Đề tài Cho vay tiêu dùng của hộ gia đình trong địa bàn huyện Trực Ninh

Năm 1988,sau nghị định 53/HDBT có hiệu lực hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. Do đòi hỏi của cơ chế thị trường nên bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh được cơ cấu lại tinh gọn và hiệu quả thay bộ máy cồng kềnh trước đây. Với phương thức kinh doanh đổi mới đa dạng và linh hoạt, đầu tư vào từng nghành nghề, từng khu vực trong nền kinh tế đã tạo được với các khách hàng và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đưa ngân hàng ngày một phát triển và ngày càng mở rộng. Do nhu cầu cần thiết đó Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Trực ninh được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn TP Nam Định và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng thành phố, trụ sở chính đặt tại Quốc lộ 21- TT Cổ Lễ.

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Cho vay tiêu dùng của hộ gia đình trong địa bàn huyện Trực Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo & PTNT TRỰC NINH Lịch sử ra đời và phát triển Năm 1988,sau nghị định 53/HDBT có hiệu lực hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó, cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. Do đòi hỏi của cơ chế thị trường nên bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh được cơ cấu lại tinh gọn và hiệu quả thay bộ máy cồng kềnh trước đây. Với phương thức kinh doanh đổi mới đa dạng và linh hoạt, đầu tư vào từng nghành nghề, từng khu vực trong nền kinh tế đã tạo được với các khách hàng và kinh doanh có hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đưa ngân hàng ngày một phát triển và ngày càng mở rộng. Do nhu cầu cần thiết đó Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Trực ninh được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn TP Nam Định và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng thành phố, trụ sở chính đặt tại Quốc lộ 21- TT Cổ Lễ. Môi trường cạnh tranh Năm 2009 cũng là một năm đầy biến động của thị trường tài chính, ngân hàng. Cùng với Chính phủ, ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kích thích kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng chi phí tài chính cho các doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ bản duy trì 7%/năm trong 8 tháng, đến đầu tháng 12 được điều chỉnh lên 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, lãi suất huy động gần bằng lãi suất cho vay. Thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá. Thị trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn thất thiết tác động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến hoạt động ngân hàng. Trước nền kinh tế nhiều biến động, Chi nhánh NHNo&PTNT Trực ninh cũng đã cố gắng và đạt được kết quả nhất định trong năm 2009, đóng góp vào hoạt động chung của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. 1.3. Các hoạt động chính của NHNo & PTNT Trực ninh Cũng như nhiều ngân hàng khác, NHNo & PTNT Trực ninh hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ với một số chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Huy động tiền gửi và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế và dân cư. - Cho vay tài trợ hoạt động XNK. - Cho vay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên trực thuộc doanh nghiệp nhà nước. - Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán XNK với các nước chung biên giới. - Cho vay cầm cố, thế chấp giấy tờ có giá. - Làm dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh. - Thanh toán chuyển tiền điện, điện tử. - Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. 1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ. 1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ Phòng giao dịch Phòng kiểm tra,kiểm soát nội bộ Phòng dịch vụ và Mar Nhân sự Ban lãnh đạo: 03 đồng chí chiếm 3,66% Phòng hành chính nhân sự: 14 đồng chí chiếm 16,87% Phòng kế hoạch kinh doanh: 23 đồng chí chiếm 27,71% Phòng kế toán ngân quỹ: 15 đồng chí chiếm 18,07% Phòng giao dịch: 20 đồng chí chiếm 24,1% Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 3 đồng chí chiếm 3,66% Phòng dịch vụ và marketing: 5 đồng chí chiếm 5,93% Có thể thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh là tương đối hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận khách hàng. 1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban - Ban giám đốc: + Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, NH thành phố - ủy quyền cấp cơ sở. + Kịp thời phổ biến kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, chỉ thị của ngành đến CBCNV đồng thời chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của CB trong chi nhánh. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh theo đinh hướng của NHNo & PTNT Việt Nam và tổ chức thực hiện trong phạm vi Chi nhánh. Hoạch định chiến lược kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, kế hoạch 6 tháng và kế hoạch hàng năm cho toàn chi nhánh. + Tổng hợp thông tin kinh tế xã, xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường để tham mưu kịp thời cho Giám đốc điều hành lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn, chi phí dịch vụ cũng như triển khai các biện pháp, hình thức và công cụ huy động vốn. + Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, hoàn thiện hồ sơ cho vay, bảo lãnh, cấp tín dụng cho khách hàng tại trụ sở chính. + Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo các phương thức: LC, nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh cho toàn bộ chi nhánh cũng như các nghiệp vụ. Kinh doanh ngoại tệ; niêm yết tỷ giá hàng ngày; cân đối và điều tiết nguồn ngoại tệ, hạch toán ngoại tệ. Tư vấn khách hàng, tham gia và làm đầu mối các hoạt động sản phẩm dịch vụ khác có liên quan tới ngoại tệ: Séc, thẻ, kiều hối, WU… + Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vay vốn, phân loại nợ…để tìm ra biện pháp th hồi nợ đúng hạn. + Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh. + Thực hiện các nhiệm vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao. - Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Giúp giám đốc tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính, kinh doanh dịch vụ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam và pháp luật hiện hành. + Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh. + Chỉ đạo kiểm tra các phòng giao dịch trực thuộc thực hiện công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và công tác Ngân quỹ. Thực hiện các khoản nộp NS theo luật định. + Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ, chi trả lương, BHXH, thanh toán công tác phí…và các khoản chi khác liên quan tới người lao động. + Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên qua tới kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng giao dịch + Huy động vốn: Huy động vốn trong nước cả nội và ngoại tệ của các tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về hình thức huy động vốn của NHNo&PT Việt Nam + Cho vay được phép cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá do Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Trực ninh phát hành theo quy định của chi nhánh trong từng thời kỳ. Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tín dụng. Các hình thức cho vay khác theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và của Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Trực ninh. + Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền, thực hiện thu, chi tiền mặt và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng hành chính nhân sự + Tư vấn tham mưu cho Giám đốc về pháp lý có liên quan đến toàn bộ hoạt động của chi nhánh. + Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo và công tác hành chính, thi đua khen thưởng, thông tin tiếp thị, quản trị của chi nhánh. - Phòng dịch vụ và Marketing: Tham mưu cho BGĐ trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. + Là đầu mối tổ chức nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh thẻ cũng như trực tiếp thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, phát triển hệ thống đại lý chấp nhận thẻ. + Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu thực hiện văn hóa doanh nghiệp và tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền, lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông. + Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng từng thời kỳ cũng như phối hợp với các phòng (tổ) có liên quan nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm hiện có và đưa ra các loại hình sản phẩm mới. - Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ + Kiểm tra công tác điều hành của các phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch trực thuộc cũng như giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của ngành và NHNo & PTNT Việt Nam. + Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi chi nhánh để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định hiện hành. Kiểm tra, xác minh đơn thu khiếu nại. II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1. Hoạt động huy động vốn Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động từ tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội,các nguồn khác như tiền vay của NHNN, các TCTD khác; nguồn khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Trực ninh trong những năm gần đây Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền 07/06(± %) Số tiền 08/07(± %) Số tiền 09/08(± %) Tổng nguồn vốn huy động 417.640 + 16,47 927.320 +122,04 1044.693 + 12,66 TG của dân cư 279.600 + 18,25 378.836 + 35.49 479.766 + 26.64 TG của TCKT 118.040 + 13,36 498.484 + 322.3 364.927 - 26,79 Tiền vay TCTD 20.000 - 200 50.000 + 150 200.00 + 300 Bằng nội tệ 333.600 + 20,52 829.128 + 148,54 884.019 + 6,62 Bằng ngoại tệ 84.040 + 2,77 98.192 + 16,84 160.674 + 63,63 Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánhNHNo&PTNT Trực ninh.) Với phương châm “nhận tiền gửi để cho vay”, mở rộng hoạt động huy động tiền gửi là một trong những mục tiêu quan trọng của Chi nhánh Trực ninh. Cụ thể là, ngân hàng luôn áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đồng thời đa dạng các sản phẩm huy động vốn như : tiết kiệm và tiền gửi qua đêm, tiền gửi tiết kiệm tự động điều chỉnh lãi suất, tiền gửi theo kì hạn tự chọn… tổ chức các chương trình gửi tiền tiết kiệm như “Huy động tiết kiệm bậc thang, tiệt kiệm khuyến mãi cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng…”.Thêm vào đó, ngân hàng đã tổ chức mạng lưới các phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn, không ngừng đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Từ đó nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn giữ được sự ổn định và tăng trưởng trong cơn bão tài chính vừa qua. Tổng nguồn vốn huy động có xu hướng gia tăng đặc biệt là năm 2008 tăng 509.680 triệu đồng (122,04%) so với năm 2007. Trong đó tỷ trọng của tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế chiếm trên 80%. Năm 2007 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất 66,95% đạt 279.600 triệu đồng. Sang năm 2008 khoản mục này tăng tuyệt đối hơn 99.000 triệu đồng (35.49%), tuy nhiên về mặt tỷ trọng so với tổng nguồn vốn thì có sự sụt giảm đáng kể, chỉ đạt 40,85%. Tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng năm 2009 vẫn có xu hướng tăng nhưng tốc độ chậm hơn năm 2008 đạt 479.766 triệu đồng. Tỷ trọng trong tổng nguồn thì lại tăng nhẹ (45,92%). Nguyên nhân chính là sự gia tăng mạnh mẽ của khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong khi năm 2007, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ đạt 118.040 triệu đồng (tăng 18,25%) so với cùng kỳ năm trước thì năm 2007 con số này tăng 380.444 triệu đồng tương đương 322,3%. Đây chính là nguyên nhân làm cho chỉ trọng của khoản mục này tăng lên một cách nhanh chóng từ 28,26% (2007) lên hơn 50%(2008). Tuy nhiên sang năm 2009, nguồn này đã giảm 26,79%. Sự thay đổi trái chiều trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng này có thể do năm diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và đầu năm 2009, thay vì việc làm ăn kinh doanh có thể bị thua lỗ các tổ chức kinh tế đã gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất cao với hy vọng giảm bớt tổn thất. Năm 2009 khi nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới bước vào thời kỳ phục hồi, các doanh nghiệp lại sử dụng nguồn vốn của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng gia tăng nhanh, tốc độ gia tăng so với cùng kỳ lần lượt đạt 2,77%; 16,84% và 63,63%. Mặc dù vậy, khoản mục này vẫn chiếm tỷ trọng thấp (từ 10% - 20%), nguyên nhân có thể là do lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi bằng nội tệ, hơn nữa việc mua bán ngoại tệ còn chịu nhiều sự quản lý của các cơ quan chức năng. 2.2. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động chính của bất kì ngân hàng thương mại nào cũng là huy động vốn và kinh doanh bằng cách cho các tổ chức kinh tế, dân cư vay lại hoặc đầu tư vào các hạng mục khác nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Huy động được nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một ngân hàng nhưng sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng lại là một vấn đề mang tính quyết định hơn. Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Trực ninh trong những năm gần đây Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh số cho vay 357023 481564 825420 Doanh số thu nợ 281842 336300 651980 Tổng dư nợ 190181 333154 508918 Dư nợ ngắn hạn 130828 226996 327077 Dư nợ trung dài hạn 59353 106158 181841 Dư nợ bình quân 152590,5 261667,5 421036 Nợ xấu 4454 6790 20176 Thu lãi 14642 35713 51236 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh NHNo&PTNT Trực ninh.) Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Quy mô Tốc độ tăng DS cho vay = DS cho vay kỳ này/DS cho vay kỳ trước (lần) 1,33 1,35 1,71 Cơ cấu Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn = Dư nợ vay NH / Tổng dư nợ (%) 69 68 64 Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn = Dư nợ vay T – DH / tổng dư nợ(%) 31 32 36 HS an toàn Hệ số thu nợ = DS thu nợ/DS cho vay (lần) 0,79 0,70 0,79 Hệ số nợ xấu = nợ xấu/dư nợ (%) 2,34 2,04 3,96 Vòng quay vốn = DS thu nợ/dư nợ BQ (lần) 1,85 1,29 1,55 Nhìn vào số liệu ở bảng trên có thể cho ta thấy được bước nhảy vọt về hoạt động cho vay của chi nhánh trong năm 2009. Nếu như trong năm 2007 và năm 2008 sự mở rộng quy mô cho vay là tương đối ổn định lần lượt đạt 1,33 và 1,35 lần thì năm 2009 con số này là 1,71 lần tương ứng gần 350.000 triệu đồng. Điều đó cho thấy NHNo&PTNT chi nhánh Trực ninh đã đi vào ổn định hoạt động và dần dần chiếm lĩnh nhanh thị trường, mở rộng doanh số cho vay. Hơn thế nữa, sự ổn định trong hệ số thu hồi nợ của Chi nhánh cũng là một tín hiệu rất khả quan trong diễn biến kinh tế khá phức tạp trong thời gian vừa qua. Hệ số thu nợ giảm nhẹ đạt 70% trong năm 2008 là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực thế. Chênh lệch giữa doanh số thu nợ với doanh số cho vay là không lớn lần lượt đạt 79%, 70% và 79% mặc dù đã chưa phản ánh hết được tình hình thu hồi các khoản vay tại ngân hàng nhưng cũng đã phần nào nói lên hết được công việc giám sát và thu hồi các khoản nợ là tương đối tốt. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng của dư nợ khá nhanh đồng thời ngân hàng đã rất chú trọng và mở rộng hoạt động tín dụng sang lĩnh vực trung và dài hạn, dư nợ tín dụng ngày càng tăng cao. Tổng dư nợ năm 2007 đạt mức 190.181 triệu đồng tăng 65,37% so với dư nợ năm 2006, sang năm 2008 dư nợ của ngân hàng đã đạt mức 333.154 triệu đồng, tăng 75,18% so với năm 2006. Tiếp đến là 2009 thì dư nợ là 508.918 triệu đồng, tăng 52,76% năm 2008. Trong năm 2008 và đầu năm 2009 cuộc khủng hoảng tài chính cùng với nhiều điều kiện khó khăn khác dẫn tới việc nhiều cá nhân hay tổ chức chưa đủ khả năng thanh toán hết các khoản nợ cho ngân hàng cũng là một điều dễ hiểu. Chính điều này đã góp phần làm tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trong 2 năm 2008, 2009. Cụ thể dư nợ trung và dài hạn năm 2007 là 59.353 triệu đồng tăng 18,94% so với năm 2006, nhưng tới năm 2008 thì đã đạt tới 106.158 triệu đồng, tăng 78,86% năm 2007 và năm 2009 đạt 181841 triệu đồng, tăng 71,29%. Chính vì vậy tỷ trọng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ đã được cải thiện tăng từ 31% (2007) lên 36% (2009).Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Trực ninh trong 3 năm 2006, 2007, 2008 đã tăng lên đáng kể chứng tỏ rằng ngân hàng đã xác lập được một vị trí quan trọng trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội và dần dần mở rộng được lĩnh vực cho vay một cách có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ trọng nợ trung và dài hạn so với tỷ trọng nợ ngắn hạn thì vẫn còn khiêm tốn. Thêm vào đó, vòng quay vốn của thời kỳ này chưa cao lần lượt đạt 1,85 lần, 1,29 lần và 1,55 lần mặc dù dư nợ vẫn liên tục tăng chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng bỏ ra chưa được sử dụng có hiệu quả, chưa tiết kiệm được chi phí để từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Trong thời kỳ 3 năm này, hệ số nợ xấu của ngân hàng ở mức 2,34%, 2,04% và 3,96% là tương đối hợp lý. Mức kế hoạch thu hồi nợ xấu năm 2009 là 2.746 triệu đồng nhưng thực Chi nhánh chỉ thu được 607 triệu đồng. Đây cũng chính là lý do của sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho cá nhân và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả cao. Để đứng vững được hơn trong thị trường cạnh tranh, Chi nhánh Trực ninh đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình. Mua bán ngoại tệ là một trong những dịch vụ đầu tiên được ngân hàng thực hiện. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng ngoại tệ mà ngân hàng mua vào và bán ra của năm 2009 tăng lên khá đáng kể so với năm 2008. Cụ thể hơn là về số lượng USD mua vào và bán ra năm 2009 tăng 846.085 USD tương ứng với tăng 57% so với năm 2008. Việc phát hành thẻ ATM cũng giúp cho ngân hàng ngày càng khẳng định được vị thế của mình hơn trên thị trường cạnh tranh tài chính khốc liệt. Thẻ ATM là công cụ để kết nối tài khoản cá nhân, sử dụng số tiền có trong tài khoản của mình, dùng để rút tiền mặt và chi tiêu thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Tại Chi nhánh Trực ninh số lượng ATM cũng như phí phát hành thẻ ngày càng tăng nhiều. Về số lượng thẻ ATM vào thời điểm năm 2008 chỉ tăng lên 9,97% so với năm 2008 nhưng cho tới năm 2009 số lượng này đã tăng lên 48,73 % so với năm 2008. Thế nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thẻ ATM của NHNo cũng xuất hiện một số nhược điểm như máy ATM thường xuyên không thể trả tiền cho khách hàng hoặc là tính nhầm tiền trong số dư tài khoản hay nuốt cả thẻ của khách hàng. Vì vậy mà ngân hàng cần phải tìm ra những biện pháp nhằm khắc phục để hệ thống ATM ngày càng được hoàn thiện hơn. Dịch vụ chuyển tiền: Western Union là dịch vụ được triển khai trong hệ thống từ tháng 1/2004, sau khi NHNo&PTNT Việt Nam ký kết hợp đồng đại lý trực tiếp với Western Union. Hiện dịch vụ được cung ứng tại tất cả các chi nhánh của NHNo trên toàn quốc. Dịch vụ này tăng khá đều đặn, trong giai đoạn 3 năm này trung bình mỗi năm tăng 25%, tương ứng với sự gia tăng trong việc thu phí dịch vụ. Không chỉ có dịch vụ chuyển tiền quốc tế phát triển mà dịch vụ chuyển tiền trong nước cũng phát triển khá mạnh về số món tiền chuyển đi, chuyển đến cũng như về số lượng tiền. Cụ thể năm 2008, tổng số lượng tiền chuyển đi tăng và số tiền chuyển đến tăng lên 131% so với năm 2007, sang năm 2009 con số này đạt trên 22.000 triệu đồng tăng 153% so với năm trước. Các dịch vụ thanh toán quốc tế khác như mở LC, thanh toán LC, thanh toán biên mậu dịch, nhờ thu…của ngân hàng ngày càng phát triển để đáp ứng tốt nhu cầu của dân cư cũng như các tổ chức kinh tế. Tổng thu từ phí mà các hoạt động này đem lại đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu chung của toàn Chi nhánh, chính vì thế nâng cao chất lượng của các dịch vụ nói chung đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế là một trong những giải pháp quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận cho ngân hàng. 2.4. Kết quả hoạt động của chi nhánh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng thu nhập 76.115 107.935 197.393 1. Thu từ tín dụng 60.057 92.792 178.175 2.Thu lãi tiền gửi, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ 7.676 4.509 6.293 3. Thu phí dịch vụ ngân hàng 4.535 5.961 8.839 4. Thu khác 3.847 4.673 4.086 Tổng chi phí 63.286 98.055 184.382 5.Chi trả lãi huy động 55.061 87.323 162.229 6. CP dịch vụ ngân hang 1.702 1.541 1.041 7. CP quản lý chung 5.482 7.658 15.864 8. CP khác 1.041 1.533 5.248 LNTT 12.829 9.880 13.011 Thuế TNDN 3.207,25 2.470 3.252,75 LNST 9.621,75 7.410 9.758,25 Doanh thu Từ bảng số liệu ở trên ta có thể thấy tốc độ tăng của tổng nhu nhập tương đối nhanh. Năm 2008 đạt 107.935 triệu đồng tăng 31.820 triệu đồng (41,81%) so với năm trước. Năm 2008, doanh thu tăng mạnh đạt mức 197.393 triệu đồng tăng 89.458 triệu đồng (82,44%). Trong đó khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là thu từ hoạt động tín dụng với khoảng dao động là 80% đến 90% (mà trong thu từ hoạt động tín dụng thì thu lãi từ cho vay chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất). Năm 2008 là năm mà thị trường chứng khoán xuống dốc và chạm tới đáy, bên cạnh đó thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá. Thị trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn thất thiết tác động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy mà thu từ hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ bị giảm sút hơn 3000 triệu đồng so với năm 2007. Mặc dù khoản mục này đã tăng lên trong năm 2009 tuy nhiên nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của thị trường và của cả ngân hàng. Khoản mục không ngừng tăng lên đó là thu phí dịch vụ của khách hàng, ngân hàng ngày càng mở rộng cũng như hoàn thiện các dịch vụ cung ứng của mình, đồng thời tạo ra thêm nhiều các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ khách hàng. Tốc độ tăng của khoản mục này tương ứng là 25,56%; 31,44% và 48,28%. Chi phí Chi trả lãi huy động là khoản mục lớn nhất trong hoạt động của ngân hàng trung bình chiếm 88,2% tổng chi phí. Năm 2008 do lạm phát tăng cao, cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, yếu tố khách quan này đã ảnh hưởng đến sự thu hút tiền gửi của chi nhánh nói riêng và của hệ thống ngân hàng của Việt Nam nói chung. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác Chi nhánh NHNo&PTNT Trực ninh cũng phải tăng lãi suất huy động. Chi phí dịch vụ ngân hàng giảm dần qua các năm, do hoạt động của chi nhánh đã đi vào ổn định. Do năm 2008 Chi nhánh mở thêm phòng giao dịch đã làm cho số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên đáng kể. Đó chính là nguyên nhân làm cho chi phí quản lý chung tăng lên đáng kể. Lợi nhuận Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của ngân hàng vẫn ở mức khá. Năm 2008 là một năm khó khăn với tất cả các doanh nghiệp và chi nhánh Trực ninh cũng vậy, tuy nhiên sang đến năm 2009 nhờ vào kết hợp sự chỉ đạo và định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ đội ngũ nhân viên, LNST của chi nhánh tăng hơn 2.200 triệu đồng vượt mức kế hoạch đề ra. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHI NHÁNH TRựC NINH VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI Đánh giá chung Điểm mạnh + Đối với công tác huy động vốn: Chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý, giảm các nguồn tiền gửi kỳ hạn ngắn không ổn định, tập trung chiến lược huy động các nguồn vốn ổn định của các tổ chức kinh tế và dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đảm bảo khả năng thanh khoản. + Đối với công tác tín dụng: Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chương trình của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất, các chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc, tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Tháo gỡ kịp thời cho các khách hàng sản xuất, xuất khẩu gặp khó khăn về vốn, lãi suất. + Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. + Phát triển thêm một số sản phẩm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng nội địa, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh trực tuyến WU, thanh toán song biên. - Nâng cao năng lực tài chính: Nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn, nợ đã xử lý rủi ro..Phân loại và trích lập rủi ro đúng đối tượng, đảm bảo kế hoạch được giao. - Chính sách khách hàng: Có chính sách khách hàng hợp lý đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền như thực hiện các chương trình khuyến mại, tặng quà cho khách hàng, thay đổi nhanh nhậy lãi suất phù hợp với thị trường: tiếp cận tốt nguồn vốn ổn định để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đảm bảo khả năng thanh khoản. - Cơ chế nghiệp vụ: Thực hiện nghiêm túc điều hành theo quy chế, quy trình, rõ người, rõ việc phân cấp ủy quyền hợp lý cho từng cấp. - Coi trọng công tác đào tạo cán bộ nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu kinh doanh, hội nhập cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanh: tạo tinh thần làm việc hiệu quả trên cơ sở bỏ bao cấp, nâng cao chất lượng khoán tài chính. - Đẩy mạnh hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu AGRIBANK không ngừng phát triển thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp “trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”. Vấn đề tồn tại - Về công tác kinh doanh: một số bộ phận hoạt động còn chưa hiệu quả + Công tác huy động vốn: còn chưa chú trọng đến nguồn vốn tiền gửi thanh toán, nguồn vốn ổn định lãi suất thấp. Đặc biệt trong năm 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110700.doc
Tài liệu liên quan