Chính sách dân số

Trang bị những nội dung cơ bản của chính sách dân số, và những căn cứ để xây dựng chính sách dân số ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp cho học viên có nhận thức tốt trong học tập, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện chính sách dân số ở nước ta giai đoạn

doc12 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chính sách dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4 CHÍNH SÁCH DÂN SỐ + Mục đích - yêu cầu: Trang bị những nội dung cơ bản của chính sách dân số, và những căn cứ để xây dựng chính sách dân số ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp cho học viên có nhận thức tốt trong học tập, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện chính sách dân số ở nước ta giai đoạn hiện nay và vận dụng trong quá trình công tác sau này. + Kết cấu gồm: 3 phần I. Khái niệm và phân loại chính sách dân số II. Mục tiêu và giải pháp của chính sách dân số III. Chính sách dân số của Việt Nam + Thời gian: 2 tiết + Phương pháp: phân tích diễn giảng + Tài liệu: Giáo trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, Nxb QĐND. 1996 Dân số học, Học viện CTQG HCM. 2004 Tập bài giảng Dân số - Môi trờng phát triển và nâng cao nhận thức giới. NỘI DUNG I. Khái niệm và phân loại chính sách dân số. 1. Khái niệm và vai trò của chính sách dân số a. Khái niệm chính sách dân số. Mặc dù có sự khác nhau trong cách diễn đạt về khái niệm chính sách dân số, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất được những nội dung cơ bản của khái niệm chính sách dân số như: Chính sách dân số do nhà nước ban hành; Chính sách dân số tác động tới toàn bộ các quá trình dân số, sinh, tử, quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số; Chính sách dân số phải có mục tiêu và hệ thống các giải pháp thực hiện; Chính sách dân số có quan hệ biện chứng với chính sách kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó khái niệm về chính sách dân số như sau: Chính sách dân số là hệ thống các giải pháp và mục tiêu do nhà nước ban hành, nhằm tác động vào các quá trình dân số như: quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và chất lượng dân số để đạt được các mục tiêu dân số mong muốn. b. Vai trò của chính sách dân số. Chính sách dân số có vai trò quan trọng, được thực hiện thông qua hệ thống các giải pháp tác động tới quá trình dân số như: + Điều chỉnh quy mô dân số + Tác động đến cơ cấu dân số + Tác động đến phân bố dân cư. 2. Phân loại chính sách dân số. a. Phân loại chính sách dân số theo nhóm gồm có: + Chính sách dân số tác động tới mức sinh. Bao gồm: Chính sách khuyến sinh và chính sách giảm sinh + Chính sách tác động tới giảm mức tử vong: làm giảm mức chết thông qua việc ngăn chặn và loại trừ bệnh tật, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khoẻ của cộng đồng. + Chính sách tác động tới di dân: Nhằm điều tiết dân số, tạo ra mật độ dân cư và phân bố dân số hợp lý, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các khu vực trong nước và tham gia vào giải quyết vấn đề xuất, nhập cư và người tị nạn của quốc tế b. Phân loại chính sách dân số theo kiểu tái sản xuất dân số Có hai quan niệm về tái sản xuất dân số: Tái sản xuất dân số theo nghĩa hẹp và tái sản xuất dân số theo nghĩa rộng. Chính sách dân số theo nghĩa rộng là loại chính sách tác động đến cả ba loại vận động của dân số đó là: vận động xã hội; vận động tự nhiên và vận động cơ học. - Chính sách dân số theo nghĩa hẹp là loại chính sách chỉ hướng vào nhằm đạt được mục tiêu tái sản xuất dân số tự nhiên và phân bố dân số hợp lý trong tương lai. II. Mục tiêu và giải pháp của chính sách dân số 1. Mục tiêu của chính sách dân số. a. Căn cứ xác định mục tiêu. - Tình hình trong nước: Căn cứ vào mục tiêu chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài, được cụ thể hoá trong các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Tình hình và đặc điểm dân số của đất nước nói chung và của từng vùng, khu vực lãnh thổ nói riêng. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, cũng như đặc điểm về phân bố lực lượng sản xuất của vùng, khu vực và điều kiện tự nhiên. Mức độ tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan đến các quá trình dân số và khả năng tác động của hệ thống các biện pháp của chính sách dân số. Phong tục tập quán, tâm lý truyền thống, quan điểm nhận thức, cũng như các hành vi khác của dân cư. Mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ, phòng trừ bệnh tật, hệ thống bảo hiểm và các dịch vụ xã hội khác. Tính quy luật của sự phát triển dân số và kết quả về dự báo dân số trong tương lai. - Tình hình quốc tế: Quan điểm của quốc tế, về dân số và phát triển, về chính sách dân số mang tính toàn cầu, cũng như chính sách dân số đối với từng khu vực. Kinh nghiệm thực tiễn của các nước, nhất là các nước có đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và dân số tương đồng. b. Xác định mục tiêu của chính sách dân số. Mục tiêu của chính sách dân số, được xây dựng dưới dạng định tính và định lượng. Tuỳ theo đặc điểm dân số của mỗi quốc gia mà mục tiêu được cụ thể hoá cho phù hợp. 2. Các giải pháp của chính sách dân số. a. Giải pháp vận động hướng dẫn. Quá trình thực hiện giải pháp này, cần phải có nội dung phong phú, hình thức đa dạng, thông qua nhiều kênh khác nhau và phù hợp với đối tượng tác động. b. Giải pháp kinh tế xã hội. Thông qua các chính sách kinh tế như: chính sách ruộng đất, chính sách cho vay vốn tạo việc làm để tác động trực tiếp tới thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng, trong việc thực hiện chính sách dân số. Giải pháp hành chính pháp luật. Trong những điều kiện nhất định, người ta còn phải dùng đến các biện pháp hành chính như: khen thưởng, xử phạt để đạt được hiệu quả tức thời, về các vấn đề liên quan đến dân số. d. Giải pháp kỹ thuật Thực hiện đa dạng hoá dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng có cơ hội, lựa chọn biện pháp phù hợp nhất, góp phần quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. e. Giải pháp tổ chức quản lý. Qua hệ thống ngành chức năng về dân số phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức trong xã hội trong thực hiện công tác dân số. III. Chính sách dân số của Việt Nam 1. Giai đoạn từ năm 1961 đến 2000 a. Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1975. Đây là ban hành và thực hiện hệ thống văn bản pháp lý đầu tiên nhằm giảm tỉ lệ sinh vốn rất cao ở thời kỳ này. Tuy nhiên, mục tiêu giảm sinh đặt ra cho một giai đoạn dài, với mong muốn có quy mô dân số hợp lý trong tương lai là chưa phù hợp với đặc điểm nhân khẩu học của những năm 60 và 70 của thế kỷ XX. b. Thời kỳ 1975 1991. Quan điểm dân số được đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI,VII + Tại Đại hội lần thứ IV của Đảng trong phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 đã khẳng định: Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm, phấn đấu đến năm 1980, tỷ lệ tăng dân số còn trên 2% một ít. Mọi ngành, mọi cấp phải coi trọng công cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, là một công tác có tầm quan trong to lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế – xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của nhân dân ta. + Đại hội VI của Đảng tiếp tục khẳng định: Phải giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,4% xuống còn 1,7% vào năm 1990 và yêu cầu phải kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp như: đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ y tế xã phường, các trung tâm hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch ở huyện, đảng viên và đoàn viên phải gương mẫu thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. + Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000 đã chỉ rõ: Thực hiện đồng bộ chiến lược dân số trên cả ba mặt; quy mô dân số, cơ cấu dân số và phân bổ dân số; giảm tỷ lệ phát triển dân số mỗi năm khoảng 0,4 đến 0,6% và coi giảm tốc độ gia tăng dân số là quốc sách. Qua 16 năm thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình tốc độ gia tăng dân số của nước ta vẫn cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. + Trong đó phải kể đến tổ chức cấp uỷ, chính quyền các cấp chưa thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình trong chỉ đạo thực hiện chính sách dân số. + Coi đó là trách nhiệm của cơ quan chuyên môn. c. Thời kỳ 1991 đến 2000 Là thời kỳ công tác DS – KHHGĐ của nước ta có bước phát triển mạnh về mọi mặt. Chiến lược DS – KHHGĐ đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Hệ thống tổ chức cơ sở được kiện toàn có Ban DS – KHHGĐ. Công tác truyền thông tạo được chuyển biến về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với công tác DS – KHHGĐ. Tuy nhiên, còn có những hạn chế đó là chất lượng chưa đều giữa các vùng, miền trong phạm vi cả nước, nhất là vùng sâu, vùng xa kinh tế kém phát triển tỉ lệ sinh vẫn cao. Chương trình, mục tiêu chính sách dân số còn mất cần đối. Bộ máy quản lý lực lượng làm công tác dân số còn mỏng, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng với quy mô của Chiến lược dân số. 2. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 a. Căn cứ xác định - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta từ năm 2001 đến 2010. Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nướcta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. - Thách thức về dân số đối với sự phát triển của nước ta. Quy mô dân số nươc ta ngày càng lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng từ 21,1 triệu người năm 2000 lên 25,5 triệu người năm 2010, điều đó báo hiệu tiềm năng sinh đẻ rất cao. Cùng với kết quả giảm sinh chưa thật sự vững chắc; chất lượng dân số còn thấp, sự biến đổi của cơ cấu dân số, tình trạng di dân tự do và những biến động của lực lượng lao động xã hội đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho công tác dân số – KHHGĐ của nước ta trong tình hình mới. - Những quan điểm cơ bản của Việt Nam về dân số. Khẳng định công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình , từng cộng đồng dân cư cũng như toàn xã hội. Vì vậy đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển và phát triển bền vững. Để mang lại hiệu quả trực tiếp và rõ nét, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhà nước phải đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế. - Tham khảo những quan điểm và kinh nghiệm của quốc tế về dân số, phát triển và chính sách dân số. Quan điểm, nội dung về dân số và phát triển, với sức khoẻ sinh sản tại hội nghị quốc tế (Cairô - năm 1994), cùng với các quan điểm, mục tiêu, của các hội nghị quốc tế về phát triển xã hội, môi trường, bình đẳng giớilà những cơ sở quan trọng của Chính sách dân ở nước ta trong giai đoạn này. Sau 43 năm triển khai, tổ chức thực hiện công tác dân số, chúng ta đã có Pháp lệnh Dân số (Pháp lệnh Dân số được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2003). Pháp lệnh Dân số có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2003. Đ ây là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạch định các chủ trương, chính sách về dân số và các chính sách có liên quan, quy định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với vấn đề dân số, tạo điều kiện cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật về dân số. b. Mục tiêu và giải pháp của Chính sách dân số. - Mục tiêu. Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Đại hội XI chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân số: “ Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con. Có chính sách cụ thể đảm bảo tỉ lệ cân bằng giới tính khi sinh. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng dân số”. Đặc biệt chú ý đến trẻ em: “ Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chú trọng bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em. Nhân rộng các mô hình làm tốt việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng”. Mục tiêu cụ thể: Một là, duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005 vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để có quy mô, cơ cấu và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội vào năm 2010. Hai là, nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Phấn đấu đạt chỉ số về phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010. Chiến lược dân số được triển khai qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (2001 - 2005), tập trung nỗ lực giảm sinh vững chắc, đặc biệt tập trung vào những vùng có mức sinh cao, nhằm đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005. Giai đoạn 2 (2006 - 2010), thực hiện đồng bộ các nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình nhằm duy trì mức sinh thay thế trong toàn quốc. Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI tuổi thọ nước ta tăng từ 67 tuổi lên 72,8 tuổi. Đại hội XI xác định một số mục tiêu chủ yếu về dân số nước ta trong giai đoạn 2011 – 2015 như sau: Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi. Chỉ số phát triển con người tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên 0,733 (năm 2008), xếp thứ 100/177 nước, thuộc nhóm trung bình cao. Giải pháp thực hiện mục tiêu của chiến lược dân số. Một là, tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý các vấn đề dân số. Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đ ảng đối với công tác dân số, coi đó là nhiệm vụ chính trị của mình. Tổ chức quản lý thống nhất công tác dân số theo chương trình mục tiêu, phát huy tính tích cực sáng tạo của các tổ chức, các ngành, các cấp tham gia công tác quản lý dân số. Hai là, truyền thông giáo dục thay đổi hành vi. Để tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khoẻ sinh sản, cần cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về dân số, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng nhóm đối tượng, từng vùng và từng khu vực khác nhau. Tập trung vào những vùng khó khăn và những nhóm đối tượng nhận thức hạn chế về dân số. Ba là, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hoá gia đình, với các nội dung và hình thức phù hợp, tiến tới thoả mãn nhu cầu của người dân về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, thực hiện tốt các quy định trong điều bảy của Pháp lệnh dân số. Bốn là, nâng cao dân trí tăng cường vai trò của bình đẳng giới. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao trình độ nhận thức của người dân về dân số, thông qua các nội dung như: Đặc điểm của dân số, phân bố dân số, mật độ dân cư, tốc độ gia tăng dân số, quy mô dân số hiện tại và tương lai, mối quan hệ dân số với kinh tế, giáo dục, y tế. Đặc biệt là nhận thức về vai trò của phụ nữ trong công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình và trách nhiệm của nam giới trong hoạt động đó. Năm là, đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu các quá trình dân số. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia về dân số cùng với nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học về các quá trình dân số để thường xuyên bổ sung các giải pháp, thực hiện chiến lược dân số cho phù hợp với tình hình đất nước trong hoàn cảnh mới. Sáu là, đẩy mạnh xã hội hoá, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về dân số và phát triển. 3. Quân đội với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay - Với tư cách là đối tượng chịu tác động điều chỉnh của chính sách dân số, quân đội phải là lực lượng đi đầu trong nhận thức và thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách dân số trong phạm vị chức trách của mình - Quân đội không chỉ là đội quân chiến đấu mà còn là đội quân công tác. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách xã hội nói chung và chính sách dân số nói riêng Kết luận Chính sách dân số là một bộ phận trong chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Các giải pháp thực hiện chính sách dân số mang tính tổng hợp và đồng bộ. Chính sách dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, hiện nay đang có những điều kiện thuận lợi để thực hiện thắng lợi mục tiêu chính sách dân số giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo. Do đó, mỗi tổ chức và cá nhân cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện và tuyên truyền để cùng thực hiện tốt hơn mục tiêu dân số đã đề ra, trong đó có quân đội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docb_ds4_7176 (1).doc
Tài liệu liên quan