Con người động lực và mục tiêu của phát triển

a. Để giải đáp câu hỏi muôn thuở ấy, đã có không ít cách trả lời. Song cho

đến nay, tư duy của loài người vẫn chưa ngừng tìm tòi vì người ta chưa thỏa mãn

với bất cứ cách giải đáp nàp. Phải chăng vì thế, đã từng có nhà thơ, bằng thơ,đưa ra

ý tưởng rằng, đặt ra một cách hỏi khác với câu hỏi muôn thuở đó có thể làm sáng

lên con đường người. Hỏi và trả lời “ta vì ai” thay cho câu hỏi “ta là ai” thì “ngọn

gió siêu hình” thổi tắt mọi ngọn nến sẽ biến thành “vạn triệu chồi xanh” tràn đầy

sức sống, Sự huyễn hoặc của hình tượng thơ đã làm mờ đi cách lẩn tránh câu trả lời.

Câu hỏi vẫn còn nguyên đó. Chuyện vì ai không thể thay thế cho câu trả lời ta là ai.

Con người là gì, con người từ đâu đến, và rồi con người sẽ đi đến những chân trời

nào? Tư duy khoa học không thể lẩn tránh khái niệm.

b.Trước tiên, không hề có con người trừu tượng. Con người bao giờ cũng là

“con người này” theo cách diễn đạt rất hàm súc của Hegel. Còn với C.Mác, con

người phải được xem xét trong tính lịch sử cụ thể. Muốn tìm hiểu bản chất con

người thì phải dõi theo toàn bộ tiến trình phát triển của nó trong lịch sử hình thành

và phát triển Phải lý giải vấn đề con người căn cứ vào đời sống hiện thực của nó,

trong đó rất quan trọng là cung cách làm ăn hằng ngày, là việc sản xuất ra của cải

vật chất, chứ không thể theo những suy nghiệm mơ hồ.

pdf32 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Con người động lực và mục tiêu của phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nước có hơn 80 triệu dân, bứt lên chiếm lĩnh vị thế mới trên trường quốc tế. 2. Mạnh và yếu. Một nguồn nhân lực dồi dào với 70% lao động trẻ trong toàn bộ lực lượng lao động của đất nườc là một thế mạnh của Việt Nam. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào nguồn nhân lực dồi dào đó, thấy cho hết cái gì là điểm tựa để phát huy thế mạnh, cái gì là sự hạn chế cần tập trung tìm giải pháp khắc phục. a. Cần cù, nhẫn nại, chịu thương chịu khó là phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Không có phẩm chất đó, ông cha ta làm sao cải tạo được vùng đầm lầy thành vùng châu thổ phì nhiêu của đồng bằng sông Hồng, sông Mã , thau chua, rửa mặn, đào kênh khơi rạch để có vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa của cả nước. Hệ thống đê sông Hồng đước đắp lên từ sơ kỳ đến hậu kỳ thời đại đồng thau của thời kỳ văn hóa Đông Sơn với hơn 3000km đê sông và 1500km đê biển. Toàn bộ đất đá đắp nên công trình ấy đều được vận chuyển bằng đôi vai con người. Cũng vậy, hệ thống kênh rạch ở đồng bằng Sông Cửu long được tạo dựng từ thế kỷ XVII mà khối lượng đất phải đào nhiều gấp 3 lần kênh đào Panama. Cứ nhìn bà con vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang điều khiển cái cày chìa vôi với con bò kéo men theo những hốc đá, với hai bàn tay vốc từng nắm đất bỏ vào các khe đá để gieo hạt ngô, sẽ thấy được cường độ lao động mà con người phải bỏ ra đề mưu sinh. Tấc đất, tấc vàng đâu chỉ là hình ảnh mang tính biểu tượng thuần túy. Đó chính là sức lao động nhẫn nại và quyết liệt của con người để tồn tại trong sự thử thách khắc nghiệt của nghèo đói và lạc hậu! Phẩm chất ấy còn thể hiện một thời, khi với mảnh đất 5% còn được giữ lại, người nông dân xã viên đã tạo ra một sản phẩm đủ để chi phí cho những nhu cầu hàng ngày của một gia đình ngoài cái ăn với số thóc được chia từ kho hợp tác. b. Khoan hãy nói liệu với phẩm chất tốt đẹp ấy, nguồn nhân lực Việt Nam đã đáp ứng được đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới chưa, hãy nói chính phẩm chất tốt đẹp ấy gần đây thôi, có lúc, có nơi, trong chừng mức nào đó, do sự kéo dài của mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp tràn lan, cùng một số tác nhân phức tạp khác nữa, đã bị mai một chừng nào. Sự xuống cấp thê thảm của không ít những công trình xây dựng nói lên cái gì nếu không phải là sự xuống cấp của chất lượng lao động. Chầt lượng lao động trực tiếp biểu hiện phẩm chất của người lao động chứ không thể là gì khác. Đương nhiên, cơ chế nào, tác nhân gì đã ảnh hưởng đến chất lượng ấy sẽ không dễ dàng quy kết một cách đơn giản. Sự gian dối của một tổng công ty sữa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, trước hết là trẻ em, làm lao đao bao nhiêu hộ gia đình nông dân nghèo nuôi bò sữa, đang làm bức xúc dư luận xã hội. Đáng buồn đó lại là một tổng công ty 24 có tiếng tăm, hàng ngày, hàng giờ xuất hiện trên màn hình, người đứng đầu đã được phong danh hiệu anh hùng lao động. Điều đó nói lên cái gì nếu không phải là sư phai nhạt phẩm chất đáng quý của người lao động Việt Nam ? Người ta đã nói nhiều về sự lười biếng thiếu nghiêm túc, thiếu chữ “tín”, hay vòi vĩnh, thiếu tính kỷ luật, thiếu sự hợp tác của không ít người lao động Việt Nam. Đó là sự thật đau đớn phải dám nhìn thẳng. c. Lợi thế về giá nhân công rẻ là có, song không nên kéo dài lợi thế đó mà phải nhanh chóng thấy đó là một điểm yếu của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh mới của “một ngôi sao mới nổi trên bầu trời thương mại thế giới”. Lợi thế nói trên chỉ cho phép phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động giản đơn và trung bình. Thế nhưng, với những ngành nghề có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi trình độ công nghệ cao thì nguồn nhân lực của ta hiện nay chưa đáp ứng được. Cũng chính vì thế, trên lĩnh vực này, khả năng thu hút đầu tư thấp. Điều này liên quan trực tiếp đến giáo dục, “chìa khóa của phát triển” đã nói. 3. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, điều ấy đã được nói từ lâu, song làm chưa được bao nhiêu. Thực trạng lạc hậu và xuống cấp của hệ thống giáo dục đang bộc lộ quá rõ, thậm chí đánh mất cả lòng tin của dân vào hệ thống giáo dục và đào tạo. a. Ngành giáo dục phải có quyết tâm cao để làm một cuộc cách mạng trong giáo dục, trước hết là đổi mới triết lý giáo dục từ chỗ giáo dục và đào tạo chỉ dành cho 5% dân số sang nhu cầu của 100% dân số trong một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực, trước mắt phải chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật công nghệ và dạy nghề để huy động được mọi nguồn lực dồn sức cho chất lượng đào tạo đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. b. Vấn đề của giáo dục đào tạo tuyệt đối không thể là của riêng ngành này. “Trọng học vấn, trọng nhân tài, vì đó là những của quý không gì có thể thay thế được của một nước, một dân tộc. Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó thì cái còn lại còn gì đáng giá” 29 . Giáo dục và đào tạo bị xuống cấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo con người, tác động đến nguồn nhân lực của phát triển đó là hệ lụy của những sai lầm có tính quan điểm và đường lối chỉ đạo nói chung. Đánh dấu một cột mốc quyết định của Đổi Mới tạo ra một bước ngoặt của đất nước, Đại hội VI dã từng có sự phân tích sâu sắc về điều này : “Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Những sai lầm và khuyết điểm trong giáo dục đào tạo cũng cần tìm về trong “nguyên nhân của những nguyên nhân đó”. Chỉ bằng cách nhìn ấy mới tìm được lối ra cho giáo dục và đào tạo, lối ra cho nguồn nhân lực. c. Số lượng của người có chức danh giáo sư và phó giáo sư và học vị tiến sĩ để đảm nhiệm công tác đào tạo tại các trường Đại học hiện nay là rất thấp so với 25 yêu cầu và trong tương quan với các nước trong khu vực. Nhưng, cái đáng lo hơn là chất lượng của đội ngũ này.Cách đào tạo tiến sĩ cũng đưa đến chất lượng đáng ngại, và trong khá nhiều trường hợp là đáng xấu hổ. Đã có nhiều nguyên nhân được phân tích và phơi bày trên mặt báo. Nhưng để tìm về “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” thì phải lùi về một thời quan niệm về “đỏ” và “chuyên” của cán bộ, trước hết là cán bộ khoa học. Thành phần giai cấp, ý thức chính trị và trình độ chính trị, mà tiêu chí không rõ ràng, lại được coi là một điểm quy chiếu quyết định của “đỏ” và năng lực, trình độ phục vụ cho ngành chuyên môn được đảm nhiệm gọi là “chuyên”.Trên danh nghĩa, cả hai đều quan trọng như nhau, song trong thực tế tuyển chọn, sử dụng, và đề bạt thì “đỏ” là chính. Diễn biến của tình hình dẫn đến những tùy tiện của việc chọn người và dùng người vượt quá những điểm quy chiếu nói trên, nhường chỗ cho tư tưởng “cánh hẩu”, “bè phái” mà Bác Hồ đã nghiêm khắc cảnh báo “lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa ai thì tìm cách tẩy ra”, cũng vì thế, không dám và không muốn dùng người giỏi, vì sợ lòi cái dốt của mình ra nên chỉ thích dùng người kém mình và biết nịnh bợ. “Thế là chỉ biết có mình, quên cả Đảng”30. Điều này dẫn đến hệ quả thế nào thì ai cũng rõ. Quan điểm thiển cận nhuốm mầu “tả” khuynh của chủ nghĩa giáo điều phản Mác ngỡ là đề cao công nông, trên thực tế là miệt thị công nông, hạ thấp công nông, để lại hệ lụy dai dẳng. Phải sòng phẳng chỉ ra hệ lụy của những sai lầm nói trên, nguyên nhân lạc hậu của nguồn nhân lực hôm nay, thì mới có giải pháp cơ bản và lâu dài cho “chìa khóa của phát triển”. VI. TIN CON NGƯỜI, PHÁT HUY CON NGƯỜI 1.Khả năng và tiềm năng của người Việt Nam ta a. Lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước đã chứng minhkhả năng và tiềm năng kỳ diệu đó. Xin gợi ra một nhận xét của một học giả Pháp : “Lịch sử cổ xưa và hiện đại cho thấy khả nằng kỳ lạ của đất nước này trong việc tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”31. b. Vấn đề đặt ra là biến khả năng và tiềm năng thành hiện thực bằng hành động. Nói một cách có tính khái quát và hơi trừu tượng thì đó là trách nhiệm của lịch sử, là hoàn cảnh làm bộc lộ khả năng và tiềm năng đó. Với đầy đủ ý thức thì đó là trách nhiệm của Đảng lãnh đạo, của người lãnh đạo. Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu và sinh động nhất chứng minh trách nhiệm và cách biến khả năng và tiềm năng thành hành động cách mạng của cả dân tộc và của từng con người cụ thể. Cách mạng Tháng Tám 1945, hai cuộc kháng chiến chống xâm lược giành lại độc lập thống nhất là minh chứng hùng hồn về biến khả năng và tiềm năng thành hành động của cả dân tộc. Với từng con người, những người có dịp gặp, hoặc gần gũi Hồ Chí Minh, đều có thể nhận định được sự thông cảm và lời khuyên bào ân cần, cụ thể của Bác Hồ. Hồ Chí Minh không tiếc công sức dạy chữ, dạy cách làm việc, cách sống cho những sống cạnh mình, nâng họ lên. Sức cảm hóa của Hồ Chí Minh đối với nhiều người, kể cả với kẻ thù, là điều nhiều người biết hoặc chứng kiến. 26 c. Nói “thời thế tạo anh hùng và anh hùng tạo thời thế ” có nghĩa là hoàn cảnh ành hưởng đến con người và con người cải tạo, thay đổi hoàn cảnh đó. “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Tư tưởng biến thành đường lối, chính sách đúng là tác nhân có ý nghĩa lớn lao đối với việc nắm bắt và tận dụng cơ hội để biến khả năng và tiềm năng của cả dân tộc, của các tầng lớp nhân dân, của từng con người trên những vị trí khác nhau, thành hành động hiện thực. Hành động ấy thúc đẩy lịch sử đi tới, “hành động làm nên lịch sử”, đồng thời cũng nâng dân tộc lên, nâng con người lên. Vì như đã nói, con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cũng tạo ra con người đến mức ấy . Vì vậy phải làm cho hoàn cảnh trở nên “hoàn cảnh có tính người” để rồi tác động trở lại phát huy và hoàn thiện con người. Đấy chính là biện chứng của sự vận động cuộc sống con người. d. Những tư tưởng sai, thể hiện trong chủ trương sai sẽ làm cho khả năng và tiềm năng của con người bị thui chột đi, hoặc chỉ phát huy phần lệch lạc, thoái hóa trong con người. Trong trường hợp đó, lịch sử bỉ đẩy lùi, bị méo mó, những con người chân chính bị vùi dập “anh hùng không có chỗ múa gươm” hoặc “tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên” (Nguyễn Du). Và, những cặn bã trong xã hội sẽ ngoi dậy, tự tung tự tác. Một sự bối rối trong tư tưởng lý luận, thiếu tường minh trong nhận thức và quan điểm thể hiện ở đường lối không nhất quán trước sau, mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm, thậm chí không tin vào những điều mình nói, có tác động dữ dội đến con người, làm tha hóa không ít con người. Khi mất niềm tin sẽ mất phương hướng hành động và con người sẽ không còn động lực để hành động. Đấy là lúc trỗi dậy của thế ứng xử “nước chảy bèo trôi”, “gió chiều nào che chiều ấy”, “nói một đằng, làm một nẻo”. Thói “đạo đức giả” sẽ bùng phát, tệ “ăn theo, nói leo” lan tràn, “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lập lờ lươn lẹo lại leo lên”. Nếu “leo lên”được càng cao, thì đạo lý xã hội càng bị đẩy lùi xuống thấp. Khả năng và tiềm năng của con ngừoi sẽ không thể biến thành hành động hiện thực mà bị thui chột, thoái hóa. Có thể thấy rõ điều ấy trong sự kiện kịch tính nhất thế kỷ XX là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu. Hệ thống XHCN Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là vì đã tự chà đạp lên lý tưởng cao đẹp giải phóng con người. Một bộ máy cầm quyền ngày càng xa dân, tự khuôn mình vào trong những boong ke của chủ nghĩa giáo điều, cực quyền, quá ham hố chức, quyền, danh, lợi cá nhân, khô cạn mất khả năng tiếp nhận sinh lực từ cuộc sống, tự tha hóa mình và tha hóa con người một cách phổ biến. Khi đã dần dần đánh mất động lực con người, đẩy tới sự ngừng trệ của sản xuất và do vậy làm cho những khuyết tật trong guồng máy xã hội ngày càng trầm trọng lên thì vô phương cứu chữa. Chính con người phải gánh chịu hậu quả đau đớn ấy. Sự sụp đổ của một chế độ với một bộ máy bạo lực còn nguyên vẹn, chính là vì nhân dân đã không chấp nhận nó nữa. Đó cũng là bài học đau đớn cho con người. Nhưng từ đó cũng học được bài học về sức mạnh của con người. 2. Tính chất nhân văn cơ bản của triết học Mác chính là lấy con người và sự giải phóng con người làm điểm xuất phát đồng thời cũng là cái đích ở phía chân trời. 27 a. Đó là sự giải phóng cá nhân con người gắn liền với sự giải phóng xã hội, là sự sáng tạo một bản sắc cá nhân mới của con người cùng với sự sáng tạo ra một xã hội mới mà C.Mác gọi là “một thể liên hiệp mới”, trong đó sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điều kiện của sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người. b. Dự phóng thiên tài của C.Mác và Ph Ăngghen trong bối cảnh của xã hội XIX nếu phần nào còn mang màu sắc ảo tưởng do điều kiện lịch sử lúc ấy, lúc mà khoa học chỉ mới hé lộ khả năng trực tiếp trở thành lực lượng sản xuất như C.Mác đã dự đoán, thì dự phóng ấy đã chứng minh sức sống của nó trong thế kỷ XXI, thế kỷ chúng ta đang sống. Bước vào thế kỷ XXI, tầm mắt của không ít người được mở rộng nhờ vào “sự xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự thật, sự tan vỡ một số huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều, sự bộc lộ những sai lầm trầm kha, sự nhận thức mới không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống, sự khơi dậy những niềm hy vọng mới, sự bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn” 32 Trong sự thanh lọc và tái tạo ấy, chúng ta có điều kiện để nhìn rõ hơn những gì còn là sức sống bất diệt của tư tưởng C.Mác mà thời đại của thế kỷ XXI này đang chứng minh, đồng thời, cũng bộc lộ những dữ kiện để cho thấy những sai lầm, những cái đã bị vượt qua trong nhiều mệnh đề tư tưởng lý luận của C Mác và Ph Ăngghen. Ở thế kỷ được mệnh danh là thế kỷ của sự khai thác những tiềm năng cực lớn của bộ não con người như đã nói, những phạm trù về giai cấp, giai cấp vô sản, giá trị thặng dư, động lực của phát triển xã hội, vai trò của cá nhân .v.vlà sản phẩm của tư duy thế kỷ XIX, đang có những thay đổi rất cơ bản về nội dung cũng như về cách tiếp cận. Điều này thì chính Ph Ăngghen đã từng chỉ ra : “ trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước kia là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại, mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện thực đang tiêu vong” 33 . c. Sự thật hiện ra, những huyền thoại tan vỡ, những giáo điều bị phá sản càng làm cho tầm vóc con người lớn lên, những khả năng và tiềm năng vô hạn của con người có thêm điều kiện để bộc lộ trong những tìm tòi, khám phá mới. Và rồi “những ai chần chừ tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục của quá khứ, sẽ cảm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại ; sẽ đi đến đâu và bằng cách nào để đi đến đó khi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi”. 34 Khi mà con người bắt đầu thổi hồn vào những vật vô tri vô giác gồm những thanh nhỏ của trí tuệ, liên kết chúng lại thành một sân chơi toàn cầu và nối kết trí tuệ của họ thành một hệ thống , thì cái gì sẽ xảy ra? Đây là sự kiện lớn nhất, phức tạp nhất và kỳ lạ nhất trên trái đất. Với việc đan dệt những sợi dây trí tuệ từ kính và sóng radio, loài người bắt đầu nối kết tất cả các khu vực, tất cả các quá trình, tất cả các khái niệm thành một hệ thống khổng lồ. Từ nền tảng mạng lưới trí tuệ phôi thai đó đã ra đời một nền tảng hợp tác mới cho nền văn minh của chúng ta. Hình ảnh cái 28 ngôi làng toàn cầu đã trở nên gần gũi và nhỏ hẹp. Mà vì thế, chúng ta cần có một đôi mắt mới để nhìn vào thế giới mới đó và sáng tạo ra những ý tưởng mới cho con đường phía trước, một con đường chưa có bản đồ. d. Trong nền văn minh trí tuệ, cùng với sự thay đổi về tri thức, về ý nghĩa của tri thức, là sự thay đổi “những đặc điểm của con người có giáo dục, đó sẽ là những “nguyên mẫu xã hội” theo cách nói của các nhà xã hội học, “con người có giáo dục ấy sẽ quyết định khả năng hoạt động của xã hội, là hiện thân của các giá trị, niềm tin và trách nhiệm xã hội” 35. Chính con người này cầm chìa khóa của phát triển. Nói con người là động lực và mục tiêu của phát triển cần phải nghĩ đến đặc điểm của “con người có giáo dục”, những “nguyên mẫu xã hội” của thế kỷ XXI. Không có một cuộc cách mạng về giáo dục, để bằng một nguyên lý mới của thời đại mà tạo ra những sản phẩm phù hợp với nó, con người khó mà thực thi được chức năng là động lực của phát triển khi mà nó chưa là mục tiêu đích thực của chính sự phát triển ấy. Rất quan trọng là một cuộc cách mạng về tư duy trong tầng lớp lãnh đạo, trong bộ phận tinh hoa của của xã hội. Đương nhiên không nên ngộ nhận rằng tất cả những người lãnh đạo là tinh hoa của đất nước, song mong sao trong họ có những tinh hoa. Đương nhiên, đừng bao giờ quên rằng “hàng nghìn hạt bụi mới tạo thành phù sa và chính từ phù sa ấy, những tư tưởng mới nẩy mầm” 36. 3. “Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới, một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ”, “công tác tổ chức và cán bộ còn nhiều mặt yếu kém”, đó là tự phê bình của Đai hôi X . Ấy vậy mà, “Lý thuyết càng triệt để càng có cơ may là đúng. Một lý thuyết triệt để có thể hình dung như một đường thẳng. Thế mà đời sống thực của hàng triệu triệu người tức là lịch sử hiện thực lại không bao giờ đi thẳng một mạch theo “đường thẳng lý thuyết”. Nó như một dòng sông. Về lý thuyết, dòng sông từ thượng nguồn chảy “thẳng” ta biển. Mà dòng sông có thực trong đời thì uốn lượn vòng vèo qua từng khúc quanh co, vì buộc phải nhân nhượng và hòa giải với đặc điểm [của địa hình từng vùng mà nó đi qua].37. Ngập ngừng, không triệt để về lý thuyết, ở đây là tư tưởng lý luận về con đường phát triển của đất nước sẽ không thể có nguyên lý đúng, định hướng đúng cho việc đào tạo con người. Khi đã triệt để và nhất quán về lý luận, thì “uốn lượn” vòng vèo để tương thích với những tình huống cụ thể là nghệ thuật lãnh đạo để giành chiến thắng. Bởi lẽ, đường ngắn nhất có khi là đường vòng. Công tác tổ chức và cán bộ liên quan trực tiếp đến khoa học về con người. Đây là lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm trong bối cảnh của thời đại mới. Vậy mà điểm tựa cố hữu của công tác tổ chức trước đây và cả hiện nay là “ý thức hệ” là “lập trường giai cấp” chứ không phải là khả năng phục vụ thể hiện trong sự thành thục về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng làm việc có hiệu quả với con người.. Không đổi mới căn bản về tư duy, khó đáp ứng được đòi hỏi về vấn đề của vấn đề, đó là đào tạo và phát huy con người. 4. Tự do tư tưởng, đó là không khí cần thiết để con người tự tạo ra động lực phát triển và là căn cứ để xác định con người là mục tiêu của phát triển. 29 a. “Con người khác với con cừu chỉ là ở chỗ trong con người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng đã được ý thức”38, thế mà xem ra, trong khi nhân danh sự trung thành với tư tưởng của C.Mác thì trong không hiếm trường hơp, người ta lại dày xéo lên mệnh đề cơ bản trong tư tưởng duy vật lịch sử của C.Mác, như muốn biến con người thành con cừu. Ngoan ngoãn, dễ bảo, cứ ung dung mà gặm cỏ, cứ cắm đầu đi theo con cừu to dẫn đường, sẽ không bao giờ chệch hướng rồi sẽ đến chốn thiên đường của bãi cỏ mơn mởn gặm no nê, thừa mứa. Những cung cách và thói quen thích “biến con người thành con cừu ngoan ngoãn đó” rất dị ứng và tìm cách ngăn chặn lối độc lập suy nghĩ, rồi từ suy nghĩ bằng cái đầu của mình mà học đòi bình phẩm, nhận xét người lãnh đạo. b. Thói quen độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, tùy tiện quy kết là biển hiện dễ thấy của sự tha hóa con người, cả người đi áp đặt và người bị áp đặt. Còn tệ hơn tham nhũng, sự đặc quyền đặc lợi về tư tưởng, về quyền được suy nghĩ sẽ làm cho cả một dân tộc âm thầm cam chịu. Và sự cam chịu ấy dẫn đến sự thui chột khả năng suy nghĩ, thoái hóa về trí tuệ. Mà sự thoái hóa về trí tuệ, ngẫm cho kỹ, có khi còn gây tại hại lớn hơn nhiều sự thoái hóa về phẩm chất. C.Mác và Ph Ăngghen là những chiến sĩ cách mạng tiên phong tấn công vào sự tha hóa đó với lòng căm thù sâu sắc sự nô dịch con người, mà tệ hại nhất là nô dịch đời sống tinh thần của con người. Trên lĩnh vực này, lý luận của C.Mác là triệt để. Mà “Triệt để, có nghĩa là xét sự vật đến tận gốc rễ của nó. Nhưng gốc rễ, đối với con người, chính là bản thân con người” 39. Chính vì thế, lý tưởng giải phóng con người của C.Mác đòi hỏi phải “để con người tư duy, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình với tư cách là một con người đã thoát khỏi ảo tưởng và đạt đến tuổi có lý trí; để con người vận động xung quanh bản thân mình, nghĩa là vận động xung quianh cái mặt trời thật sự của mình” 40 . c. Đành rằng “ người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn thức uống, nhà ở quần áo và một vài thứ khác nữa” 41. Tuy nhiên, “ khả năng sống” của con người khác con cừu không ở chỗ thức ăn, thức uốngmà còn là ý thức về những thứ ấy. Tước bỏ ý thức đó, con người chỉ còn là một con cừu. Tạo ra không gian sống cho con người có ý thức, chính là tạo ra không gian của tư tưởng . Trong không gian đó, con người được tự do suy nghĩ, tìm tòi chân lý, Và, con người phải được suy nghĩ bằng cái đầu của chính mình chứ không thể suy nghĩ bằng cái đầu của người khác, cho dù “người khác” đó là ai. Chính vì thế, từ bước đi đầu tiên, trong điều kiện lịch sử của mình, hành động cách mạng đầu tiên của C.Mác là đòi hỏi “cần phải làm cho ách áp bức hiện thực càng nặng nề hơn nữa bằng cách gắn vào nó cái ý thức về ách áp bức; cần phải làm cho sự nhục nhã càng nhục nhã hơn bằng cách công bố sự nhục nhã đó ” 42. Với chúng ta hiện nay, trong điều kiện lịch sử mới, chúng ta không phải làm nhiệm vụ lật đổ, mà đảm đương sứ mệnh xây dựng. Xây dựng “nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Vì thế, học theo tinh thần C.Mác, phải phẫn nộ lên án những thế lực lỗi thời muốn siết chặt cái vòng kim cô về tư tưởng, chỉ cho phép con 30 người ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ dạy của ai đó tự cho phép mình độc quyền ban phát chân lý. Và phải công bố rõ sức tàn phá nguy hiểm của nó. Làm điều đó là vì con người , vì phát huy động lực con người của phát triển, vì con người là mục tiêu của phát triển. VI. NGÔI SAO VÀ BẦU TRỜI Phát triển là tự phát triển và là làm bừng nở khả năng bất tận của con người. Thế kỷ XXI mà chúng ta sống đang tạo ra những điều kiện mới làm bừng nở khả năng ấy của con người. Trong cái “ngôi nhà toàn cầu” đã ngày càng trở nên gần gũi hơn và cũng chật hẹp hơn, mỗi con người đang đối diện với cả thế giới, và cả thế giới cũng bày ra trước con người những thách thức và vận hội. Bị chết chìm trước những thách thức, hay biến thách thức thành vận hội để tồn tại và phát triển? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi dân tộc, cho từng con người. Bầu trời ngày càng mở rộng. Nhưng choáng ngợp trước sự mở rộng đó để tự chôn vùi mình như đà điểu rúc đầu vào cát hay là dũng cảm, táo bạo dám tung cánh bay lên? Điều ấy còn tùy thuộc vào bản lĩnh của mỗi dân tộc, bản lĩnh của từng con người. Dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam đang tự nghiêm khắc nhìn lại mình khi chủ động dấn bước đi sâu vào con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Con thuyền dân tộc đã dong buồm thời đại, lướt sóng đại dương. Từ cái ao làng, con người Việt Nam ta đã ra đến sát mép nước biển Đông, đối diện với Thái Bình Dương mênh mông sóng vỗ, nhưng nghĩ thế nào lại quay về. Những khúc đoạn trường đầy máu và nước mắt mà dân tộc đã phải trải qua từ khi mất nước cho đến khi giành lại được độc lập và thống nhất 1975 kể sao cho hết. Ấy vậy mà, từ đỉnh cao của chiến thắng lẫy lừng, đất nước lại lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trầm trọng và kéo dài. Có nhiều nguyên nhân, song liệu cái căn tính tiểu nông trì trệ và bạn hẹp bập vào chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ của mô hình XHCN sao chép và bị áp đặt, có là một trong những nguyên nhân cơ bản không? Dần dần, chúng ta hiểu ra rằng, cái mất oan uổng nhất là mất thời cơ lịch sử! Mất thời cơ đã được lịch sử chứng minh là cái mất gây nên những hệ lụy dai dẳng mà cái giá đắt phải trả ngày mỗi cao hơn. Một “ngôi sao mới nổi trên bầu trời thương mại thế giới”, hình ảnh khá hấp dẫn mà Pascal Lamy, Tổng giám đốc WTO gợi lên đã khái quát được ý nghĩa của Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức này. Đúng sự kiện này là “trái ngọt của 20 năm miệt mài chuẩn bị, 20 năm Hà Nội nỗ lực cải cách và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, 20 năm Đổi mới “ như bình luận của tờ Le Figaro. Còn theo “Le Monde”, vốn được xem là tờ báo quy chiếu của giới trí thức phương Tây, thì “Việt Nam gia nhập WTO có thể làm thay đổi cân bằng kinh tế ở châu Á cũng như trên thế giới”. Không chỉ có thế, ngoài những cơ hội về kinh tế, cần phải thấy được cả những tác động mạnh mẽ về mặt chính trị của sự kiện này,đó là nhận định của một nhà bình luận Thụy Sĩ mà tờ L’Expansion dẫn ra. Hãng Reuters còn cho rằng, việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcon_nguoi_dong_luc_va_muc_tieu_cua_phat_trien.pdf