Giáo trình Kế toán ngân sách xã, phường (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

Chương 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã

1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã

Kế toán ngân sách và tài chính xã là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp

thông tin kinh tế, tài chính của xã dƣới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Kế toán ngân sách xã có nhiệm vụ: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối

tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản

thu, chi tài chính; các khoản thu, chi ngân sách xã; nghĩa vụ thanh toán nợ; kiểm tra việc

quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản của xã; phát hiện và ngăn ngừa các

hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, ngân sách. - Phân tích thông tin, số liệu

kế toán, ngân sách; tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản tý tài chính,

ngân sách xã và quyết định kinh tế, tài chính của chính quyền cấp xã. - Cung cấp thông

tin, số liệu kế toán, tài chính, ngân sách xã theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức bộ máy kế toán

2.1. Nội dung công việc kế toán6

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các

khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi khác của xã tại

KBNN; - Kế toán các khoản thu ngân sách: Phản ánh các khoản thu ngân sách xã đã qua

Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc và những khoản thoái thu ngân

sách hoàn trả cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng; - Kế toán các khoản chi ngân sách: Phản

ánh các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã

đƣợc Hội đồng nhân dân xã quyết định vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, chi ngân

sách xã chƣa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục ngân sách nhà

nƣớc; - Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các

khoản nợ phải trả của các đối tƣợng; Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã

sử dụng chƣa thanh toán cho ngƣời bán, ngƣời nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác

của xã; - Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu, chi của

các hoạt động tài chính khác nhƣ: thu chi các quỹ công chuyên dùng; thu, chi hoạt động

sự nghiệp, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác; -

Kế toán vật tƣ, tài sản, đầu tƣ XDCB, nguồn vốn đầu tƣ XDCB và nguồn kinh phí đã

hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản và nguồn kinh phí

đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng cơ bản, do nhận bàn

giao, do đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ, do nhân dân đóng góp, quyên tặng và tình hình biến

động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã

2.2. Tổ chức bộ máy kế toán

Ủy ban nhân dân xã – phƣờng phải tổ chức ban tài chính xã và bố trí một ngƣời làm công

tác tài chính – kế toán chuyên trách để giúp UBND xã xây dựng và thực hiện dự toán thu,

chi ngân sách xã; lập báo cáo ngân sách hàng tháng, quyết toán ngân sách năm; tổ chức

quản lý tài sản và tài chính Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định.

Ban tài chính xã gồm 3 thành viên: Trƣởng ban(CHủ tịch UBND xã, kế toán trƣởng và 1

thủ quỹ).

3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

3.1. Phân loại chứng từ

- Căn cứ vào hệ thống chứng từ nhà nƣớc đã ban hành và nội dung kinh tế của hoạt

động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp để lựa chọn các mẫu chứng từ ban đầu cho

phù hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh7

Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp do nhà nƣớc ban hành bao

gồm:

Loại 1: Hàng tồn kho bao gồm các biểu mẫu: Phiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho.

Loại 2:Lao động - Tiền lƣơng bao gồm các biểu mẫu: Bảng chấm công, bảng thanh

toán.

Loại 3: Bán hàng bao gồm các biểu mẫu: Hóa đơn bán hàng, cƣớc vận chuyển.

Loại 4:Tiền tệ bao gồm các biểu mẫu: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị.

Loại 5: Tài sản cố định bao gồm các biểu mẫu: Biên bản giao nhận tài sản, thẻ TS.

pdf79 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán ngân sách xã, phường (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi nhập, xuất kho phải làm thủ tục cân, đong, đo, đếm và bắt buộc phải có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. - Chỉ hạch toán vào tài khoản 152 “Vật liệu” giá trị của vật liệu thực tế nhập, xuất qua kho. Không hạch toán vào tài khoản này những loại vật liệu mua về hoặc những hiện vật thu đƣợc mang sử dụng ngay. 54 - Hạch toán chi tiết vật liệu, phải thực hiện đồng thời ở kho và ở bộ phận kế toán. Thủ kho phải mở sổ kho theo dõi số lƣợng nhập, xuất, tồn. Kế toán mở sổ chi tiết vật liệu ghi chép cả số lƣợng và giá trị từng thứ, từng loại vật tƣ nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ kế toán phải đối chiếu với thủ kho về số lƣợng nhập, xuất, tồn kho từng thứ, từng loại vật liệu. Trƣờng hợp nếu có chênh lệch về số lƣợng phải xác định nguyên nhân và báo cáo cho chủ tài khoản biết để có biện pháp xử lý. - Hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, phải theo giá thực tế. Giá thực tế dùng làm căn cứ ghi sổ đƣợc qui định nhƣ sau: - Giá thực tế vật liệu nhập kho + Giá thực tế của vật liệu do nhân dân đóng góp bằng hiện vật tính theo giá do cơ quan giá địa phƣơng quy định. Đối với những loại vật tƣ không có giá quy định, thì tính theo giá thị trƣờng địa phƣơng. + Giá thực tế của vật liệu mua ngoài tính theo giá mua ghi trên hoá đơn. Còn các chi phí bốc xếp, vận chuyển hạch toán thẳng vào chi phí của đối tƣợng sẽ sử dụng số vật tƣ này. + Giá thực tế của hàng hoá đƣợc viện trợ là giá do cơ quan Tài chính xác nhận hàng viện trợ để ghi thu, ghi chi ngân sách Nhà nƣớc. Trƣờng hợp không có giá qui định, căn cứ vào giá của mặt hàng cùng loại trên thị trƣờng cùng kỳ để định giá làm căn cứ ghi sổ kế toán. + Giá thực tế của các loại vật liệu thu hồi đƣợc do hội đồng định giá của xã xác định. - Giá thực tế vật liệu xuất kho: Giá thực tế của vật liệu xuất kho áp dụng một trong các phƣơng pháp sau: + Giá thực tế bình quân gia quyền tại thời điểm xuất của các lần nhập; + Giá thực tế của từng lần nhập (giá đích danh). - Đối với các loại công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng trên 1 năm, phải mở sổ theo dõi về mặt hiện vật theo nơi sử dụng và ngƣời chịu trách nhiệm. - Đối với hiện vật thuộc quỹ ngân sách, khi thu hiện vật nhập kho hạch toán vào Tài khoản 152 “Vật liệu” và Tài khoản 719 “Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc”, khi sử dụng vật liệu đến đâu thì làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách đến đó. 3.2. Tài khoản chuyên dùng Chứng từ kế toán - Phiếu nhập kho; - Phiếu xuất kho; 55 - Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ; - Biên bản kiểm nghiệm vật tƣ, sản phẩm, hàng hoá. Tài khoản kế toán - TK 152- Vật liệu Nội dung, kết cấu của Tài khoản 152- Vật liệu Số phát sinh bên Nợ: - Trị giá thực tế của vật liệu nhập kho; - Trị giá của vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Số phát sinh bên Có: - Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho; - Trị giá của vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê. Số dƣ bên Nợ: - Trị giá thực tế của vật liệu còn tồn kho. 3.3. Phương pháp hạch toán a) Nhập, xuất hiện vật liên quan đến thu ngân sách xã (1) Thu ngân sách bằng hiện vật nhập kho, căn cứ vào Bảng kê các khoản đóng góp bằng hiện vật lập phiếu nhập kho, ghi: Nợ TK 152 - Vật liệu Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm nay). (2) Khi xuất vật liệu sử dụng cho các công trình (2.1). Căn cứ phiếu xuất kho, kế toán phản ánh vào chi phí đầu tƣ XDCB: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 152 - Vật liệu. (2.2). Đồng thời ghi chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc và ghi tăng nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB giá trị vật tƣ đã sử dụng Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay). Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tƣ XDCB (3) Cuối năm ngân sách hoặc khi công trình hoàn thành lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách để làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho bạc giá trị hiện vật đã sử dụng. - Ghi thu ngân sách: Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192- Thuộc năm nay) Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142- Thuộc năm nay). - Ghi chi ngân sách: 56 Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay) b) Mua vật liệu về sử dụng cho các hoạt động của xã (1) Nhập kho vật liệu mua ngoài (đã thanh toán hoặc chƣa thanh toán) (1.1) Căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ, hoá đơn mua hàng, lập phiếu nhập kho, ghi: Nợ TK 152 - Vật liệu Có TK 111 - Tiền mặt (nếu mua bằng tiền mặt) Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (nếu mua bằng chuyển khoản) Có TK 331 - Các khoản phải trả (nếu chƣa thanh toán). (1.2) Khi xuất vật tƣ ra sử dụng, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi: - Xuất sử dụng cho công trình XDCB, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 152 - Vật liệu. - Xuất vật tƣ, văn phòng phẩm sử dụng cho chi thƣờng xuyên, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay) Có TK 152 - Vật liệu. - Đối với các loại công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng tƣơng đối dài nhƣ: Phích đựng nƣớc, xoong nồi, dụng cụ y tế, bàn ghế và các loại công cụ dụng cụ chƣa đủ tiêu chuẩn là TSCĐ... Khi xuất ra sử dụng kế toán phải mở sổ để theo dõi số lƣợng và giá trị của từng loại công cụ, dụng cụ theo bộ phận quản lý sử dụng. (1.3) Lập bảng kê chứng từ chi kèm theo phiếu xuất kho, làm thủ tục thanh toán với Kho bạc (ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc) đối với các khoản chi thƣờng xuyên, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay). 4. Kế toán tài sản cố định 4.1. Nguyên tắc hạch toán - Hạch toán vào tài sản cố định là những tƣ liệu lao động có đủ 2 tiêu chuẩn về giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng trên một năm. Đối với xã, một số tƣ liệu lao động có giá trị từ 5 đến dƣới 10 triệu đồng vẫn đƣợc coi là tài sản cố định nhƣ một số thiết bị truyền thanh, thiết bị y tế, ti vi, tủ lạnh, đồ gỗ có giá trị,... 57 - Tài sản cố định đƣợc phản ánh theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi nguyên giá của tài sản cố định từ khi đƣa vào sử dụng đến khi thanh lý, nhƣợng bán. Đồng thời, phải theo dõi cho từng đối tƣợng, theo từng loại tài sản cố định, theo từng địa điểm bảo quản, sử dụng tài sản cố định. - Tuỳ thuộc vào từng trƣờng hợp hình thành tài sản mà nguyên giá của tài sản cố định đƣợc xác định nhƣ sau: + Nguyên giá của tài sản cố định mua sắm (kể cả TSCĐ mua mới và tài sản mua cũ) gồm: Giá mua trên hóa đơn trừ (-) các khoản chiết khấu giảm giá hàng mua đƣợc hƣởng, cộng với (+) chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác (nếu có) trừ (-) các khoản thu hồi và các khoản thuế, phí, lệ phí trƣớc khi đƣa tài sản vào sử dụng. + Nguyên giá tài sản cố định do xã tự xây dựng, bàn giao đƣa vào sử dụng là giá trị công trình bàn giao đƣợc duyệt y quyết toán. + Nguyên giá tài sản cố định nhận của cấp trên là giá ghi trong biên bản bàn giao của cơ quan cấp trên cộng thêm chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, sửa chữa nâng cấp và các chi phí khác (nếu có) để đƣa tài sản vào hoạt động. + Nguyên giá tài sản cố định nhận tặng, biếu, tài trợ là giá đƣợc xác nhận viện trợ hoặc do hội đồng (gồm đại diện các cơ quan có thẩm quyền) định giá để lập chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách và ghi tăng tài sản cố định. - Chỉ đƣợc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong các trƣờng hợp: + Đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nƣớc; + Xây lắp, trang bị thêm cho tài sản cố định làm tăng thêm năng lực và kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định; sửa chữa lớn, cải tạo nâng cấp; + Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của tài sản cố định. - Mọi trƣờng hợp tăng, giảm tài sản cố định đều phải lập "Biên bản giao nhận tài sản cố định" và phải thực hiện đúng thủ tục qui định bàn giao, thanh lý. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ về mặt kế toán. - Không phản ánh vào tài sản cố định của xã những tài sản cố định đi thuê, đi mƣợn của đơn vị khác và những tài sản cố định đặc biệt không xác 348 định đƣợc giá nhƣ: Đình, chùa, đền thờ, miếu và các công trình khác thuộc di sản văn hoá hiện do xã đang quản lý, tu bổ, ... Tài sản cố định của xã đƣợc phân loại và xác định đối tƣợng ghi sổ nhƣ: - Giá trị quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị quyền sử dụng đất xã đƣợc cấp và các chi phí xã đã bỏ ra để có đƣợc quyền sử dụng đất. 58 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc, gồm: + Nhà cửa: Nhà làm việc, hội trƣờng, trạm xá, trƣờng học, cửa hàng, kiốt, chợ ,... + Vật kiến trúc: Tƣờng rào, sân kho, đập tràn, cầu cống, bể nƣớc, giếng khoan, tƣợng đài,.... Đối tƣợng ghi TSCĐ là từng ngôi nhà, từng công trình, từng vật kiến trúc. - Máy móc thiết bị: Phản ánh vào nhóm máy móc, thiết bị là giá trị máy móc thiết bị dùng cho công tác truyền thanh, máy nổ, máy phát điện, máy biến thế, máy bơm nƣớc,... Đối tƣợng ghi TSCĐ là từng cái máy. - Phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn của xã nhƣ ô tô, xe máy, tàu thuyền, cầu phao, hệ thống trạm bơm lọc dẫn nƣớc phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong xã, hệ thống đƣờng điện hạ thế, hệ thống đƣờng dây truyền thanh, trạm bơm và hệ thống kênh mƣơng dẫn nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp do xã đầu tƣ tự bỏ vốn hoặc do các hợp tác xã nông nghiệp trƣớc đây bàn giao lại cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý và khai thác... Đối tƣợng TSCĐ tính cho phƣơng tiện vận tải là cái, chiếc và từng hệ thống truyền dẫn hoàn chỉnh. - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị và dụng cụ sử dụng trong công tác văn phòng nhƣ máy tính, bộ bàn ghế tủ có giá trị,... Đối tƣợng TSCĐ ghi vào thiết bị, dụng cụ quản lý là từng cái hoặc cả 1 bộ hoàn chỉnh. - Vƣờn cây lâu năm, súc vật làm việc và chi sản phẩm: Phản ánh giá trị các vƣờn cây lâu năm và súc vật dùng làm phƣơng tiện đi lại thuộc quyền sở hữu của xã và do Uỷ ban nhân dân xã quản lý nhƣ vƣờn cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dƣợc liệu và súc vật (ngựa, trâu, bò, lừa, la,...) dùng làm phƣơng tiện đi lại thồ hàng ở các xã vùng cao. Đối tƣợng TSCĐ ghi vào vƣờn cây lâu năm là từng lô cây, vƣờn cây, đối với súc vật làm việc là từng con. - Tài sản cố định khác: Phản ánh vào nhóm này những tài sản cố định chƣa đƣợc quy định ở các tài khoản trên. - Việc tính và phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định đƣợc thực hiện đối với tất cả tài sản cố định do xã quản lý. Mức hao mòn đƣợc xác định cho từng tài sản căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ hao mòn quy định trong chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Bộ Tài chính. (Theo Quyết định 32/2008/QĐ-BTC ngày 5/2008 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính). 59 - Việc tính và phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định đƣợc thực hiện mỗi năm một lần vào cuối năm. - Những tài sản cố định sau đây không phải tính và phản ánh giá trị hao mòn: + TSCĐ chƣa tính hao mòn hết nhƣng bị hƣ hỏng không thể sửa chữa đƣợc; + Tài sản đặc biệt không tính đƣợc giá; + TSCĐ là đất, đầm, ao, hồ,.. + TSCĐ đã tính hết giá trị hao mòn. - Để phản ánh đƣợc hao mòn TSCĐ các xã phải lập Bảng tính hao mòn TSCĐ. Bảng tính hao mòn TSCĐ đƣợc lập căn cứ vào nguyên giá của từng tài sản và tỷ lệ hao mòn của từng nhóm TSCĐ. Mức hao mòn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ hao mòn (% năm) 4.2. Tài khoản chuyên dùng Chứng từ kế toán - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ Tài khoản kế toán TK 211 - Tài sản cố định; TK 214 - Hao mòn TSCĐ; TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Nội dung, kết cấu của Tài khoản 211- Tài sản cố định - Phát sinh Bên Nợ + Nguyên giá của tài sản cố định tăng do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng mới bàn giao đƣa vào sử dụng hoặc do đƣợc tặng, biếu, tài trợ, viện trợ; + Nguyên giá của tài sản cố định tăng do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo, nâng cấp; + Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của nhà nƣớc. - Phát sinh Bên Có + Nguyên giá tài sản cố định giảm do thanh lý hoặc nhƣợng bán những tài sản không cần dùng; + Nguyên giá tài sản cố định giảm do tháo bớt một số bộ phận; + Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nƣớc. Số dƣ bên Nợ: + Nguyên giá tài sản cố định hiện có của xã. 60 Nội dung, kết cấu Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ - Phát sinh Bên Nợ + Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ do thanh lý, nhƣợng bán,chuyển giao TSCĐ; + Ghi giá trị hao mòn TSCĐ khi tiến hành đánh giá giảm TSCĐ theo quyết định của Nhà nƣớc. - Phát sinh Bên Có + Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng; + Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ khi tiến hành đánh giá tăng TSCĐ theo quyết định của Nhà nƣớc. Số dƣ bên Có: + Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. Nội dung kết cấu TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ - Phát sinh Bên Nợ + Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do: + Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ ở thời điểm cuối năm; + Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhƣợng bán; thanh lý; + Đánh giá lại làm giảm giá trị còn lại của TSCĐ. - Phát sinh Bên Có + Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do: + Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm bàn giao TSCĐ đƣa vào sử dụng; + Giá trị TSCĐ đƣợc tặng, biếu, viện trợ hoặc đƣợc cấp trên cấp; + Giá trị TSCĐ nhận của đơn vị khác bàn giao (tài sản của các Hợp tác xã nông nghiệp trƣớc đây bàn giao lại cho UBND xã quản lý, khai thác,...); + Đánh giá lại làm tăng giá trị còn lại của TSCĐ. - Số dƣ bên Có Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có của đơn vị 4.3. Phương pháp hạch toán Hạch toán TSCĐ trên Nhật ký - Sổ Cái và hạch toán nghiệp vụ theo các bút toán a) Kế toán tăng tài sản cố định: Tài sản cố định của xã tăng lên do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng hoặc do nhận tài sản cố định của cấp trên cấp, đƣợc biếu tặng, tài trợ, viện trợ hoặc nhận bàn giao của các hợp tác xã. (1) Mua tài sản cố định bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản: (1.1) Mua TSCĐ bằng tiền mặt do rút tạm ứng tiền thuộc quỹ ngân sách từ Kho bạc, căn cứ vào phiếu chi tiền, kế toán ghi chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc: 61 Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Có TK 111 - Tiền mặt (nếu mua tài sản bằng tiền mặt), Sau đó làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, chuyển sang chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, căn cứ vào Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng đã đƣợc Kho bạc chấp nhận thanh toán, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - thuộc năm nay) (1.2) Trƣờng hợp làm lệnh chi ngân sách chuyển khoản mua TSCĐ, căn cứ vào chứng từ đƣợc Kho bạc chấp nhận thanh toán, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền gửi ngân sách tại Kho bạc) (1.3) Căn cứ hoá đơn, lập biên bản bàn giao đƣa tài sản vào sử dụng, kế toán ghi tăng tài sản cố định và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Nợ TK 211 - Tài sản cố định Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (2) Các công trình xây dựng cơ bản của xã hoàn thành bằng nguồn vốn đầu tƣ XDCB, bàn giao đƣa vào sử dụng (trƣờng học, trạm xá, đƣờng điện, chợ, cầu, cống,...), căn cứ vào giá trị công trình đƣợc phê duyệt quyết toán, lập biên bản bàn giao TSCĐ đƣa vào sử dụng, ghi tăng tài sản cố định và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, ghi: Nợ TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá) Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. (3) Khi nhận tài sản cố định do đơn vị khác bàn giao (tài sản do các HTX bàn giao hoặc do cấp trên bàn giao cho xã, căn cứ vào biên bản bàn giao, ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định (nguyên giá) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn) Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại). Trƣờng hợp, không có đủ căn cứ xác định giá trị hao mòn của từng tài sản, thì Uỷ ban nhân dân xã tiến hành đánh giá lại theo hiện trạng tài sản. Số liệu đánh giá xác định là nguyên giá tài sản bàn giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý, kế toán ghi: Nợ TK 211 - Tài sản cố định (theo nguyên giá đánh giá lại) Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (theo nguyên giá đánh giá lại) 62 (4) Tiếp nhận tài sản cố định do đƣợc viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, căn cứ vào các chứng từ có liên quan xác định nguyên giá TSCĐ: (4.1) Khi tiếp nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố định, kế toán ghi tăng TSCĐ và nguồn kinh phí hình thành TSCĐ. Nợ TK 211 - Tài sản cố định Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. (4.2) Phản ánh giá trị TSCĐ đƣợc viện trợ, tài trợ vào thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc và chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay) Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192- thuộc năm nay). (4.3) Làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách TSCĐ đƣợc viện trợ tại Kho bạc, căn cứ vào Giấy xác nhận viện trợ, ghi: - Ghi thu ngân sách xã: Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay) Có TK 714 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay). - Ghi chi ngân sách xã: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - thuộc năm nay). (5) Căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nƣớc, đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt: (5.1) Ghi bổ sung nguyên giá những tài sản cố định chƣa có trên sổ kế toán (theo số liệu kiểm kê đánh giá lại) Nợ TK 211 - Tài sản cố định (theo nguyên giá kiểm kê) Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (số hao mòn thực tế) Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại của TSCĐ theo kiểm kê). (5.2) Ghi tăng nguyên giá những tài sản cố định phải điều chỉnh tăng (đối với những tài sản đã ghi sổ kế toán, nhƣng giá đánh giá lại cao hơn giá đã ghi sổ kế toán). Tổng hợp những tài sản phải điều chỉnh tăng nguyên giá trên cơ sở đó xác định tổng nguyên giá phải điều chỉnh tăng và giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản cố định phải điều chỉnh tăng tƣơng ứng với tổng nguyên giá điều chỉnh tăng. Nợ TK 211 - Tài sản cố định (phần nguyên giá điều chỉnh tăng) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần hao mòn điều chỉnh tăng ứng với phần nguyên giá tăng). 63 Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại TSCĐ điều chỉnh tăng ứng với phần nguyên giá tăng) (5.3) Ghi giảm nguyên giá của những TSCĐ phải điều chỉnh giảm (đốivới những TSCĐ giá đã ghi sổ kế toán cao hơn giá trong bảng giá kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ). Tổng hợp những tài sản cố định phải điều chỉnh giảm nguyên giá, xác định tổng nguyên giá phải điều chỉnh giảm và giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ phải điều chỉnh giảm tƣơng ứng với phần nguyên giá điều chỉnh giảm. Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số hao mòn giảm ứng với phần nguyên giá giảm) Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại giảm ứng với phần nguyên giá giảm) Có TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá TSCĐ phải điều chỉnh giảm). b) Kế toán giảm tài sản cố định: Tài sản cố định ở xã giảm do thanh lý, chuyển giao, nhƣợng bán,... (1) Trƣờng hợp thanh lý tài sản cố định: Tài sản cố định thanh lý là những tài sản đã bị hƣ hỏng không thể sửa chữa đƣợc, chỉ đƣợc thanh lý TSCĐ khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép, khi tiến hành thanh lý, xã phải thành lập hội đồng thanh lý tài sản. Hội đồng thanh lý có trách nhiệm tổ chức việc thanh lý và lập biên bản thanh lý TSCĐ theo quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh tình hình thanh lý TSCĐ nhƣ sau: (1.1) Ghi giảm tài sản cố định thanh lý: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn luỹ kế) Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại của TSCĐ) Có TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá). (1.2) Phản ảnh số thu về thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định, Nợ TK 111 - Tiền mặt (thu tiền nhƣợng bán, thanh lý bằng tiền mặt) Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (thu tiền nhƣợng bán, thanh lý bằng chuyển khoản) Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (nhƣợng bán, thanh lý chƣa thu tiền) Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc. (1.3) Khi làm thủ tục nộp số tiền thu về thanh lý tài sản cố định vào ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc: + Căn cứ vào phiếu chi, lập giấy nộp tiền mặt vào ngân sách, căn cứ giấy nộp tiền đã đƣợc Kho bạc xác nhận chuyển cho xã, ghi. 64 Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 111 - Tiền mặt. + Căn cứ vào giấy nộp tiền đã đƣợc Kho bạc xác nhận, ghi thu ngân sách đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay) Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay) (2) Trƣờng hợp nhƣợng bán tài sản cố định: Những tài sản cố định thực sự không cần dùng, xã có thể nhƣợng bán, Uỷ ban nhân dân xã lập Hội đồng đánh giá để xác định giá bán: (2.1) Khi bán thu đƣợc tiền mặt, lập phiếu thu nhập quĩ (không phải hạch toán chênh lệch, xác định ngay số nộp ngân sách), ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (nếu thu tiền mặt) Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay) (2.2) Căn cứ vào phiếu chi lập giấy nộp tiền bán tài sản cố định vào kho bạc nhà nƣớc, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 111 - Tiền mặt (2.3) Căn cứ vào giấy nộp tiền đã đƣợc Kho bạc xác nhận làm thủ tục ghi thu ngân sách tại Kho bạc, ghi: Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay) Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay) (2.4) Ghi giảm TSCĐ đã nhƣợng bán, căn cứ vào biên bản nhƣợng bán tài sản cố định, ghi: Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số hao mòn luỹ kế) Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá TSCĐ) c) Hạch toán hao mòn TSCĐ (1) Cuối năm, lập Bảng tính hao mòn TSCĐ. Căn cứ Bảng tính hao mòn TSCĐ, ghi: Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ. (2) Khi thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ (ghi giảm TSCĐ), ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã hao mòn luỹ kế) Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại TSCĐ) Có TK 211 - Tài sản cố định (nguyên giá). 65 (3) Đánh giá lại tài sản cố định: (3.1) Ghi tăng nguyên giá và ghi tăng hao mòn TSCĐ: Nợ TK 211 - Tài sản cố định (phần nguyên giá điều chỉnh tăng) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số hao mòn điều chỉnh tăng) Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại điều chỉnh tăng) (3.2) Đánh giá lại TSCĐ làm giảm nguyên giá và giảm giá trị hao mòn TSCĐ, ghi: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số hao mòn điều chỉnh giảm) Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại giảm) Có TK 211 - Tài sản cố định (phần nguyên giá điều chỉnh giảm). 5. Kế toán hao mòn tài sản cố định 66 5.1. Nguyên tắc hạch toán * Khái niệm khấu hao TSCĐ Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tƣ TSCĐ. * Nguyên tắc kế toán - Mọi TSCĐ của DN có liên quan đến hoạt động SXKD đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ đƣợc tính vào CP kinh doanh trong kỳ - Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao - Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, DN ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá mà không đƣợc trích khấu hao - Thời điểm tính khấu hao: việc trích hoặc thôi trích khấu hao đƣợc thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào HĐKD 5.2. Cách tính khấu hao * Phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng Phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ theo đƣờng thẳng là phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ theo công thức dƣới đây Mức khấu hao hàng năm =Nguyên giá TSCĐ / Thời gian trích khấu hao - Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ theo công thức dƣới đây Mức khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm/ 12 tháng Nếu mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng thì công ty trích theo công thức Mức khấu hao trong tháng PS = (Mức trích KH theo tháng/Tổng số ngày của tháng PS) x Số ngày sử dụng trong tháng Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng PS – ngày bắt đầu sử dụng + 1 6. Kế toán sửa chữa tài sản cố định 6.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán 67 Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dƣỡng, thay thế sửa chữa những hƣ hỏ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_ngan_sach_xa_phuong_phan_1_nghe_ke_toan_d.pdf