Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Trường hợp của trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyển đổi số là quá trình tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan, tổ chức,

doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học – nơi cung cấp

nguồn nhân lực trình độ cao không thể đứng ngoài hay chậm trễ. Bài viết của nhóm tác

giả sẽ khái lược những vấn đề cơ bản nhất của chuyển đổi số, đi từ những khái niệm cơ

bản nhất đến những những vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Bài viết cũng đề

cập đến quá trình, đặc trưng chuyển đối số trong giáo dục đại học thông qua phân tích

tình hình ứng dụng CNTT vào vận hành trường đại học. Bên cạnh đó, một góc nhìn khác

của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam trongCOVID-19 cũng

được các tác giả mô tả và phân tích. Thông qua việc nghiên cứu và phân tích một cách

tổng quan điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội hiện trạng chuyển đổi số tại trường

Đại học Kinh tế quốc dân,nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp thực hiện quá trình chuyển

đổi số trong nhà trường để hướng đến một mô hình đại học tốt hơn đó là mô hình trường

đại học thông minh

pdf16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Trường hợp của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác được trang bị trong quá trình giảng dạy và học tập như các phần mềm phân tích số liệu, phần mềm thống kê, hệ quản trị cơ sở dữ liệu o Hệ thống phần mềm quản lý học tập LMS phục vụ cho đào tạo trực tuyến và đào tạo kết hợp o Các hệ thống phần mềm khác phục vụ cho các hoạt động cụ thể của các đơn vị trong nhà trường, ví dụ như: cổng thông tin cấp 2, cổng thông tin việc làm, cổng thông tin cựu sinh viên học viên Con người: Các cán bộ, giảng viên, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học cũng như quản lý. Điểm yếu Cơ sở hạ tầng: Nhiều máy tính có cấu hình thấp không đáp ứng được các phần mềm và ứng dụng mới. Giảng viên ít sử dụng máy tính cố định lắp tại giảng đường do khả năng kết nối và tính sẵn sàng chưa cao, phần lớn sử dụng máy xách tay và kết nối wifi. Các máy chủ được trang bị quá lâu, chưa được nâng cấp, một số chạy không ổn định do hết khấu hao. Đường truyền mạng có dung lượng kết nối internet thấp, tốc độ chậm. Hệ thống phần mềm: Phần mềm tổng thể đang được triển khai nhưng cần được điều chỉnh thêm. Cần thiết phải cải tiến các phần mềm trong công tác quản lý của các hệ cũng như đáp ứng được sự thay đổi trong công nghệ. Về vấn đề an toàn, an ninh, bảo mật chưa được chú trọng, đây là điểm nguy cơ mất an toàn thông tin. Khi sự cố xảy ra đối với một hệ thống nào đó nguy cơ mất dữ liệu, thời gian phục hồi hệ thống kéo dài, khó khôi phục hệ thống rất cao. Một số phần mềm tự mua/thuê xây dựng không liên kết được với hệ thống 288 khác gây nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. Việc quản lý, sử dụng, sao lưu các phần mềm hệ thống trên máy chủ, phần mềm ứng dụng trên máy chủ và cơ sở dữ liệu trên các máy chủ phải được phân rõ trách nhiệm. Con người: Trong tập thể nhà trường vẫn có những cá nhân chưa cập nhật kĩ năng công nghệ, không muốn thay đổi cách dạy truyền thống, không muốn ứng dụng công nghệ cũng như phương học tập mới. Người sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong nhà trường ít được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là đối với những người làm công tác chuyên môn công nghệ thông tin. Cơ hội Xu hướng chuyển đổi số: là tất yếu không thể tránh được, nhà trường đã nhận thực rõ phát triển nhà trường theo xu hướng này. Để thực hiện chiến lược phát triển của Nhà trường các thế hệ lãnh đạo luôn quan tâm ứng dụng công nghệ vào hoạt động giảng dạy và quản lý. Sự quan tâm của cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao sự phát triển của trường, luôn quan tâm đầu tư cũng như hỗ trợ trường Kinh tế quốc dân hoàn thành sứ mệnh của mình. Bối cảnh Dịch COVID-19: bùng phát vừa là khó khăn vừa là cơ hội để nhà trường đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Nhà trường đã nhanh chóng chuyển sang hình thức đào tạo Blended Learning, đang triển khai hệ thống học liệu số để làm tiền đề cho đào tạo trực tuyến một cách kịp thời khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.. Đội ngũ giảng viên của nhà trường: đặc biệt là giảng viên trẻ có trình độ sử dụng công nghệ tốt, thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ là điều kiện tốt cho quá trình chuyển đổi số của nhà trường có thể được thực hiện thành công. Thách thức Trường đại học Kinh tế quốc dân đang đối mặt với một số vấn đề như sau: Vấn đề về phương thức quản lý: Các quy trình quản lý rơi vào hai trạng thái là rất ít thay đổi cho hiệu quả hơn, hoặc thay đổi quá liên tục. Việc không đồng bộ giữa các quy trình, các bộ phận cũng gây nhiều thách thức cho việc chuyển đổi số. Vấn đề về công nghệ và tài chính: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ được cập nhật liên tục và ngày càng tiên tiến hơn. Việc áp dụng công nghệ vào trong vấn đề quản lý, giảng dạy và nghiên cứu đòi hỏi luôn phải cập nhật theo thời đại là một thách thức lớn trong chuyển đổi số của nhà trường. Thích ứng công nghệ dẫn đến cần thiết phải đầu tư tài chính nhiều hơn, thường xuyên hơn cho công nghệ, cần thiết phải có một quỹ dự phòng phát triển cho lĩnh vực này. 289 Vấn đề về người dạy: đây là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình triển khai và áp dụng những công nghệ, kỹ thuật và phương pháp mới. Trong môi trường giáo dục đại học, không ít nhân sự ngại thay đổi, không muốn cập nhật và trải nghiệm những cái mới, đôi khi còn “bảo thủ”. Nhiều người thụ động trong tiếp cận công nghệ. Vấn đề về người học: Người học là đối tượng phục vụ và thụ hưởng chính của trường đại học, phần đông người học mong muốn thực hiện chuyển đổi số, nhưng cũng không ít người học thụ động và không thích nghi được với các phương thức mới của chuyển đổi số mà chỉ hướng đến những hình thức truyền thống. Vấn đề môi trường xã hội: Chuyển đổi số không thể thực hiện một cách hiệu quả nhưng đơn độc của một nhà trường, cần phải có môi trường xã hội, sự phối hợp của đa tổ chức, cơ quan và những người tham gia vào quá trình này. 3.2 Một số đề xuất cho chuyển đổi số tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Nhận diện được những trở ngại, thách thức trên, cùng với quá trình nghiên cứu về chuyển đổi số không chỉ trong trường đại học, nhóm tác giả đề xuất một số gợi ý cho quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay nhằm đạt được sự thành công, hiệu quả như sau: • Lập chiến lược, chiến thuật chuyển đổi số phù hợp với đặc trưng của từng đơn vị trong trường. Chiến lược chuyển đổi số như kim chỉ nam dẫn lối quá trình chuyển đổi số - một quá trình lâu dài và đa mục tiêu. Các mục tiêu ở các mốc quan trọng cần làm rõ. Các nguồn lực huy động cần được chuẩn bị kĩ càng. Trong quá trình chuyển đổi số công nghệ liên tục được cải tiến, các nguồn lực không ngừng biến động, nên việc điều chỉnh chiến thuật chuyển đổi là cần thiết. • Ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của trường học, bao gồm các hoạt động từ giảng dạy, học tập, nghiên cứu, quản trị trường học, v.vLàm sao để dữ liệu được số hóa, các quy trình dần dần được thực hiện tự động, các hệ thống trong trường học liên kết với nhau, đảm bảo tính đồng bộ và tính trong suốt dữ liệu ở các khâu. Tận dụng các lợi ích của kiến trúc doanh nghiệp và cổng thông tin. Phát triển và tích hợp các phần mềm thành phần mềm quản lý tổng thể đi kèm với đầu tư cơ sở hạ tầng và phần cứng hiện đại, làm chủ việc vận hành các hệ thống thông tin đã phát triển từ đó đánh giá, điều chỉnh lại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng • Lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng dạy học, tăng cường trải nghiệm người học, v.vDần dần chuyển đổi sang mô hình học tập theo hướng: học tập dựa trên công nghệ cao, học tập trực tuyến, học tập mọi lúc mọi nơi, học tập thích nghi, cá nhân hóa. 290 • Cải tiến các quy trình nghiệp vụ hướng theo giải pháp ứng dụng công nghệ với các xu thế công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, thực tại ảo, điện toán đám mây, v.v làm các quy trình trở nên đơn giản, nhanh và thuận tiện với người dùng. • Tuyên truyền, phổ cập tư duy chuyển đổi số cho các nhà quản lý, giảng viên, nhân viên của trường. Đây là một trong các bước quan trọng cần thực hiện đầu tiên. Khi tư duy chuyển đổi số thấm nhuần, động lực chuyển đổi số sẽ cao và quá trình chuyển đổi số sẽ liên tục, thành công. • Từng bước xây dựng mô hình đại học mới – đại học thông minh: Trường đại học không ngừng số hóa cùng với các thành tựu công nghệ hiện đại giúp trường vận hành hiệu quả hơn, kết quả dạy và học tốt hơn, phù hợp với thị trường nhân lực hơn và cách tiến hóa của trường đại học như vậy một mô hình trường đại học mới đang dần hình thành - đại học thông minh. Đây là mô hình phát triển tất yếu mà các trường đại học hướng đến, là xu thế phát triển của các trường đại học tiên tiến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Để xây dựng đại học thông minh thì cần phát triển một cách toàn diện cả ba khía cạnh: ứng dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư vào phần cứng, phát triển các hệ thống thông minh cũng như các phương pháp, chương trình dạy/học thông minh. Các giải pháp công nghệ và hệ thống thông minh hỗ trợ quản trị trường đại học tốt hơn đảm bảo cho các hoạt động dạy và học diễn ra hiệu quả, liền mạnh, ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời việc xây dựng các phương pháp sư phạm thông minh giúp phù hợp hơn với đa dạng sinh viên, đảm hiệu quả việc dạy và học hướng cá nhân và giúp phát triển tối đa năng lực người học. Quá trình chuyển đổi số là một quá trình dài hạn và cần kiên định theo chiến lược chuyển đổi số, và liên tục xem xét lại, đánh giá lại để có những điều chỉnh phù hợp trong từng giai đoạn nhất định. 4. KẾT LUẬN Quá trình chuyển đổi số là quá trình tất yếu, không phải một sớm một chiều mà cần được thực hiện lâu dài. Nhóm tác giả nghiên cứu về quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học nói chung và giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay nhằm hiểu rõ hơn về quá trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó nhóm tác giả đã nghiên cứu về quá trình chuyển đổi số của trường Đại học Kinh tế quốc dân, đề xuất một số ý kiến gợi mở cho quá trình chuyển đổi số của trường Đại học kinh tế quốc dân thực hiện thành công, hướng đến mô hình trường đại học thông minh. Trong thời gian tới nhóm tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và đề xuất mô hình và các giải pháp để xây dựng nhà trường thành trường đại học thông minh. 291 TÀI LIỆU THAM KHẢO a), T. t. t. t. g. d. (2020). Đại dịch COVID-19 thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục. Retrieved from https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=6730 b), T. t. t. t. g. d. (2020). Đại học tiên phong đầy mạnh chuyển đổi số giáo dục. Retrieved from https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dai-hoc/Pages/tin-tuc.aspx?ItemID=6615) Bảo, H. T. (2020). Chuyển đổi số thời Covid-19. Retrieved from https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Chuyen-doi-so-thoi-Covid19-23135 Berman, S. J. (2012). Digital transformation: opportunities to create new business models. Strategy & Leadership, 40(2), 16-24. Chanias, S., & Hess, T. (2016). Understanding Digital Transformation Strategy formation: Insights from Europe's Automotive Industry. Paper presented at the PACIS. Coccoli, M., Guercio, A., Maresca, P., & Stanganelli, L. (2014). Smarter universities: A vision for the fast changing digital era. Journal of Visual Languages & Computing, 25(6), 1003-1011. Hiltz, S. R., & Turoff, M. (2005). Education goes digital: The evolution of online learning and the revolution in higher education. Communications of the ACM, 48(10), 59-64. Loch, K. L. (2016). The transformative business model. Retrieved from https://maaw.info/ArticleSum KavadiasLadasLoch2016maries/ArtSumKavadiasLadasLoch2016.htm Matt, C., Hess, T., & Benlian, A. (2015). Digital transformation strategies. Business & Information Systems Engineering, 57(5), 339-343. Mishra, S., Yadav, M., & Choudhary, K. Ubiquitous learning: Future of e-Learning. Nylén, D., & Holmström, J. (2015). Digital innovation strategy: A framework for diagnosing and improving digital product and service innovation. Business Horizons, 58(1), 57-67. Sandkuhl, K., & Lehmann, H. (2017). Digital Transformation in Higher Education–The Role of Enterprise Architectures and Portals. Digital Enterprise Computing (DEC 2017). Tùng, L. V. (2020). Chuyển đổi số trong Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nên đi theo hướng nào? Retrieved from https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/chuyen-doi-so-trong- giao-duc-va-dao-tao-o-viet-nam-nen-di-theo-huong-nao-63140.html Udovita, P. (2020). Conceptual Review on Dimensions of Digital Transformation in Modern Era. International Journal of Scientific and Research Publications, 10(2), 520-529.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_doi_so_trong_giao_duc_dai_hoc_truong_hop_cua_truong_d.pdf
Tài liệu liên quan