Nghiên cứu này xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn phần
mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
Phương pháp phân t ch nhân tố khám phá và phân tích hồi qui đa biến được sử dụng trên 220
quan sát thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng và tác động tích cực đến
quyết định lựa chọn PMKT của các DNVVN trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Những nhân tố này
bao gồm yêu cầu của người sử dụng, t nh năng của PMKT, nhà cung cấp PMKT và giá phí của
PMKT.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh công nghiệp 4.0 - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
301
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHẦN
MỀM KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG BỐI
CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI
Phạm Thu Huyền, Đào Thị Nhung,
Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Tóm tắt:
Nghiên cứu này xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn phần
mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
Phương pháp phân t ch nhân tố khám phá và phân tích hồi qui đa biến được sử dụng trên 220
quan sát thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng và tác động tích cực đến
quyết định lựa chọn PMKT của các DNVVN trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Những nhân tố này
bao gồm yêu cầu của người sử dụng, t nh năng của PMKT, nhà cung cấp PMKT và giá phí của
PMKT.
Từ khoá: Phần mềm kế toán, doanh nghiệp nhỏ và vừa, quyết định lựa chọn, cách mạng
công nghiệp 4.0
FACTORS AFFECTING DECISION TO CHOOSE ACCOUNTING SOFTWARE OF
SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL
REVOLUTION 4.0 – CASE STUDY IN MEDIUM AND SMALL ENTERPRISES IN
HOAI DUC DISTRICT - HANOI
Abstract:
This study identifies the influence of factors on the decision to select accounting software
for small and medium enterprises (SMEs) in the context of industry 4.0. The method of factor
analysis and multivariate regression analysis used on 220 observations. The research results
show that there are 4 factors that influence and positively influence the decision to select the PM
of SMEs in the context of industry 4.0. These factors include user requirements, PMKT features,
PMKT providers and PMKT's pricing.
Keywords: Accounting software, small and medium enterprises, decision to choose,
industrial revolution 4.0
302
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
1. GIỚI THIỆU
Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đáng kể đến tính chất công
việc kế toán và đặc biệt là công tác kế toán thủ công. Với công nghệ kỹ thuật số cho phép người
kế toán có thể quản lý các hoạt động hiệu quả hơn, linh hoạt hơn thông qua cơ sở của internet khi
tất cả hoạt động đều trong thời gian thực và thông tin được chia sẻ ngay lập tức (Aysel Guney,
2014). Hệ thống điện toán đám mây còn giúp hoàn thành nhiều công việc khác nhau bao gồm kế
toán, quản lý, giúp nhân viên và các bên liên quan truy cập vào các ứng dụng thông qua máy tính
và thiết bị di động (Lobana, 2013).Theo Trần Phước (2007), phần mềm kế toán (PMKT) đã thay
thế toàn bộ hay một phần công việc ghi chép, tính toán, xử lý số liệu của người làm kế toán. Đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), việc thay thế người làm kế toán thủ công bằng
PMKT mang lại lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều PMKT đang được lưu
hành, gây khó khăn cho các DNVVN trong việc lựa chọn. Để xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn PMKT, nhóm tác giả tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố
đến quyết định lựa chọn PMKT của các DNVVN trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu liên quan đến việc lựa chọn PMKT. Abu-Musa
(2005) xác định có 4 yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn PMKT là nhu cầu người sử dụng, các tính
năng của PMKT, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và độ tin cậy của nhà cung cấp PMKT. Mô
hình này thích hợp với các công ty mua mới PMKT hoặc chuyển từ kế toán thủ công sang
PMKT. Alikai và cộng sự (2007) cho rằng có 3 yếu tố tác động đến việc lựa chọn PMKT là chức
năng của PMKT, chi phí và khả năng tương thích. Tuy nhiên, các nhân tố này chỉ dựa vào cơ sở
lý thuyết của các nghiên cứu trước, chưa thông qua khảo sát thực nghiệm. Jadhav và Sonar
(2009) đã cung cấp cái nhìn tổng quát để đánh giá PMKT thông qua 2 nhóm tiêu chí: nhóm tiêu
chí về đặc điểm bên trong của PMKT và nhóm tiêu chí về nhà cung cấp & các yếu tố bên ngoài
PMKT. Muhrtala và Ogundeji (2014) nghiên cứu 178 công ty niêm yết thuộc 5 ngành công
nghiệp của Nigeria xác định có 4 nhân tố tác động đến sự lựa chọn PMKT là lĩnh vực hoạt động,
khả năng thương mại, chiến lược của nhà cung cấp và tính bảo mật của PMKT.
Ở Việt Nam, có khá nhiều các nghiên cứu về quyết định lựa chọn PMKT của các
DNVVN.Thái Ngọc Trúc Phương (2013) nghiên cứu các vấn đề được DNNVV quan tâm khi
tiến hành lựa chọn phần mềm kế toán và xác lập các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán
phù hợp cho các DNVVN trên địa bàn quận Tân Phú, gồm 2 tiêu chí là nhu cầu của người sử
dụng và các tính năng của PMKT. Nguyễn Văn Điệp (2014) nghiên cứu việc lựa chọn PMKT
cho các doanh nghiệp giao thông vận tải. Kết quả cho thấy các tiêu chí ảnh hưởng đến việc lựa
chọn là nguồn gốc phần mềm, giá phí đầu tư, tính dễ sử dụng và khả năng hỗ trợ. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ dành cho 1 ngành cụ thể, không thể hiện cái nhìn tổng quát cho các DNVVN.
Huỳnh Thị Hương (2015) nghiên cứu nhằm hỗ trợ DNNVV trong việc ra quyết định lựa chọn
PMKT phù hợp với đặc điểm công ty, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời cũng giúp nhà cung
cấp PMKT thấy được những vấn đề khách hàng quan tâm khi quyết định lựa chọn PMKT. Kết
quả cho thấy tính năng PMKT là nhân tố có tác động mạnh nhất, thứ hai là yêu cầu của người sử
dụng, tiếp theo lần lượt là giá phí của phần mềm, trình độ chuyên môn của nhân viên công ty
phần mềm, dịch vụ sau bán hàng và cuối cùng là sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm.
303
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Nguyễn Bích Liên và Phạm Trà Lam (2016) nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn
PMKT và kết quả lựa chọn PMKT. Kết quả cho thấy kỹ thuật lựa chọn PMKT không tác động
đến kết quả lựa chọn PMKT. Quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp không ảnh hưởng
đến việc lựa chọn PMKT. Bùi Thị Biết (2017) nghiên cứu việc lựa chọn PMKT của các
DNNVV tại tỉnh Bến Tre theo mô hình gồm 5 nhân tố: yêu cầu của người sử dụng, tính năng của
PMKT, sự tin cậy của nhà cung cấp, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, chi phí sử dụng PMKT và ảnh
hưởng xã hội.
Dựa vào các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DNNVV trong bối cảnh công
nghiệp 4.0.
2. MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mô hình nghiên cứu
Tác giả xác định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DNNVV
trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Đó là yêu cầu của người sử dụng, nhà cung cấp PMKT, giá phí
của PMKT, điều kiện hỗ trợ. Dựa vào các nghiên cứu liên quan trước đây, tác giả đã xây dựng
27 tham số (biến quan sát) làm thang đo để đo lường.
Nhà cung
cấp
PMKT
(5 biến,
X1-X5)
Điều kiện
hỗ trợ
(4 biến,
X6-X9)
Giá phí
của
PMKT
(5 biến,
X10-X14)
Tính năng
của phần
mềm (4
biến, X15-
X18)
Yêu cầu
của người
sử dụng(5
biến,
X19-X23)
Quyết định lựa chọn PMKT của các DNNVV trong bối cảnh công nghiệp 4.0
(4 biến, X24-X27)
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Phương trình có dạng như sau:
QD = 0 +1NCC + 2 DKHT + 3 GP + 4TN +5 YC +
Trong đó:
QD: Quyết định lựa chọn PMKT của DNNVV; 0: Hệ số của mô hình; 15: Hệ số hồi qui
cho biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn PMKT của DNNVV;
NCC: Nhà cung cấp PMKT; DKHT: Điều kiện hỗ trợ; GP: Giá phí của PMKT; TN: Tính năng
của PMKT; NSD: Yêu cầu của người sử dụng
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm
và phỏng vấn thử. Đối tượng được chọn là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và nhân viên phụ
trách PMKT của các công ty. Trên cơ sở những thông tin có được, tác giả xây dựng các biến của
thang đo và bảng câu hỏi phù hợp với bối cảnh công nghiệp 4.0. Sau khi phỏng vấn thử và lấy ý
kiến phản hồi, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu
chính thức để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp
304
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
nghiên cứu định lượng. Thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn toàn không đồng ý đến 5: Hoàn toàn
đồng ý) được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để
phân tích kết quả thu thập từ mẫu, gồm các bước: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phân
tích Cronbach‘s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phương pháp Principal
Component và phép quay Varimax; Phân tích hồi qui đa biến bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất (OLS).
Dựa theo NĐ39/2018-CP ban hành, nhóm tác giả thống kê tại chi cục thuế Huyện Hoài
Đức đang quản lý số doanh nghiệp dựa theo quy mô (bảng 1), tình hình cho thấy số lượng doanh
nghiệp vừa và nhỏ là 282 doanh nghiệp, chiếm 19%.
Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp theo quy mô vốn
Quy mô Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%)
Siêu nhỏ 323 24,3%
Vừa và nhỏ 282 19%
Lớn 724 56,7%
Cộng 1.329 100
(Nguồn: Đội kiểm tra chi cục thuế Huyện Hoài Đức)
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành
cho phân tích nhân tố EFA với số quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến. Do đó, cỡ mẫu tối
thiểu của nghiên cứu này là 27 x 5 = 135 quan sát. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên, thu thập số liệu qua phát phiếu khảo sát 282 DNVVN trên địa bàn huyện
Hoài Đức – Hà Nội, thông qua việc gặp gỡ trực tiếp hoặc gửi email từ tháng 01/2019 đến tháng
04/2019. Thực tế, tác giả thu về được 242 phiếu khảo sát, do đó đảm bảo việc thực hiện phân
tích EFA.Sau khi loại đi các phiếu trả lời không đầy đủ thông tin, kết quả có 220 quan sát hợp lệ
được đưa vào phần mềm SPSS 20.0 để phân tích.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo thể hiện trong Bảng 2. Theo Bảng 2, các thang đo
có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach‘s Alpha lớn hơn 0,6 là các thang đo đạt
yêu cầu về độ tin cậy.
Bảng 2. Hệ số Cronbach‘s Alpha
Thang đo
Hệ số tƣơng quan biến tổng
thấp nhất
Cronbach’s
Alpha
Ghi chú
NCC 0,493 0,79
DK 0,575 0,82
GP 0,581 0,818
305
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TN 0,33 0,623
YC 0,557 0,824
QD 0,173 0,711
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)
Biến quan sát X24 có hệ số tương quan biến tổng thấp nhất là 0,173< 0,3. Trong khi giá trị
Cronbach‘s Alpha Item Deleted của X24 là 0,827> 0,711. Nhóm nghiên cứu quyết định loại bỏ
biến quan sát X24 để nhằm tăng độ tin cậy cho thang đo. Tiến hành chạy kiểm định lần 2 cho
nhân tố Quyết định (DK) sau khi đã loại bỏ biến quan sát X24, cho kết quả như sau:
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's Alpha if
Item Deleted
X25 7.13 3.179 .647 .798
X26 7.34 2.974 .710 .736
X27 7.28 2.808 .699 .748
Như vậy, sau khi kiểm định Cronbach‘s Alpha, có kết quả thống kê như sau:
Bảng 3: Tổng hợp các biến quan sát cho các nhân tố sau khi kiểm định
Nhân tố Biến quan sát ban đầu Biến quan sát còn lại Biến bị loại
1. Nhà cung cấp 5 5
2. Điều kiện hỗ trợ 4 4
3. Giá phí PMKT 5 5
4.Tính năng PMKT 4 4
5. Yêu cầu 5 5
6. Quyết định 4 3 X24
( Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)
3.2. Phân tích các nhân tố và hiệu chỉnh mô hình
Theo Đinh Phi Hổ (2011), 0,5 < trị số KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp
cho dữ liệu thực tế. Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 0,05, các biến quan sát có tương quan
tuyến tính với nhân tố đại diện. Trị số phương sai tích lũy nhất thiết phải > 50% thì đạt yêu cầu
về mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố.
Thực hiện phân tích nhân tố EFA, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố dưới 0,5 lần lượt
bị loại bỏ. Kết quả kiểm định Bartlett và chỉ số KMO của các biến trong thang đo thể hiện trong
Bảng 4.
306
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Bảng 4. KMO and Bartlett‘s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .734
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1881.010
Df 253
Sig. .000
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)
Theo Bảng 4, chỉ số KMO = 0,734 và giá trị Sig = 0,000, cho thấy phân tích nhân tố khám
phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế và các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố
đại diện. Sau khi phân tích nhân tố, nghiên cứu đã rút trích được 4 nhân tố với phương sai trích
đạt được là 78,1%, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5. Như vậy, các nhân tố được rút trích giải
thích được 78,1% biến thiên của các biến quan sát. Điều này cho thấy phân tích nhân tố là phù
hợp. Bảng 5, trình bày ma trận các nhân tố đã xoay.
Bảng 5. Rotated Component Matrixa
Items
Component
Items
Component
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
X2
X4
X5
X1
X3
.766
.742
.726
.725
.688
X9
X8
X6
X7
.817
.760
.751
.750
X12
X10
X13
X11
X14
.510
.791
.762
.746
.744
.652
X17
X15
X16
X18
.755
.701
.689
.549
X20
X19
X23
X21
X22
.802
.780
.772
.754
.714
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS 20)
307
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Từ ma trận xoay, nhóm nghiên cứu thấy biến quan sát X14 tải lên cả 2 nhân tố (1) và (2).
Loại X14 tiếp tục kiểm định EFA lần 2
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .767
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1585.679
Df 231
Sig. .000
Rotated Component Matrix
a
Component
1 2 3 4 5
X20 .802
X19 .779
X23 .773
X21 .755
X22 .713
X9 .820
X7 .763
X8 .759
X6 .740
X2 .806
X1 .765
X4 .715
X5 .706
X3 .665
X12 .829
X11 .790
X10 .723
X13 .706
X17 .754
X15 .702
X16 .688
X18 .551
Kết quả nhóm nhân tố như sau:
- Nhóm 1: gồm các biến X19, X20, X21, X22, X23 (hệ số tải nhân tố từ 0,713 đến 0,802)
gọi là Yêu cầu của người sử dụng.
308
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
- Nhóm 2: gồm các biến X6, X7, X8, X9 (hệ số tải từ nhân tố 0,74 đến 0,82) gọi là Điều
kiện hỗ trợ.
- Nhóm 3: gồm các biến X1, X2, X3, X4, X5 (hệ số tải từ nhân tố 0,665 đến 0,806) gọi là
Nhà cung cấp PMKT.
- Nhóm 4: gồm các biến X10, X11, X12 và X13 (hệ số tải nhân tố từ 0,706 đến 0,829) gọi
là Giá phí của PMKT.
- Nhóm 5: gồm các biến X15, X16, X17 và X18 (hệ số tải nhân tố từ 0,551 đến 0,754) gọi
là Tính năng.
Mô hình được hiệu chỉnh thể hiện trong Hình 2.
Nhà cung
cấp
PMKT
(5 biến)
Điều kiện
hỗ trợ
(4 biến)
Giá phí
của PMKT
(4 biến)
Tính năng
của
PMKT
(4 biến)
Yêu cầu
của người
sử dụng
(5 biến)
Quyết định lựa chọn PMKT của các DNNVV trong bối cảnh công
nghiệp 4.0 (3 biến)
Hình 2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
3.3. Mô hình hồi qui tuyến tính
Nghiên cứu thực hiện phân tích hồi qui đa biến theo phương pháp bình phương bé nhất để
xem xét mức độ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc, trong đó các biến độc lập là
5 nhân tố được đo lường bằng số trung bình của các biến quan sát trong mỗi nhân tố, biến phụ
thuộc là số trung bình của các biến quan sát về quyết định lựa chọn PMKT của các DNVVN ở
Chi cục thuế huyện Hoài Đức trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Kết quả phân tích hồi qui đa biến,
hệ số tóm tắt của mô hình thể hiện trong Bảng 6.
Bảng 6. Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the
Estimate
Durbin-Watson
1 .865
a
.712 .785 .38777 1.619
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019
Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,785, có ý nghĩa là 78,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc quyết
định lựa chọn PMKT của các DNNVVN ở chi cục thuế huyện Hoài Đức được giải thích bởi các
biến độc lập NCC, DKHT, TN, GP và NSD. Còn lại 25,1% là do các yếu tố khác không được
nghiên cứu trong mô hình.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), 1< Durbin-Watson <3 có thể kết
luận mô hình không có tự tương quan. Chỉ số Durbin-Watson của mô hình nghiên cứu = 1,619,
do đó, mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Kết quả kiểm định về mức ý nghĩa thể hiện trong Bảng 6.
309
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Bảng 7. ANOVAa
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
1
Regression 57.808 5 13.562 86.713 .000
b
Residual 13.049 214 .369
Total 60.857 219
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)
Giá trị F = 86.713 với Sig. = 0,000 < 0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với
dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến NCC, DKHT, TN, GP, NSD có tương quan tuyến
tính với biến QD với độ tin cậy 99%.
Kết quả phân tích các hệ số hồi qui của mô hình thể hiện trong Bảng 8.
Bảng 8. oefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients T Sig.
Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) .976 .308 5.710 .000
NCC .568 .034 .785 7.674 .000 .630 1.387
DK .343 .023 .276 4.116 .000 .561 1.283
GP .269 .020 .210 3.228 .001 .593 1.288
TN .380 .042 .351 6.086 .000 .758 1.320
YC .282 .027 .273 4.997 .000 .844 1.185
a. Dependent Variable: QD
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)
Kết quả cho thấy, các biến TN, NSD, GP và NCC có Sig. < 0,01 nên các biến này đều
tương quan có ý nghĩa với quyết định lựa chọn PMKT với độ tin cậy 99%. Hệ số VIF càng nhỏ,
hiện tượng đa cộng tuyến sẽ giảm. Hệ số VIF được coi là tốt nhất nếu nhỏ hơn 2 (Nguyễn Đình
Thọ, 2012). Theo Bảng 6, các biến độc lập đều có hệ số VIF < 2, nên không có hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các biến trong mô hình.
Kết quả kiểm định phương sai số dư cho thấy hệ số tương quan hạng Spearman giữa giá
trị tuyệt đối của phần dư và từng biến độc lập đều > 0,01 có nghĩa là phương sai của sai số không
đổi, hay nói cách khác là không có hiện tượng phương sai thay đổi.
Từ kết quả phân tích, phương trình hồi qui ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn PMKT của các DNNVV trong bối cảnh công nghiệp 4.0:
QD = 0,976 + 0,558*NCC + 0,38*TN + 0,343*ĐK + 0,282*YC+ 0,269*GP+
Trong 5 biến độc lập thì 4 biến TN, NSD, GP và NCC tác động lên biến QD ở mức ý
nghĩa 1%. Mô hình hồi quy cho thấy 4 thành phần TN, NSD, GP và NCC đều tác động tích cực
310
INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
lên biến QD. Tác động của biến NCC là mạnh nhất thể hiện ở hệ số β chuẩn hóa = 0,785 và yếu
nhất là biến GP với β chuẩn hóa = 0,21.
Tóm lại, thông qua các hệ số như R2 hiệu chỉnh = 0,649, Sig.F = 0,000, không có phương
sai số dư thay đổi, không có hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến, nên có thể kết luận mô
hình là phù hợp để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các
DNVVN tại chi cục thuế huyện Hoài Đức trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của
nhân tố tính năng của PMKT là vượt trội so với các nhân tố khác (ảnh hưởng 78,5% đến quyết
định lựa chọn). Đây là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước trong lĩnh vực này.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tính năng của PMKT, yêu cầu của người sử
dụng, nhà cung cấp PMKT và giá phí của PMKT đều có tác động cùng chiều với quyết định lựa
chọn PMKT của các DNVVN trong bối cảnh công nghiệp 4.0 theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần.
Trong đó, hai nhân tố tác động nhiều nhất là nhà cung cấp và tính năng sử dụng của phần mềm.
Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc liên kết nhanh và hiệu quả với các ứng dụng phát
triển mạnh mẽ trong công nghệ kỹ thuật là yêu cầu tất yếu. Do đó, một PMKT muốn được các
doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn thì uy tín của nhà cung cấp cần phải bổ sung thêm các tính
năng, tiện ích để thuận tiện sử dụng, kết nối với cơ quan quản lý nhà nước, thị trường, cộng đồng
và tính năng bảo mật dữ liệu người dùng... Đây là nhân tố quan trọng nhất. Ngày nay, yêu cầu
của người sử dụng PMKT ngày càng nâng cao, gắn liền với các công nghệ hiện đại như điện
toán đám mây, trí thông minh nhân tạo và công nghệ Blockchain... Đây là nhân tố ảnh hưởng rất
lớn đến quyết định lựa chọn PMKT trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
Nghiên cứu này đã hoàn chỉnh các thang đo, kiểm định mô hình và xác định được các
nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định lựa chọn PMKT của các
DNVVN trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Qua đó, xác định được bốn nhân tố ảnh hưởng tích cực
và quan hệ mật thiết. Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố điều kiện hỗ trợ không có ý nghĩa về mặt
thống kê và các nhân tố trong mô hình chỉ giải thích được 78,5% quyết định lựa chọn PMKT của
các DNVVN trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Như vậy, vẫn còn các nhân tố khác không được
nghiên cứu tác động đến 21,5% mà các nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển. Phạm vi của
nghiên cứu chỉ là các DNVVN tại chi cục thuế huyện Hoài Đức- Hà Nội với 220 quan sát. Các
nghiên cứu tiếp theo có thể tăng kích thước mẫu hoặc mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các
DNVVN thuộc những lĩnh vực hoạt động khác trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abu-Musa A. (2005). The Determinates of Selecting Accounting Software: A Proposed
Model. The Review of Business Information Systems, 9(3), 85-110.
2. Bùi Thị Biết (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán ở
những doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Luận
văn thạc sĩ. Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
311
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
3. Đinh Phi Hổ (2011). Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên cứu thực tiễn
trong kinh tế phát triển – nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: NXB Phương
Đông.
4. Elikai, F., Ivancevich, D.M. & Ivancevich, S.H. (2007). Accounting Software Selection and
User Satisfaction. The CPA Journal, 77(5), 26-31.
5. 5]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: NXB Hồng Đức.
6. Huỳnh Thị Hương (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học
kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
7. Jadhav, A.S. & Sonar, R.M. (2009). Evaluating and seclecting software packages: A review.
Information and Software Technology, 51, 555-563.
8. Muhrtala, O. & Ogundeji, M.G. (2014). Determinates of Accounting Software Choice: An
Empirical Approach. Universal Journal of Accounting and Finance, 2(1), 24-31.
9. Nguyễn Bích Liên và Phạm Trà Lam (2016). Lựa chọn phần mềm kế toán trong doanh
nghiệp: Mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn và kết quả lựa chọn phần mềm. Tạp chí phát triển
khoa học & công nghệ, 19(3), 5-17.
10. Nguyễn Đình Thọ (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội,
Việt Nam: NXB Lao động – Xã hội.
11. Nguyễn Văn Điệp (2014). Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp trong
ngành Giao thông vận tải. Tạp chí Giao thông vận tải, 07/2014, 49-51.
12. Thái Ngọc Trúc Phương (2013). Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn Quận Tân Phú TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
13. Trần Phước (2007). Giáo trình hệ thống thông tin kế toán.Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam: NXB Kinh tế TP.HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_lua_chon_phan_mem_ke_to.pdf