Giáo án Cao đẳng trường mầm non

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ

NĂM HỌC 2017 – 2018

----------------

HOẠT ĐỘNG ĂN NGỦ

I.Yêu cầu:

- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn theo 7 bước.

- Biết kê dọn bàn ghế, chia bát thìa giúp cô.

- Trong khi ăn không nói chuyện riêng, không làm rơi vãi thức ăn.

- Trẻ ăn hết xuất ăn của mình.

- Trẻ biết cất bát, thìa, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Trẻ biết tự lấy cất đồ dùng cá nhân như chăn, gối đúng nơi quy định.

 

doc31 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Cao đẳng trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây “Trường mầm non". *Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt xé dán tô màu các loại đồ dùng đồ chơi của lớp, trường mầm non, cô, bạn. - Hát, nghe nhạc, nghe hát về trường mầm non *Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, làm sách về tết trung thu, về trường, lớp mẫu giáo, về các loại ĐDĐC, về bạn trai, bạn gái, về trường mầm non. *Góc đóng vai: Trò chơi gia đình, cô giáo, bác cấp dưỡng. D.CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH 1. Hướng dẫn trò chơi học tập : “Đoán xem ai vào”. - Cách chơi : cho 5-7 trẻ ra ngoài, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn.Chọn một trẻ đứng giũa vào vòng tròn, cho trẻ đó quan sát kỹ thứ tự của các bạn ở trong vòng sau đó bịt mắt lại. Cô chỉ định 2- 3 trẻ trong số những trẻ đứng ngoài đi thật nhẹ nhàng rồi đứng vào vòng tròn, khi cô nói x” xong rồi” trẻ đứng ở giữa mở mắt ra quan sát vòng tròn và nói tên bạn mới đứng vào.Nếu trẻ nói đúng tên thì bạn mới sẽ phải vào bịt mắt và trò chơi tiếp tục, nếu không đúng trẻ đó sẽ phải bịt mắt và chơi một lần nữa. - Cho trẻ chơi 3- 4 lần, sau mỗi lần trẻ chơi xong cô nhận xét động viên trẻ. 2. Hoạt động tự chọn. - Cho trẻ tự chọn góc chơi mà trẻ thích. - Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý bao quát giúp đỡ trẻ giải quyết các tình huống. 3. Vệ sinh – Trả trẻ. - Cô cho trẻ đi vệ sinh, chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ - Trả trẻ tận tay phụ huynh, kiểm tra tư trang của trẻ trước khi ra về, nhắc trẻ chào cô, bố mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày --------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2017 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG A.HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH ND1: Phát triển thể chất Bật xa 50cm + T/c: Cáo và thỏ I.Mục đích – Yêu cầu 1.Kiến thức: - Trẻ biết bật xa 50cm, khi tật biết dùng sức của đôi chân để nhún bật và tiếp đất bằng hai mũi bàn chân - Trẻ biết cách chơi trò chơi 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng bật xa cho trẻ, kỹ năng giữ thăng bằng khi tiếp đất 3.Giáo dục - Giáo dục trẻ thường xuyên thể dục và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cho cơ thể được khoẻ mạnh II.Chuẩn bị - Nhạc đệm bài hát “ đoàn tàu nhỏ xíu” , “Em yêu cây xanh”. - Trang phục gọn gàng - Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát III.Tổ chức hoạt động 1.* Trò chuyện với trẻ về sự cần thiết phải tập thể dục để cơ thể của chúng ta luôn được khỏe mạnh * Kiểm tra sức khỏe trẻ – Trước khi chơi tập các bài thể dục cô muốn biết lớp mình hôm nay có bạn nào bị ốm, cảm thấy cần được nghỉ ngơi không? Có bạn nào đau chân không( Trẻ trả lời) * Hoạt động 1: Khởi động – Trẻ vui hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng đông + BTPTC ( 2 lần 8 nhịp) - Tay: Hai tay đưa ra trước, giơ lên cao - Chân: Chân bước sang phải, đưa về, khựu gối, sau đó đổi chân - Bụng: Hai tay dơ quá đầu, cúi xuống, hai chân thẳng, tay chạm đất, đứng lên, hai tay dơ lên cao. - Bật: Cho trẻ đứng, tay chống hông, bật nhảy tách chân, chụm chân tại chổ. - Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc + VĐCB: “Bật xa 50cm” - Cô làm mẫu lần 1 - Lần 2 (Cô vừa làm vừa giải thích các động tác):Cô đứng trước vạch xuất phát tư thế chuẩn bị 2 tay đưa về phía trước, khi cô nói sẳn sàng thì hạ 2 tay xuống phía dưới dọc theo 2 bên thân người và đưa ra sau đồng thời khụy gối, khi có hiệu lệnh bật thì nhún người bật về phía trước tiếp đất bằng 2 đầu bàn chân, tiếp đến cả bàn chân và đưa tay về trước để giữ thăng bằng. - Mời 1 hoặc 2 trẻ lên làm thử - Hai bạn đứng đầu hàng lên “Bật xa 50cm”, rồi về đứng cuối hàng, 2 bạn tiếp theo lên thức hiệnthực hiện cho đến hết hang (cô bao quát, nhận xét, sửa sai)   – Cô nhắc lại bài tập này 1 lần nữa. 2. Trò chơi“ Cáo và thỏ”  - Cách chơi: cho một bạn lên đóng làm cáo còn tất cả các trẻ còn lại làm thỏ, cáo sẽ đứng núp dưới gốc cây còn các chú thỏ đi kiếm ăn vừa đi vừa hát, lúc này khoảng 5 phút sau cáo ở gốc cây lao ra bắt thỏ, lúc này các chú thỏ phải chạy thật nhanh về nhà. - Luật chơi:Chú thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt và phải nhảy lò cò. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi xong cô động viên trẻ chơi đúng luật. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh:  – Trẻ làm chim mẹ chim con đi vòng tròn và chuyển hoạt động ---------------------------------------- ND2: Phát triển ngôn ngữ: Truyện: “Anh chàng Mèo mướp” I.Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức:   -  Trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện.   - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện 2.Kỹ năng:   - Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ .   - Thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật. 3.Giáo dục    - Trẻ tích cực tham gia hoạt động.   - Thông qua câu chuyện, trẻ thích đến trường, vì ở trường được học nhiều điều mới. II.Chuẩn bị:   + Đồ dùng của cô: - Hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện.                                 - Ti vi, máy tính                      - Bút màu.                  - Nhạc bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”                                 - Một số tranh theo nội dung câu chuyện để trẻ chơi.   + Đồ dùng của trẻ:   +  Địa điểm:          Trong lớp III.Tổ chức hoạt động 1.Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ hát bài “ Trường mẫu giáo yêu thương”  - Trò chuyện về nội dung bài hát : + Các con vừa hát bài hát gì ? Do ai sáng tác ? + Trong trường có những ai? + Các con có thích đi học không ? + Đến lớp các con được học những gì ? *Giới thiêu bài :  - Có một bạn nhỏ rất lười đi học, chỉ muốn ở nhà ngủ thôi, các cháu có muốn biết đó là bạn nào không ? Các con lắng nghe cô kể câu chuyện “ Anh chàng mèo mướp” nhé ! 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện *Cô kể chuyện cho trẻ nghe   + Lần 1 : Cô kể diễn cảm câu chuyện cho trẻ nghe (không kết hợp hình ảnh minh họa truyện)   + Lần 2 : Cô kể kết hợp xem hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Tình bạn” về ngồi 4 tổ. *Trích dẫn đàm thoại:  + Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì ?  + Trong câu chuyện gồm có ai ?  + Mèo Mướp là một người bạn như thế nào? - Cô kể trích dẫn : “ Mèo Mướp. hái hoa.”  + Các bạn gọi Mèo Mướp đi đâu ?  + Mèo Mướp trả lời các bạn như thế nào ?  + Khi các bạn đi học rồi thì Mèo Mướp đi đâu ? + Vì sao Mèo Mướp bị ngất xỉu  ? - Cô kể trích dẫn : “ Đến hôm khai giảng. Chẳng biết gì nữa.” + Ai đã đưa Mèo Mướp về nhà ?  + Các bạn đã kể cho Mèo Mướp nghe những chuyện gì ở trường ? + Từ đó Mèo Mướp  đã sửa chữa lỗi của mình như thế nào ? - Cô kể trích dẫn : “Đúng lúc ấy ... yêu mến cô giáo và các bạn lớp mình .” * Giáo dục: Trong câu chuyện cháu thấy Mèo Mướp như thế nào ? Các con phải biết nghe lời người lớn, đoàn kết với bạn bè. - Vậy các con thấy đến trường như thế nào? Chúng mình được học và được làm những gì? Chúng mình cần phải phấn đấu như thế nào để trở thành con ngoan, trò giỏi? Cũng như bạn mèo từ khi muốn đi học bạn rất có ý thức không cần để ai nhắc nhở. Vì vậy bạn luôn được mọi người yêu quý. 3 Trò chơi: “Bé thi tài” - Cách chơi: Cô chia  trẻ thành hai đội chơi thi đua ghép tranh theo tiến trình, diễn biến của câu chuyện cô vừa kể. * Củng cố:  + Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?  + Trong câu chuyện có các nhân vật nào ? + Cho trẻ kể chuyện cùng cô 1- 2 lần 4.Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động  - Cô nhận xét - tuyên dương trẻ.  - Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Mèo con đi học” sau đó cho trẻ chuyển hoạt động. B. CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.Hoạt động có mục đích: Quan sát đồ chơi ngoài trời - Cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. - Bài hát nói về gì? Tên trường là gì? Cho trẻ kể về trường mầm non theo suy nghĩ của trẻ. - Cô cho trẻ quan sát đồ chơi sau đó hỏi trẻ trên sân trường có những đồ chơi gì? Chơi như thế nào ? - Giáo dục trẻ khi chơi phải đoàn kết không xô đẩy bạn 2.TCVĐ: Về đúng nhà mình - Cách chơi: (Chơi theo nhóm hoặc cả lớp). Cô cho trẻ biết có hai ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà dành cho tất cả những ai có chung một dấu hiệu nào đó (Ví dụ: một nhà cho những ai mặc áo cộc tay, một nhà cho những ai mặc áo dài tay). Khi cô nói: "Trời mưa" kèm theo hiệu lệnh lắc xắc xô, ai cũng mau chóng về đúng nhà của mình. Ai về nhầm nhà là thua cuộc. Sau đó cô đi đến từng nhà hỏi trẻ vì sao đứng ở nhà này (hoặc ngôi nhà này dành cho ai). 3. Chơi tự do - Cô giới thiệu các khu vui chơi, cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý bao quát để đảm bảo an toàn cho trẻ. - Khi gần hết giờ chơi cô cho trẻ tập trung lại, kiểm tra sĩ số lớp sau đó cho trẻ đi rửa chân tay rồi đưa trẻ về lớp. C.CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI GÓC *Góc xây dựng: Xây “Trường mầm non". *Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt xé dán tô màu các loại đồ dùng đồ chơi của lớp, trường mầm non, cô, bạn. - Hát, nghe nhạc, nghe hát về trường mầm non *Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, làm sách về tết trung thu, về trường, lớp mẫu giáo, về các loại ĐDĐC, về bạn trai, bạn gái, về trường mầm non. *Góc đóng vai: Trò chơi gia đình, cô giáo, bác cấp dưỡng. D: CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH 1.Hoạt động vệ sinh: - Cho trẻ lau dọn đồ dùng đồ chơi - Cô phân công các tổ ra các góc chơi - Cô cùng trẻ làm và bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ lau chùi đồ dùng đồ chơi và sắp xếp hợp lý các đồ dùng đúng nơi quy định. - Dọn xong cô cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch và bằng xà phòng 2.Chơi ở các góc chơi - Cô cho trẻ vẽ và tô màu các loại hình ảnh về trường, lớp mẫu giáo - Cho trẻ hát các bài hát về chủ điểm 3.Vệ sinh – Trả trẻ - Cô cho trẻ đi vệ sinh ,chỉnh sửa trang phục, đầu tóc gọn gàng cho trẻ. Nhắc trẻ chào cô giáo trước khi ra về, kiểm tra tư trang của trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày. --------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG A.HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Khám phá xã hội: Trường Ngô Quyền của chúng cháu I.Mục đích – Yêu cầu 1.Kiến thức - Trẻ biết tên các khu vực phòng, ban trong trường, trẻ biết các thiết bị đồ dùng ở từng khu vực, chức năng ở từng khu vực của trường Mầm non - Trẻ biết trong trường có rất nhiều các cô, các bác, mỗi người làm một việc khác nhau nhưng đều là để chăm sóc các cháu. 2.Kỹ năng - Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng 3.Giáo dục - Giáo dục trẻ quan tâm đến bạn bè, yêu quý cô giáo và các bạn, thích đi học, yêu quý và kính trọng các cô, các bác trong trường, giữ gìn bảo vệ đồ dùng- đồ chơi trong lớp. II.Chuẩn bị - Hàng ngày cho trẻ đi quan sát, tiếp xúc với các phòng ban và một số thiết bị đồ dùng trong phòng thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời - Cho trẻ xem một số tranh ảnh hoặc một số hình ảnh về các khu vực và đồ dùng đồ chơi trong trường. III.Tổ chức hoạt động 1.Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “Trường cháu đây là trường Mầm non” - Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? Đến trường con cảm thấy như thế nào? - Trường con đang học có tên là gì? 2.Bài mới: Quan sát tranh và đàm thoại - Con đang học lớp mấy tuổi? Trong trường có các phòng ban gì? - Cho trẻ quan sát các khu vực đó qua hình ảnh. Sau đó hỏi trẻ: Khu phòng học có nhiều lớp học không? Các con có biết đó là những lớp nào không? *Khu nhà bếp - Khu nhà bếp thường có ai làm việc ở đó? - Bác cấp dưỡng thường làm những công việc gì? Để làm gì? - Khi ăn chúng mình phải như thế nào? Vậy đối với các cô, các bác ấy chúng mình phải như thế nào? *Khu điều hành - Ai làm việc ở khu điều hành - Cô hiệu trưởng, hiệu phó làm những công việc gì? - Các bác, các cô đều quan tâm đến tất cả mọi người và tất cả các con - Vậy đối với các bác, các cô ấy chúng mình phải như thế nào? *Phòng hoạt động âm nhạc - Trong phòng có những gì? Để làm gì? - Cho trẻ hát bài ”Vui đến trường” *Tương tự cho trẻ xem một số phòng khác: kế toán, y tế, hội trường ... - Các con ạ! Trong trường có rất nhiều khu, phòng, mỗi 1 khu, 1 phòng đều có tác dụng, chức năng khác nhau, có đồ dùng và trang thiết bị khác nhau. Và điều quan trọng nhất là tất cả đều phục vụ cho các con. - Vậy các con phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các cô giáo trong trường? Biết ơn bác cấp dưỡng, bác bảo vệ ..? - Cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” 3.Trò chơi : “Kết bạn” - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn cùng nhau hát 1 bài. Khi có hiệu lệnh kết bạn. Trẻ hỏi lại : “kết mấy” cô đưa ra yêu cầu thì trẻ nhanh chóng tìm bạn cho mình - Luật chơi: Nếu ai không tìm được bạn thì sẽ thua cuộc - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, động viên khuyến khích trẻ chơi 4.Kết thúc - Cho trẻ hát bài “Trường mầm non Ngô Quyền của chúng cháu” và ra ngoài chuyển hoạt động B.CHƠI NGOÀI TRỜI 1.HĐCMĐ: Đi dạo quanh bờ hồ. - Cô cho trẻ tập trung xếp thành 2 hàng dọc, cô hướng dẫn và cho trẻ đi dạo quanh bờ hồ. - Khi đến nơi cô cho trẻ tập trung quanh cô và cùng nhau trò chuyện về chủ đề. - Cô có thể cho trẻ hát ,đọc thơ. 2.TCVĐ: “Mèo đuổi chuột” - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cử 2 bạn ra : 1 bạn làm mèo, 1 bạn làm chuôt. Khi có hiệu lệnh thì chú mèo sẽ đuổi chú chuột, các bạn còn lại đứng xung quanh cổ vũ và hát bài : “Mèo đuổi chuột”. Nếu mèo bắt được chuột thì chú chuột phải làm mèo hoặc phải nhảy lò cò. - Luật chơi: Chú chuột không được chạy ra ngoài vòng tròn hoặc chỉ chạy xung quanh các bạn. Nếu chạy ra ngoài vòng thì sẽ thua cuộc (kể cả khi mèo chưa bắt được) C. CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI GÓC *Góc xây dựng: Xây “Trường mầm non". *Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt xé dán tô màu các loại đồ dùng đồ chơi của lớp, trường mầm non, cô, bạn. - Hát, nghe nhạc, nghe hát về trường mầm non *Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, làm sách về tết trung thu, về trường, lớp mẫu giáo, về các loại ĐDĐC, về bạn trai, bạn gái, về trường mầm non. *Góc đóng vai: Trò chơi gia đình, cô giáo, bác cấp dưỡng. D.CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH 1.Sinh hoạt văn nghệ: - Trò chuyện với trẻ về chủ đề - Cho trẻ ôn lại những bài hát, bài thơ đã được học trong chủ đề (cả những bài phù hợp mà trẻ thuộc) - Cho trẻ biểu diễn văn nghệ.(Cô cổ vũ, động viên, khuyến khích trẻ) 2. Nêu gương bé ngoan: - Hỏi trẻ: Hôm nay là thứ mấy các con? - Thứ 6 là ngày gì trong tuần? - Bạn nào cho cô biết trong tuần học vừa qua con thấy có bạn nào ngoan? Bạn nào chưa ngoan vì sao? - Cô nhận xét cả lớp, khen những trẻ ngoan, động viên những trẻ còn chưa ngoan để tuần sau trẻ cố gắng hơn. 3.Vệ sinh – trả trẻ. - Cô cho trẻ đi vệ sinh ,chỉnh sửa trang phục, đầu tóc gọn gàng cho trẻ. Nhắc trẻ chào cô giáo trước khi ra về, kiểm tra tư trang của trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày. --------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày tháng 9 năm 2017 NGƯỜI DUYỆT GIÁO ÁN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_cao_dang_truong_mam_non.doc
Tài liệu liên quan