Giảm giá trị về Lợi thế thương mại: Đánh giá theo Chuẩn mực Kế toán HKAS 36 - Phần 1

Tóm tắt

Sau nhiều năm tranh luận trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo Lợi thế

thương mại, cuối cùng thì Hồng Kông cũng đã ban hành Chuẩn mực Kế toán

số 36 (HKAS 36) “Giảm giá trị của tài sản” có hiệu lực từ 1/1/2005.

Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiệp vụ hợp nhất kinh doanh. Áp dụng

chuẩn mực này đã dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể và phức tạp cả về kỹ thuật

và sự trình bày có liên quan đến Lợi thế thương mại và sự giảm giá trị của nó

trên Báo cáo tài chính (BCTC). Phương pháp truyền thống “khấu hao bình

quân” đã bị thay thế bằng phương pháp kiểm tra giảm giá trị mà nó dựa trên

nhiều giả định chủ quan và rất khó xác minh. Do đó, có khả năng tính tuân

thủ không nhất quán và sự biến động về chất lượng trình bày của các công ty

trong những năm đầu áp dụng chuẩn mực. Vì thế, mục đích của nghiên cứu

này là kiểm tra tính tuân thủ theo yêu cầu của HKAS 36 của các công ty niêm

yết tại Hồng Kông. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng mức độ tuân thủ bị vi

phạm nghiêm trọng và chất lượng trình bày có sự biến động rất lớn liên quan

đến giảm giá trị của lợi thế thương mại

pdf12 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giảm giá trị về Lợi thế thương mại: Đánh giá theo Chuẩn mực Kế toán HKAS 36 - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảm giá trị về Lợi thế thương mại: Đánh giá theo Chuẩn mực Kế toán HKAS 36 - Phần 1 Tóm tắt Sau nhiều năm tranh luận trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo Lợi thế thương mại, cuối cùng thì Hồng Kông cũng đã ban hành Chuẩn mực Kế toán số 36 (HKAS 36) “Giảm giá trị của tài sản” có hiệu lực từ 1/1/2005. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiệp vụ hợp nhất kinh doanh. Áp dụng chuẩn mực này đã dẫn đến nhiều thay đổi đáng kể và phức tạp cả về kỹ thuật và sự trình bày có liên quan đến Lợi thế thương mại và sự giảm giá trị của nó trên Báo cáo tài chính (BCTC). Phương pháp truyền thống “khấu hao bình quân” đã bị thay thế bằng phương pháp kiểm tra giảm giá trị mà nó dựa trên nhiều giả định chủ quan và rất khó xác minh. Do đó, có khả năng tính tuân thủ không nhất quán và sự biến động về chất lượng trình bày của các công ty trong những năm đầu áp dụng chuẩn mực. Vì thế, mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra tính tuân thủ theo yêu cầu của HKAS 36 của các công ty niêm yết tại Hồng Kông. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng mức độ tuân thủ bị vi phạm nghiêm trọng và chất lượng trình bày có sự biến động rất lớn liên quan đến giảm giá trị của lợi thế thương mại. 1. Giới thiệu Chuẩn mực về giảm giá trị của tài sản áp dụng đối với các tài sản là đất đai, nhà cửa; máy móc thiết bị; tài sản cố định vô hình; lợi thế thương mại; đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh. Nó có mục tiêu là bảo đảm tài sản được ghi nhận trên BCTC không cao hơn giá trị có thể thu hồi. Tại Hồng Kông, việc ghi nhận, đo lường và báo cáo Lợi thế thương mại (LTTM) cũng đã thay đổi qua thời gian và qua hệ thống pháp lý. Cụ thể, LTTM có được từ hợp nhất kinh doanh được giảm trừ vào Tài khoản dự phòng hoặc được vốn hóa và tính khấu hao theo phương pháp bình quân không quá 20 năm; vốn hóa LTTM và tiến hành kiểm tra giảm giá trị hàng năm. Cũng như các nước trên thế giới, với mục đích hợp nhất về nội dung với Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS), Hồng Kông đã ban hành khung pháp lý đầy đủ về kế toán, chủ yếu dựa trên IFRS. Kết quả là Chuẩn mực lập BCTC của Hồng Kông (HKFRS) được chính thức áp dụng từ 1/1/2005, trong đó có HKAS 36 “Giảm giá trị của tài sản”. Áp dụng HKAS 36 dẫn đến rất nhiều thay đổi so với các chuẩn mực trước đó. Chuẩn mực này quy định LTTM có được từ hợp nhất kinh doanh không được khấu hao mà được kiểm tra giảm giá trị hàng năm, các đơn vị tạo tiền (CGU) mà LTTM phân bổ không lớn hơn bộ phận kinh doanh và không được ghi giảm chi phí giảm giá trị của LTTM. Ngoài ra, áp dụng chuẩn mực này tạo ra nhiều khó khăn và phức tạp đối với các đơn vị do chuẩn mực quy định rất nhiều các giả định mang tính chủ quan và không rõ ràng trong khi đó các điều kiện kinh tế và thị trường tài chính thay đổi nhanh chóng, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy, nghiên cứu này có mục đích để tìm hiểu về tính tuân thủ về giảm giá trị của LTTM của các công ty tại Hồng Kông. 2. Các công trình đã nghiên cứu Carlin và nhóm nghiên cứu (2008) kiểm tra sự tác động của chuẩn mực kế toán tại Malaysia: đánh giá tính tuân thủ trong việc trình bày đối với các công ty lần đầu áp dụng chuẩn mực giảm giá trị của tài sản. Nghiên cứu này, với mẫu bao gồm 36 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia trong năm 2006, phát hiện ra chất lượng trình bày có sự biến động lớn và tính không tuân thủ chuẩn mực rất cao. Hội đồng Báo cáo tài chính của Anh (2008) tiến hành soát xét việc trình bày giảm giá trị của LTTM của 32 công ty trong năm 2008. Kết quả cũng chỉ ra nhiều điểm không tuân thủ theo yêu cầu chuẩn mực như chất lượng trình bày không tốt và tính tuân thủ không cao liên quan đến việc xác định CGU, trình bày các giả định liên quan đến cả hai phương pháp giá trị hợp lý và giá trị sử dụng trong việc xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản. Carlin và Finch (2008a) kiểm tra giảm giá trị của LTTM theo Chuẩn mực lập BCTC quốc tế - sự ảo tưởng. Trong nghiên cứu này, với mẫu gồm 200 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Úc trong năm 2006, phát hiện ra rằng sự không tuân thủ mang tính hệ thống theo yêu cầu của chuẩn mực và tính phức tạp của chuẩn mực đối với cả người lập BCTC và kiểm toán viên. Carlin và Finch (2008b) nghiên cứu về tỷ lệ chiết khấu lộn xộn - bằng chứng về phương pháp giảm giá trị của LTTM chưa hoàn thiện. Nghiên cứu này, với mẫu gồm 105 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Úc trong năm 2006, phát hiện ra rằng đơn vị đã sử dụng hành vi cơ hội trong việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu thấp hơn nhiều mức hợp lý dẫn đến chi phí và lợi nhuận bị xuyên tạc trọng yếu làm ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC. Còn rất nhiều nghiên cứu về chất lượng trình bày và tính tuân thủ thông qua việc kiểm tra giảm giá trị của LTTM tại Singapore, New Zealand, các nước châu Âu đối với các công ty niêm yết trong những năm đầu áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS). Về cơ bản, các nghiên cứu trên đều khẳng định tính tuân thủ không cao và chất lượng trình bày có sự biến động lớn so với yêu cầu của chuẩn mực. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về chủ đề này đối với Hồng Kông từ khi áp dụng Chuẩn mực lập BCTC (HKFRS). Chính vì vậy, nghiên cứu này có mục đích đánh giá tính tuân thủ về giảm giá trị của LTTM của các công ty niêm yết Hồng Kông trong năm 2006. 3. Thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu HKAS 36 có hiệu lực từ 1/1/2005, chính vì vậy năm tài chính 2005 được coi là năm đầu tiên áp dụng chuẩn mực. Trong nghiên cứu này, số liệu được thu thập cho năm 2006. Tiêu chuẩn chọn mẫu và số mẫu được thực hiện bao gồm: Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông (HKEx); Các công ty có số dư Lợi thế thương mại, và tuân thủ theo HKFRS; Lựa chọn 100 công ty thỏa mãn 2 tiêu chuẩn trên và có vốn thị trường lớn (giá trị thị trường). Kết quả là 100 công ty được chọn trong mẫu, chiếm 60% tổng số vốn trị thường trên HKEx (trong đó, vốn thị trường = số lượng cổ phiếu x giá cổ phiếu). Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, phương pháp so sánh được áp dụng để đánh giá thực tế trình bày với các quy định trong chuẩn mực. Qua đó, việc trình bày được đánh giá là tuân thủ hoặc không tuân thủ chuẩn mực. Hơn nữa, việc tuân thủ chuẩn mực với các mức độ khác nhau cũng được chỉ ra căn cứ vào mức độ trình bày theo yêu cầu của chuẩn mực. Thứ nhất, kiểm tra việc tổng hợp đơn vị tạo tiền (CGU) theo yêu cầu của đoạn 80 của HKAS 36 và so sánh số đơn vị tạo tiền với số bộ phận kinh doanh để xác định mức độ tổng hợp và tính đúng đắn của các CGU. Theo quy định của chuẩn mực, LTTM được kiểm tra giảm giá trị hàng năm. Để kiểm tra giảm giá trị, LTTM được phân bổ cho CGU hay nhóm CGU. Mỗi CGU hay nhóm CGU mà LTTM phân bổ sẽ phản ánh mức độ nhỏ nhất trong đơn vị mà LTTM được kiểm soát cho mục đích quản trị nội bộ và không lớn hơn bộ phận kinh doanh. Thứ hai, kiểm tra phương pháp áp dụng để xác định giá trị thu hồi của đơn vị tạo tiền, cũng như các giả định có liên quan đến từng phương pháp. Theo chuẩn mực, giá trị có thể thu hồi được xác định là giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý và giá trị sử dụng. Tùy theo từng đơn vị mà giá trị thu hồi của các CGU có thể được xác định hoặc theo phương pháp giá trị hợp lý, hoặc theo phương pháp giá trị sử dụng hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Liên quan đến các giả định của phương pháp giá trị sử dụng, việc phân thành các nhóm trình bày là rất quan trọng. Theo đó, tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ tăng trưởng được phân thành “tỷ lệ khác nhau”, “tỷ lệ giống nhau”, “tỷ lệ theo khoảng” và “không trình bày”. Theo quy định của chuẩn mực, đơn vị tiến hành xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU và so sánh giá trị thu hồi đó với giá trị ghi sổ của từng CGU. Nếu giá trị thu hồi của CGU lớn hơn giá trị ghi sổ, khi đó không xuất hiện chi phí giảm giá trị của tài sản. Ngược lại, nếu giá trị có thể thu hồi của CGU nhỏ hơn giá trị ghi sổ, khi đó xuất hiện chi phí giảm giá trị của tài sản. Chi phí giảm giá trị của tài sản này sẽ được phân bổ cho LTTM mà đã phân bổ cho từng CGU, sau đó phân bổ đến các tài sản khác theo tỷ lệ % trong nhóm CGU đó. 4. Kết quả và thảo luận Như đã đề cập trong phần phương pháp nghiên cứu, vấn đề quan tâm đầu tiên là mức độ mà số dư LTTM có thể đối chiếu với giá trị mà LTTM phân bổ cho các CGU. Trong báo cáo hàng năm của 100 công ty chỉ rõ 3 nhóm. Như đã chỉ ra trong Bảng 1, nhóm đầu tiên và chủ yếu gồm 72 công ty mà có sự phù hợp giữa số dư LTTM và giá trị mà LTTM phân bổ cho các CGU. Các công ty trong nhóm này được đánh giá là tuân thủ đầy đủ theo yêu cầu trình bày trong chuẩn mực. Nhóm thứ hai (tuân thủ từng phần) gồm có hai công ty mà số dư LTTM không hết cho các CGU, sự chênh lệch không phân bổ này không có sự giải thích. Nhóm thứ ba gồm 26 công ty (chiếm 1/4 trong tổng thể) không trình bày việc phân bổ LTTM cho các CGU. Những công ty trong nhóm thứ 3 được đánh giá là hoàn toàn không tuân thủ yêu cầu của HKAS 36 và như vậy kiểm tra giảm giá trị của LTTM là không thể thực hiện được. Bảng 1: Phân bổ đơn vị tạo tiền theo ngành Ngành Số lượng Tuân thủ Tuân thủ Không công ty toàn phần từng phần tuân thủ Hàng tiêu dùng 24 16 - 8 Tài chính 15 12 - 3 Viễn thông và dịch vụ 23 18 1 4 Nguyên vật liệu 11 7 - 4 Năng lượng và xây dựng 27 19 1 7 Tổng cộng (n) 100 72 2 26 Để tìm hiểu kỹ hơn về việc tổng hợp CGU, việc so sánh số CGU và số bộ phận kinh doanh là cần thiết. Thông tin trong Bảng 2 phản ánh trong số 75 công ty trình bày đầy đủ cho việc nhận dạng CGU, chỉ có 20% các công ty báo cáo số CGU nhiều hơn số bộ phận kinh doanh, trong khi đó có 24% công ty xác định số CGU bằng số bộ phận kinh doanh. Trong hai nhóm trên chỉ ra có rủi ro thấp hơn trong việc tổng hợp CGU. Khoảng 56% các công ty ghi nhận số CGU ít hơn số bộ phận kinh doanh, có nghĩa rằng có thể có CGU nào đó liên quan đến ít nhất từ hai bộ phận kinh doanh trở lên. Việc trình bày số CGU ít hơn số bộ phận kinh doanh được cho là không tuân thủ chuẩn mực, hơn nữa dẫn đến việc chi phí giảm giá trị của LTTM có thể bị ghi thấp hơn so với thực tế và làm cho lợi nhuận bi ghi cao hơn thực tế. Khoảng ¼ số công ty không trình bày thông tin liên quan đến CGU và bộ phận kinh doanh. Rõ ràng rằng sẽ quá khó khăn cho người sử dụng BCTC đánh giá tính đúng đắn của phương pháp giảm giá trị của tài sản, trong đó có giảm giá trị của LTTM. Bảng 2: Bộ phận kinh doanh và tổng hợp đơn vị tạo tiền theo ngành Số CGU> Số CGU= Số CGU< Không trình Ngành Số bộ phận Số bộ phận Số bộ bày kinh doanh kinh doanh phận kinh doanh Hàng tiêu dùng 3 3 11 7 Tài chính 2 3 7 3 Viễn thông và dịch vụ 6 6 7 4 Nguyên vật liệu - 4 3 4 Năng lượng và xây dựng 4 2 14 7 Tổng cộng (n = 100) 15 18 42 25 Vấn đề tiếp theo là sự lựa chọn phương pháp áp dụng trong việc ước tính giá trị có thể thu hồi của từng CGU và xác định chi phí giảm giá trị của LTTM. Rõ ràng rằng trong Bảng 3, phương pháp chủ yếu được áp dụng là phương pháp giá trị sử dụng. Trong số 100 công ty thì có đến 88 công ty áp dụng phương pháp này (chiếm 88% trong tổng thể). Có 5 công ty không trình bày phương pháp áp dụng và đối với những công ty này người sử dụng BCTC không có bất cứ thông tin gì trong việc đánh giá tính sắc bén của phương pháp kiểm tra giảm giá trị của LTTM. Số lượng ít các công ty sử dụng phương pháp giá trị hợp lý và phương pháp hỗn hợp (kết hợp cả phương pháp giá trị sử dụng và giá trị hợp lý), chiếm 7% trong tổng thể. Đối với những công ty áp dụng phương pháp giá trị hợp lý để xác định giá trị có thể thu hồi của CGU sẽ giảm gánh nặng trong việc trình bày các giả định chủ quan và phức tạp. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp giá trị hợp lý, công ty phải trình bày cơ sở xác định hợp lý liên quan đến hồ sơ tài sản, giá cả thị trường, giá có thể so sánh mà chúng có tính thuyết phục trong việc xác định giá trị có thể thu hồi của các CGU. Trên thực tế việc trình bày quá tóm tắt và thiếu nhiều thông tin có liên quan đến phương pháp giá trị hợp lý làm cho người sử dụng BCTC không thể đánh giá được tính đúng đắn của giá trị có thể thu hồi của các CGU theo phương pháp này. Bảng 3: Phương pháp áp dụng để xác định giá trị có thể thu hồi CGU theo ngành Ngành Số Giá trị Giá trị Phương Không lượng pháp hỗn trình bày hợp lý sử hợp công ty dụng Hàng tiêu dùng 24 1 21 1 1 Tài chính 15 1 13 1 - Viễn thông và dịch vụ 23 - 22 1 - Nguyên vật liệu 11 - 9 1 1 Năng lượng và xây dựng 27 - 23 1 3 Tổng cộng (n) 100 2 88 5 5 Phương pháp chủ yếu liên quan đến việc xác định giá trị có thể thu hồi là phương pháp giá trị sử dụng. Theo quy định của chuẩn mực, các giả định quan trọng cần được kiểm tra như tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ tăng trưởng. Căn cứ vào các tỷ lệ này để xác định giá trị hiện tại (giá trị có thể thu hồi của các CGU) từ luồng tiền tương lai thông qua mô hình chiết khấu luồng tiền. Tuy nhiên, như dữ liệu trình bày trong Bảng 4, thực tế trình bày liên quan đến tỷ lệ chiết khấu gây ra nhiều tranh cãi theo yêu cầu của chuẩn mực. Các công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu khác nhau cho từng CGU chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thể (khoảng 15%). Thay vì trình bày tỷ lệ chiết khấu khác nhau, các công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu giống nhau cho tất cá các CGU mặc dù rủi ro liên quan đến từng CGU là khác nhau. Việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu giống nhau sẽ che dấu rủi ro tiềm tàng khác nhau đối với các CGU và như vậy sẽ có rủi ro cao trong việc chiết khấu luồng tiền tương lai về giá trị hiện tại thông qua tỷ lệ chiết khấu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiam_gia_tri_ve_loi_the_thuong_mai_danh_gia_theo_chuan_muc_k.pdf
Tài liệu liên quan