Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ (Phần 2) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

Chương 3: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ

Mã chương: MH KTDN 20.03

Giới thiệu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ là nghành nghề kinh tế tổng hợp, liên

quan đến nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội. Qua nội dung chương sẽ trang

bị cho các em những nguyên tắc và phương pháp hạch toán các nghành nghề như

hoạt động kinh doanh lữ hành, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, các dịch vụ

khác theo chế độ hiện hành quy định.

Mục tiêu:

+ Trình bày được nguyên tắc kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ

+Trình bày được phương pháp hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ

theo chế độ hiện hành.

+ Xác định được các chứng từ kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ

+ Vận dụng kiến thức làm được bài tập thực hành ứng dụng về kế toán hoạt động

kinh doanh dịch vụ.

Nội dung chính:

1. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng

1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng

Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống

nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của dân cư trong toàn xã hội cũng như thực hiện

các hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống cho các đám cưới, hội nghị, liên hoan,

sinh nhật .

Đặc điểm chính của hoạt động nhà hàng là:

- Vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ ngay sản phẩm vừa sản xuất. Yếu tố

phục vụ đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh nhà hàng

- Chu kỳ sản xuất sản phẩm rất ngắn nên thường không có sản phẩm dở

dang cuối kỳ. Cơ cấu giá thành sản phẩm cũng được phân chia làm ba loại : chi

phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực trực tiếp, chi phí sản xuất

chung. Trong đó103

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như các loại thực phẩm: cá, thịt, rau, củ,

quả, các loại gia vị

+ Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương của

nhân viên trực tiếp thực hiện sản xuất và cung ứng dịch vụ như: nhân viên sơ chế,

chuẩn bị thực phẩm, đầu bếp, nhân viên phục vụ bàn

+ Chi phí sản xuất chung là toàn bộ các khoản chi trực tiếp cho dịch vụ ăn

uống ngoài nội dung trên như: Tiền lương và các khoản trích theo lương của cán

bộ bộ phận quản lý nhà hàng như công cụ dụng cụ, trích khấu hao TSCĐ, chi phí

điện thoại, điện nước sử dụng ở bộ phận nhà hàng, chi phí vật liệu gián tiếp cho

việc chế biến: xà phòng, nước rửa bát, gas, vận chuyển

- Khi sản phẩm được đưa vào sản xuất đã được coi là tiêu thụ. Các món ăn

được chế biến theo công thức nên dễ dàng xác định được định mức chi phí chế

biến cho từng món ăn

pdf56 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán thương mại dịch vụ (Phần 2) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bên Nợ: Phản ánh chi phí khác thực tế phát sinh - Bên Có: Kết chuyển chi phí khác vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Cuối kỳ tài khoản này không có số dư b/ Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1. Các chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 142 Có TK 111, 112, 152, 153,... 2. Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán, (kể cả trường hợp bán và thuê lại theo phương thức thuê hoạt động với giá bán thoả thuận là giá trị hợp lý hoặc giá bán cao hơn giá trị hợp lý), kế toán ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) Có TK 211, 213 ( Nguyên giá) 3. Trường hợp bán và thuê lại theo phương thức thuê tài chính với giá bán < giá trị còn lại, (kể cả trường hợp thuê lại theo phương thức thuê hoạt động với giá bán thấp hơn giá trị hợp lý và được bên mua cho thuê với giá thuê thấp hơn giá thị trường), KT ghi: Nợ TK 811 - Giá bán Nợ TK 214 - giá trị hao mòn Nợ TK 242 - Chênh lệch giá trị còn lại > giá bán Có TK 211 - Nguyên giá 4. Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt truy nộp thuế, KT ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Có TK 338 - Các khoản phải trả, phải nộp khác... 5. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu, bị truy thu tiền thuế trong thời hạn 1 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó, số thuế xuất khẩu truy thu phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 511 - DTBH (nếu trong niên độ kế toán có DT hàng xuất khẩu) Nợ TK 811 - (nếu trong niên độ kế toán không có doanh thu hàng xuất khẩu) Có TK 333(3) - Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết xuất khẩu) 143 6. Các khoản chi phí khác phát sinh như chi phí khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong kinh doanh (thiên tai, hoả hoạn, cháy nổ...), kế toán ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác Có TK 111, 112, 152,... 7. Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí khác để xác định kết quả, kế toán ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - Chi phí khác i. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 4. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 4.1 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Tài khoản 8211: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Tài khoản 8212: chi phí thuê thu nhập hoãn lại Một số quy định khi hạch toán trên tài khoản 8211 - chi phí thuế thu nhập hiện hành: 1. Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập hiện hành. 2. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm 3. Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. 4. Kết thúc năm, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm. Kết cấu tài khoản 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 144 Bên Nợ: - Phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; - Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại. Bên Có: - Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm. - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại. - Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào bên Nợ Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 8211 - CP thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành không có số dư cuối kỳ. + Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm của doanh nghiệp. 4.2 Một số quy định khi hạch toán trên tài khoản 8212: 1. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 2. Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. 145 3. Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Kết cấu tài khoản 8212: Bên Nợ: - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận từ số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm. - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong năm vào bên Có tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh". Bên Có: - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm). - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm). - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong năm vào bên Nợ tài khoản 911 - "Xác định kết quả kinh doanh". Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại không có 5. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 146 5.1 Những vấn đề chung về kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch (lợi nhuận thuần hoạt động tiêu thụ) trong doanh nghiệp thương mại chính là kết quả của hoạt động kinh doanh hàng hoá. Kết quả đó được đo bằng phần chênh lệch giữa doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoá với các khoản chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ và đựơc xác định theo công thức sau: (1) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước thuế) = DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn của hàng xuất bán + DT hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính - CPBH và CPQLDN Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Tổng DTBH và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu (CKTM, GGHB, DT hàng đã bán bị trả lại, thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT phải nộp tính theo PP trực tiếp). Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác. (2) Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập thuần khác - Chi phí khác Theo chế độ tài chính hiện hành, lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối, sử dụng như sau: 1. Bù đắp các khoản lỗ từ năm trước theo quy định của luật thuế TNDN. 2. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước 3. Bù đắp các khoản lỗ từ năm trước đã hết hạn bù lỗ theo quy định của luật thuế TNDN. 4. Trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo quy định. 5. Chia cổ tức, chia lãi cho các nhà đầu tư góp vốn... 147 b. Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán xác định và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng các tài khoản chủ yếu như: Tài khoản 911, TK421, TK821, TK347, TK243... * Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp và có kết cấu cơ bản như sau: Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi phí tài chính trong kỳ - Chi phí bán hàng, chi phí QLDN tính cho hàng bán ra trong kỳ. - Chi phí khác trong kỳ - Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Bên Có: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ. - Thu nhập thuần khác trong kỳ - Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ * Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình phân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản 421 Bên Nợ: - Số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ - Phân phối tiền lãi (Trích lập các quỹ vốn doanh nghiệp; chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông..., bổ sung nguồn vốn kinh doanh; nộp lợi nhuận lên cấp trên). 148 Bên Có: - Số lãi thực tế từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. - Số lãi được cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù (không thuộc mô hình Công ty mẹ - con) - Xử lý các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh. Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc dư Có Số dư Bên Nợ: - Phản ánh khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh chưa xử lí hoặc số phân phối quá số lãi. Số dư Bên Có: Phản ánh khoản lãi từ hoạt động kinh doanh chưa phân phối. Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2 + Tài khoản 4211 - Lợi nhuận năm trước (TK 4211 còn sử dụng để điều chỉnh tăng, giảm số dư đầu năm TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước mà năm nay mới phát hiện). + Tài khoản 4212 - Lợi nhuận năm nay Khi hạch toán trên tài khoản 421 cần chú ý: 1. Kết quả từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trên Tài khoản 421 là lợi nhuận hoặc lỗ sau khi trừ (-) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Kế toán không phản ánh vào tài khoản này số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải nộp trong năm. 3. Kế toán không phản ánh vào tài khoản này số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm hiện hành đã được ghi nhận vào chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập hoãn lại. 4. Trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu năm của Tài khoản 421 "Lợi nhuận chưa phân phối" 149 5.2 Phương pháp kế toán Việc hạch toán kết quả hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp thương mại được tiến hành như sau: - Cuối kỳ kinh doanh, kế toán tiến hành kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trong kỳ: Nợ TK511: Doanh thu thuần tiêu thụ bên ngoài Nợ TK512: Doanh thu thuần tiêu thụ nội bộ Có TK911:Tổng doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ - Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK911(Hoạt động tiêu thụ): Tổng giá vốn hàng bán Có TK632: Kết chuyển giá vốn hàng bán *Lưu ý: Giá vốn của hàng bán trong kỳ ngoài trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất bán còn bao gồm một bộ phận của chi phí thu mua hàng hoá phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. Như ta biết, toàn bộ chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong kỳ theo nguyên tắc giá phí sẽ được tính vào giá thực tế (giá gốc) của hàng mua, được tập hợp trên tài khoản 1562. Bộ phận chi phí này vừa liên quan đến hàng còn lại, vừa liên quan đến hàng đã bán trong kỳ. Vì vậy, vào cuối kỳ hạch toán, kế toán cần phải tính toán, phân bổ chi phí mua hàng cho hàng còn lại và hàng bán ra trong kỳ theo tiêu thức phân bổ thích hợp để xác định chính xác giá vốn hàng bán trong kỳ. Công thức phân bổ chi phí như sau: Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tồn kho đầu kỳ = Chi phí mua hàng cho hàng tồn kho đầu kỳ + Chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ x Tổng tiêu thức phân bổ của hàng còn lưu cuối kỳ Tổng tiêu thức phân bổ của hàng bán ra và hàng tồn kho cuối kỳ Từ đó, xác định phần chi phí bán hàng phải phân bổ cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ theo công thức: 150 Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng cho lưu cuối kỳ = Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ _ Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ Việc xác định tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã tiêu thụ và hàng còn lại cuối kỳ tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Tiêu thức này có thể là khối lượng hàng hoá, trọng lượng, thể tích, giá mua hay doanh thu của hàng hoá..., trong đó được sử dụng phổ biến là các tiêu thức như trị giá mua của hàng hoá hay doanh thu của hàng hoá. Sau khi đã xác định được chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ như sau: Nợ TK632: Ghi tăng giá vốn hàng bán Có TK156(1562): Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ (đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX) Có TK611(6112): Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ (đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK) Đồng thời, đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển chi phí thu mua cho số hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ bằng bút toán sau: Nợ TK156(1562): Chi phí thu mua phân bổ cho hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ Có TK611(6112): Kết chuyển chi phí thu mua hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ - Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ: Nợ TK911(Hoạt động tiêu thụ): Tổng chi phí bán hàng trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ Có TK641: Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ Có TK142(1422), 242 (chi tiết chi phí bán hàng): Chi phí bán hàng kỳ trước kết chuyển trừ vào kết quả kinh doanh kỳ này - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ: 151 Nợ TK911(Hoạt động tiêu thụ): Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh trong kỳ Có TK642: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ Có TK142(1422), 242 (chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp): Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ trước kết chuyển trừ vào kết quả kinh doanh kỳ này - Xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trong kỳ: + Nếu lãi, kế toán ghi: Nợ TK911(Hoạt động tiêu thụ): Kết chuyển số lợi nhuận về tiêu thụ Có TK421(4212 - Hoạt động tiêu thụ): Số lợi nhuận + Nếu lỗ, ghi ngược lại: Nợ TK421(4212 - Hoạt động tiêu thụ): Số lỗ từ hoạt động tiêu thụ trong kỳ Có TK911(Hoạt động tiêu thụ): Kết chuyển số lỗ Bài tập áp dụng Bài tập 1: Tại 1 doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ, trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đvt: đồng) 1. Ngày 1/1 Doanh nghiệp mua 1 lô hàng trị giá 300.000.000 , chưa bao gồm VAT, thuế suất VAT 10%. tiền hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản. Số hàng mua đc xử lý như sau: - 1/3 số hàng trên chuyển thẳng xuất khẩu theo giá FOB Hải Phòng với giá 25.000USD, biết tỷ giá ngoại tệ 1USD là 20.000 VNĐ, chi phí vận chuyển tới cảng đã chi bằng tiền mặt 25.000.000 chưa gồm VAT 10 % . thuế suất thuế xuất khẩu 4% trên trị giá lô hàng. - 1/3 gửi đại lý theo hợp đồng với giá bán 200.000.000 chưa gồm VAT 10%, hoa hồng đại lý đc hưởng 10% trên giá bán VAT chưa thuế của dịch vụ hoa hồng 5%. 152 - 1/3 chuyển về nhập kho phát hiện thừa so với hóa đơn 10.000.000, doanh nghiệp nhập cả số hàng thừa. - Hôm sau bên bán thông báo số hàng thừa là do xuất nhầm, doanh nghiệp đồng ý mua luôn số hàng thừa đồng thời yêu cầu bên bán xuất tiếp hóa hơn của số hàng thừa, doanh nghiệp đã thanh toán số hàng thừa bằng phiếu chi 2. Ngày 3/1 doanh nghiệp mở quỹ L/C bằng tiền gửi ngân hàng là 15.000 USD tỷ giá ngoại tệ ngày phát sinh giao dịch là 18.000 VND/ 1 USD, để nhập khẩu 1 lô hàng theo giá CIF trị giá 20.000 USD. 3. Ngày 7/1 lô hàng nhập khẩu L/C đã về tới cảng. Đơn vị đã làm thủ tục nhận hàng, thuế nhập khẩu phải nộp 20%, thuế TTĐB 30%, VAT của hàng NK 10%, DN đã dùng quỹ L/C để trả tiền hàng, số còn lại thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Biết rằng tỷ giá thực tế ngày nhận hàng 20.000VNĐ/ USD. Doanh nghiệp đã nộp các loại thuế bằng tiền gửi ngân hàng. 4. Ngày 8/1 hàng nhập kho về tới kho, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 5.000.000 chưa bao gồm VAT, thuế suất VAT 10%. 5. Ngày 10/1 Xuất kho bán trả góp 1 lô hàng theo HĐ GTGT , thuế suất VAT 10%. Gía bán thông thường chưa có thuế GTGT 50.000.000. Gía bán trả góp có thuế 60.000.000 . Đã thu lần đầu bằng TGNH là 20.000.000, thời hạn trả góp 10 tháng. Biết giá vốn thấp hơn 25% giá bán thông thường. 6. Ngày 15/1 Xuất kho bán 1 lô hàng giá xuất kho 60.000.000 , Giá bán chưa thuế 85.000.000, để đổi lấy 1 lô hàng trị giá chưa thuế 70.000.000, thuế suất VAT 10% , hàng về nhập kho đủ. Phần chênh lệch 2 bên thanh toán với nhau bằng chuyển khoản 7. Ngày 20/1 Xuất kho bán cho công ty B 1 lô hàng theo giá chưa có thuế 450.000.000 VAT 10%, chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt 11.000.000 gồm 10% VAT . Theo hợp đồng bên bán trả tiền vận chuyển. Biết giá vốn hàng bán bằng 70% giá bán. 8. Tập hợp các chi phí phát sinh trong tháng như sau: 153 - Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 20.000.000, nhân viên quả lý doanh nghiệp 60.000.000. - Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành - Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng 15.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 25.000.000 - Các chi phí hợp lý khác cả thuế là 33.000.000 gồm VAT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt Yêu cầu : 1. Hạch toán cá nghiệp vụ phát sinh trong tháng 2. Xác định kết quả kinh doanh , biết thuế suất thuế TNDN là 25% Bài tập 2: Tại một doanh nghiệp thương mại tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước trong tháng 1/N có tình hình kinh doanh như sau: 1. Công ty mua lộ hàng (số lượng: 2.500sp, đơn giá mua chưa thuế 50.000đ/sp, thuế suất thuế GTGT 10%), chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 2.750.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Hàng về nhập kho đủ. 2. Mua lô hàng (số lượng: 1.000sp, đơn giá mua chưa thuế 49.000đ/sp, thuế suất thuế GTGT 10%), thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Hàng về nhập kho phát hiện thừa 100sp . Doanh nghiệp nhập kho theo số thực nhập. Hôm sau bên bán báo sang số hàng thừa là do thủ kho xuất nhầm. Công ty đồng ý mua cả số hàng thừa và yêu cầu bên bán xuất hóa đơn cho số hàng thừa nói trên. Công ty lập phiếu chi 02 để thanh toán số hàng thừa. 3. Xuất 2000 sp hàng hóa mua ở nghiệp vụ 1 gửi bán đại lý A theo hợp đồng giá bán là 85.000 đồng/sp, thuế suất GTGT 10%. Hoa hồng đại lý được hưởng 5% trên giá bán, VAT 10% 154 4. Đại lý đã gửi giấy thông báo bán được hàng. Công ty đã nhận được giấy báo có 01. sau khi đã trừ tiền hoa hồng được hưởng. 5. Bán tài sản cố định thu bằng tiền gửi ngân hàng giá bán chưa thuế 480.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, biết rằng tài sản này có nguyên giá 600.000.000 đồng, đã khấu hao 200.000.000 đồng. 6. Xuất kho 1600sp bán cho khách hàng K, giá bán 80.000đ/sp, thuế suất GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán. Theo hợp đồng bên mua trả Chi phí vận chuyển vơí giá chưa thuế là 10%//trị giá lô hàng. 7. Chất lượng khàng không đúng như trong hợp đồng đã thỏa thuận khách hàng K yêu cầu giảm giá 5% trên giá bán. Doanh nghiệp đồng ý. Công ty K đã làm thủ tục thanh toán tiền hàng. Doanh nghiệp đã nhận được giấy báo có. 8. Công ty mở quỹ L/C bằng tiền gửi ngân hàng là 15.000 USD tỷ giá ngoại tệ ngày phát sinh giao dịch là 18.000 VND/ 1 USD, để nhập khẩu 1 lô hàng theo giá CIF trị giá 20.000 USD. 9. Hàng nhập khẩu L/C đã về tới cảng. Đơn vị đã làm thủ tục nhận hàng, thuế nhập khẩu phải nộp 10%, thuế TTĐB 30%, VAT của hàng NK 10%, DN đã dùng quỹ L/C để trả tiền hàng, số còn lại thanh toán bằng TGNH. Biết rằng tỷ giá thực tế ngày nhận hàng 16.000VNĐ/ USD. Doanh nghiệp đã nộp các loại thuế bằng tiền gửi ngân hàng. 10. Ngày nhập kho về tới kho, chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 10.000.000đ chưa bao gồm VAT, thuế suất VAT 10%. 11. Công ty đã bán số hàng nhập kho cho khách hàng B. với giá bán gấp 2 lần giá vốn( chưa gồm 10%VAT). Công ty đã nhận được tiền hàng theo GBC 03. Do thanh toán sớm trước thời hạn nên doanh nghiệp cho khách hàng B được hưởng chiết khấu thanh toán 2% trên trị giá thanh toán. 12. Tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng 20.000.000 đồng. bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000.000 đồng. 13. Trích các khoản bảo hiểm theo tỷ lệ quy định. 155 14. Khấu hao tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng 60.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp 40.000.000 đồng. 15. Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt 35.000.000 đồng, chưa gồm thuế GTGT 10% . Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Bài tập 3: Tại một công ty du lịch trong tháng 5/N thực hiện 2 hợp đồng du lịch A,B - Chi phí sản xuất (dịch vụ) dở dang đầu tháng (chưa hoàn thành): Đơn đặt hàng A: 50.000.000 Đơn đặt hàng B: 2.500.000 - Chi phí sản xuất (dịch vụ) phát sinh tập hợp trong tháng: + Chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp (vé, nón, balô): Đơn hàng A: 25.000.000 Đơn hàng B (vé, nón, balô): 10.000.000 + Chi phí nhân công trực tiếp (lương và các khoản trích theo lương của hướng dẫn viên): Đơn hàng A: 8.000.000 Đơn hàng B: 6.000.000 + Chi phí sản xuất chung (lương gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ...) : 12.000 - Ngày 5/5 đơn hàng A đã hoàn thành tuor du lịch doanh thu chưa thuế 98.000.000, thuế 10%. Khách hàng thanh toán toàn bộ bằng tuền gửi ngân hàng - Cuối tháng 5 đơn hàng B vẫn còn đang trong quá trình thực hiện Chi phí chung phân bổ cho từng đơn hàng theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 156 - Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - Một số thông tin bổ sung khác: Chi phí quản lý doanh nghiệp: 8.000.000 Chi phí tài chính: 3.000.000 Doanh thu hoạt động tài chính: 1.000.000 Thu nhập khác: 12.000.000 Chi phí khác: 300.000 Yêu cầu: 1.Định khoản và tính giá thành các tuor du lịch trên 2. Xác định kết quả kinh doanh trong tháng 5/N Bài tập (về phân bổ chi phí bán hàng) 1. Giả sử ngày 1 đến ngày 25, hàng ngày kế toán nhận tiền mặt và báo cáo bán hàng của nhân viên bán bàng. Tổng doanh thu chưa thuế 25 ngày 250.000.000đ, trong đó doanh thu hàng mua sẵn 50.000.000đ, doanh thu hàng tự chế 200.000.000đ, thuế GTGT 10%. Đã thu bằng tiền mặt 50.000.000đ, TGNH 160.000.000đ, số còn lại khách hàng nợ 2. Ngày 26 khách đặt cọc 5.000.000đ bằng tiền mặt để tổ chức tiệc trị giá chưa thuế 20.000.000đ, thuế GTGT 10% 3. Ngày 28 đã thực hiện xong tiệc cưới nói trên khách hàng dùng ngân phiếu trả hết số tiền còn lại theo hợp đồng sau khi trừ tiền cọc. Doanh thu chưa thuế hàng mua sẵn 4.000.000đ, hàng tự chế 16.000.000đ 4. Cuối tháng xác định được giá thành tự chế đã tiêu thụ trong tháng 150.000.000đ, giá vốn hàng mua sẵn đã tiêu thụ là 32.000.000đ 5. Trong tháng tập hợp chi phí bán hàng 20.000, chi phí quản lý doanh nghiệp 15.000.000đ, Cuối tháng phân bổ hết để tính kết quả kinh doanh Yêu cầu: Hãy xác định kết quả kinh doanh nhà hàng và từng loại hàng, phân bổ CPBH&CPQLDN theo doanh thu từng loại hàng. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình “Kế toán doanh nghiệp dịch vụ”- T.S Lê Thị Thanh Hải trường Đại học Thương mại, năm 2009 - Giáo trình “Kế toán doanh nghiệp thương mại”- T.S Trần Thị Hồng Mai trường Đại học Thương mại, năm 2009 - “Chế độ kế toán doanh nghiệp –Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế toán”- Nhà xuất bản tài chính năm 2006 - “Chế độ kế toán doanh nghiệp –Quyển 2: Báo cáo tài chính chứng từ, sổ kế toán và sơ đồ kế toán chủ yếu”- Nhà xuất bản tài chính năm 2006 - “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam”- Nhà xuất bản tài chính năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_thuong_mai_dich_vu_phan_2_nghe_ke_toan_do.pdf
Tài liệu liên quan