan trọng hơn LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KiỂM TOÁN Anh: Năm 1844, Luật Công ty Cổ Phần Năm 1900, Luật Công ty Mỹ: - Năm 1934, Uỷ ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ của Mỹ (SEC), đã được thành lập và quy chế về kiểm toán viên bên ngoài đã bắt đầu có hiệu lực. - Năm 1941, trường đào tạo kiểm toán viên nội bộ (IIA) được thành lập cũng công bố việc xác định chính thức về chức năng của kiểm toán nội bộ. - Đến năm 1950, nghiệp vụ ngoại kiểm phát triển hơn và kiểm toán trong lĩnh vực công cũng đã xuất hiện với sự ra đời của tổ chức GAO (General Accounting Office). Việt Nam Kiểm toán độc lập Ngày 13/5/1991, thành lập Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam (ASC) - Hiện nay? LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KiỂM TOÁN LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KiỂM TOÁN Kiểm toán nội bộ Ngày 28/10/1997 Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT: “tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước” LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KiỂM TOÁN Kiểm toán Nhà nước Ngày 11/07/1994 Nghị định số 70/CP: “ thành lập kiểm toán Nhà nước với nhiệm vụ quyền hạn được quy định cụ thể” BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN  Bản chất kiểm toán Truyãön thäúng Trong điều kiện kiãøm tra chæa phaït triãøn vaì trong cå chãú kãú hoaûch hoïa táûp trung. “Kiãøm tra kãú toaïn laì mäüt chæïc nàng cuía baín thán kãú toaïn, mäüt thuäüc tênh cäú hæîu cuía kãú toaïn”. - “rà soát các thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán”. Kiểm toán được đồng nghĩa với kiểm tra kế toán BẢN CHẤT KIỂM TOÁN - Chuẩn mực về kiểm toán của Vương quốc Anh, “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một doanh nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”. - Pháp: “Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định". - .... Kiểm toán được hiểu theo đúng theo thời điểm phát sinh cùng với cơ chế thị trường BẢN CHẤT KIỂM TOÁN Trình bày khá đầy đủ các mặt đặc trưng cơ bản của kiểm toán Chỉ phù hợp với KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Đối tượng là báo cáo tài chính Do kiểm toán viên độc lập (được bổ nhiệm) tiến hành trên cơ sở các chuẩn mực chung Kiểm toán được hiểu theo đúng theo thời điểm phát sinh cùng với cơ chế thị trường BẢN CHẤT KIỂM TOÁN Thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Phạm vi kiểm toán rộng Hiệu quả của hoạt động kinh tế Hiệu năng của quản lý xã hội Hiệu lực của hệ thống pháp lý trong từng loại hoạt động … Quan điểm hiện đại về kiểm toán BẢN CHẤT KIỂM TOÁN Gồm: 1. Kiểm toán tài chính (Audit of financial statement) Nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên các Bảng khai tài chính, phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều người 2. Kiểm toán tuân thủ (Compliance Audit) Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các thể lệ, chế độ, luật pháp của đơn vị kiểm tra trong quá trình hoạt động. 3. Kiểm toán hoạt động (Operational Audits) Quá trình đánh giá có tính hệ thống tính hiệu năng và hiệu quả và tính kinh tế (3Es) của các hoạt động được kiểm toán và từ đó báo cáo kết quả đánh giá cho ban quản lý hoặc cho những người có trách nhiệm kèm theo những kiến nghị nhằm cải tiến và nâng cao hoặc hoàn thiện các hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Quan điểm hiện đại về kiểm toán CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN Nhằm khẳng định: - Mức độ trung thực của tài liệu - Tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hoặc việc lập các bảng khai tài chính. Chức năng xác minh CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN Được thể hiện trên hai phương diện: Độ tin cậy của các con số, các thông tin đã được công bố. Tính đúng đắn và trung thực của các biểu mẫu, sổ sách phản ánh tình hình tài chính. Chức năng xác minh CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN Khu vực công (Kiểm toán nhà nước) Hình thức 1: Bày tỏ ý kiến như một quan toà Quá trình xác minh, kiểm tra tài liệu về tình hình quản lý của DN và sự chính xác, hợp lệ của việc thu chi ngân sách. Khi có sai phạm xảy ra, KTNN có quyền xét xử như một quan toà thông qua phán quyết của mình. Chức năng bày tỏ ý kiến CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN Ở khu vực kinh doanh ngoài ngân sách nhà nước (Ví dụ: Kiểm toán độc lập) Bày tỏ ý kiến kết quả xác minh về độ tin cậy của thông tin. Sản phẩm là “Báo cáo kiểm toán”. Bày tỏ ý kiến dưới dạng tư vấn. Sản phẩm là “Thư quản lý”. Chức năng bày tỏ ý kiến CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN Khu væûc cäng (Kiểm toán nhà nước) Hình thức 2: hình thức tư vấn Việc kiểm toán bày tỏ ý kiến bằng hình thức tư vấn về hoạt động thu chi và sử dụng công quỹ. Chức năng bày tỏ ý kiến Question Theo quan điểm hiện đại kiểm toán chính là kiểm tra kế toán hoặc kiểm toán tài chính Kiểm toán có thể được khắc hoạ rõ nét nhất qua các chức năng: Soát xét và điểu chỉnh hoạt động quản lý Kiểm tra để xử lý vi phạm và quản lý Kiểm tra để tạo lập nền nếp tài chính kế toán Xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng được kiểm toán. Tất cả các câu trên Tại Việt Nam, KTNN có quyền ra mệnh lệnh xử lý các trường hợp vi phạm đối với đơn vị được kiểm toán KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN “Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. PHÂN BIỆT KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN Kế toán Là quá trình nhận diện, đo lường, ghi chép, phân loại và tổng hợp. Sản phẩm: BCTC Cơ sở: Chuẩn mực kế toán... Kiểm toán tài chính Là quá trình đánh giá tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên các Bảng khai tài chính, phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều người Sản phẩm: BC Kiểm toán Cơ sở: Chuẩn mực kiểm toán... Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA KIỂM TOÁN Tạo niềm tin cho những người quan tâm. Góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính. Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. KIỂM TOÁN VIÊN VÀ HIỆP HỘI KIỂM TOÁN VIÊN “khái niệm chung chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó”. Kiểm toán viên Kiểm toán viên Kiểm toán viên nội bộ Những người làm nghề kiểm toán không chuyên nghiệp Ví dụ: kế toán viên giỏi, nhà quản lý có kinh nghiệm, kỹ thuật viên - Có hiểu biết về những lĩnh vực có liên quan đến kiểm toán - Có trình độ nghiệp vụ tương xứng. Kiểm toán viên chuyên nghiệp Ví dụ: - Giám định viên trong hệ thống kiểm toán ở Tây Âu - Kiểm soát viên chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị công cộng (có quy mô lớn), - Các chuyên gia được các hội đồng quản trị sử dụng trong uỷ ban kiểm toán. Kiểm toán viên Kiểm toán viên độc lập là những người hành nghề kiểm toán. Để hành nghề, họ phải đủ các điều kiện hành nghề như: - Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có bằng kế toán viên công chứng (CPA). - Về phẩm hạnh: Phải là người không có tiền án, tiền sự. - Về pháp lý: Phải đăng ký hành nghề (tại Bộ Tư pháp - riêng ở Việt Nam tại Bộ Tài Chính). - Về xã hội: Không có chung lợi ích kinh tế, không có quan hệ ruột thịt (thường là 3 đời) với khách thể kiểm toán. Kiểm toán viên Kiểm toán viên độc lập 1. Kiểm toán viên: Tốt nghiệp đại học Bốn năm (quy định mới) làm trợ lý kiểm toán hoặc năm năm trong lĩnh vực kế toán, tài chính Tốt nghiệp kỳ thi tuyển kiểm toán viên (CPA). Có khả năng độc lập thực hiện công việc kiểm toán cụ thể. 2. Kiểm toán viên chính: Đã từng là kiểm toán viên (thường từ 3-5 năm) Qua kỳ thi nâng bậc Có khả năng tổ chức 1 nhóm kiểm toán viên tiến hành những công việc kiểm toán có quy mô lớn. 3. Kiểm toán viên cao cấp Kiểm toán viên Kiểm toán viên nhà nước Những công chức (viên chức nhà nước) làm nghề kiểm toán. Được tuyển chọn và hoạt động do tổ chức kiểm toán nhà nước phân công. Được xếp vào các ngành bậc chung của công chức. Các chức danh: Kiểm toán viên Kiểm toán viên chính Kiểm toán viên cao cấp. Hiệp hội kiểm toán viên Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ IIA (The Institute of Internal Auditors ): Hiệp hội kiểm toán viên độc lập (CPA) IFAC: www.ifac.org IAASB (International Auditing and Assurance Standards Board) VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accountants): Hiệp hội (học viên) của các tổ chức kiểm toán viên nhà nước INTOSAI: www.intosai.org ASOSAI: www.asosai.org TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN Trách nhiệm của Kiểm toán viên Khoảng cách giữa KTV và những những người sử dụng kết quả kiểm toán về phạm vi trách nhiệm của KTV (Expectation Gap) - 93% những người được hỏi cho rằng KTV cung cấp sự đảm bảo rằng không có bất cứ gian lận nào gây ra bởi các người lãnh đạo của công ty, - 92% cho rằng KTV đảm bảo chắc chắn rằng Ban giám đốc công ty đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ, - 71% KTV phải cảnh báo về bất cứ sự kém hiệu quả nào của Ban giám đốc công ty, - 81% cho rằng KTV mang lại sự đảm bảo rằng Công ty có tình hình tài chính tốt... (Source: Auditing – Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow ) Trách nhiệm của Kiểm toán viên Trách nhiệm của KTV đối với các sai phạm tại đơn vị VSA 200 (11): “Mục tiêu của KT BCTC là giúp cho KTV và cty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực ... và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” VSA 200 (29) “Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm lập, trình bày trung thực, hợp lý BCTC theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và các quy định có liên quan. KTV và cty kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra, chuẩn bị và trình bày ý kiến của mình về BCTC. Việc kiểm toán BCTC không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán đối với BCTC. Trách nhiệm của Kiểm toán viên Trách nhiệm của KTV đối với các sai phạm tại đơn vị Trách nhiệm của KTV là kiểm tra, chuẩn bị và trình bày ý kiến về BCTC. KTV không chịu trách nhiệm ngăn chặn các sai phạm ở đơn vị mà điều này chủ yếu thuộc về trách nhiệm của người quản lý trong đơn vị. Trách nhiệm của Kiểm toán viên Trách nhiệm pháp lý của KTV Trách nhiệm dân sự (đối với khách hàng, người sử dụng BCKT...) Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (đối với khách hàng) Trách nhiệm hình sự Tình huống 1 Với tư cách là một KTV chính, bạn đã rất hạnh phúc khi có một cuộc kiểm toán cho cty AZ trôi chảy kết thúc 31/12/2008 vừa qua. Hôm nay, thủ trưởng (chủ phần hùn) của bạn thông báo là Cty AZ đã bị phá sản. Một giám đốc tài chính của Cty đã chuyển một khoản tiền lớn của Cty vào ngân hàng Thụy sĩ và bỏ trốn ra nước ngoài. Những luật sư đại diện cho người cho vay của Cty AZ kiện Cty kiểm toán đã không thực hiện cuộc kiểm toán một cách đúng đắn. Họ tin rằng hành vi gian lận này phải được phát hiện nếu có cuộc kiểm toán đúng đắn. Tình huống 1 Gian lận này là lớn, tuy nhiên, nó không phải là trọng yếu từ góc nhìn của Cty. Bạn giải thích rằng cuộc kiểm toán đã thực hiện đúng theo chuẩn mực và đã không có nghi ngờ gì trong quá trình kiểm toán. Cuộc kiểm toán được thực hiện một cách đúng đắn và đã được soát xét lại bởi một giám đốc Cty và chủ phần hùn. Chủ phần hùn của bạn vẫn không yên tâm, ông ấy đã nhờ một người khác cũng là chủ phần hùn để ra soát lại hồ sơ kiểm toán. Cô ấy đồng ý soát xét lại hồ sơ và cô ấy thấy hài lòng là cuộc kiểm toán đã thực hiện đúng đắn. Theo bạn, liệu Cty kiểm toán có chịu trách nhiệm bồi thường cho Người cho vay đó không? Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Nguyên tắc cơ bản của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, gồm: Độc lập (áp dụng chủ yếu cho kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán); Chính trực; Khách quan; Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; Tính bảo mật; Tư cách nghề nghiệp; Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Độc lập (kiểm toán viên) Tính độc lập bao gồm: Độc lập về tư tưởng Độc lập về hình thức Tính độc lập không đòi hỏi người đưa ra ý kiến đánh giá nghề nghiệp phải hoàn toàn độc lập về các quan hệ kinh tế, tài chính và các mối quan hệ khác vì các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Các mối quan hệ về kinh tế, tài chính và các quan hệ khác cần được đánh giá thỏa đáng xem có ảnh hưởng đến tính độc lập hay không. Khi thông tin nhận được xét thấy có ảnh hưởng đến tính độc lập thì các mối quan hệ đó không chấp nhận được. Độc lập (kiểm toán viên) (105-110: nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập) 105 . Tính độc lập có nguy cơ bị ảnh hưởng do tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa, quan hệ ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa. (111-120: Biện pháp bảo vệ) 111. Công ty kiểm toán và nhóm kiểm toán có trách nhiệm giữ gìn tính độc lập bằng cách xem xét hoàn cảnh thực tế của các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập và áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN (Độc lập) DANH MỤC CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN ViỆT NAM Đà BAN HÀNH (SẮP XẾP THEO SỐ SỐ HIỆU CHUẨN MỰC) 1. Chuẩn mực số 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính; 2. Chuẩn mực số 210: Hợp đồng kiểm toán; 3. Chuẩn mực số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán; 4. Chuẩn mực số 230: Hồ sơ kiểm toán; 5. Chuẩn mực số 240: Gian lận và sai sót; 6. Chuẩn mực số 250: Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định trong kiểm toán báo cáo tài chính; 7. Chuẩn mực số 260: trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. 8. Chuẩn mực số 300: Lập kế hoạch kiểm toán; 9. Chuẩn mực số 310: Hiểu biết về tình hình kinh doanh; 10. Chuẩn mực số 320: Tính trọng yếu trong kiểm toán; 11. Chuẩn mực số 330: thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro. 12. Chuẩn mực số 400: Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ; 13. Chuẩn mực số 401: Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học; 14. Chuẩn mực số 402: Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài; 15. Chuẩn mực số 500: Bằng chứng kiểm toán; 16. Chuẩn mực số 501: Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt; 17. Chuẩn mực số 505: thông tin xác nhận từ bên ngoài. 18. Chuẩn mực số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính; 19. Chuẩn mực số 520: Quy trình phân tích; 20. Chuẩn mực số 530: Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác; 21. Chuẩn mực số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán; 22. Chuẩn mực số 545: kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý 23. Chuẩn mực số 550: Các bên liên quan; 24. Chuẩn mực số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập ; 25. Chuẩn mực số 570: Hoạt động liên tục; 26. Chuẩn mực số 580: Giải trình của Giám đốc; 27. Chuẩn mực số 600: Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác; 28. Chuẩn mực số 610: Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ; 29. Chuẩn mực số 620: Sử dụng tư liệu của chuyên gia; 30. Chuẩn mực số 700: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính; 31. Chuẩn mực số 710: Thông tin có tính so sánh; 32. Chuẩn mực số 720: Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán; 33. Chuẩn mực số 800: Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt; 34. Chuẩn mực số 910: Công tác soát xét báo cáo tài chính; 35. Chuẩn mực số 920: Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước; 36. Chuẩn mực số 930: Dịch vụ tổng hợp thụng tin tài chính; 37. Chuẩn mực số 1000: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Đã ban hành toàn bộ 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Review - Questions Kiểm toán được xem là một hoạt động: Giống như kiểm tra kế toán Độc lập có p2 riêng, đối tượng và chủ thể thực hiện riêng Kiểm soát nội bộ của đơn vị Giống như thanh tra hoặc giám sát đơn vị Review – Questions (true/false) KTV nội bộ chỉ bao gồm những KTV không chuyên nghiệp? KTV có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn các sai phạm xảy ra trong đơn vị được kiểm toán? Trách nhiệm lập BCTC theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành là của Giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị? KTV có trách nhiệm dân sự trong hợp đồng với các bên thứ ba? Kiểm toán nhà nước của VN hiện nay trực thuộc Quốc hội?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchapterone1.ppt