Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) bao gồm các các IAS và các chuẩn mực báo

cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành và

nhiều lần điều chỉnh, cập nhật và thay thế. IAS là điều kiện quan trọng, đảm bảo cho các

doanh nghiệp (DN), tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất

trong công tác lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC). Hiện nay, nhiều nước trên thế

giới đang tiến dần đến xu hướng hội tụ IFRS. Trong xu thế toàn cầu hóa về kế toán, Việt

Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống IFRS.

Bài viết điểm lại quá trình hình thành và phát triển IFRS, xu hướng phát triển của IFRS

trên thế giới, đánh giá yếu tố tác động đến việc áp dụng IFRS. Trên cơ sở phân tích những

thuận lợi và khó khăn khi áp dụng IFRS, bài viết đề xuất quan điểm và phương hướng áp

dụng IFRS tại Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 107 CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM #TS. Đào Mạnh Huy - Đại học Lao động - Xã hội TS. Đặng Phương Mai - Học viện Tài chính Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) bao gồm các các IAS và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành và nhiều lần điều chỉnh, cập nhật và thay thế. IAS là điều kiện quan trọng, đảm bảo cho các doanh nghiệp (DN), tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC). Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang tiến dần đến xu hướng hội tụ IFRS. Trong xu thế toàn cầu hóa về kế toán, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống IFRS. Bài viết điểm lại quá trình hình thành và phát triển IFRS, xu hướng phát triển của IFRS trên thế giới, đánh giá yếu tố tác động đến việc áp dụng IFRS. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng IFRS, bài viết đề xuất quan điểm và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ khóa: IFRS, IASB, chuẩn mực, BCTC Tổng quan về chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) Bộ IAS (IAS -International Accounting Standards) được Uỷ ban IAS (IASC) xây dựng và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 70 cho đến năm 2000. Năm 2001, Ban IAS (IASB) được thành lập, dựa trên nền tảng của Ủy ban IAS IASC, nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là hình thành một hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới và yêu cầu thông tin trên BCTC (BCTC) phải rõ ràng, có thể so sánh, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế. Với mục tiêu đó, IASB đã xây dựng bộ chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS-International Financial Reporting Standards) với mục đích là để từng bước thay thế các IAS cho phù hợp với những thay đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi môi trường kinh tế tài chính, cũng như hoạt động của DNcó những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới. Bộ chuẩn mực mới được hoàn thiện dần dần cho đến năm 2005, khi Nghị viện khối Liên minh Châu Âu chỉ định IFRS là CMKT cho các công ty cổ phần trong các nước khối Liên minh Châu Âu và đã được chấp nhận trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, ISAB đã xây dựng 43 IAS/IFRS (bao gồm cả IFRS cho các DNvừa và nhỏ) trong đó có 27 IAS và 16 IFRS. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới IFRS đang ngày càng được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng hoặc cam kết áp dụng trong tương lai gần. Tính đến nay, đã có 133/143 quốc gia và vùng lãnh thổ n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 108 (chiếm tỷ lệ 93%) đã công khai tuyên bố coi IFRS là bộ CMKT duy nhất áp dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, cũng có 119/143 (chiếm tỷ lệ 83,2%) quốc gia và vùng lãnh thổ đã yêu cầu sử dụng các chuẩn mực của IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các công ty đại chúng trong nước, phần lớn các quốc gia còn lại cho phép áp dụng các chuẩn mực này. Số liệu thống kê cụ thể theo khu vực địa lý được thể hiện qua biểu 1. Biểu 1: Thống kê áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Quốc gia và vùng lãnh thổ Yêu cầu áp dụng các chuẩn mực IFRS cho toàn bộ hoặc hầu hết công ty đại chúng Cho phép/yêu cầu áp dụng các chuẩn mực IFRS cho một số công ty đại chúng Không yêu cầu/cho phép áp dụng các chuẩn mực IFRS đối với công ty đại chúng TT Khu vực Tổng số Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Châu Âu 43 42 97,7 1 2,3 0 0,0 2 Châu Phi 20 16 37,2 1 2,3 3 7,0 3 Trung Đông 12 11 25,6 1 2,3 0 0,0 4 Châu Á và Châu Đại Dương 31 23 53,5 3 7,0 5 11,6 5 Châu Mỹ 37 27 62,8 8 18,6 2 4,7 Cộng 143 119 83,2 14 9,8 10 7,0 Nguồn: Hướng dẫn tóm tắt các chuẩn mực IFRS năm 2016: Ngôn ngữ BCTC toàn cầu. Biểu đồ 1: Thống kê tình hình áp dụng IFRS theo khu vực địa lý Trong thời gian gần đây, việc tiến tới áp dụng IFRS có những tín hiệu hết sức tích cực. Năm 2015, các nhà lãnh đạo G20 cũng đã cam kết thúc đẩy tiến trình thực hiện các CMKT toàn cầu. Tại một số quốc gia phát triển tại Châu Á, tình hình áp dụng các chuẩn mực IFRS cũng đã có nhiều tiến bộ, cụ thể: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 109 - Tại Nhật Bản, các chuẩn mực IFRS đã được lựa chọn từ năm 2010. Hiện nay, hơn 100 công ty Nhật Bản (chiếm 25% tổng giá trị vốn hóa thị trường) đã áp dụng các chuẩn mực của IFRS hoặc đang có kế hoạch áp dụng. Ngoài ra, gần 200 công ty khác đang xem xét một cách nghiêm túc việc áp dụng các chuẩn mực của IFRS. Đây là những con số ấn tượng, thể hiện sự phát triển tại quốc gia này, nếu so sánh với thời điểm cuối tháng 12 năm 2012 mới chỉ có 10 công ty áp dụng các chuẩn mực của IFRS. - Tại Ấn Độ, mới đây nước này đã ban hành và áp dụng các CMKT mới (Ind AS), các chuẩn mực này cơ bản hội tụ với các chuẩn mực IFRS. Hầu hết, các Ind AS đều được xây dựng tương ứng từ các chuẩn mực của IFRS. Do vẫn còn một vài sự khác biệt mặc dù không lớn, nhưng Ấn Độ vẫn chưa được ISAB xếp vào những nước đã thực hiện IFRS. Tuy nhiên, việc xây dựng các CMKT mới gần sát với chuẩn mực IFRS của Ấn Độ, đã cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin tốt hơn gần với các IAS. - Tại Trung Quốc, trước đây mười năm nước này cũng đã quyết định hội tụ với các chuẩn mực IFRS với các điều khoản được đặt ra trong Hiệp định Bắc Kinh 2005. Gần đây, với một thỏa thuận mới nhất vào năm 2015, đã tái khẳng định cam kết của Trung Quốc tiến tới áp dụng hội tụ đầy đủ các chuẩn mực IFRS, trong khi nhiều công ty lớn nhất của Trung Quốc đã lập các BCTC đã được áp dụng IFRS nhằm mục đích niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Hồng Kông. Một số yếu tố tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam - Môi trường kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác và vẫn đang quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế còn đơn giản so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao như Anh, Mỹ, EU. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của kinh tế thị trường đó là sự phát triển của thị trường vốn. Tuy nhiên, thị trường này của Việt Nam còn khá non trẻ so với các nước trên thế giới. Hiện nay, thị trường vốn của Việt Nam mới chủ yếu hoạt động trong phạm vi quốc gia và chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của IFRS, vì mục tiêu chủ yếu của việc áp dụng IFRS là phục vụ cho các thị trường vốn quốc tế. - Môi trường pháp lý: Tại Việt Nam, Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính vẫn giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng và ban hành hệ thống kế toán. Hội đồng ban hành CMKT bao gồm các thành viên đến từ nhiều các tổ chức khác nhau, tuy nhiên vai trò của họ không độc lập hoàn toàn và vẫn bị chi phối bởi các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo trong việc ban hành các CMKT giống như các nước khác. Ngoài các yếu tố kể trên, thì hệ thống pháp luật được xem là một yếu tố rất quan trọng tác động đến hệ thống kế toán của các quốc gia. Việt Nam thuộc các nước áp dụng hình thức điển luật (code law) trong khi đó hầu hết các nước phát triển lại áp dụng luật chung (common law). Giữa 2 hệ thống luật này cũng có sự khác biệt lớn và ảnh hưởng đến việc ban hành các quy định pháp lý trong đó có các quy định về CMKT. Những nước áp dụng luật chung thường quy định các vấn đề về bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của của thông tin cao hơn so với các nước áp dụng điển luật (Y Ding, 2007). n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 110 Các quốc gia thuộc nhóm áp dụng luật chung thường ít ban hành những quy định chi tiết về kế toán hơn các quốc gia thuộc hệ thống điển luật (Nobes & Parker, 1995). Trong khi đó, IAS/IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật chung. Do đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và cách thức ban hành các CMKT tại Việt Nam. - Môi trường văn hóa: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán. Sự khác biệt về đặc điểm của văn hóa giữa các quốc gia tạo ra các hệ thống kế toán khác nhau (Hofstede, 1980). Các nước thuộc văn hóa Anglo-Saxon thường lựa chọn áp dụng hệ thống kế toán có các quy định chặt chẽ, trong khi đó các nước phương Tây lại có xu hướng lựa chọn và áp dụng hệ thống kế toán có các quy định linh hoạt và mềm dẻo hơn. Văn hóa Việt Nam thiên về xu hướng thận trọng tránh rủi ro, điều này bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên và lịch sử. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và cách thức ban hành chuẩn mực và hệ thống chính sách kế toán của Việt Nam. Thực tế cho thấy, hệ thống chính sách và CMKT của Việt Nam được ban hành theo hướng thận trọng, đề cao sự tuân thủ các qui định, hạn chế các ước tính kế toán và những vấn đề mang tính xét đoán. Trong khi đó, IFRS lại mang tính linh hoạt mở, nhiều ước tính, dựa nhiều vào yếu tổ chủ quan và các xét đoán. Những lợi ích và khó khăn, thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực; Đầu tư nước ngoài tăng mạnh; Thị trường tài chính đặc biệt là thị trường vốn đang trong phát triển mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, việc áp dụng IFRS sẽ mang lại các lợi ích như sau: Thứ nhất, sử dụng IFRS giúp Việt Nam tiết kiệm chi phí soạn thảo, ban hành CMKT và nhanh chóng hòa nhập vào IAS được chấp nhận. Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì rõ ràng việc áp dụng IFRS sẽ hạn chế được những mâu thuẫn trong BCTC, vì chuẩn mực của những nguyên lý kế toán được chấp nhận thay đổi ở từng quốc gia. Thứ hai, việc sử dụng hệ thống CMKT được quốc tế chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, làm tăng tính rõ ràng, minh bạch của thông tin trên BCTC. Điều này giúp cho các công ty có thể huy động vốn trên thị trường quốc tế, nâng cao uy tín và thương hiệu, giúp DN hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế tài chính toàn cầu. Thứ ba, việc áp dụng IFRS sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, tài chính tạo điều kiện cho các chuyên gia tài chính, các kế toán viên hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, đào tạo và dễ dàng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của các công ty con trên khắp thế giới. Thứ tư, việc lập báo cáo theo IFRS giúp DNquản trị, trình bày tính hình tài chính theo đúng chuẩn mực quốc tế, đặc biệt các lĩnh vực mà chuẩn mực Việt Nam chưa có hoặc không có hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc lập BCTC theo IFRS cũng giúp người dùng so sánh các kết quả tài chính của các đơn vị báo cáo từ các quốc gia khác nhau một cách dễ dàng hơn do BCTC của các công ty được lập dựa trên cùng một chuẩn mực. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 111 Thứ năm, việc áp dụng IFRS sẽ làm tăng số lượng các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam và lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Thông thường, khi hoạt động tại các nước không áp dụng IFRS các công ty đa quốc gia sẽ phải lập hai bộ BCTC theo hai chuẩn mực khác nhau. Một bộ BCTC theo chuẩn mực của quốc gia để nộp cho các cơ quan quản lý và một bộ BCTC theo IFRS để báo cáo cho công ty mẹ. Do đó, nếu Việt Nam áp dụng IFRS sẽ giúp các tập đoàn lớn với hệ thống các công ty con cùng hệ thống tài khoản và sổ kế toán trên nhiều quốc gia khác nhau có thể sử dụng và trình bày BCTC trên cùng một ngôn ngữ và giúp các công ty này tiết kiệm chi phí khi lập BCTC. Bên cạnh những lợi ích kể trên, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam có thể gặp không ít khó khăn và trở ngại nhất định, cụ thể: Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh thị trường tự do, tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế cũng như thị trường tài chính Việt Nam còn thấp. Trong khi đó, nền tảng cơ bản và chủ đạo chi phối IFRS là nguyên tắc giá trị hợp lý, do vậy, để áp dụng được IFRS đòi hỏi phải có một thị trường cung cấp đủ các dữ liệu cơ sở để có thể đánh giá, ghi nhận theo quy định, hướng dẫn của IFRS. Thứ hai, việc áp dụng IFRS đòi hỏi các nhà quản lý, nhân viên kế toán và cả người sử dụng cần được đào tạo và có trình độ thích hợp. IFRS được cho là rất phức tạp, thậm chí phức tạp đối với cả các chuyên gia về tài chính kế toán và đội ngũ kiểm toán viên. Thêm vào đó, đối với hầu hết những người sử dụng BCTC, không đơn giản và dễ dàng để hiểu được thấu đáo các thông tin kế toán và chính sách kế toán trên BCTC được trình bày và áp dụng IFRS. Nhìn chung, thực trạng kiến thức và kinh nghiệm của phần lớn những người làm kế toán ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này có nguyên nhân do hệ thống đào tạo của Việt Nam còn lỗi thời và chưa theo kịp với trình độ của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, ở Việt Nam vẫn tồn tại một thế hệ kế toán và đội ngũ cán bộ quản lý trưởng thành và được đào tạo trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Họ quá quen thuộc với hệ thống kế toán cũ và chịu ảnh hưởng rất lớn vào những nguyên tắc và hướng dẫn vốn rất thận trọng, bảo thủ và hạn chế nhiều tính chủ động trong việc đưa ra các quyết định liên quan do đó họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và thực hành với phương pháp mới của kế toán trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, khi áp dụng IFRS thì sự không chắc chắn là rất cao bởi nó sử dụng nhiều ước tính kế toán và đòi hỏi sự linh hoạt cùng với những phán xét nghề nghiệp cần thiết, ví dụ như các khái niệm về giá trị hợp lý và công cụ tài chính, trong khi đó người làm kế toán Việt Nam lại bị ảnh hưởng bởi văn hoá khuôn mẫu và luôn luôn hạn chế sự không chắc chắn và rủi ro. Thứ ba,việc áp dụng và thực hiện IFRS đòi hỏi phải bỏ ra các khoản chi phí đầu tư và duy trì khá lớn. Đó là việc xây dựng lại hệ thống các quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, số liệu kế toán, tài chính; Thay đổi hệ thống phần mềm và đào tạo lại cho nhân viên để chuyển đổi lại hệ thống báo cáo. Chi phí phải bỏ ra để thực hiện những thay đổi trên, đặc biệt là sự thay đổi phần mềm kế toán là không hề nhỏ nhất là đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn. Mô hình lựa chọn cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Trên cơ sở phân tích và đánh giá những lợi ích và khó khăn khi áp dụng IFRS, việc lựa chọn hướng đi nào cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là một câu hỏi mà các cơ quan ban n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 112 hành chính sách đang phải đi tìm câu trả lời. Kinh nghiệm áp dụng IFRS của các nước trên thế giới cho thấy, có một số mô hình áp dụng như IFRS như sau: - Mô hình thứ nhất: Tiếp nhận toàn bộ, cụ thể là: Thay hoàn toàn VAS bởi IAS/IFRS, chỉ ban hành bổ sung cho các vấn đề kế toán riêng của Việt Nam và chưa được IAS/IFRS đề cập. - Mô hình thứ hai: Tiếp cận hội tụ. Theo mô hình này, lần lượt từng chuẩn mực IAS/IFRS sẽ được giới thiệu để cuối cùng hệ thống kế toán Việt Nam tương đồng với hệ thống IAS IAS/IFRS. - Mô hình thứ ba: Tiếp nhận có sửa đổi, cụ thể là: Chỉnh sửa, bổ sung IAS/IFRS cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Căn cứ các đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn đã phân tích ở trên và trình độ phát triển kinh tế hiện nay, theo quan điểm của tác giả Việt Nam, nên lựa chọn mô hình tiếp cận thứ ba. Đây là hướng áp dụng phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế tại các nước đã áp dụng IFRS cho thấy, hệ thống CMKT của mỗi quốc gia cần phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của IFRS tại Việt Nam. Để áp dụng IFRS thành công Chính phủ cũng cần xây dựng chiến lược và lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện. Kết luận Tóm lại, áp dụng IFRS ở Việt Nam thực sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Việc thực hiện theo IFRS được ví như một cuộc cách mạng trong công tác kế toán và lập BCTC, đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn của tất cả các bên liên quan để vượt qua các thách thức và trở ngại. Trong tương lai, để có thể áp dụng rộng rãi và phổ biến IFRS nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, Việt Nam cần tiến hành nhiều giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống CMKT và giải pháp thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật.‡ -------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính, 26 CMKT đã ban hành từ năm 2001 đến 2005. 2. Phạm Hoài Hương, Mức độ hài hòa giữa VAS và IAS. Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng, số 5 (40), 2010. 3. Trần Mạnh Dũng, Đào Mạnh Huy, Nguyễn Thị Thanh Diệp. Kinh nghiệm lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRSs), Tạp chí Kiểm toán, 2013. 4. Duc Hong Thi Phan, Bruno Mascitelli, Meropy Barut; International financial reporting standards (IFRS) adoption in VietNam: if, when and how?; Corporate Ownership & Control / Volume 11, Issue 4, 2014. 5. Duc Hong Thi Phan, Bruno Mascitelli; Optimal approach and timeline for IFRS adoption in Vietnam: Perceptions from accounting professionals; Research in Accounting Regulation 26 (2014) 222–229. 6. Pocket Guide to IFRS Standards: The global financial reporting language 2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuan_muc_bao_cao_tai_chinh_quoc_te_co_hoi_va_thach_thuc_khi.pdf