Cẩm nang hướng dẫn Thống kê tài chính Chính phủ (GFS) tại Việt Nam

GIỚI THIỆU CHUNG

THỐNG KÊ TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ (GFS) LÀ GÌ

1. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) là phương pháp trình bày các số liệu vĩ mô về tình hình tài khóa

của chính phủ theo các tiêu thức và phân loại phù hợp với thông lệ quốc tế. Khung thống kê tài

chính chính phủ là công cụ định lượng bằng cách đo lường tác động do chính sách kinh tế và các

hoạt động khác của Chính phủ đối với nền kinh tế.

2. GFS sử dụng dữ liệu kế toán, nhưng không phải là hệ thống kế toán. Dữ liệu kế toán tập trung vào

việc tìm hiểu nguồn lực có được sử dụng hợp lý không, còn trọng tâm kinh tế của GFS để giúp các

chính phủ phân tích tài khóa Dữ liệu GFS cho phép đánh giá việc quản lý và các quyết định chính

sách, tạo điều kiện cho các nhà phân tích đánh giá mức độ lành mạnh tài chính của Chính phủ theo

theo cách thường áp dụng cho các khu vực khác của nền kinh tế.

3. Về mặt lý thuyết, nếu thị trường tư nhân phân bổ hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả giữa các cá

nhân và nếu phân phối thu nhập có thể chấp nhận trong xã hội thì hoạt động kinh tế của Chính phủ

sẽ không còn hoặc còn rất ít. Tuy nhiên, “thất bại thị trường” diễn ra khi thị trường tư nhân không

phân bổ hàng hóa và dịch vụ hiệu quả. Bên cạnh đó, phân phối thu nhập cũng không được chấp

nhận trong xã hội. Vì vậy chính phủ có vai trò cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường cũng như

phân phối lại thu nhập. Chính phủ cũng có thể tham gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ thị trường

qua các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nếu chính phủ nhận thấy có thất bại thị trường.

4. Trọng tâm chính của GFS là khu vực chính phủ chung để hỗ trợ so sánh giữa các quốc gia. Khu vực

này được xác định là một nhóm các đơn vị có khả năng thực hiện chính sách công thông qua việc

trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường , tái phân phối thu nhập và của cải. Cả hai hoạt

động trên đều chủ yếu dựa vào nguồn thu thuế bắt buộc từ các khu vực khác.

pdf132 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Cẩm nang hướng dẫn Thống kê tài chính Chính phủ (GFS) tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tư số 45/2018/ TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 242. Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2019/NĐ-CP ngày 23/4/2019 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 243. Nguyên giá tài sản hạ tầng hàng hải được quy định tại khoản 3, Điều 8 Nghị định 43/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (có hiệu lực thi hành từ ngày 12/3/2018). 244. Nguyên giá tài sản hạ tầng hàng không được quy định tại khoản 3, Điều 7 Nghị định 44/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không (có hiệu lực thi hành từ ngày 13/3/2018). 245. Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 45/2018/NĐ-CP ngày 13/3/2018 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu giao thông đường thủy nội địa (có hiệu lực thi hành từ ngày 13/3/2018). 246. Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (có hiệu lực từ ngày 14/3/2018). 247. Giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định tại Điều 102 Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, cụ thể như sau: y Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sử dụng ổn định lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định bằng diện tích đất nhân (x) với giá đất theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Nghị định 151/2017/ NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ. y Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị được Nhà nước cho thuê đất mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ NSNN hoặc được miễn nộp tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo công thức: Giá trị quyền sử dụng (đồng) = Diện tích đất thuê (m2) x (Giá đất xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định151/NĐ-CP ngày 26/12/2017 (đồng) ) x Thời hạn thuê đất (năm)70 năm 248. Đối với tài sản là tài nguyên thiên nhiên khác, cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.. Tại khoản 1 Điều 120 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ, tài nguyên được thống kê về hiện vật, không theo dõi về mặt giá trị trong sổ kế toán và được ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản. 89Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam 249. Những nội dung quy định về xác định nguyên giá, giá trị đối với các loại tài sản trên là để các cơ quan, tổ chức, đơn vị hạch toán về mặt giá trị và số lượng trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên, khi đưa tài sản công vào các hoạt động cho thuê, liên doanh, liên kết, góp vốn, bán..., cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện xác định giá trị tài sản khi cho thuê, liên doanh, liên kết... phù hợp với giá trị thực tế của tài sản trên thị trường và được trích khấu hao theo quy định. Những vấn đề cần phải tiếp tục xử lý trong quá trình hoàn thiện và nâng cao chất lượng Báo cáo TCNN (liên quan đến tài sản công) 250. Cập nhật đầy đủ các dữ liệu về tài sản trong cơ sở dữ liệu, đặc biệt là hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, thương hiệu 251. Xử lý vấn đề “giá tài sản” để đảm bảo nguyên tắc giá thị trường, do hiện nay phần lớn tài sản đang được hạch toán theo giá hình thành, chỉ khi thực hiện các giao dịch có tính chuyển đổi sở hữu (bán, chuyển nhượng, thanh lý, liên doanh – liên kết) mới đánh giá theo thị trường. 2.9. TÀI SẢN TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN NỢ Bối cảnh 252. Giao dịch tài sản tài chính và công nợ thể hiện trong phần nguồn bù đắp/vay nợ của Chính phủ. Hiện nay, các thông tin về tài sản tài chính và công nợ của Việt Nam được nằm rải rác ở rất nhiều tài khoản do nhiều cơ quan/đơn vị quản lý (KBNN, Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước,...). Vì vậy, để thực hiện GFS2014, Việt Nam cần xây dựng một bộ tài khoản tài chính gồm tài sản tài chính và công nợ, chú trọng vào phần giao dịch, số dư đầu và cuối kỳ. 253. KBNN (thuộc Bộ Tài chính) được giao quản lý quỹ ngân sách, kiểm soát tất cả các khoản thu - chi ngân sách và huy động vốn trên thị trường trong nước cho NSNN và đầu tư phát triển. 254. Trách nhiệm điều phối tổng thể về quản lý nợ công được giao cho Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Cục QLN&TCĐN). Cục QLN&TCĐN thực hiện đăng nhập toàn bộ số liệu nợ vào hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính (DMFAS) và cung cấp thông tin đầy đủ về dư nợ, bảo lãnh cũng như chi phí trả nợ. Thông tin nhìn chung đầy đủ và được cập nhật. Cục QLN&TCĐN chịu trách nhiệm phát hành thư bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản trong nước và vay nước ngoài của các đối tượng được cấp bảo lãnh theo quy định tại Luật Quản lý nợ công. Vụ Tài chính Ngân hàng chịu trách nhiệm về các giải pháp (như khuôn khổ pháp lý, điều hành lãi suất, các cơ chế về thuế, phí, cơ chế đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch trái phiếu,) để phát triển thị trường trái phiếu trong nước, bao gồm cả trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp. Các địa phương không được phép bảo lãnh vay cho các DNNN địa phương. Vụ NSNN chịu trách nhiệm và theo dõi các khoản vay nợ của ngân sách trung ương từ quỹ tài chính tạm thời nhàn rỗi khác (Quỹ Tích lũy trả nợ, Quỹ Dự trữ Tài chính của Nhà nước, tồn ngân kho bạc) Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam90 Các loại tài sản tài chính và tài sản nợ 255. Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN đang theo dõi loại tài sản tài chính theo hai loại là tài sản và tài sản nợ, trong đó: - Các loại tài sản tài chính (được theo dõi chi tiết theo tài khoản tự nhiên ở phân đoạn mã thứ 2 trong tổ hợp tài khoản COA) gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu, tiền gửi có kỳ hạn,); cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn; kim loại quý, đá quý; loại tài sản này được theo dõi ở tài khoản kế toán. Ngoài ra, có một số tài sản không có trong bảng cân đối như tài sản, ngoại tệ, giấy tờ, kim loại quý, đá quý giữ hộ hoặc đang chờ xử lý. - Các loại tài sản nợ là các khoản vay của NSNN (gồm vay của ngân sách trung ương vàngân sách địa phương), việc theo dõi chi tiết tài sản nợ trên hệ thống TABMIS phải kết hợp nhiều đoạn mã mới xác định được nội dung chi (theo dõi chi tiết theo tài khoản, mã cấp ngân sách và mã tiểu mục, vv). 256. Dưới góc độ quản lý ngân quỹ nhà nước, ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng để tạm ứng, cho vay đối với ngân sách cấp trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định. 257. Dữ liệu bù đắp bội chi (bù đắp thâm hụt), hệ thống TABMIS chỉ theo dõi tổng thể về tổng vay NSNN mà không theo dõi được chi tiết theo các phương án điều hành và nguồn gốc các khoản vay (cơ quan đi vay có trách nhiệm theo dõi). Nợ của khu vực công Bối cảnh về nợ của khu vực công 258. Theo Luật Quản lý nợ công hiện hành, nợ công của Việt Nam bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, không bao gồm nợ của các DNNN (ngoại trừ nợ của DNNN được Chính phủ bảo lãnh, đã nằm trong phần nợ được Chính phủ bảo lãnh). 259. Vì vậy, định nghĩa về nợ công của Việt Nam có sự khác biệt với thông lệ quốc tế - bao gồm cả nợ của DNNN, nợ của Quỹ an sinh xã hội và nợ của các đơn vị ngoài ngân sách. 260. Đối với nợ của khu vực công, KBN đang thực hiện chức năng quản lý nợ trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ. Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, KBN đã xây dựng chương trình ứng dụng quản lý trái phiếu chính phủ phát hành tại KBNN Trung ương và để đáp ứng mục tiêu quản lý tổng thể nợ chính phủ, KBNN sẽ phối hợp với Cục QLN&TCĐN xây dựng giao diện kết xuất dữ liệu từ hệ thống quản lý trái phiếu nhà nước của KBNN vào hệ thống quản lý và phân tích nợ (DMFAS) khi Cục QLN&TCĐN tiến hành nâng cấp hệ thống DMFAS. 261. Cục QLN&TCĐN không truy cập vào dữ liệu vay của KBNN, chỉ theo dõi dữ liệu vay nước ngoài của Chính phủ trong DMFAS. Cục có thực hiện ghi chép về vay lại của trung ương cho địa phương và đã loại trừ trong thống kê nợ của khu vực công. 91Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam Nhiệm vụ tổng hợp và quản lý nợ công 262. Nợ của chính phủ do Cục QLN&TCĐN tổng hợp, bao gồm: y Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ (Cục QLN&TCĐN và Vụ Tài chính ngân hàng theo dõi); y Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài (Cục QLN&TCĐN theo dõi); y Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (Vụ NSNN theo dõi). 263. Nợ được Chính phủ bảo lãnh do Cục QLN&TCĐN tổng hợp bao gồm: y Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh (Cục QLN&TCĐN theo dõi) y Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh (Cục QLN&TCĐN theo dõi). 264. Nợ chính quyền địa phương (Vụ NSNN tổng hợp chung) bao gồm: y Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (Vụ Tài chính ngân hàng theo dõi); y Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài (Cục QLN&TCĐN theo dõi); y Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về NSNN (Vụ NSNN theo dõi). 265. Hàng quý, Cục QLN gửi Ngân hàng Thế giới báo cáo Form F1 và hàng năm gửi Ngân hàng Thế giới báo cáo Form F1 và F2 trong DMFAS. Cách thức xác định nợ nước ngoài cho vay lại để tránh trùng lặp 266. Về việc theo dõi số nợ nước ngoài vay về cho vay lại, Cục QLN&TCĐN theo dõi chi tiết theo từng địa phương. Ngoài ra, cơ quan tài chính địa phương theo dõi số liệu vay từ NSNN trong đó bao gồm số liệu vay từ nguồn nợ vay về cho vay lại. Trên cơ sở thông tin do Cục QLN&TCĐN, cơ quan tài chính địa phương và Vụ NSNN cung cấp, KBNN sẽ loại trừ thông tin trùng lắp. 267. Từ năm 2019, theo quy định tại Thông tư số 74/2018/TT-BTC ngày 16/8/2018 của Bộ Tài chính, KBNN sẽ có đầy đủ các thông tin liên quan đến nợ công nêu trên. Do đó, toàn bộ các thông tin này sẽ được lấy từ KBNN và cũng thực hiện loại trừ theo cách tương tự. Quy trình kiểm tra dữ liệu nợ giữa Cục QLN và KBNN 268. Theo quy định tại Nghị định số 25/2017/NĐ-CP, các đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu về báo cáo cung cấp thông tin tài chính để lập BCTCNN. Trong trường hợp có sự chênh lệch, sai sót các đơn vị sẽ có trách nhiệm giải trình và hoàn thiện theo yêu cầu của KBNN. Định giá tài sản tài chính y Hiện nhìn chung không có vấn đề gì về định giá tài sản tài chính như tiền cho vay, tiền gửi, và đầu tư khác. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam92 Định giá tài sản nợ y Hiện nhìn chung không có vấn đề gì về định giá nợ, như vốn vay nhận được, chứng khóan phát hành. Cách thức chuyển đổi số liệu ngân sách của Việt Nam sang GFS2014 trong điều kiện hiện nay Tổng hợp số liệu GFS từ báo cáo quyết toán NSNN 269. Trong đợt công tác về GFS năm 2015, đoàn IMF đã sử dụng bảng công cụ hỗ trợ phân loại (CA) để chuyển đổi số liệu quyết toán NSNN của Việt Nam đã được Quốc hội phê chuẩn và công khai (từ năm 2003 đến năm 2013) sang hệ thống GFS2014 và đưa vào Niên giám thống kê tài chính chính phủ (GFSY) hàng năm, công khai trên Trang website của IMF. Dưới đây là một trích đoạn từ bảng công cụ hỗ trợ phân loại (CA). Dữ liệu báo cáo NSNN theo quý cũng có thể được sử dụng để lập báo cáo GFS hàng quý 93Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam H ỗ tr ợ Ph ân lo ại G FS M ã G FS M 2 00 1 N ăm N ăm N ăm N ăm N ăm N ăm N ăm N ăm N ăm N ăm N ăm Ph ân lo ại và ký hi ệu c ủa q uố c gi a Lự a ch ọn m ã từ d an h m ục 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 Tổ ng t hu v à vi ện tr ợ 15 8, 05 6 19 8, 61 4 23 8, 68 6 27 9, 59 8 32 8, 00 1 43 0, 86 6 45 6, 38 8 58 8, 42 8 72 1, 80 4 73 5, 18 3 82 2, 00 0 15 8, 05 6 19 8, 61 4 23 8, 68 6 27 9, 59 8 32 8, 00 1 43 0, 86 6 45 6, 38 8 58 8, 43 0 72 1, 80 4 73 5, 18 3 82 2, 00 0 Th u th ườ ng x uy ên 14 5, 82 2 18 0, 19 7 21 9, 43 8 25 4, 29 2 29 0, 82 4 38 8, 56 8 40 8, 89 2 52 4, 99 8 65 5, 47 6 67 8, 01 2 76 6, 20 9. 0 12 79 48 15 55 79 19 17 25 .3 2 23 63 31 26 85 93 .9 36 30 19 37 32 00 .9 48 30 37 60 76 45 61 74 42 65 40 89 Th u từ th uế 12 7, 94 7 15 5, 57 9 19 1, 72 5 23 6, 33 1 26 8, 59 4 36 3, 01 9 37 3, 20 1 48 3, 03 7 60 7, 64 5 61 7, 44 2 65 4, 08 9 Th uế th u nh ập do an h ng hi ệp 11 12 : T hu ế th u nh ập : P hả i nộ p củ a do an h ng hi ệp v à cá c tổ c hứ c ki nh tế k há c 11 12 47 ,4 10 56 ,9 87 75 ,8 47 99 ,7 96 10 4, 55 2 13 7, 23 9 11 2, 16 4 14 8, 65 5 19 6, 05 8 21 5, 79 8 19 9, 72 5 D ầu th ô 26 ,6 93 32 ,3 31 46 ,7 09 59 ,4 53 59 ,1 58 65 ,1 03 45 ,1 45 47 ,0 79 78 ,9 88 91 ,5 44 72 ,2 31 N go ài d ầu 20 ,7 17 24 ,6 56 29 ,1 38 40 ,3 43 45 ,3 94 72 ,1 36 67 ,0 19 10 1, 57 6 11 7, 07 0 12 4, 25 4 12 7, 49 4 Th uế t hu n hậ p cá nh ân 11 11 : T hu ế th u nh ập : P hả i nộ p củ a cá n hâ n 11 11 2, 95 1 3, 52 1 4, 23 4 5, 17 9 7, 41 5 12 ,9 40 14 ,3 18 26 ,2 76 38 ,4 69 44 ,9 59 46 ,5 61 Th u sử d ụn g vố n Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam94 270. Bảng công cụ hỗ trợ phân loại (CA) có thể được sử dụng để lập báo cáo GFS cho năm 2013 trở lại đây nhằm cung cấp thông tin hàng năm cho Niên giám thống kê tài chính chính phủ (GFSY) của IMF. Khi biểu mẫu báo cáo quyết toán thay đổi thì phân loại theo nội dung kinh tế ở bảng công cụ hỗ trợ phân loại (CA) cũng cần được sửa đổi theo. Vì vậy, bảng công cụ hỗ trợ phân loại (CA) được xây dựng để làm công cụ tổng hợp hữu ích nhằm lập báo cáo GFS cho Việt Nam nhất quán với báo cáo quyết toán NSNN (SBB). Sử dụng bảng này cũng có thể chuyển đổi số liệu thu chi NSNN hàng quý. 271. Các chỉ tiêu thu, chi và bội chi trong các bảng trên đều nhất quán với số liệu báo cáo theo Điều IV của IMF. Mặc dù số liệu báo cáo quyết toán NSNN công khai cung cấp đủ thông tin chi tiết về thu, nhưng tương đối hạn chế về phân loại chi thường xuyên theo nội dung kinh tế nên khi phân tổ lại theo chuẩn GFS2014 còn thiếu nhiều dữ liệu. Chính quyền trung ương thuộc phạm vi ngân sách 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG Dòng tiền thu 120,596.0 143,009.0 175,389.0 212,829.3 262,063.0 296,745.9 397,663.0 415,197.9 536,866.0 667,579.0 687,980.0 781,954.0 Thu 106,322.0 127,170.0 154,922.0 190,999.3 235,537.0 267,710.8 362,008.0 372,047.9 481,711.0 617,368.0 615,867.0 683,514.0 Đóng góp xã hội 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Viện trợ 2,250.0 2,969.0 2,877.0 3,789.0 7,897.0 6,012.0 9,413.0 7,908.0 11,868.0 12,103.0 10,267.0 11,124.0 Thu khác 12,024.0 12,870.0 17,590.0 18,041.0 18,629.0 23,023.1 26,242.0 35,242.0 43,287.0 38,108.0 61,846.0 87,316.0 Dòng tiền chi 107,720.0 125,607.0 156,250.0 187,332.0 237,620.3 301,751.0 338,993.1 413,966.0 510,945.0 659,230.0 772,863.4 Chi trả cho người lao động NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Chi mua hàng hóa dịch vụ NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Chi trả lãi 5,330.0 6,395.0 7,217.0 6,621.0 7,965.0 12,660.0 16,730.0 20,490.1 25,400.0 29,786.0 39,884.0 54,084.0 Trợ cấp NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Bổ sung NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Phúc lợi xã hội NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Chi trả khác NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Dòng tiền ròng từ hoạt động (1-2) NA 35,289.0 49,782.0 56,579.3 74,731.0 59,125.6 95,912.0 76,204.8 122,900.0 156,634.0 28,750.0 9,090.6 DÒNG TIỀN TỪ GIAO DỊCH VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH Tài sản phi tài chính NA 45,165.0 46,206.0 57,383.0 63,669.0 67,526.8 77,200.0 129,448.0 120,787.0 141,258.0 207,513.0 212,314.0 Tài sản cố định NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Hàng lưu kho NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Vật có giá trị NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Tài sản phi sản xuất NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA NA Dòng tiền chi tiêu (2+31) 135,490.0 152,885.0 171,813.0 213,633.0 251,001.0 305,147.1 378,951.0 468,441.1 534,753.0 652,203.0 866,743.0 985,177.4 Bội thu tiền mặt (+) / Bội chi tiền mặt (-) (1-2-31) NA -9,876.0 3,576.0 -803.7 11,062.0 -8,401.2 18,712.0 -53,243.2 2,113.0 15,376.0 -178,763.0 -203,223.4 95Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam Tổng hợp số liệu GFS từ Hệ thống TABMIS 272. Năm 2012, Đoàn công tác về GFS của IMF đã xây dựng Bảng ánh xạ từ hệ thống mục lục NSNN (ban hành tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC) sang hệ thống GFS2001 và tiếp tục được Đoàn công tác năm 2017 cập nhật, bổ sung từ hệ thống mục lục NSNN mới (ban hành tại Thông tư số 342/2016/ TT-BTC) sang hệ thống GFS2014. Các bảng ánh xạ bắc cầu trên đã bao trùm đầy đủ các tài khoản hiện được sử dụng trong TABMIS và về nguyên tắc có thể dùng để chuyển đổi dữ liệu trích xuất sang bảng biểu GFS2014 để báo cáo dữ liệu hàng quý và hàng năm cho IMF. Dưới đây là một trích đoạn trong bảng ánh xạ từ hệ thống mục lục NSNN của Việt Nam sang hệ thống GFS2014: Nhóm, Tiểu nhóm, Mục, Tiểu mục Mã Tiêu đề Mã GFS Tiêu đề GFS Phân loại kinh tế 2014 Nhóm 0110 THU THUẾ, PHÍ VÀ LỆ PHÍ Tiểu nhóm 0111 Thuế thu nhập và thu nhập sau thuế thu nhập Mục 1000 Thuế thu nhập cá nhân thuế thu nhập Tiểu mục 1001 Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công A1111 nộp bởi cá nhân Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công Tiểu mục 1002 Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài ở Việt Nam A1111 nộp bởi cá nhân Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài ở Việt Nam Tiểu mục 1003 Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân A1111 nộp bởi cá nhân Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân Tiểu mục 1004 Thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân A1111 nộp bởi cá nhân Thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân Tiểu mục 1005 Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn A1111 nộp bởi cá nhân Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn 273. Bảng ánh xạ nhằm đối chiếu với phân đoạn 3 của Kế toán đồ, các mục và tiểu mục được ánh xạ với phân loại theo nội dung kinh tế của GFS. Tuy nhiên, không phải tất cả các biến động về đầu tư tài chính, tài khoản ngân quỹ và huy động vốn nào cũng được ghi chép vào các mã mục và tiểu mục, còn bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vẫn chưa được lập. Báo cáo này chỉ có thể cân đối khi giao dịch tạo bội chi khớp nối với giao dịch bù đắp bội chi như được trình bày ở sơ đồ dưới đây. Mức bội chi 20 được bù đắp theo hướng giảm tài sản tài chính, như tiền gửi và tiền mặt ở mức 10, và phát sinh tăng nợ, chẳng hạn trái phiếu Chính phủ, bằng 10. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam96 Thu 100 Trừ chi 85 Trừ đầu tư ròng = Bội chi 20 Thay đổi TS tài chính -10 Thay đổi TS nợ 10 Các giao dịch trên dòng dùng để tính bội chi Các giao dịch dưới dòng là nguồn bù đắp bội chi 274. Các tài khoản phân đoạn 2 bao gồm các giao dịch tạo nguồn bù đắp, như biến động về tiền mặt, tiền gửi và các khoản đầu tư tài chính khác không nằm trong phân đoạn 3. Chính vì vậy, những tài khoản này đã được Đoàn công tác GFS năm 2017 ánh xạ với phân loại theo nội dung kinh tế của GFSM2014 để hỗ trợ ghi chép trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cân đối. Ngoài ra, Đoàn công tác cũng đã cập nhật bảng ánh xạ theo phân đoạn 2 với GFSM2014. 275. Bảng công cụ hỗ trợ phân loại (CA) có thể được sử dụng để lập báo cáo GFS nhất quán với dữ liệu trong TABMIS theo Kế toán đồ (COA) của TABMIS để cung cấp dữ liệu hàng quý và hàng năm cho IMF. Khi cấu trúc Kế toán đồ (COA) của TABMIS thay đổi thì phân loại theo nội dung kinh tế trên bảng chuyển đổi cũng cần được sửa đổi theo. Vì vậy, Bảng công cụ hỗ trợ phân loại (CA) được xây dựng để làm công cụ tổng hợp hữu ích nhằm lập báo cáo GFS cho Việt Nam từ dữ liệu của TABMIS. 276. Nếu hệ thống TABMIS có khả năng nắm bắt nhất quán số liệu có thể đối chiếu với số liệu quyết toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn, hệ thống này sẽ giúp Chính phủ lập được các báo cáo GFS chi tiết hơn, vì TABMIS cung cấp số liệu chi thường xuyên chi tiết hơn, như chi lương và tiền công, chi hàng hóa dịch vụ, chi trả lãi, chi trợ cấp và hỗ trợ, chi phúc lợi xã hội và chi khác. Tuy nhiên, dữ liệu TABMIS chưa phải là số liệu quyết toán NSNN. Các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách sử dụng dữ liệu TABMIS để lập báo cáo quyết toán ngân sách gửi cơ quan tài chính cấp trên thẩm định, gửi cơ quan kiểm toán nhà nước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không phải tất cả những điều chỉnh từ các cơ quan trên đều được điều chỉnh trong TABMIS. Do đó, sử dụng bảng ánh xạ để tổng hợp số liệu từ hệ thống TABMIS vào Niên giám thống kê tài chính chính phủ (GFSY) của IMF thì KBNN cần thuyết minh được những khác biệt từ số liệu thực hiện ngân sách của hệ thống TABMIS so với số liệu quyết toán, để đảm bảo tính nhất quán giữa số liệu quyết toán NSNN hàng năm đã được Quốc hội phê chuẩn và công khai với số liệu GFS. 97Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam Mã MLNS Nội dung kinh tế theo MLNS Số liệu 2012 Mã GFSM2001 Mã tiếng Anh Nội dung kinh tế theo GFS 0110 THU THUẾ, PHÍ VÀ LỆ PHÍ     0110 RECURRENT REVENUES THUẾ 531,784   0111 Income tax and tax on after- income tax income 1000 Thuế thu nhập cá nhân 44,959   1000 Personal income tax 1001 Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công 35,743 1111 1001 Personal income tax on income from salaries and wages 1002 Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động nước ngoài ở Việt Nam. 0 1111 1002 Regular income tax for foreign workers in Vietnam 1003 Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân 2,523 1111 1003 Personal income tax on income from personal production and business activities 1004 Thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân 949 1111 1004 Personal income tax on income from personal capital investment 1005 Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn 126 1111 1005 Personal income tax on income from capital transfers Báo cáo theo GFSM2014 bằng cách sử dụng Báo cáo tài chính hàng năm 277. Điều 29, Luật Kế toán 2015 quy định toàn bộ các đơn vị của Chính phủ phải lập báo cáo tài chính từ năm 2018 gồm: bảng cân đối tài chính, báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thuyết minh theo IPSAS. Để triển khai nội dung này, Bộ Tài chính đã ban hành một số thông tư như: Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 về hướng dẫn kế toán Bảo hiểm xã hội, Thông tư số 103/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 về hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia, Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01/01/2018 hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên,Dữ liệu sẽ được thu thập từ các đơn vị qua phần mềm do xây dựng hoặc các biểu mẫu thu thập dữ liệu. BCTCNN hợp nhất của khu vực công sẽ được lập và báo cáo Quốc hội vào giữa năm 2020. 278. Yêu cầu lập báo cáo tài chính hàng năm là một cơ hội đặc biệt để chuyển báo cáo GFS từ dữ liệu trên cơ sở tiền mặt dựa trên báo cáo quyết toán NSNN (SBB) và TABMIS sang báo cáo trên cơ sở dồn tích, tạo điều kiện cung cấp dữ liệu dồn tích tuân thủ theo GFS như thu, chi, cân đối tài sản và phát sinh kinh tế khác. Thống kê tài chính chính phủ (GFS) tại Việt Nam98 2.10. CÁC BƯỚC ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN BÁO CÁO THEO GFSM2014 Bước 1 - Xây dựng Cẩm nang GFS của Việt Nam và các bảng ánh xạ 279. Cẩm nang GFS của Việt Nam và các bảng ánh xạ là nền tảng để báo cáo theo GFS. Cẩm nang trình bày tổng hợp đầy đủ các khái niệm về GFS ở chương 1, mô tả chi tiết về báo cáo theo GFS của Chính phủ Việt Nam ở chương 2 và hướng dẫn kỹ thuật về báo cáo theo ở chương 3. Luật NSNN năm 2015, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Kế toán, đã quy đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcam_nang_huong_dan_thong_ke_tai_chinh_chinh_phu_gfs_tai_viet.pdf